Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

SÔNG THẠCH HÃN

 

TÙY BÚT CỦA TUỆ CHƯƠNG

 

Bỗng dưng con sông bé nhỏ ấy đi vào lịch sử. Qua "Mùa Hè Đỏ Lửa" năm 1972, với bao nhiêu xương máu của đoàn quân tinh nhuệ nhất miền Nam, do lệnh của tổng thống nhân "Ngày Quân Lực" 19 tháng 6, trong vòng 3 tháng phải chiếm lại cổ thành Quảng Trị, một thành cổ nhỏ bé xây từ đời nhà Nguyễn nằm bên bờ sông Thạch Hãn. Vậy là bao nhiêu trận thư hùng đã diễn ra, cả tỉnh lỵ thành bình địa và chưa đầy 3 tháng như tổng thống đã hạn kỳ, ngọn cờ vàng ba sọc đỏ đã được Tiểu Đoàn 6 Thủy Quân Lục Chiến dựng lên, lá cờ bay phất phới giữa cảnh hoang tàn đổ nát của một chiến trận đẫm máu, tang thương nhất trong lịch sử dân tộc.

Trận đánh lịch sử ấy đã đi vào sử sách. Có khi cả trăm năm sau, các nhà sử học, các nhà nghiên cứu quân sự còn lật từng trang giấy, coi từng thước phim, đọc từng chữ, từng con số để tìm hiểu nó. Nhưng hồi ấy, cũng đã có biết bao nhiêu sách báo, bao nhiêu thước phim truyền hình, băng nhựa truyền thanh đã ghi lại, phổ biến cho người miền Nam để họ theo dõi từng bước chân đi của người lính yêu thương của họ, đang ngày đêm chiến đấu để giành lại quê hương.

Quả thật ngày còn bé, thời tôi còn mặc quần "sọt", mang guốc gỗ, mài đít quần hai năm cuối bậc tiểu học, hai năm đầu bậc trung học ở những mái trường nằm bên cạnh giòng sông ấy, con sông ngày nào tôi cũng xuống tắm và đùa nghịch cùng bạn bè, - dĩ nhiên trừ những ngày lũ lụt - tôi đâu ngờ con sông bình thường nhỏ nhắn ấy đã đi vào lịch sử đau thương dân tộc.

Tiếc thương, các tay Cọng Sản Việt Nam bắt chước màn "tiêu thổ kháng chiến" của "thầy" nên Nhà Máy Nước Nhỏ và nổi tiếng đẹp nhất Việt Nam một thời, nằm bên bờ sông ấy không còn lại dấu tích gì sau khi gia đình tôi "hồi cư" về lại thành phố năm 1948. Lúc bấy giờ, những năm 50-51, cả thành phố không có nước máy để uống tắm rửa như ngày trước. Với bọn trẻ chúng tôi, đâu có hề chi. Tắm nước máy làm sao vui bằng tắm nước sông với bè bạn. Tắm là chuyện phụ, đùa giỡn là chính yếu. Chỉ một khúc sông ngắn chảy qua tỉnh lỵ, cũng có bao nhiêu bến sông để tắm, thích hợp với từng lứa tuổi. Học trò lớp nhì, lớp nhất, tắm Bến Chùa là thích nhất. Đó là bãi cát dài và rộng ngay trước Chùa Tỉnh Hội. Bãi cát ra dài ngoài sông đến nỗi bọn trẻ chúng tôi, cởi áo quần dấu trong bụi cây dại xong, chạy cả trăm thước, gần tới bờ bên kia rồi mà nước mới ngang tới đầu gối. Phải chạy ra xa nữa, xa nữa, vừa chạy vừa xô đẩy nhau, la hét ầm ỉ, vang dội cả mặt sông. Vậy mà nước cũng chỉ ngang bụng. Muốn ướt mình phải ngồi thụp xuống, muốn đầu phải hạ đầu xuống, chổng đít lên như mấy chú vịt kiếm mồi ở đáy hồ sâu.

Lên trung học thì giã từ bến tắm tiểu học ấy. Chỗ tắm bây giờ là Bến Thuế, có lẽ hồi còn vua quan, ghe tàu ở xa tới phải ghé vào đó để đóng thuế cho chính quyền - chỗ này sâu, nước ngang ngực, dễ hụp lặn, đuổi bắt và té nước vào mặt nhau.

Nếu muốn tập bơi xa, phóng mình, nhào lộn ...chúng tôi tắm ở Bến Sứ - trước dinh Khâm Sứ Tây - thời ấy, dù chưa là dân chủ thì quan Tây cũng không còn. Ngồi vào chỗ của ông Tây mắt xanh mũi lõ là một ông Tỉnh Trưởng A-Nam chính cống, da vàng mũi tẹt. May mắn gặp ông Tỉnh dễ tính, muốn tỏ vẽ bình dân một chút, ông để mặc bọn trẻ chúng tôi đùa ngịch ầm ỉ trước bến sông dinh ông, hơn hẵn cả mấy ông Tỉnh trưởng thời Cọng Hòa sau này, dân chủ có hiến pháp hẵn hoi, đường đi ngang dinh Tỉnh cũng bị cấm, nói chi tới chuyện tắm táp chơi đùa làm "gai" mắt ông.

 

Ngược lên một chút là Bến Chợ. Ở đây, nước cống rãnh trong chợ chảy ra dơ dáy. Chẳng ai tắm ở đây. Vã đây cũng là nơi đậu thuyền "hành hiệp" của các "chị em ta". Lính tráng lui tới mua vui đông đảo, bọn con nít chúng tôi tới đó, dễ bị mấy ông lính cho ăn bạt tai, đá đít như không.

Phía trên kia là Bến Phà - chỗ cầu nối bắc qua sông khi cầu xe lửa bị Việt Minh giật sập, sửa chưa xong. Bên cạnh Bến Phà còn những giàn sắt bắt ống lấy nước của nhà Máy Nước cũ. Vài "anh lớn" học trò Huế - học sinh lớp cao ở Huế về nghỉ hè - mỗi chiều thường mang mũ cao su bịt đầu bịt tai, đứng trên giàn sắt ấy mà múa may nhào lộn xuống nước. Múa may nhào lộn thì ít, Vì xem ra họ cũng chẳng phải lực sĩ bơi lội gì cả, chính yếu là để khoe cái mũ đắt giá, chính cống hiệu Phú Lang Sa.

Thỉnh thoảng, gặp ngày Chủ Nhật, nếu có đi cắm trại, chúng tôi tắm ở Bến Hộ. Đó là một rừng cây lưu niên nằm sát bờ sông, có một thác nước nhỏ ở một nhánh sông ngắn. Chúng tôi thường cắm trại ở đây và khi tắm chúng tôi thả mình theo thác để được nước đưa đi.

Bến Ga, chỗ có cầu xe lửa, nước xanh ngăn ngắt, sâu thăm thẳm, chẳng ai tắm ở đó bao giờ, họa chăng là kẻ chán đời muốn "tắm" một lần chót trong đời họ, đi thăm vua Thủy Tề mà thôi.

Con sông rộng có tới hai trăm thước, vậy mà những ngày cuối hạ, mùa mưa lũ chưa tới, sông cạn xợt. Chỗ hai bờ cát hai bên bờ sông xéo nhau, bên này sông là bãi cát trước Bến Chùa, bên kia sông là bãi cát làng Nhan Biều, quê ngoại tôi, chỉ cần đội áo quần lên đầu, bơi đứng khoảng vào mươi thước là tới bãi cát bên kia sông. Qua bên ấy có nhiều thú vui hơn, trước hết là bắt dế, - dế mọi, dế lửa, dế banlông... để đấu dế với bạn, và ghé nhà cậu, nhà dì, nhà bạn bè ăn khoai sắn thỏa thích...

Càng lớn lên, người ta thấy không gian như hẹp lại. Người ta mơ ước tới những nơi xa hơn, chân trời rộng hơn, khỏi những bến sông ồn ào của tuổi nhỏ. Dòng sông ấy, từ những khe suối không tên ở rặng Trường Sơn, từ núi Mai Lĩnh đổ xuống, không biết nó đã qua những thác ghềnh nào, có như Kratié của sông Me1kong, hay hùng vĩ như Niagara bên Châu Mỹ. Và phía đằng đông, như tấm kính vĩ đại phẳng lỳ, như dòng nước muôn đời yên tĩnh trong một bức tranh vẽ nào đó. Dòng nước kia không biết có được dẫn vào những khung ruộng khô cằn nào đó để vẫy vùng, xô đẩy nô đùa, tuông ào ào qua kênh to rạch nhỏ, tưởng như mừng vui vì thoát khỏi vùng nước yên tĩnh lặng lờ kia. Nhưng dòng sông cũng như dòng đời vậy thôi. Thoát vùng yên tĩnh thì cũng thành mây trắng phiêu bạt khắp bầu trời vô định hoặc thấm vào dòng nước ngầm u tối không biết lúc nào mới ngoi lên lại chốn trần gian.

"Nước trôi ra biển" hòa nhập với Biển Đông ở phía chân trời xa vời vợi kia mà thuở học trò ấy, tôi tưởng như một vùng xa xôi lắm, sóng to gió lớn lắm, không hy vọng gì có ngày tôi đặt chân đến được. Thuở tôi còn bé, gặp mùa mưa bão, nhiều đêm nghe tiếng ầm ầm từ xa vọng lại. Ba tôi nói sấm biển đấy. Và trong trí óc nhỏ nhoi của tôi tưởng tượng ra hình ảnh những ngọn sóng cao ngất trời, những chiếc thuyền vỡ tung trước cơn sóng dữ như hình vẽ trong sách. Đến khi lớn lên biết khôn đôi chút, lòng tôi không khỏi xúc động mỗi đêm nằm nghe chớp bể mưa nguồn. Mưa từ trên Trường Sơn kéo về không ngớt và chớp bể từ phía đông nhay nháy không kể đêm ngày.

Thế mà tâm hồn mình đã lớn mà không hay. Có cái gì gói bọc, che khuất tâm hồn mình lại, có gì tù túng, vây bủa, ràng buộc ngăn cản, chận bắt bước chân mình muốn đi xa. Bỗng nhiên hai tiếng "giang hồ" (vặt) như réo gọi, nghe tiếng sấm bể mà tưởng như tiếng trống trận thúc quân, những đợt sóng cao cuồn cuộn mà tưởng như tay ai vẫy gọi. Ôi, từ phía trời đông thăm thẳm ấy, nghe như có tiếng gọi của thiên nhai.

Hồn muốn rộng, chân muốn đi. Vậy mà chúng tôi vẫn phải cứ quẩn quanh trong thành phố nhỏ, những con phố hẹp già nua. Dòng sông nhỏ, thành phố nhỏ, những ngày ấy súng đạn vây bủa, được gọi là "thành phố buồn thiu" trong những ngày chinh chiến cũ.

Những ngày hè tù túng thuở tôi mới lớn ấy, nằm trên bãi cỏ bên bờ sông Thạch Hãn, thơ thẩn đếm từng gốc dương liễu già dọc theo bờ sông, nghe tiếng gọi thầm trong cơn gió Lào nóng nực, nghe nó tự thuật cuộc viễn du xa ngàn dặm, từ vịnh Thái Lan lên dọc Trường Sơn, vượt qua đèo Lao Bảo để đến đây trước khi về lại biển Đông. Những ngọn liễu cao chỉ chỏ vẫn vơ những đám mây trắng trên bầu trời xanh ngắt. Nhắm mắt lại cho bớt một chút chói chang mặt trời, mở mắt ra, tưởng như mây trắng đứng yên mà những ngọn liễu ẻo lã kia đang bồng bềnh trôi trong bầu trời vô định.

Thế rồi cũng đến ngày “hòa bình”, hòa bình mong manh như bọt xà bông, một mình tôi với cái thú cô đơn học đòi trong sách vở, lên nhà thờ Lavang, chỗ đức mẹ hiện ra để cứu độ con chiên. Con đường đất nhỏ ngoằn nghèo khi lên đồi xuống lũng đẩy đưa tôi lên tới nhà thờ Phước Môn. Tôi tưởng như tôi lạc vào xứ thần tiên trong truyện cổ tích Tây Phương. Ngôi nhà thờ rêu phong nằm chơ vơ trên ngọn đồi trọc, sau lưng là dãy Trường Sơn trùng điệp xanh ngắt. Tôi ngồi trên đỉnh dốc, bên cạnh con đường đất đưa tới sân nhà thơ rộng. Trời mênh mông vô cùng và núi trải dài xa tắp, trong niềm im lặng vô biên của một buổi chiều hè êm ả. Tất cả như thanh thoát nhẹ nhàng, như nâng hồn mình cao lên với Thượng giới, cho hồn mình cao thanh, xa mùi tục lụy dưới kia. Rồi bỗng không khí dao động vì những hồi chuông dồn dập, tiếng chuông như đuổi bắt nhau từ ngọn tháp cao tuông ra không ngớt. Tiếng chuông càng lúc càng xô đẩy nhau chạy tới tít chân trời xa. Và khi đó đã xa đi rồi và mất hẵn, sự yên lặng trở lại chiếm ngự hoàn toàn không gian, từ núi đồi hùng vĩ cho tới những lá cây gốc cỏ, bao kín cả tâm hồn người. Thỉnh thoảng một tu sĩ, mặc áo chùng đen, lặng lẽ đi từ nhà thờ theo con đường nhỏ xuống nhà xứ ở bên kia con đường đất đỏ, làm tôi cảm thấy cô quạnh như lòng người chăn cừu ở xứ Provence trong truyện “Một Vì Sao” của Alphonse Daudet.

Ở đây núi đồi mênh mông, rừng thẳm âm u lặng lẽ. Bên kia con đường đỏ, ngang giữa lưng đồi bằng phẳng là một rừng thông tuyệt đẹp, cây trồng theo hàng ngang, hàng dọc, thẳng tắp, xuống tận chân đồi, có con suối nhỏ đổ nước ra sông. May mắn quá, bao nhiêu năm chiến tranh đã qua mà rừng thông không một chút hề hấn vì bom đạn. Phải chăng ơn trên đã che chở hai ngôi mộ của ông bà Quận Công J. Baotixita Nguyễn Hữu Bài, người đã bỏ công của dựng nên nhà thờ nơi thanh vắng này để thờ phụng Người. Ông bà ấy là sui gia với ông Ngô Đình Khả mà trong ca dao Huế có câu nhắc đến công lao của cả hai người:

 

“Đày vua không KHẢ (Ngô Đình)

Đào mã không BÀI (Nguyễn Hữu)”

 

Những người có lòng “tôn quân” như ông Ngô Đình Khả, không thể (Khả) để cho Tây đày nhà vua yêu nước Thành Thái; và ông Nguyễn Hữu Bài thì lại “Bài” bác việc tên khâm sứ Huế đòi đào mộ vua Tự Đức để lấy châu báu, bạc vàng. Theo sử chép thì ông Bài người làng Cao Xá, Quảng Trị, Phụ Chánh Đại Thần đời vua Duy Tân. Ông là hậu duệ của tộc tổ Nguyễn Bặc, danh tướng đời nhà Đinh. “Các quan đại thần bấy giờ là bọn Đinh Điền, Nguyễn Bặc thấy Lê Hoàn nhiếp chính lộng quyền quá, mới cử binh mã đến đánh, nhưng bị Lê Hoàn giết cả” – Việt Nam sử lược – Trần Trọng Kim, trang 87 – Tập I. Nguyễn Trãi cũng thuộc dòng dõi này. Sử lại chép “Ông Nguyễn Trãi là con ông Bảng Nhãn Nguyễn Phi Khanh. Đời nhà Hồ, ông đã thi đỗ tiến sĩ (1400).” Khi ông Phi Khanh bị nhà Minh bắt về Kim Lăng, ông theo khóc, lên đến cửa Nam quan không chịu trở lại. Ông phi Khanh bảo rằng: “Con phải trở về mà lo trả thù cho cha, rửa thẹn cho nước, chứ đi theo khóc lóc mà làm gì?” Từ đó, ông trở lại, ngày đêm lo việc phục thù. Nay ra giúp Bình Định Vương bày mưu định kế để lo sự bình định. (VNSL-TTK, trang 220 – Tập I). Thế rồi dòng họ này có người theo Chúa Nguyễn Hoàng vào Nam, hết lòng giúp chúa lập nên nghiệp lớn ở phương Nam. Đó là ông Nguyễn Hữu Dật. Xin xem lại một đoạn trong sử nói về vị sáng lập ra dòng họ Nguyễn Hữu ở Quảng Trị: “Nguyễn Hữu Dật người làng Gia Miêu, huyện Tống Sơn, tỉnh Thanh Hóa, học rộng tài cao, và lại có tài hùng biện, đánh giặc giỏi, thật là một bậc văn võ kiêm toàn”. (VNSL-TTK, trang 39 tập II).

Con sông Thạch Hãn bé nhỏ ấy đem nước tưới lên bao nhiêu cánh đồng để nuôi dưỡng, đào tạo nhiều người tài giỏi. Nếu ở đầu sông này có ông “Quận Công”, thì ở cuối sông có “Đại Thần”. Phụ Chánh Đại Thần Nguyễn Văn Tường đã cùng với Tôn Thất Thuyết gây nên chuyện phế lập ở triều đình sau khi vua Tự Đức băng hà khiến cho dân Huế kinh hoàng mà thốt nên câu

 

“Nhất giang lưỡng quốc nan phân thuyết

Tứ nguyệt, tam vương triệu bất tường”

 

“Triều đình lúc bấy giờ việc gì cũng do ở hai quan phụ chính là Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết định đoạt.

Tôn Thất Thuyết là người tính nóng nảy, dữ dội, ai cũng khiếp sợ. Nhưng tài năng kém mà lại nhát gan, cho nên đa nghi và hay chém giết. Nguyễn Văn Tường là người ở Quảng Trị (làng An Cư, phủ Triệu Phong – tác giả), thi đỗ cử nhân năm Tự Đức thứ 5, thật là một người có tài trí, giỏi nghề giao thiệp, nhưng chỉ có tính tham lam và tàn nhẫn...” (VNSL-TTK – trang 312 – Tập II).

Giữa hai chỗ đầu sông, cuối sông ấy còn có biết bao nhiêu tướng tá, thủ lãnh, lãnh tụ, phía “bên này” cũng như phía “bên kia”. Ai có công và ai có tội? Thôi, hãy để cho lịch sử phán xét, ghi lại cho con cháu đời sau. Đất miền Trung khô cằn sỏi đá ấy lại là nơi gìn giữ được nhiều phong tục tốt của tổ tiên.

Một trong những “quan đốc tờ” đầu tiên ở Miền Trung, Ông Kỉnh Chỉ PVH ông cậu tôi đã làm cho Tây đầm kính nể. Cả tỉnh chỉ có một ông thầy thuốc Tây người An-Nam. Màn “bái tổ vinh qui” thời Pháp lang sa đầu Thế Kỷ 20 cũng có nhiều đổi khác, “cải cách” cho hợp với thời “hiện đại”. Thay vì “võng anh đi trước, võng nàng theo sau” thì làng ngoại tôi thuê 10 cái xe tay (pousse-pousse) có lọng, có cờ, qua sông Thạch Hãn đón “quan đốc bái tổ vinh qui”. Chức “đốc tờ” hồi đầu thế kỷ giá cao lắm chứ, làm cho ông cậu tôi bỗng nhiên có số đào hoa. Ngoài bà vợ do cha mẹ cưới cho khi còn học sinh, ông học trường thuốc ở Hà Nội được “quan thầy” – tức là các giáo sư y khoa – cưới cho một cô gái nỗi tiếng đẹp nhất ở phố hàng Đào Hà Nội. Ông không dám từ chối lòng ưu ái của các bậc thầy. Ra “đốc tờ”, về Huế, vua mộ tài kêu ông tới mà gả cho một bà công chúa, ông có muốn từ chối cũng không dám vì đây là “ơn vua”. Và còn một bà thứ tư – cũng thuộc hàng “quốc sắc thiên hương” nhưng với bà này, không nghe mẹ tôi nói lại là ai đã “ép gã” cho ông. Với “quan đốc tờ” ấy, thời Tây Nhật đánh nhau, tôi mới biết khôn, mới vào lớp “đồng nấu” thì mỗi lần gặp “quan đốc”, tuy là cậu tôi rất sợ. Có lẽ tôi có sợ cọp thì cũng sợ đến thế mà thôi. Có lẽ ông là cọp thật bởi mẹ tôi nói ông có tướng đi của cọp – cũng như thầy giáo tôi nói tướng đi của cụ Huỳnh Thúc Kháng vậy – đầu cúi xuống, bước đi nhẹ và vững – dù giữa anh em chúng tôi và ông cậu có sự xa cách vì ông là “quan to”, càng về già, đức hạnh của ông càng được bà con thân thuộc ca ngợi không thua gì môn đệ của Đức Thánh Khổng, tuy Cửa Khổng Sân Trình ông ra vào thì ít mà nói tiếng Tây, đọc sách Pháp ông cao hơn nhiều so với các ông Tây bà Đầm nho qua làm quan cai trị ở xứ An-Nam mít này vậy.

Sự “văn minh” của con người ta ngoài ăn mặc xe cộ nhà cửa khang trang đẹp đẻ còn phải ở trong ngôn ngữ nữa chứ. Hình như tổng thống Ngô Đình Diệm có nói một nước có bốn ngàn năm văn hiến như ta sao lại có những cái tên như Bù Đốp, Giồng Riềng mà phải là Bố Đức – Ban Bố Công Đức, chắc là do Tổng Thống – là Kiên An; không thể là Rạch Giá mà phải là Kiên Giang. Nói theo cách đó thì quê tôi văn hiến lắm. Nếu đây là Phước Môn – Cửa Phước – qua được Cửa Phước là tới vườn Hạnh Phúc – thì đi dọc theo con đường đất đỏ, xuống sát bờ sông là làng Như Lệ (Tân Lệ). Nỗi đau khổ đâu có dừng lại ở chữ “Lệ” đầy nước mắt ấy, về xuôi chút nữa là làng Thạch Hãn – Đá đổ mồ hôi – sao mà gian lao thế. Bên kia sông là làng Nhan Biều, cách làng Ái Tử – tách ra từ sông Thạch Hãn. Giữa hai làng này có cầu Ái Tử, cầu đã có từ xưa lắm. Duy Khánh, quê ở cuối sông đã lấy câu ca dao sau đây đưa vào bài hát của ông:

 

“Mẹ thương con ra ngồi cầu Ái Tử

Vợ thương chồng lên đứng núi Vọng Phu”

 

May mắn hơn Thạch Hãn, từ giữa thế kỷ thứ 16, Ái Tử đã đi vào lịch sử Nam Tiến của dân tộc.

Sau khi Nguyễn Uông bị Trịnh Kiểm giết, sợ cũng chung số phận như anh mình, Nguyễn Hoàng bèn giả điên, rồi nhờ chị ông là Ngọc Bảo, vợ Trịnh Kiểm, xin cho ông vào trấn thủ đất Thuận Hóa – đất Chiêm Thành đã qui Thuận và khai Hóa. “năm Mậu Ngọ(1558), đời vua Anh Tông, Trịnh Kiểm mới tâu vua cho Nguyễn Hoàng vào trấn đất Thuận Hóa. Bấy giờ những người họ hàng ở huyện Tống Sơn cùng những quân lính ở đất Thanh, Nghệ nhiều người đưa cả vợ con theo đi. Nguyễn Hoàng vào đóng ở xã Ái Tử (sau gọi là kho Cây Khế), thuộc huyện Đăng Xương, tỉnh Quảng Trị”. (VNSL-TTK-trang 30-31).

Vào đến Ái Tử – là một truông cát – quan binh đi bộ, nắng và khát nước, nên dân chúng đem 7 chum nước ra dâng. Cậu của Nguyễn Hoàng là Nguyễn Ư Kỳ, theo làm quân sư bèn nói: “nay mới đến trấn mà dân đem nước ra dâng, ấy là điềm trời cho vậy”, Việt sử khảo lược – Tôn Thất Dương Kỵ.

Bên cạnh sự văn vẻ cũng có cái nôm na. Ngay làng Ái Tử có Chùa Phật Lồi. “năm Tân Sửu (1301), Thượng Hoàng (Nhân Tông) đi sang Chiêm Thành xem phong cảnh, có ước gã Huyền Trân Công Chúa cho vua Chiêm là Chế Mân....Chế Mân lại xin dâng Châu Ô và Châu Rí để làm lễ cưới, bấy giờ Anh Tông mới quyết ý thuận gã. Tháng 6 năm Bính Ngọ (1306) cho công chúa về Chiêm Thành. Sang năm sau (1307) vua Anh Tông thu nhận hai Châu Ô và Rí, đổi tên là Thuận Châu và Hóa Châu”. (VNSL-TTK-trang 167- Tập I). Dân Chàm bỏ đi về Phương Nam. Những tượng phật họ thờ bằng đồng, nặng, không đem theo được, và cũng không muốn vật tôn kính của mình rơi vào tay ngoại nhân, họ chôn xuống truông cát. Qua nhiều năm tháng, mưa gió làm đất cát trôi đi, và cũng vì gió Lào thổi hun hút ngày đêm, và có lẽ tượng Phật cũng không muốn ở lâu dưới cát nóng, nên đã trồi (lồi) đầu lên. Dân ta cùng thờ Phật, rước tượng về lập Chùa thờ, đặt cho Chùa một cái tên nôm na, thực tế.

Từ đấy, chúng ta có thể đi bộ, đi ghe ra cửa Việt An, làng Việt An thường gọi tắt là Cửa Việt. Ngay làng An Cư, quê của quan Phụ Chánh Đại Thần là ngã ba sông, chỗ gặp của sông Đông Hà (sông ở phía Đông) và sông Thạch Hãn, trước khi đổ ra biển ở cửa Việt An. Sông Đông Hà sâu, ghe tàu lớn có thể vào tới thị trấn Đông Hà, thị trấn nằm trên ngã ba Quốc Lộ 1 nối với Quốc lộ 9 qua Paksé và Chépone trên xứ Lào. Nhờ sự giao thông tiện lợi bằng cả thủy bộ, có lẽ ngày sau Đông Hà sẽ phát triễn mạnh hơn tỉnh lỵ Quảng Trị.

Theo vài nghiên cứu sử học, nếu ba châu Địa Lý – Ma Linh và Bố Chánh – chữ Bố nay còn lại trong chữ Bố Trạch, một huyện của Quảng Bình, Linh còn lại trong Gio Linh (huyện) và Vĩnh Linh (phủ) của Quảng Trị, Nam Ô (phía nam Châu Ô) ở chân đèo Hải Vân, phía Đà Nẵng, và sông Ô Lâu (theo Phan Nhật Nam trong mùa hè đỏ lửa, gọi là Ô Khê, có lẽ Nam đọc theo bản đồ quân sự), sông này là ranh giới Quảng Trị và Thừa Thiên, cách Mỹ Chánh khoảng 10 cây số thì tỉnh Thừa Thiên thuộc châu Ô và sông Thạch Hãn nằm gọn trong Châu Rí (còn gọi là Lý).

 

“Hai châu Ô Lý vuông ngàn dặm,

Một gái thuyền quyên đáng mấy mươi”

(Ca dao Trị Thiên)

 

Đem một gái thuyền quyên đổi lấy hai Châu Ô-Lý không là lợi quá cho dân tộc hay sao. Câu ca dao này phản bác lại câu:

 

“Tiếc thay cây quế giữa rừng

Để cho thằng Mán, thằng Mường nó leo.”

 

Là để tiếc cho một quốc sắc thiên hương (Quốc sắc triêu hàm tửu, Thiên hương dạ nhiễm y) phải sống chung với những người kém văn hiến hơn.

Dù ưng hay bất ưng, gần 700 năm sau, trong Ca Huế, có người còn khóc giùm cho Huyền Trân:

 

“Nước non ngàn dặm, ra đi

Cái tình chi

Mượn màu son phấn

Đền nợ Ô Lý

Tiếc thay vì đương độ xuân thì...”

(Ca Huế – điệu Nam Ai)

 

Có lẽ ngày nay, để nhớ ơn Huyền Trân mà ông cha chúng ta có đất, xin mở ngày kỷ niệm hằng năm về lòng hy sinh cao cả của các vị vua nhà Trần cũng như cô gái thuyền quyên ấy.

Những vùng đất mới ngày xưa ấy đâu phải là vùng đất hiền. Chống chỏi với Chiêm Thành, với rừng thiêng, thú dữ và không ít người bị tội “Lưu Viễn Châu”, bị đày đi xa, nên Trị Thiên mới có câu ca dao:

 

“Trị Thiên là đất Ô châu

Ai đi tới đó mang bầu về không!”

 

Bằng những suy nghiệm đó, chúng ta thấy rằng cuộc Nam tiến của ông cha chúng ta ngày xưa, gian khổ không kém gì cuộc Tây Tiến (Westward) của người Mỹ, tiếc rằng chúng ta có rất ít sách sử ghi lại biến cố vĩ đại này của dân tộc và không có những thước phim “cao bồi” (Western như phim ảnh Mỹ)