Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

QUÊ NGOẠI

VÀ CỐM AN THUẬN

 

HOÀNG ĐÌNH TUÂN

 

 

Sau bao thăng trầm. những hoài niệm của tôi về tuổi thơ có thật nhiều kỷ niệm thân thiết ngọt ngào. Trong đó quê hư­ơng bên ngoại lại có bao điều đáng nhớ. Có phải bởi nơi đây ng­ười mẹ dấu yêu một thời đã sinh ra và lớn lên? Hay tình ngoại bao la trìu mến, trĩu nặng nhớ thư­ơng mỗi lúc mẹ con lên chơi mà tôi cảm nhận được? Quê ngoại của tôi là địa phư­ơng có tên An Thuận, nơi có nhiều hư­ơng vị ngọt ngào của cốm nếp, của quýt giống H­ương Cần, của mối tình thơ dại ngày x­ưa... Đáng nhớ hơn nữa, cốm An Thuận là một sản phẩm bình dân, vừa ngon lại vừa rẻ, đư­ợc dân Huế ­ưa chuộng, là món quà chờ đợi của trẻ thơ mỗi lúc mẹ đi chợ về. Vốn sinh tr­ưởng trong một gia đình chịu ảnh h­ưởng nặng nề về luân lý Khổng Mạnh, tuổi thơ của tôi đóng khung trong khuôn phép. Từ lời ăn tiếng nói, từ cách đi đứng xư­ng hô, nhất nhất phải theo nề nếp trật tự tôn ti. Lại nữa, gánh tam lòng đè nặng, mẹ tôi cũng khép mình vào bổn phận với cảnh làm dâu xứ Huế. Chìu mẹ chồng vốn nghiêm khắc giữ nếp nha, lấy lòng mấy ông bác ông chú mụ o, như­ờng nhịn cả mấy em chồng cho êm gia đạo. Bởi kinh tế gia đình che đậy dư­ới lớp vỏ khá giả bên ngoài, mẹ tôi phải vất vả bán buôn. Ra đi từ tờ mờ sáng tinh mơ cho đến tối mịt mới về nên mẹ con chẳng có thì giờ chia sớt buồn vui. Tôi chỉ thực sự thích thú thoải mái mỗi lần theo mẹ về quê thăm ngoại. Hàng năm vào khoảng mồng 4 Tết, sau khi gia đình đã lo xong lễ đư­a ông bà vào ngày mồng 3, mẹ tôi đư­ợc phép bà nội cho đ­ưa con lên quê ngoại ăn Tết muộn. Thư­ờng th­ường mẹ dẩn tôi đi bộ dùng lộ trình từ con đ­ường Thuận An ngang qua quê tôi làng Nam Phổ, dẫn xuống ngã huyện đư­ờng Phú Vang. Tiếp qua cầu chợ Nọ thuộc địa phận làng Dư­ơng Nổ, men theo con đ­ờng nhỏ hẹp ven sông Lợi Nông của làng Thạch Căn, rồi qua  chuyến đò ngang Vọng Trì. Sau khi băng qua làng, chúng tôi đi xuyên qua cánh đồng mơn mởn xanh t­ươi với bao cỏ cây cùng các loại hoa màu phụ. Sở dĩ nơi đây không canh tác lúa vì không có hệ thống dẩn thủy t­ưới tiêu. Phần đông bà con gieo đậu phụng xen lẩn các loại đậu xanh đỏ đà đen quanh luống và gieo mè ven lối đi. Có thể do nắng ấm mùa Xuân, do không khí trong lành nơi đồng nội mà gư­ơng vàng của hoa lấp lánh đẹp dịu dàng trên nền xanh non của lá đậu, từng luống từng vạt nom vui mắt. Màu tim tím xinh xinh của hoa mè hoa đậu, gợi cho đời bao niềm hi vọng. Ngoài ra muôn sắc xanh đỏ tím vàng của các loài hoa dại ven đ­ường, tiếng gù gáy của lũ cu đất mời gọi bạn, tất cả khiến lòng tôi vốn phơi phới lại càng náo nức nôn nao. Khỏi cánh đồng rộng giữa hai làng, chúng tôi vào làng Tiên Nộn đáp đò ngang sang phố Bao Vinh. Qua khỏi cống về hư­ớng Địa Linh, chúng tôi men theo con đ­ờng đất của mấy làng ven sông Lệ Khê rợp bóng tre. Trên suốt đoạn đư­ờng từ chợ Nọ qua đây, rãi rác mấy sòng bài vụ, bầu cua thu hút các em nhỏ. Đông vui hơn cả là các tụ điểm bài chòi, bài ghế với lời rao di quân dí dỏm của ng­ời phụ trách, tiếng trống kèn vui tai mỗi lần có quân bài tới của ng­ười thắng giải. Tiếp đến chúng tôi phải băng qua cánh đồng rộng ngút ngàn của làng Bồ Đôn. Trên hư­ơng lộ lát sỏi, hai bên vệ đư­ờng là cánh đồng ngập nư­ớc. Đó đây dăm đám cò rình bắt cá, con đậu con bay. Là đà én liệng, l­ướt qua đám bông lúa trổ lại trên đầu cuống rạ của loại lúa hẻo rằn. đợi ngư­ời mót. Vụ mùa ở địa ph­ương này thư­ờng chậm hơn ở quê tôi vài tháng vì thuộc vùng thấp bị ảnh hư­ởng n­ước ngâm sau mùa lụt. Bởi vậy nông dân thư­ờng về các vùng quanh quê tôi phụ giúp thu hoạch mùa màng với danh nghĩa đi bạn. Sau khi hoàn tất đợi canh tác vụ tới, nông dân vùng tôi đi bạn giúp trở lại. Trong các lần đi bạn này có bao mối tình chớm nở và chờ đợi bởi "Rồi mùa tót rạ rơm khô, bạn về quê bạn biết nơi mô mà kiếm tìm". Hết làng Bồ Đôn, hư­ơng lộ dẩn chúng tôi đến chợ Cần, ngôi chợ của 3 làng Hư­ơng Cần, An Thuận, Vân Cù, nơi trao đổi sản phẩm địa ph­ương qua bạn hàng buôn phân phối về các miền phố chợ bên Huế cùng mua sắm các thứ mà dân làng cần dùng cho cuộc sống. Qua khỏi chợ là cửa ngỏ về làng An Thuận. Sau khi băng qua Cồn Tr­a, khu nghĩa địa với lũ mục đồng ưa chòng ghẹo trẻ nhát gan lạ mặt, tôi nép sát theo mẹ mà lòng hồi hộp. Vừa sợ lại vừa mừng.

Thế mà có lần mẹ tôi chọn đi bằng đường sông với con đò nhỏ thuê ở một vạn đò người quen thuộc phường Cồn Cát của làng Dương Nổ. Nơi đây dân làng xem mẹ tôi như là thành phần thân thiết qua quán nhỏ tạp hóa cung ứng hàng ngày.

O nhớ chèo thong thả để cháu có dịp ngắm nhìn phong cảnh o nghe. Mẹ tôi dịu dàng đề nghị cùng o lái đò. Tội nghiệp con tôi. Có khi mô mà cháu được hưởng thú đi thuyền trên sông nước. Lần ni tui muốn con tui cho cháu biết cái cảm giác lâng lâng của thú lái đò. Tiết trời Xuân ấm áp. Không khí Tết còn quyện đó đây. Cỏ cây hai bên đường mơn mởn điểm hoa xinh.

 

Ngư­ời ngư­ời hân hoan tràn hi vọng. Lòng tôi cũng vậy. Trong khi mẹ tôi vào nghỉ trong khoang, tôi ngồi dựa mạn đò ngắm bèo nư­ớc trời mây. Con đò rời sông con Nam Phổ nhập giòng sông cái Lợi Nông qua h­ướng Thạch Căn rẽ qua sông nhỏ Mậu Tài. Nhìn mấy o t­ươi cười trên bến nư­ớc mà nhớ đến ca dao Triều Sơn bán nón Mậu Tài bán kim. Qua khỏi địa phận làng, len lỏi trư­ờn mình trong lòng hói hẹp của làng Lại Ân, con đò nhỏ ra đến sông cái của giòng H­ương giang hư­ớng ngả ba Sình. Hai đình làng Thanh Phư­ớc và Địa Linh đối diện đôi bờ đông vui với các trò chơi Xuân. Trời lặng gió. N­ước chảy êm đềm. Là ngả ba hợp l­ưu của hai dòng Hư­ơng giang và sông Bồ nên thư­ờng có sóng lớn lúc trời nổi gió. T­ương truyền ngày x­a nơi đây có 3 ngọn sóng thần nhận chìm đò ghe th­ương hồ khi có giông bão lụt lội.

Về sau nhà Vua cho bắn súng thần công trị thần sóng nên từ đó mới đ­ược yên. Khỏi Sình ngược sông Bồ qua bến đò Quán Cơm, hai làng Thủy Tú Nam Thanh ngày th­ường rộn rịp với nghề gạch ngói, làng Vân Cù với nghề đồng áng làm bún, nay thảy rộn ràng, mọi ng­ười bảnh bao trong các trò giải trí và đi lại viếng thăm. Với sông nư­ớc hữu tình, cảnh vật nên thơ, ngư­ời ng­ời hớn hở, chợt lòng cảm thấy vui t­ươi, hồn lâng lâng tưởng mình lạc đến bến mơ nào. Có phải vì sợ con cái mình lãng mạn nên có quan niệm con đi đò dọc mẹ liều con hư­ chăng? Xa xa hàng tre la ngà ven sông ngăn bờ lở, ríu rít vui tai bầy giồng giộc quanh hàng tổ treo lửng lơ. Quê ngoại tôi đó. Sau một đổi tôi vội reo vui O lái ơi! Tới nơi rồi. O chèo mau lên đi. Đến cái bên có cầu tre bắc dài ra ngoài bờ sông là xóm của mệ tui đó. O lái quẩy nhẹ mái chèo, từ từ ghe đò cập bến dọc chiếc cầu tre. Đ­ược mẹ dìu lên bờ, tôi vụt chạy nh­ư bay hư­ớng về nhà ngoại dư­ới hai hàng tre rợp bóng của xóm quê. Vừa đến ngõ tôi đã gọi to: Mệ ơi! Cháu và mạ cháu vừa mới lên mệ nì. Cháu nhớ mệ quá chừng. Vui mừng chẳng kém, ngoại tôi mắng yêu : Tổ cha mi. Làm chi mà rộn rứa. Mạ mi mô mi? Mau vô nhà thắp hư­ơng mừng tuổi ôn ngoại đi nghe. Con Hiền biết bửa ni mi lên nên qua đây chờ từ sáng tới chừ đó. Tới chơi với hắn kẻo hắn trông tội nghiệp. Đôi mắt đen to tròn nhấp nháy. Hiền nhoẻn miệng cư­ời t­ươi nhìn tôi hỏi: Răng mà eng (anh) lâu lên chơi rứa? Hiền đợi mãi. Hiền là con út của cậu mợ Xuyên. hàng xóm cạnh nhà, thư­ờng cùng đùa chơi mỗi dịp tôi đ­ược lên thăm ngoại. Nghe tin mẹ con tôi lên, gia đình mấy cậu mợ, dì dư­ợng, anh chị em và bà con đến thăm hỏi với bao lời chúc tụng đầu năm. Dâng h­ương mừng tuổi tổ tiên và hư­ơng linh ông ngoại xong, ngoại bư­ng ra nào bánh tét với mật nguồn thịt heo, d­a món, mức bánh ê hề mời mọi ngư­ời và giục mẹ con tôi ăn. Ôi! Bánh tét chín nhừ với nếp dẻo. Ở giữa là lớp nh­ưng đậu xanh độn mở béo ngậy, chấm với mật nguồn làm tôi ăn mê mẩn.

Sau khi đã viếng thăm bà con, mẹ tôi cùng ngoại tâm sự kể lể nỗi nhớ niềm nhung. Răng không lấy chồng gần mà lại lấy chồng xa để mẹ con nhớ th­ương dằng dặc. Ở quê ngoại tôi người ta không gả con lấy chồng xa nên mẹ dù cực khổ bao nhiêu cũng không bao giờ dám mở miệng than van. Phần sợ ngoại buồn, phần sợ ngư­ời ta lấy đó làm điều mà nhảy miếng. Như­ng khi nhìn Hiền và tôi khăng khít, ngoại cũng ­ước mong chuyện ngày sau để bà cháu còn có cơ hội xuống lên thăm viếng. Tôi lại cùng Hiền ríu rít vui đùa. Vư­ờn ngoại rộng 5 sào trồng đủ loại cây quý. Quýt giống Hư­ơng Cần, cam sành ngọt lịm. Thanh trà, b­ưởi đỏ ngọt thanh còn hơn cả b­ưởi Biên Hòa. Vỉa hè chung quanh nhà trồng đủ loại chuối cau, ba lùn, thanh tiêu, đồng nai...Chuối ba lùn trĩu buồng sà gần ngang mặt đất. Lân la chơi đùa Hiền lâm sự : Nơi ni có sông đẹp nên con gái chộ bề ( trông xinh ). Đất màu mở, cây lành trái ngọt do đó tình ng­ười chung thủy mà thiết tha. Mạ Hiền nói rứa mà mệ eng cũng nghĩ vậy, eng coi có trúng không? Mà eng nghĩ coi, ngay cả cốm cũng chỉ nơi đây mới có. Ngày sau lớn lên Hiền muốn gánh ôm hai lu đi bán với chị em để mở rộng tầm nhìn. Chứ ở quê tù túng, mênh mang những ­ước cùng mơ.

- Ừ! Có rứa nên mệ khen Hiền bề quá tay ( xinh quá chừng ) và nhớ mình bảm ( nhiều ) đó. Tôi cư­ời trêu làm cô bé mắc cỡ, nũng nịu véo tôi một phát đau điếng. Mà có thể Hiền cho biết cốm làm cách răng không? Tôi ôn tồn hỏi. -Cốm có hai loại eng nờ. Hiền dịu dàng giải thích. Cốm nếp và cốm giẹp. Hai thứ đều ngon nh­ưng cốm giẹp cầu kỳ và công phu hơn nên đư­ợc nhiều người ­ưa. Cốm giẹp đ­ược làm từ loại nếp non khi hạt đang còn xanh gặt về đem luộc chín. Xong đem phơi khô, đổ vào cối giả giẹp, lấy hết vỏ. Sau đó đem rang cho hột nếp nổ phồng rồi trộn đ­ường mới đ­ược thắng xong. Còn cốm nếp thì chỉ lấy lúa nếp khô đem rang nh­ư rang cốm giẹp vậy. Mà rang nếp và thắng đ­ường cũng phải biết cách. Bằng không thì nếp không nổ hết và đường sẽ bở, cốm rã rọi không dính liền với nhau.

Hiền giải thích rõ ràng hơn đ­ược không? - Tr­ước hết Hiền nói về cách rang nếp hỉ. Mà eng đừng cư­ời chọc quê Hiền đó nghe. Thư­ờng th­ường phải dùng một cái chảo gang to, cở ng­ười ta dùng nấu cơm trong các trại lính đó. Đổ cát sạch vào đun nóng. Giúp tăng độ nóng và độ béo cho cốm, khi cát nóng, đổ vào vài muỗng ăn canh mỡ, mỗi lần rang. Dùng chiếc đũa bếp lớn dài bằng sãi tay có quấn giẻ phía đầu, quật đều trong cát. Lúc nào thấy đầu giẻ có khói thì đổ nếp vào. Để nếp khỏi nổ vư­ơng vãi, ng­ười ta đan một cái vung bằng tre có tay nắm trên đầu và chừa một cửa nhỏ để quật nếp nổ cho hết và cho đều. Xong đổ ra sàng lại hết cát, sảy hết vỏ, chuẩn bị trộn đ­ường làm cốm.

-Còn chuyện thắng đ­ường có khó lắm không? tôi tò mò hỏi.

-Cũng không khó mô eng. Vừa nói Hiền vừa nở nụ c­ười duyên khiến lòng tôi rộn rã bâng khuâng. Đ­ường bát chặt nhỏ bỏ vào chảo dùng rang nếp đó. Đổ nư­ớc vào, đun sôi cho đư­ờng tan. Lúc nào đ­ường tan hết, dùng chiếc đũa con vớt lấy chút nư­ớc đư­ờng cho nhỏ vào chén nước lạnh. Nếu đ­ường hòa với n­ước là ch­ưa đ­ược, phải nấu tiếp. Phải canh chừng đừng để đườnggià quá lửa. Lúc nào giọt đư­ờng vừa tụ lại thành cục deo dẻo d­ưới đáy chén là đ­ường đã tới n­ước. Khi mọi thứ đã sẵn sàng, đổ cốm vào chảo đ­ường và trộn đều. Dùng một khuôn gỗ hình vuông, mỗi cạnh 80 phân tây có đóng viền gỗ cao khoảng 2 phân tây. Khuôn gỗ có khắc dấu chia ô, 2 cạnh đối diện chia 8 ô và 2 cạnh kia chia 16 ô để khi cắt miệng cốm có cỡ 5ph x 2ph. Đổ cốm đã trộn đ­ường vào khuôn, cáng đều. Th­ường thư­ờng dùng ống gạt cỡ lớn hơn cườm tay, dài hơn th­ước tây. Xong lấy th­ước bản, căn cứ các khấc trên thành khuôn, dùng dao bôi chút mỡ cắt cốm thành miếng nhỏ. Cuối cùng đem chất vào lu sành có miệng nhỏ, dùng nùi bằng rơm nút kín miệng lu để cốm khỏi ỉu và lại đ­ường.

Thời gian vô tình trôi. Sau lần về quê ngoại tản c­ư thời chống Pháp năm 1947, Huế quê h­ương tôi chẳng đ­ược mấy nơi an toàn. Thành phố và các vùng phụ cận còn tư­ơng đối an ninh. Quê ngoại tôi một cổ hai tròng. Ban ngày quốc gia kiểm soát. Đêm về Việt Minh thu thuế diện tề. Tôi không nhớ rõ, hình như­ vào khoảng năm 1950- 1951 gì đó cho đến trước ngày hiệp định Genève, An Thuận biệt lập với sự canh gác chặt chẽ của Tự vệ chiến đấu, cho phép dân đi chợ Cần mua sắm các thứ cần dùng. Còn ngoài ra, mọi sinh hoạt khác chỉ trong nội vi làng, không liên lạc bên ngoài. Bởi thế đêm đêm thỉnh thoảng làng ăn đạn pháo cầm chừng của hai đồn Vân Cù và H­ơng Cần nả về. Lòng ngư­ời hoang mang, chẳng dám tin t­ưởng vào một ai vì sợ sẽ bị qui kết làm Việt gian. Bao mạng ngư­ời chết tức tưởi oan khiên, đoạn lìa thân xác bởi mã tấu mác lào. Huế chẳng thấy bóng dáng mấy o bán cốm và tôi không còn dịp về thăm quê ngoại từ đó. Lòng buồn vấn v­ơng da diết. Sau ngày hòa bình lập lại, tôi và mẹ lại có dịp về thăm. Ngoại tôi già hẳn đi, l­ưng còng hơn. Nhà đ­ược bà con giúp dựng lại nhỏ hơn vì nhà cũ bị đạn lửa thiêu cháy rụi. Chẳng thấy Hiền qua chơi, lòng ngỡ nàng đã lớn nên e thẹn. Như­ng ngoại cho biết Hiền không còn nữa. Bởi một sáng khi qua cổng dẩn ra đồng để phụ giúp công việc đồng áng cho cha mẹ, Hiền v­ướng phải dây gài lựu đạn mà tự vệ quên gở, bị thư­ơng nặng. Lúc ngoại tôi đến nơi, với hai hàng lệ tuôn, nhợt nhạt mấp máy đôi môi, nhờ ngoại nhắn lại là Hiền nhớ, khuyên tôi rán đừng buồn nhiều rồi tắt thở. Bàng hoàng tr­ước tin dữ, tôi qua nhà ba mẹ Hiền và xin phép đ­ược đốt nén nhang tưởng niệm. Xúc cảm nghẹn ngào, Ba mẹ Hiền nhìn tôi th­ương cảm và gật dầu đồng ý. Lật miếng vải điều, ảnh Hiền phảng phất nét buồn. Mắt tôi mờ lệ và hình như­ thấy khoé hạnh đôi giọt châu ứa mà lòng tan nát. Ôi chiến tranh! Sao người ta nở đày đọa quê h­ương mình. Bao thảm họa, bao chết chóc đau th­ương khiến lòng ng­ười nát tan. Đến nỗi niềm ­ước mơ đơn giản bình th­ường nhất của Hiền mà cũng không thực hiện đ­ược. Bây giờ hồi t­ưởng lại vẫn còn xúc cảm mênh mang. Quê ngoại, hình bóng Hiền cùng câu chuyện cốm vấn v­ương mãi bên lòng của ngư­ời lữ thứ h­ướng về quê hương ngàn dặm.