Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

THUỞ BÌNH MINH

CỦA SÀI GÒN

 

KIÊM ĐẠT

 

SAIGON: GIA ĐỊNH, NHÂN KIỆT

 

 

Saigon, thường được gọi là Tây Cống, là Sai Côn hay Tài Côn Trấn chỉ căn cứ theo những tài liệu ghi trong Địa Dư Chí và trong Việt Sử Cương Mục (chính biên). Tài liệu của người Thủy Chân Lạp thì gọi Sài Gòn, từ trước đây, là Prei Nokor (chùa Cây Mai được gọi là Vat Prei Nokor cũng chính vì thế).

Gia Định Thông Chí đã chép về giá trị địa dư của Sài gòn như sau:"... Vùng Bến Nghé chính là vùng đất giồng ở ven bờ sông Saigon, chạy dài từ vùng Rạch Thị Nghè cho đến vùng Hốc Môn, Gò Vấp. Còn vùng Chợ Lớn cho đến tận Cần Đước, Cần Giuộc đó là những vùng giồng, rất thuận lợi cho việc làm ruộng và làm rẫy, tạo thành vùng trù phú cho vùng đất Sai Gon trong thời bình minh của khu vực này. Các nhà nghiên cứu thì thường gọi đó là "Vùng văn minh phù sa".

Một chi tiết nghiên cứu khác là: nếu tại vùng Cù Lao Phố (tức Biên Hòa) được ưu thế là vùng có nước ngọt quanh năm; thì trái lại, vùng Saigon thì lại chịu ảnh hưởng của nước mặn, từ ngoài biển tràn vào, giồng cao ráo nếu đào giếng, có thể gặp mạch nước ngọt.Sử liệu của Trần Văn Giáp và của Robequain đã chép về Saigon như sau: Đất Saigon bắt đầu được xây dựng từ năm 1739, hồi đó chúa Nguyễn đã sai những vị võ quan tiên phong vào trấn đóng tại vùng đất dồn Dinh, thuộc thôn Tân Mỹ ngày nay. Đây là Trung tâm của Saigon ngày trước. Nhưng căn cứ theo tài liệu của Gosselin thì: Trung tâm điểm của vùng đất Saigon chính là vùng Tân Thuận ngày nay; vì nếu theo lập luận trên thì vùng trọng tâm này cần phải đông ở vùng văn sông; nhờ như thế, việc giao thương ở mặt sông ngòi mới có thể dễ dàng được.Về cuộc xây dựng Saigon đầu tiên đã được ghi nhận như sau:"Trong thuở bình minh của đất Saigon, thì vị trí khai thác chính khởi tự từ cù lao Phố cho đến Bến Nghé - Saigon, thì dùng toàn là đường thủy, cho Nhà Bè thành lập đầu tiên, dùng trong việc buôn bán, nhưng chỉ được xây dựng như là "một thứ chợ nổi" ở giữa ngã ba đường của vùng này.Mãi cho đến năm 1698, thì đất Hạnh Thông Tây (Gò Vấp) mới trở thành là đơn vị hành chánh kiểu mẫu để tái lập trị an. Sau đó, là Phú Tho, Tân Sơn Nhất chính là hai địa điểm kế tiếp.

 

NGƯỜI HOA KIỀU

 

Ngay từ năm 1698, thì những người Hoa Kiều, vì chống đối chế độ của nhà Mãn Thanh đã đến tại vùng này làm ăn và lập nghiệp, mà nghề chính là buôn bán. Họ liền lập ra xã Minh Hương ngay tại vùng Đông Bắc thành phố Saigon; giữ trọn sinh hoạt thương mại từ Saigon đến những vùng phụ cận, đặc biệt là Cù Lao Phố. Những người trung thần của nhà Minh sang Việt Nam, và khai thác ngành buôn bán và trồng trọt tại Saigon, cũng như những vùng lân cận, phải kể đến: Trần Thắng Tài, Dương Ngạn Địch, Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Cửu Vân và Mạc Cửu (và con trai của ông sau này là Mạc Thiên Tích).

Trước sự bành trướng đó, chúa Nguyễn liền nghĩ ngay đến việc lập nền trị an. Nhân vật đầu tiên vào trấn nhiệm tại Saigon là quan Chưởng Cơ Tiền Phong sứ thần Nguyễn Hữu Cảnh. Ông ta lập ra cơ quan đầu não để điều hành tại đây, lấy tên là "Gia Định Phủ". Trong thời gian đầu, Gia Định phủ chia ra như sau: Xứ Đồng Nai đặt thành huyện Phước Long, dựng thành dinh Trấn Biên, còn xứ Saigon thì lập huyện Tân Bình, sau đó đổi thành dinh Phiên Trấn.Nhưng Saigon không phải là vùng biệt lập; Nguyễn Hữu Cảnh đã nghĩ đến việc thiết lập hệ thống thông thương; từ Saigon, nơi vùng Long Hồ đến đất Gia Định, vùng Mỹ Tho nối với Gia Định, và địa bàn sau cùng chạy đến vùng An Giang. Kể từ đó, Saigon trở thành một trung tâm thu hút mãnh liệt:

 

Nhà Bè nước chảy chia hai

Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về

 

Trong bước đầu, người Hoa Kiều đã đóng vai trò không kém quan trọng trong Gia Định Thông Chí đã chép: Đất đai vùng Saigon và phụ cận đã mở được 1,000 dặm vuông. Và như thế, dân số tại vùng này cũng đã lên đến 40,000 người; hầu hết dân Saigon trong thời gian nầy đều là lưu dân, được tuyển mộ từ vùng Bố Chánh trở về Nam, đến ở khắp nơi đặt ra phường ấp, cắt chia thành địa phận có qui củ. Trong buổi đầu, mọi người đều chia nhau chiếm những vùng ruộng đất hoang vu để canh tác; triều đình khuyến khích và sau đó đã lập kế hoạch khuyến để chuẩn định lại những công việc về thuế đinh điền và lập hộ tịch đinh điền, để tránh những cuộc tranh chấp. Và cũng từ đó, con cháu người Trung Hoa tại Trấn Biên thì lập thành xã Thanh Hà, tại Phiên Trấn thì lập xã Minh Hương, xếp đặt trong số Hộ Tịch.

 

ĐỒNG NAI CÓ BỐN RỒNG VÀNG

 

Chỉ trong mấy năm sau đó, nhờ đất đai phì nhiêu, đời sống sung túc, nên Saigon đã có sức thu hút diệu kỳ. Những cuộc di dân vào đất Nam ngày càng phát triển, và trên cơ sở bảo vệ an ninh, họ đã đánh lui lại những lực cướp bóc phá hoại, cùng những cuộc chiến đấu chống người Xiêm và Thủy Chân Lạp.Tài liệu của Gia Định Thông Chí có chép:"Điều đáng nói nhất trong việc phát triển Saigon là sự hiện diện của số lớn người Trung hoa. Người Hoa kiều nơi đây đã chiếm nguồn nội thương và ngoại thương ngay thuở ban đầu của Saigon. Chẳng hạn như tại vùng Cù Lao Phố, họ đã cho thành lập một thế lực quân sự quan trọng để tự vệ. Trần Thắng Tài sống thuận thảo với chúa Nguyễn ở Đàng Ngoài, cho nên mùa thu năm 1700, ông ta đã cùng với những binh sĩ tùy tùng tham gia những trận đánh quyết định tại miền Nam, nêu cao ngọn cờ chiến thắng tại Nam Vang. Về sau, con trai của Trần Thắng Tài là Trần Đại Định thành hôn với con gái của Mạc Cửu đất Hà Tiên. Trần Đại Định bị nghi oan, nên bị giam, để rồi chết trong ngục tối.Dương Ngân Địch cũng chết, vì phó tướng của ông là Hoàng Tân làm phản, nhưng Hoàng Tân thì đã bị Nam triều trừng trị đích đáng. Còn Mạc Cửu ở tại đất Hà Tiên thì lại được chúa Nguyễn cho được hưởng một "Qui chế tự trị" nên đã ra sức phát triển mạnh mẽ vùng này. Đây chính là một mô thức cần thiết, trong việc khai khoang, lập ấp sau này. Tài liệu lịch sử của Nguyễn Khoa Thuyên, cai bộ Gia Định có chép về Saigon dưới thời Tây Sơn và chúa Nguyễn Ánh như sau:...Và trước năm 1776, thì thương cảng lớn nhất tại miền Nam chính là Cù Lao Phố; nhưng khi Tây Sơn đưa quân vào Nam đánh chúa Nguyễn thì cù lao Phố bị chiếm trước tiên, và những phòng ốc, vật liệu bị phá hủy, một phần thì bị triệt hạ, đưa ra Qui Nhơn, Cù lao Phố bị triệt, nhưng cũng ngay khi đó, một trung tâm khác lại mọc lên, đó là vùng Chợ Lớn ngày nay.Trong những ngày thành lập đất Saigon, thì cũng đồng thời công trình văn học, nghệ thuật miền Nam cũng bắt đầu phát triển. Những nhà văn miền Nam lần lượt xây dựng tại đây một nền sanh khí sinh động lạ thường vào thế kỷ thứ 18, 19 trong số phải kể đến Tôn Thọ Tường, Phan Văn Trị, Bùi Hữu Nghĩa, Huỳnh Mẫn Đạt, Nguyễn Văn Lạc, Nguyễn Đình Chiếu, Phan Hiến Đạo.Lịch sử truyền tụng:Lớp sau, Thanh Giản tiếng đồn:

 

Là Phan Hiền Đạo với Tôn Thọ Tường

Ông thì nho nhã văn chương

Ông  ra giúp nước tiếng đôn lợi công

Ông về, chết Vĩnh Kim Đồng

Ông đi cứu nước, một lòng tương tri

Một còn, một mất trọng nghi

Ngàn năm ghi lại NAM KỲ DANH NHÂN

 

Trong lịch sử văn học miền Nam thường đề cập đến cuộc bút chiến trong nhóm Bạch Mai Thi Xã, mà điển hình là Tôn Thọ Tường (theo Pháp) và Phan Văn Trị (chống Pháp) cuộc bút chiến gồm 22 bài: Tôn Phu Nhân qui thục, Từ Thứ qui Tào, 10 bài tự thuật và 10 bài cảm hoài.Hào khí của phong trào chống Pháp được biểu dương:

 

Bến Nghé quản bao cơn lửa cháy

Cồn Rồng dù mặc bụi tro bay

Nuôi muôn giết thỏ còn chờ thuở

Bủa lưới săn hươu cũng có ngày

Đừng mượn hơi hùm, rung nhát khỉ

Lòng ta sắt đá há lung lay

(Tự Thuật - Phan Văn Trị)

 

Lòng ái quốc của người miền Nam vẫn một lòng son sắt "Anh hỡi Tôn Quyền, Anh có biết: Trai ngay thờ Chúa, gái thờ chồng..."