Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

QUÊ HUƠNG NUỚC NGỌT

 

VŨ NAM

 

Đối với người dân Sài Gòn từ những năm 1960 trở đi, mỗi khi muốn chọn một địa điểm thuộc miền biển để nghỉ mát cuối tuần, thì mục iêu chắc chắn sẽ là Vũng Tàu, họa hoằn lắm là Long Hải. Trong khi đó, một nơi khác không xa Vũng Tàu bao nhiêu và nằm sát nách Long Hải, cũng có biển, có núi và phong cảnh hữu tình, thì vì tình hình an ninh nên không được nhắc tới và dần dần bị lãng quên. Đó là địa danh Nước Ngọt.

Từ thị xã Bà Rịa đi về Long Hải, cứ con đường chính mà chạy, sau Long Hải, theo con đường nghiêng nghiêng về phía trái khoảng hai cây số, ta sẽ bắt đầu vào Nước Ngọt. Không biết địa danh này do đâu mà ra, có phải vì nơi đó có nước giếng ngọt lịm không?

Nước Ngọt là một ấp thuộc xã Long Hải, nằm dọc theo bờ biển, khoảng giữa hai xã Phước Hải và Long Hải, một thắng cảnh mà trong khoảng thời gian từ 1955 đến 1961, du khách từ Sài Gòn xuống tắm biển nghỉ mát rất đông đảo. Dân cư ở đây thưa thớt, một số sống bằng nghề vườn rẫy, một số buôn bán, còn lại làm nghề “gác dan” cho các villa. Nước Ngọt chỉ có duy nhất một con đường tráng nhựa chạy ngang, nối liền hai xã Phước Hải và Long Hải, còn lại là những đường mòn, đường đá nhỏ dẫn chạy sâu vào các bìa rừng hoặc bãi tắm.

Sau Long Hải một đoạn rừng chồi khoảng hai cây số, ta bắt đầu vào đường đèo. Quang cảnh bây giờ bên phải là biển, bên trái là núi. Núi thì có đoạn sừng sững ngay bên đường. Những lúc xe qua đoạn đường này, quý vị tài xế rất ngán, vì chỉ rủi tay một chút xe có thể va vô đá núi, và chỉ cần chao tay lái một chút về phía phải là xe có thể lăn ùm xuống biển ngay. Mùa hè, biển êm ru một màu xanh thẳm dịu dàng. Còn mùa đông, sóng dâng cao đập vào bờ hoặc trên những tảng đá nằm dọc bờ biển nổi bọt trắng xóa.

Tiếp tục đi, ta sẽ gặp một vài quán nhỏ, đơn sơ dành cho du khách nằm dọc đường, cạnh biển. Ngoài những quán rải rác, đa số nằm dọc theo hai bên đường là những villa, được cất theo kiểu Tây trông rất đẹp. Có những cái được dân địa phương đặt tên: lầu Nóc Bằng, nhà Bánh ít, Bánh Bao (vì trên đỉnh nhọn như bánh ít hoặc tròn tròn có khía như bánh bao). Những villa này là của các ông tây bà đầm thời thuộc địa còn rơi rớt lại hoặc của những chức sắc thời Đệ I Cộng Hòa như dân biểu Trương Vinh Lễ, bác sĩ Tín, giám đốc hãng dầu khuynh diệp; những thương gia giàu có như thầy Ba, chủ tiệm thịt bò bảy món... Chung quanh villa là những cây bông xứ tím trắng hoặc vàng, quanh năm tỏa hương ngào ngạt, xen lẫn vài cây phi lao cao chót vót, kêu vi vu mỗi khi có gió thổi nhẹ. Trước cổng là những dàn bông giấy sắc đỏ hoặc tím thẫm. Trong vườn thì trồng cây ăn trái như vú sữa, điều, mãng cầu, ổi, lựu... Xen kẽ là những khoảng đất rộng đầy dây hoa leo, hướng dương và những loại cây dại như cây sơn, cây cỏ tranh, tạo nên khung cảnh rất nên thơ nhưng không dấu được vẻ man dại, rừng rú.

Sau các đoạn đường đầy cây dại, du khách sẽ gặp những đoạn đường phủ đầy bóng mát của cây trộm (loại cây cho mủ ngâm ăn với đường cát rất mát). Tàn cây quanh năm che rợp, ánh mặt trời lọt vô rất ít nên đường ẩm ướt đầy hơi sương khiến có cảm giác gây gây lạnh.

Thỉnh thoảng vài dòng suối nhỏ chạy ngang, nước trong vắt hoặc một cái bàu rộng gần nửa mẫu tây, đầy nước. Có những bàu ăn thông ra biển, cá lăng đi từng mé rất đông như ở cầu Tum, trẻ con cứ bỏ câu xuống là giật. Nếu bàu nào không ăn thông ra biển thì đầy những cua đồng, cá đồng. Chỉ cần một lần chài, chắc chắn sẽ có ngay nửa thùng thiếc cua đồng. Mỗi năm một lần, dân địa phương thường tháo nước từ bàu ra biển để chặn bắt cá đồng như cá rô, cá trê... Rải rác đây đó có những ngôi miếu nhỏ như miếu Tiên Sư hoặc những ngôi chùa như chùa Phước Thiện, tạo cho khung cảnh thiêng liêng, yên tĩnh, thoát tục. Nhưng cũng vì quá hoang vu, yên tĩnh nên Nước Ngọt có rất nhiều chuyện kỳ bí, ma cỏ do

người địa phương truyền miệng.

Sau những bàu nước hoặc những khu rừng hoang vắng, du khách sẽ gặp những động cát trắng hai bên đường. Khoảng cát trắng mênh mông dẫn chạy sâu đến tận bìa rừng, chân núi. Nơi này, khoảng trước năm 1960, chính phủ VNCH đã cho nhiều hãng phim ngoại quốc đến mướn để quay phim.

Suốt đoạn đường xuyên ấp Nước Ngọt, bên phải là biển, bên trái là rừng núi. Trên những núi này – núi Kỳ Vân - có nhiều chùa, hoặc tên thơ mộng như Bồng Lai, Ngọc Tuyền; hoặc tên chơn chất như chùa Cây Khế, chùa Bà Hai Luồng, chùa Hòn Một... Từ dưới đường trông lên, những ngôi chùa này như những chấm trắng nhỏ. Có chùa xây cạnh những hang đá đồ sộ như chùa Hòn Một. Đặc biệt chung quanh chùa trồng đầy hoa trái, khách thập phương có thể hái ăn mà không phải trả tiền hoặc bị la rầy. Về gỗ thì vùng này không có nhiều gỗ

quý như ở Trung Việt, chỉ có gõ non, bằng lăng, gò đèn, cà na... Về thú thì có heo rừng, trăn, khỉ; ít khi thấy hoặc nghe đến voi, cọp, beo. Đặc Biệt, nơi đây có nhiều mai. Cận Tết, từng đoàn người lũ lượt đi chặt mai rừng về chưng. Lên càng cao trên núi mới có mai tốt, to và đẹp. Đói bụng, khỏi lo, nếu quên hoặc đem không đủ đồ ăn, bạn sẽ vô ăn cơm “chùa”. Nước uống thì có nước trà hoặc các suối chảy quanh chùa. Và nếu gặp trái cây chín thì bạn cứ hái ăn thả dàn.

Từ trên núi cao nhìn xuống, con đường ngoằn ngoèo như con rắn đang chạy trên thảm cỏ xanh. Nhìn ra bờ biển, ghềnh đá hoặc xa hơn, những lượn sóng như những đường vân trên tấm lụa xanh với những con thuyền nhỏ li ti nằm yên trên mặt biển. Màu da trời và màu nước biển được cách ngăn bởi một đường kẻ nằm ngang mà hai đầu chạy xa ra mù tít. Từ đây, ta sẽ thấy lòng mình lâng lâng, thanh thoát, và thấy quê hương ta đẹp đẽ biết dường nào! Càng lên cao hoặc càng vô sâu trong vùng núi là những hang động chạy sâu trong lòng đất của Việt Cộng, nơi mà trong thời chiến tranh, Việt Cộng đã dùng làm căn cứ địa, chỗ dưỡng quân của tiểu đoàn dưới tên mật khu Minh Đạm.

Trở về vùng biển, dọc theo những bờ cát trắng là những cây bàng gie ra cho đầy bóng mát. Lũ trẻ trong vùng trưa trưa thường tụ họp lượm trái chín hoặc đập hột để ăn. Những cây dứa dại mọc lên từng bụi không ai săn sóc ngày càng phát triển um tùm, những trái dứa già rụng vương vãi đầy đất. Thỉnh thoảng, dọc bờ biển nơi những mỏm đá, có những loại ốc như ốc vôi, cua và những con dòm xanh đóng từng mảng gọn gàng đẹp mắt.

Ngoài cá biển, tôm, cua, mực... mà vùng biển nào cũng có, Nước Ngọt còn có trứng vích (một loại rùa biển lớn). Trứng vích vừa được lấy trong đêm, mới toanh, luộc lên ăn nóng hổi. Ngao, chan chan, chem. chép cũng rất nhiều. Chiều chiều, cầm theo một cái túi xuống biển, lấy tay hoặc chân đào vài cái ao nho nhỏ, gần nơi sóng nước đạp vào, bạn sẽ thấy hiện lên rất nhiều ngao, chan chan, chem chép, mặc sức mà bắt. Mấy thứ này mà xào phi hành tiêu ăn với cơm nóng thì không còn gì bằng.

Đến khi nghỉ mát ở đây, bạn sẽ ngạc nhiên vì lũ còng gió. Chiều chiều đi tản bộ dọc theo bờ biển, xa xa bạn sẽ thấy như cả một nền nhà màu xám di động. Từ từ đến gần, cái nền nhà lúc biến hình này, lúc thành hình kia. Đến thật gần thì cái nền nhà rã tan trong chớp mắt. Những anh chị

còng chạy tan tác! kẻ lên non, người xuống biển. Nhưng đằng nào cũng bị bạn chộp cổ vì bãi cát dốc soái soải, các anh chị cứ nằm trợt lên trợt xuống chịu trận, chờ bị bắt, các anh chị xuống biển cũng không thể chạy tuốt xuống biển như cua, đành phải nằm trên bờ dật dờ chịu sóng đánh. Bạn cứ đợi từng đợt nước rút mà bắt cả bao, cả thùng. Có còng rồi, bạn có thể làm còng nướng, còng luộc, còng xào, còng chiên bơ tùy ý. Nếu xách về hoặc vô quán với két la-de thì không gì tuyệt hơn.

Dọc bờ biển, trở hè, ngày cuối tuần rất là đông khách: các ông tây, bà đầm mặc bikini, mang kiếng mát nằm phơi đầy bãi. Các cô cậu du khách từ Sài Gòn hoặc những vùng khác, các đoàn thể đến cắm trại... làm khung cảnh biển cuối tuần ồn ào, sinh động hẳn lên, không như trong tuần vắng vẻ, đìu hiu.

Gần bờ biển có một chiếc tàu sắt bị chìm từ thời Pháp thuộc đang dần dần tan rã. Không ai rõ tông tích chiếc tàu này. Nơi đây cũng xảy ra nhiều tai nạn chết người. Chung quanh tàu có nhiều loại cá ẩn núp sinh sống nên các du khách sành câu hay lên tàu lúc nước ròng (nước cạn). Họ thường dẫn theo các cậu bé, con hoặc cháu. Khi nước lớn, lo đem cá, cần câu vô bờ trước. Lúc muốn trở ra rước con cháu thì nước đã ngập đầu, không biết lội, đành phải chạy về quán kêu người tiếp cứu. Đến nơi thì đã trễ, nước ngập gần hết con tàu và cậu bé đã buông tay chết trôi tự lúc nào! Nước biển ở đây lên xuống rất lẹ nên dễ xảy ra những chuyện chết oan ức.

Từ năm 1960, khi chiến tranh bùng nổ trở lại, Nước Ngọt bắt đầu mất an ninh. Thời gian ấy, Việt Cộng chiếm đóng Nước Ngọt. Ban ngày họ giao tranh với những toán Bảo An từ xã Long Hải, ban đêm họ từ trên núi xuống bắt những người tham gia chính quyền. Du khách, xe đò qua lại thường bị du kích chận bắt, tịch thu đồ đạc. Vì thế Nước Ngọt ngày càng vắng vẻ, du khách hết dám vãng lai, dân cư dần dà tản mác đi nơi khác. Khoảng năm

1961, chính phủ quốc gia ra lệnh cho dân chúng tản cư khỏi vùng này. Sau đó không lâu, nhiều tàu chiến hải quân đậu ngoài khơi đã nã đại bác vào bờ bắn sập các biệt thự, chùa chiền, nhà cửa... những nơi mà Việt Cộng có thể ẩn núp. Khoảng 50 biệt thự, 30 ngôi chùa to lớn, đẹp đẽ đã trở thành những đống gạch vụn. Sau những ngày tan hoang đó, dân nghèo ở các vùng lân cận thỉnh thoảng lén lút gồng gánh, bò xe đến trộm các loại đá quý, gỗ đẹp về làm nhà, buôn bán mưu sinh. Rồi cũng sau ngày tàu bắn không lâu, một lần B52 đến rải bom tàn phá nguyên cả dãy núi. Toàn dãy núi trong buổi chiều đó rực lên màu lửa. Sau ba lần rải bom, núi Kỳ Vân chỉ còn lại những tảng đá trắng trồi lên xơ xác, cây cối bị đốn nghiêng, dãy núi xanh nay đã biến thành màu xám úa. Nhiều loại cá sống gần bờ biển chết tức vì hơi bom trôi rất nhiều vào bờ.

Đến năm 1973, khi hiệp định Ba Le được ký kết, dân nhiều nơi đã đổ về cất nhà cửa, vườn tược, khai khẩn đất hoang. Các thương gia giàu có ở Sài Gòn trở về thăm vườn đất, mong gây dựng lại như ban đầu. Nhưng hy vọng ấy không bao lâu đã bị dập tắt vì hòa bình vẫn không được tái lập mà chiến tranh còn trở nên khốc liệt hơn đưa đến hậu quả sau cùng là năm 1975!

Sau năm 75, hầu như không có ai về Nước Ngọt để kiến thiết lại! Sau ngày này, thỉnh thoảng tôi có dịp chạy xe ngang Nước Ngọt, nhìn hai bên đường tan hoang trơ trọi, cây cỏ xác xơ. Cả một dãy núi chỉ còn cheo leo những cây nhỏ, chơ vơ không đủ lá. Cả một đoạn đường dài không một nóc nhà; những biệt thự, ngôi chùa, ngọn miếu giờ chỉ còn là những đống đất đá nhô cao, cỏ mọc xen kẽ xanh um; con đường đầy lỗ hang, cầu cảng xiêu vẹo, khách đi đường phải bắc tạm những thân cây, tấm sắt để đi qua. Thỉnh thoảng vài căn nhà lá mới cất vội vàng, nghèo khó; đôi khi bắt gặp người mẹ bồng con đứng cạnh bờ ao, nét mặt âu lo buồn bã lúc trời chạng vạng. Nước ngọt chưa ai dám về, chính quyền chưa tu bổ lại!

Tôi trở về đây sau ngày chấm dứt chiến tranh, đi suốt đoạn đường để nhìn lại, hoài niệm vùng đất nhỏ bé, đẹp đẽ xưa kia mà hơn mười lăm năm trước tôi đã trải dài đời sống trẻ thơ: trưa hè tắm biển, bắt ốc, bắt còng... thứ bảy cuối tuần, với lũ bạn vào rừng bắt chim, hốt ổ lấy trứng, leo cây hái trái, lội dọc theo những con suối, hứng tắm những dòng nước mát của thiên nhiên hoặc chơi trò bắn súng, hái sung liệng nhau, huýt sáo âm vang cả rừng rú...

Nước Ngọt, quê hương bay giờ không còn được như xưa, bởi thế những khi quay quắt nhớ, tôi muốn viết về nó, thật nhiều; viết để thấy quê hương ta nơi nào cũng đẹp, viết để gợi nhớ, để khắc ghi và viết với lòng tin tưởng một ngày mai xán lạn cho quê hương.