Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

SƠN TỊNH QUÊ TÔI

 

LÊ NGUYỄN THỨ LANG

 

Ai về Sơn Tịnh quê tôi

Xin cho nhắn gởi vài lời nhớ thương:

Dù xa mười mấy năm trường

Nằm mơ vẫn thấy quê hương ngày nào!

L.N.T.L.

 

Núi Ông Sơn Tịnh

 

Tôi thương quê hương tôi lắm. Tôi nhớ quê hương tôi lắm. Tôi muốn kể lại những điều tôi đã học, đã nghe, đã thấy về quê hương Sơn Tịnh thương yêu của tôi để cho những đồng hương của tôi cùng thương cùng nhớ, để cho lớp trẻ hàng con hàng cháu của tôi biết được quê cha đất tổ Sơn Tịnh để cùng biết thương biết nhớ quê hương.Sơn Tịnh quê tôi là một trong 6 quận trung châu của tỉnh Quảng Nghĩa, bắc giáp quận Bình Sơn, nam giáp quận Tư Nghĩa có con sông Trà Khúc làm ranh giới, tây giáp 2 quận Thượng là Trà Bồng và Sơn Hà, đông giáp biển Đông.Đất Sơn Tịnh của tôi xưa là đất Cổ Lũy Động của người Chiêm Thành. Đến đời nhà Hồ, Hồ Quý Ly sai tướng Đỗ Mãn đem quân chiếm Cổ Lũy Động (1402) từ đó Cổ Lũy Động thuộc lãnh thổ Việt Nam. Vì là đất cũ của người Chiêm Thành nên ngày nay đất Sơn Tịnh còn lưu lại nhiều sự tích, nhiều dấu tích của người Chiêm Thành, đặc biệt là thành cổ Châu Sa nằm phần lớn trong địa phận xã Sơn Thành (nay là Tịnh Châu). Đây là một khu thành đất hình chữ nhật gồm 2 vòng thành (thành trong và thành ngoài) được đắp bằng đất sét trộn với đất đá ong xay nhỏ nên thành có màu nâu đỏ. Bên ngoài mỗi vòng thành đều có hào sâu. Thành trong có chu vi khoảng 2 cây số rưỡi, có 4 cửa thông thương với bên ngoài. Thành có thể đã được đắp vào khoảng thế kỷ thứ VIII hoặc thứ IX và từng được xem như tiền đồn phía nam của kinh đô Indrapura của vương quốc Chiêm Thành. Đây là một khu thành trì còn lưu dấu gần như nguyên vẹn dù đã trải qua hàng ngàn năm chịu đựng sương gió, bão lụt của miền Trung. Cái thuở còn ở quê hương, mỗi lần đi vô chơi trong khu thành cổ, tôi thường được nghe các ông già bà cả kể chuyện ma. Hời và hốt nhiên tôi nhớ đến câu thơ não nuột của Chế Lan Viên “muôn ma Hời sờ soạng dắt nhau đi.” Ôi ! Một dân tộc đã bị suy vong! Sao mà tội nghiệp quá chừng!Cái vùng đất cổ này cũng là cái vùng có liên quan đến nhiều chuyện cổ tích ly kỳ lắm. Nào là chuyện “Lẩy bẩy như Cao Biền dậy non” kể về tên quan đô hộ Tàu tìm cách yểm long mạch mang vượng khí đế vương của nước Nam ta tạo nên cái cảnh “Long Đầu Hý Thủy”, nào là chuyện cậu bé chăn trâu tên là Chiếu ở đất Hòa Bân (Sơn Hòa) lừa phỉnh được tên Cao Biền để lên làm vua, dân gian gọi là vua Nam Chiếu dám cầm quân đương cự với quân của nhà Đường, rồi câu chuyện “Mả Lùm” kể về sự phát tích của dòng họ Trương ở đất Mỹ Khê... và còn nhiều, nhiều nữa tôi nhớ không hết.Mùa xuân năm 1750, ông Nguyễn Cư Trinh, người xứ Thừa Thiên, được chúa Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát bổ tới làm Tuần vũ Quảng Nghĩa. Vì nhiêm vụ, ông đã đặt chân lên nhiều miền đất Quảng Nghĩa và ông đã khám phá ra những cảnh đẹp của miền quê hương núi Ấn sông Trà, đặt tên cho 10 cảnh đẹp rồi làm thơ vịnh, trong đó Sơn Tịnh quê tôi chiếm được 3 thắng cảnh, đó là: Hà Nhai vãn độ, Long Đầu hý thủy và Thiên Ấn niêm hà.

Vào cái thời quan Tuần vũ Nguyễn Cư Trinh trấn nhậm đất Quảng Nghĩa, bến đò Hà Nhai và bến nước Long Đầu còn đang thời kỳ hoạt động nên gây được nhiều ấn tượng đẹp cho quan Tuần vũ. Hà Nhai xưa là một bến đò nằm trên địa phận xã Sơn Lộc nay không còn dấu tích, còn “Long Đầu hý thủy” chỉ còn cái tên Long Đầu chớ không còn cái cảnh đẹp “đầu rồng giỡn nước” như ngày xưa nữa. Sự tàn phá của thời gian sao mà cay nghiệt quá vậy!Thiên Ấn là một hòn núi vuông vức cao khoảng 100 thước tây nằm về tả ngạn sông Trà Khúc. Thiên Ấn được xem là “đệ nhất thắng cảnh” của Quảng Nghĩa. Trên đỉnh núi bằng phẳng là ngôi chùa Thiên Ấn, từ một thảo am do hòa thượng Pháp Hóa xây cất từ năm 1695 đời vua Lê Hy Tông, đến năm 1716 đời vua Lê Dụ Tông nhà vua phong “Sắc tứ Thiên Ấn tự”. Tương truyền ngay từ thời hòa thượng Pháp Hóa, Ngài đã cho đào cái giếng trước mặt chùa. Cái giếng sâu tới trên hai chục thước tây, người ta phải dùng ròng rọc để kéo nước lên. Tuy giếng nằm ở độ cao cả trăm thước trên mặt biển nhưng quanh năm suốt tháng, mùa đông cho chí mùa hè, cả những năm hạn hán, trời nắng như thiêu như đốt, giếng cũng không bao giờ cạn nước! Tổ đình Thiên Ấn đã được đại trùng tu dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa từ năm 1959 đến năm 1961.Trong thời gian trấn nhậm Quảng Nghĩa, quan tuần vũ Nguyễn Cư Trinh đã làm bài thơ vịnh cảnh “Thiên Ấn niêm hà” như vầy:

Phong cảnh ta đây thật rất xinh

Niêm Hà có ấn của trời sinh

Xem kia dấu tích còn vuông vức

Nhận lại non sông rõ dạng hình

Cách thức còn in đồ cổ tự

Cỏ cây nào phụ tiếng chuông linh

Châu Sa để dưới chân chờ mãi

Trấn chỉ sau lưng phía Cẩm Thành.

Bên cạnh chùa Thiên Ấn là ngôi mộ của nhà chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng. Ông là người Quảng Nam, nổi tiếng học giỏi, 16 tuổi đậu cử nhân, đậu tiến sĩ năm 1904 nhưng không ra làm quan mà lại cùng một số nhân sĩ cùng quê như Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp vận động phong trào Duy Tân, tự lực tự cường. Do phong trào kháng sưu ở Trung Kỳ xảy ra mạnh ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Nghĩa vào năm 1908, ông cùng một số đồng chí bị bắt đày đi Côn Đảo. Sau khi được tha về, ông tham gia hoạt động chính trị hợp pháp bằng cách ứng cử vào Viện Dân Biểu Trung Kỳ. Năm 1921, ông sáng lập tờ báo Tiếng Dân và trong suốt 16 năm liền ông giữ vai chủ nhiệm kiêm chủ bút, kiên cường nói lên tiếng nói của người dân bị trị. Sau khi Việt Minh cướp chính quyền, ông được mời tham gia chính phủ liên hiệp của ông Hồ Chí Minh. Ông từ trần vào năm 1947 tại Nghĩa Hành và được mai táng trên đỉnh Thiên Ấn. Đây là một vinh dự lớn lao cho một con người trọn đời tận tụy vì dân vì nước. Rất tiếc cái chết của ông dường như có một điều gì không được minh bạch!Ngoài “đệ nhất thắng cảnh” này, quê tôi còn có một bãi biển thiệt tuyệt vời: bãi biển Mỹ Khê.Mỹ Khê cũng là quê hương của quan đại thần triều Nguyễn Trương Đăng Quế.Tôi còn nhớ, thuở còn là học trò trung học, tôi thường rủ các bạn bè ở thị xã về quê tôi để tắm biển Mỹ Khê. Ai cũng khen đây là bãi tắm thiệt lý tưởng. Bờ nước thoai thoải, cát không pha chút bùn nên nước lúc nào cũng trong vắt. Cách bãi tắm chừng vài ba chục thước là những hàng dừa xanh um, bốn mùa trĩu những quả. Tắm xong lên bờ, vào một hàng quán nào đó mà làm một chầu nước dừa non, khoái quá chừng. Đó là chưa kể, nếu bạn muốn, bạn có thể dùng một ly đá lạnh, kiếm một phong bánh đậu xanh ướt mà nhâm nhi thì tuyệt. Bánh đậu xanh Mỹ Khê cũng nổi tiếng lắm.Đó là về cảnh. Còn về người thì quê tôi có những đấng anh hào đáng nêu gương cho hậu thế.Trước hết là Trương Định. Ông người thôn Tư Cung xã Sơn Mỹ, sinh vào năm Canh Thìn, Minh Mạng nguyên niên (1820). Khi Trương Định đã trưởng thành, thân phụ ông là Trương Cầm được triều đình bổ chức lãnh binh ở Gia Định, ông bèn theo cha vào Nam lập nghiệp. Ông lấy vợ nhà giàu nên bỏ tiền lập đồn điền, chiêu mộ trai tráng khẩn hoang, dạy võ nghệ cho họ. Đến khi giặc Pháp vào chiếm đất Đồng Nai, ông là nhà yêu nước đầu tiên phất ngọn cờ kháng Pháp, chọn Gò Công đặt đại bản doanh, được hàng vạn dân lục tỉnh ứng nghĩa suy tôn ông la Bình Tây Đại Nguyên Soái. Ông đã làm cho bọn thực dân xâm lược phải nhiều phen thất điên bát đảo với những trận Rạch Tra, Cây Mai... Ông từng liên lạc với các nhà ái quốc đương thời như Đồ Chiểu, Cử Trị, Thiên Hộ Dương... và được họ hỗ trợ hết mình. Sau khi giặc Pháp tấn công đại bản doanh Gò Công, ông rút về Phước Lộc một vùng xung yếu gọi là “đám lá tối trời” tiếp tục cuộc kháng chiến chống Pháp. Ngày 22-8-1864, ông bị tên phản bội Huỳnh Công Tấn vây đánh bất thần, ông đã tuẫn tiết một cách anh dũng. Sự nghiệp yêu nước của ông đã là đề tài hứng khởi cho nhiều nhà thơ, nhà văn yêu nước trong Nam đương thời như Nguyễn Đình Chiểu tức Đồ Chiểu, Phan Vãn Trị tức Cử Trị và Nguyễn Thông đều có thơ văn ca tụng sự nghiệp yêu nước của ông. Ở ngoài Trung thì có ông Đào Tấn quê Bình Định, từng giữ chức Thượng Thư bộ Công dưới thời vua Thành Thái cũng có bài thơ ca tụng người anh hùng ái quốc Trương Định như vầy:

Quảng Nghĩa địa linh xuất nhất hùng

Nam thùy trượng kiếm thệ binh nhung

Thư sinh tự quý vô thao lược

Chấp bút thành thi biểu nhử trung

 

Ông Trương Quang Cẩm Thành, người Quảng Nghĩa có bài dịch như sau đăng trong Đặc San QUẢNG NGÃI Xuân Giáp Thìn 2004:

Đất thiêng Quảng Ngãi nảy anh hùng

Vào Nam chống kiếm dẹp thù chung

Tôi thẹn không tài, cầm bút viết

Lòng ông yêu nước, đấng kiên trung

 

Nối chí ông Trương Định là ông Lê Trung Đình, người xã Sơn Long.Ông sinh trưởng trong một gia đình khoa bảng. Một nhà có 3 cha con thảy đều đậu cử nhân: Thân phụ của ông là cụ Lê Trung Lượng đậu cử nhân khoa Nhâm Tý, 1852. Ông đậu cử nhân khoa Giáp Thân, 1884 và em ruột của ông là Lê Trung Kinh đậu cử nhân khoa Quý Mão, 1903.Cụ Lê Trung Lượng ra làm quan dưới thời vua Tự Đức khi giặc Pháp chưa xâm lăng Việt Nam. Cụ làm quan có khi thăng đến án sát Bình Thuận, nổi tiếng là một vị quan cương trực và thanh liêm. Đến khi Lê Trung Đình đỗ cử nhân (1884) thì cũng là năm đất nước ta đã hoàn toàn nằm trong tay đô hộ của thực dân Pháp và đến năm sau (1885) thì vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương. Lê Trung Đình nổi tiếng học giỏi. Sau khi thi đậu, ông không ra làm quan mà ở nhà đọc binh thư đồ trận, kết thân với những tay đồng chí hướng bài Pháp cứu dân thành lập Nghĩa hội, dùng căn cứ Truyền Tung ở miền tây quận Bình Sơn làm căn cứ luyện tập. Đến khi vua Hàm Nghi xuất bôn xuống chiếu Cần Vương tháng 7 năm 1885 ông liền được đồng chí trong nghĩa hội cử làm chánh tướng và Nguyễn Tự Tân người quê xã Bình Lãnh, Bình Sơn làm phó tướng rầm rập kéo quân từ căn cứ Truyền Tung từ miền tây quận Bình Sơn đêm ngày kéo quân về hướng tỉnh thành, chiếm và làm chủ tỉnh thành được 5 ngày đêm.

Sang ngày thứ sáu, quân khởi nghĩa bị quân của tiễu phủ sứ Nguyễn Thân cùng với quân của thực dân Pháp vây khổn. Phó tướng Nguyễn Tự Tân bị giết giữa trần tiền. Chánh tướng Lê Trung Đình bị bắt. Ông đã khẳng khái từ chối mọi lời dụ dỗ của bọn thực dân và bọn quan lại đương thời. Và cuối cùng ông đã bị xử chém tại cửa bắc thành Quảng Ngãi vào ngày 23 tháng 7 năm 1885. Tương truyền, trước khi lưới gươm oan nghiệt liễu kết đời một người anh hùng, ông đã ứng khẩu bốn câu thơ như sau:

Kim nhật lung trung điểu

Minh triêu trở thượng ngư.Thử thân hà túc tích,

Xã tắc ái kỳ khu.(Hôm nay là chim trong lồng,

Sáng mai là cá trên thớt.Thân nầy có tiếc gì,

Chỉ thương cho xã tắc)

 

Ông tuẫn quốc năm chưa đầy 30 tuổi nhưng tấm gương “vị quốc vong thân” của ông vẫn mãi mãi cùng với non sông trường tồn!Đó là nói về võ. Còn về văn quê tôi đâu có kém gì! Ngày xưa quê tôi nổi tiếng về con đường khoa cử, văn học.Quả thiệt vậy. Cứ xem vào thành tích khoa bảng của con dân quê tôi cũng đủ biết. Kể từ cái ngày ông Trương Đăng Quế, người làng Mỹ Lại (Sơn Mỹ) đậu Hương tiến (tức Cử nhân) khoa Kỷ Mão (1819) đời vua Gia Long và được xem là người “khai khoa” của tỉnh Quảng Nghĩa cho đến cái ngày triều đình nhà Nguyễn ra lệnh bãi bỏ các khoa thi chữ Nho (1918), vừa tròn 100 năm, Quảng Nghĩa chỉ có 11 người đỗ đại khoa gồm 5 Tấn sĩ và 6 Phó bảng thì Sơn Tịnh quê tôi đã chiếm hết 4 gồm 2 Tấn sĩ là Trương Đăng Trinh (Sơn Mỹ) và Đỗ Quân (Sơn Thành) và 2 Phó bảng là Lê Thúc Đôn (Sơn Long) và Đỗ Đăng Đệ (Sơn Thành).Thời trước, ông Trương Đăng Quế quê tôi nổi tiếng lắm. Ông làm quan đứng đầu triều dưới thời vua Thiệu Trị và vua Tự Đức được kêu bằng Lưỡng triều Cố mạng Vương thần. Chẳng những nổi tiếng vì là một ông quan cai trị có tài, ông còn là một nhà thơ tài hoa, từng xướng họa với các thi hào đương thời là Tùng Thiện Vương và Tuy Lý Vương, hai người mà ông vua Tự Đức đã từng khen “Thi đáo Tùng Tuy thất Thịnh Đường”. Ông để lại nhiều tác phẩm về văn chương và sử ký trong đó có tập thơ Quảng Khê Thi Tập. Hồi còn ở quê nhà, đâu vào khoảng cuối thập niên 80 thì phải, tôi có nghe nói giáo sư Huỳnh Châm - trước năm 1975 là giáo sư trường trung học tổng hợp Trần Quốc Tuấn - với sự cộng tác của giáo sư Nguyễn Đức Tập, là một nhà nghiên cứu nhiều về chữ Hán và chữ Nôm người quê Sơn Tịnh của tôi có ý định dịch và cho ấn hành Quảng Khê Thi Tập nói trên. Tiếc thay, công trình chưa thực hiện được bao nhiêu thì giáo sư Huỳnh Châm qua đời ở cái tuổi vừa quá 50. Uổng lắm thay! Tiếc lắm thay!Ông Trương giỏi quá, lại nắm quyền hành lớn quá nên cũng có nhiều người ganh ghét. Mà cái đám người ghét ông nhiều nhất, đó là hoàng tử Hồng Bảo và thuộc hạ. Thiệt ra, đáng lẽ khi vua Thiệu Trị chết, người kế vị phải là Hồng Bảo là con trưởng, nhưng vua Thiệu Trị đã truất ngôi của Hồng Bảo mà trao ngôi cho con thứ là Hồng Nhậm tức vua Tự Đức. Vậy là họ phao tin rằng bà vợ vua Thiệu Trị và bà vợ của quan lớn Trương là hai chị em. Hai bà cùng sinh con mà bà Thiệu Trị sinh con gái, bà vợ quan lớn Trương sinh con trai nên quan lớn Trương mới lén đánh tráo con trai mình cho con gái của bà Thiệu Trị để cho con trai quan lớn Trương sau này sẽ lên ngôi vua, tức vua Tự Đức. Vua Tự Đức không có con nối dõi. Họ nói quả là đúng với câu sấm nói về dòng dõi quan lớn Trương là “bá đợi công hầu, nhứt đợi vương!”. Đánh tráo con vua đâu phải là chuyện chơi, việc bại lộ có thể lãnh cái án “tru di tam tộc” chớ bộ dỡn sao. Vậy mà bây giờ cũng còn có người tin mà nhắc lại cái chuyện “tráo con” tầm phào này!Ông Trương Đăng Quế là người Quảng Nghĩa đầu tiên đậu cử nhân thì cháu ruột của ông kêu ông bằng chú là Trương Đăng Trinh lại là người Quảng Nghĩa đầu tiên thi đậu tấn sĩ. Ông đậu tấn sĩ năm 1842, mới ra làm quan được một năm thì năm sau ông từ trần ở cái tuổi 31! Ôi! Trời ghen chi với kẻ tài hoa! Ông mà sống thêm vài ba chục năm nữa, không biết con đường hoạn lộ của ông còn thênh thang tới đâu!Ở đất Sơn Mỹ có hai chú cháu ông Trương Đăng Quế nổi danh về khoa cử thì ở đất Sơn Thành có hai ông cháu của Đỗ Đăng Đệ cũng nổi tiếng không kém tuy quan chức của ông Đỗ không bì nổi với quan chức của ông Trương. Ông Trương Đăng Quế còn là một nhà thơ nổi tiếng đương thời từng xướng họa với Tùng Thiện Vương, Tuy Lý Vương và để lại thi phẩm Quảng Khê Thi Tập thì ông Đỗ Đăng Đệ cũng là một nhà thơ tài hoa, từng xướng họa với nhà thơ Nguyễn Thông, một thi sĩ nổi tiếng của đất Đồng Nai ra làm Bố Chánh Quảng Nghĩa. Ông Đỗ Đăng Đệ có để lại một tác phẩm văn chương gồm cả thơ lẫn văn gọi là Tùng Đường Di Thảo, không biết con cháu của ông ngày nay có còn giữ được cái của gia bảo đáng giá ngàn vàng ấy không?Ông Đỗ Đăng Đệ thi đậu Phó bảng khoa Nhâm Dần (1842) cùng khoa với Trương Đăng Trinh thì cháu gọi ông bằng ông nội là Đỗ Quân lại đậu Tấn sĩ. Ông Đỗ Quân một thời nổi tiếng là người tài hoa và học giỏi. Ông thi Hương đậu Á nguyên (giải nhì) khoa Tân Mão (1891) và thi Hội đậu giải nguyên (đậu đầu) khoa Ất Mùi (1895) và vào thi Đình đậu Tấn sĩ cùng năm này. Sau khi thi đậu, có người bạn đã tặng ông câu đối như sau:

Ngô châu, sơn chi Ấn Bút, thủy chi Trà, anh khí ư tam thắng địa;

Giáp bảng, tiền tắc Trương Kiều, kế tắc Tạ, Hội nguyên thử nhất hiền lang!

(Quê ta có núi Ấn, núi Bút, sông Trà, ba nơi anh kiệt được tụ lại

Giáp bảng có họ Trương, họ Kiều, họ Tạ mà đậu Hội nguyên chỉ có một mình anh)

 

Quả vậy, người Quảng Nghĩa ta đậu thi Hội thì nhiều, mà đậu được Giải nguyên duy chỉ có một mình Đỗ Duân tiên sinh mà thôi vậy!

Tôi kể những điều trên đây về quê hương Sơn Tịnh của tôi chỉ với một điều ao ước là làm thế nào đàn hậu tấn con cháu của chúng ta:

- phải biết yêu thương cái mảnh đất quê hương có những thắng tích đã tạo dựng nên bởi bao nhiêu xương máu, mồ hôi và nước mắt của tiền nhân,

- phải biết noi theo gương yêu nước của các đấng anh hùng Trương Định, Lê Trung Đình để chờ ngày trở về quang phục quê hương,

- phải biết noi theo gương hiếu học của các bậc tiền bối Trương Đăng Trinh, Đỗ Duân để một mai đem sở học về phục vụ cho việc tái thiết quê hương.

Mong lắm thay!