Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

PHÚ YÊN QUÊ NGOẠI

 

NGUYỄN BÍCH HÂN

 

 

Tôi sinh ra và lớn lên tại tỉnh Bình Định. Chưa rời khỏi chiếc ghế nhà trường bậc Tiểu Học thì tôi đã phải theo gia đình lánh nạn nước và hiện vẫn tiếp tục lần mò theo con đường học vấn.

Một người bạn đồng hương thân thiết cùng cảnh ngộ và học chung trường, mỗi lần gặp thường gọi đùa tôi là “Cô gái Tỉnh Bình Định”. Đôi khi cô nàng cố ý bỏ sót hai chữ sau cùng chỉ còn lại “Cô Gái Tỉnh”, với nụ cười có vẻ chế nhạo.

Tôi đoán, có lẽ bạn tôi là người miền Nam, đã rời khỏi nơi chôn nhau cắt rốn cũng vào cái tuổi ấu thơ và chưa hiểu biết gì nhiều về quê hương như tôi, nên đã vô tình mượn cái thành

kiến của câu tục ngữ “Ngơ ngác như bác ở Tỉnh mới lên thành”, để cột đùa với tôi chơi mà thôi. Nghĩ vậy, nên tôi không buồn mà còn lấy làm thích thú, mỗi khi nghe thấy cử chỉ và lời lẽ trêu chọc đáng ghê ấy. Có lần gặp nhau giữa đám đông, nhiều người xa lạ, tôi bắt gặp ngay cái giả dối trong dáng dấp nhã nhặn, trang nghiêm khó coi của cô nàng, và tự nhiên tôi cảm thấy như thiếu thốn một cái gì trong thân tình bè bạn giữa chúng tôi hôm đó.

Vào một cuối tuần giữa tháng 2 - 1987, nhân có đến ba ngày nghỉ liên tiếp, tôi đến nhà Huyên - tên của người bạn tôi nói trên – để thăm “Xuân muộn”. Sau khi được một bụng no nê bánh trái Tết Đinh Mão còn lại, ông Cụ thân sinh của Huyên - vốn xem tôi như con cháu trong nhà – đã thân mật hỏi tôi: "Là người Bình Định, cháu có hiểu biết gì nhiều về miền địa linh nhân kiệt ấy không?" Câu hỏi quá bất ngờ, tôi chưa biết phải trả lời ra sao. Như thấy được sự lung túng của tôi, ông Cụ xoay chiếc ghế bành tượng rồi đăm đăm nhìn ra ngoài trời và thao thao bất tuyệt:

Bình Định là một Tỉnh ở miền Nam Trung Phần, có:

“Hùng vĩ Trường Sơn liền cõi Bắc

Bao la Nam Hải giáp bờ Đông”

- Nơi đã sản sinh Tây Sơn Tam Kiệt, dày công lao bình Nam phạt Bắc và dựng nghiệp lớn,

“Non Tây áo vải cờ đào,

Giúp dân dựng nước xiết bao công trình”.

- Nơi đã hun đúc chí khí những chiến sĩ cần vương can trường như Mai Xuân Thưởng, Tăng Bạt Hổ...; tạo dựng võ nghiệp hiển hách của các danh tướng như Lê Chất, Châu Văn Tiếp..., rạng rỡ tiết nghĩa của vị nữ tướng Bùi Thị Xuân.

- Nơi đã chôn nhau rốn hay nuôi dưỡng những nhà văn, nhà thơ lớn như Đào Tấn, Hàn Mặc Tử, Quách Tấn, Lam Giang, Yến Lam, Võ Phiến...

- Nơi đã sinh trưởng những bậc râu mày, nuôi chí tang bồng từng xuôi nam ngược bắc và tình cảm cũng dạt dào theo bước lãng du, nhưng vẫn trọn niềm hiếu đạo và chung thủy:

“Anh về Bình Định quê cha Phú Yên quê mẹ, Khánh Hòa quê em"

- Nơi đã tạo ra từng lớp lớp hậu tiến, luôn noi gương liêm si của ông cha:

“... Mày là người Bình Định Nơi Tây Sơn dấy nghiệp anh hào

Tương lai mày cố gắng làm sao

Cười cho được

Khi qua lăng người dũng sĩ”

“...  - Con cúi đầu

Dưới chân thầy mẹ

Hổ thân con

Không dám về thăm lăng

Nguyễn Huệ

Biết nói gì

Để thầy mẹ khoan dung

Đau đớn song thân

Mà tủi nhục vô cùng"

Bình Định có:

“... Ba dòng sông chảy

Năm dãy non cao

Biển Đông sóng vỗ dạt dào

Tháp xưa làm bút

Ghi tiếng anh hào tận mây xanh”

Đã tạo nên không biết bao nhiêu là danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử. Bắt đầu từ Đầm Thị Nại – bao lớp sóng phế hưng còn đậm trang sử cũ - cửa ngõ đi vào bãi biển Qui Nhơn cát trải trắng phau ba bề:

“Có vách non nghiêng nhìn sống vỗ

Có hàng dừa đứng ngắm thuyền trôi”.

Đối diện với Cù Lao Xanh, xa xa về phía bắc là Hòn Yến, sừng sững giữa bể khơi, luôn hướng nhìn về tượng Đức Thánh Trần Hưng Đạo trên ngọn bán đảo Hải Minh, mà xem khinh bạc phong ba. Miền hải tần Tỉnh này tiếp nối qua cửa bể nổi tiếng cá ngon Đề Gi là đến vùng nước dừa ngọt Tam Quan, hư hình một con rồng nằm uốn khúc để bảo vệ miền bình nguyên bát ngát phì nhiêu.

Tiếp giáp với Trường Sơn, những dãy núi cao có nhiều kỳ nham quái thạch, xuyên nam và xuyên đông đã kết thành một chiếc ngai khổng lồ, dưới chân có nước chảy lượn quanh bốn mùa của ba dòng sông cái, và rải rác khắp sườn non đầu lĩnh:

- Có miếu Cô Hầu, người đàn bà đã tự sát để tròn tiết nghĩa với Bắc Bình Vương và đã trở thành thần linh cứu nhân độ thế.

- Có Truông Mây, trong thời Trịnh Nguyễn phân tranh là nơi dụng võ của Chú Lìa, một hiệp sĩ đã giúp dân trừ gian khử bạo mà lâm nguy. Dân chúng địa phương động lòng thương cảm:

“Chiều chiều én liệng Truông Mây

Cảm thương Chú Lìa bị vây trong rừng”.

- Có chùa Ông Núi, do “Sơn Ông danh tự bán nghi tiên” sáng lập. Khách thập phương thưởng ngoạn vừa leo khỏi mấy chục bậc đá thiên nhiên thì đã nghe thấy:

“Suối chảy quanh chùa, chùa vịn núi

Núi nằm ôm biển, biển sanh mây

Nước nhỏ lon bon, chuông dưới suối

Gió rung lốc cốc, mõ đầu cây”

Và mùi trầm hương phảng phất từ đám khói mây cùng đầu cây ngọn cỏ, khiến tâm hồn người cảm thấy nhẹ nhàng thư thái, như đã trút sạch mọi nỗi ưu phiền của thế gian.

- Có Hòn Vọng Phu, sự tích có vẻ hoang đường, nhưng trong thực có hư và trong hư có thực, chứa đựng nhiều ý nghĩa về nhân tình, đạo lý:

“Chồng đi biệt tích tự bao giờ

Một góc trời Nam một dạ chờ

Lụy nhỏ mưa ngàn tuôn nượp nượp

Tóc thề mây núi bạc phơ phơ

Non chồng nghĩa nặng cao vời vợi

Nước vướng tình sâu chảy lững lờ

Dâu biển đã bao đời kiếp trải

Lòng son một tấm mãi trơ trơ".

Chuyện đau lòng từ ngàn xưa, khách nhàn du nơi thạch tích này, mấy ai mà không cảm thông được tấm lòng son sắt của con người đá, đã trải bao tháng năm đợi chờ:

“Đã đem máu nóng rèn gan

Quyết đưa năm sắc mây ngàn về đây”.

Ông Cụ ngừng một lát, ngụm một hớp trà, rồi tiếp:

Nói chuyện Bình Định mà không đề cập đến Điện Tây Sơn, Thành Đồ Bàn, Lăng Võ Tánh, Mộ Đào Duy Từ, Tháp Cánh Tiên, Tháp Chuông Nhà Thờ Chánh Tòa, Đèo Cù Mông, Đèo Phủ Cũ... thì thật là thiếu sót. Nhưng chuyện Bình Định là chuyện ngàn năm, dù có nhiều thời giờ bao lâu đi nữa cũng không thể kể xiết dược. Có một điều bác muốn nói cho cháu hay, bác gốc người Tỉnh Phú Yên, mà Phú Yên là quê ngoại của cháu đấy. "Phú Yên quê me” (*), tổ tiên cháu đã về quê mẹ ở Phú Yên, thì tỉnh này đúng là quê ngoại của con dân Bình Định bây giờ, chớ còn gì nữa.

Thì ra sự ức đoán của tôi về bạn tôi nêu trên nhiều điều đã không đúng. Từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, tôi ngồi lặng người không còn dám hỏi ông Cụ thêm điều gì nữa. Nhưng trong trí tôi đã phác họa những việc gì mà tôi sẽ phải làm trong những cuối tuần sắp đến.

Huyền xoay mặt nhìn tôi và không ai bảo ai, chúng tôi cùng nắm chặt tay nhau và rươm rướm nước mắt, nhưng có lẽ mỗi người trong chúng tôi đang theo đuổi một ý nghĩ riêng.

 

Cước chú:

(*) Anh về Bình Định quê cha Phú Yên quê mẹ, Khánh Hòa quê em (Ca dao)

(Trích Đặc San Liên Trường Trung Học Quy Nhơn)