Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

PHÚ YÊN

 

 

ĐÔI DÒNG LỊCH SỬ

Vào thế kỷ 15, Phú Yên còn là phần đất của Chiêm Thành, nằm giữa đèo Cù Mông vào đèo Cả, thuộc châu Vijaya.

Sử chép rằng: "năm Canh Thìn 1470 đời Lê Thánh Tôn, tức năm Hồng Đức nguyên niên, vua thống lĩnh 20 vạn binh sang đánh Chiêm Thành. Vua Chiêm là Ban La Trà Toàn chống giữ không lại phải rút quân về giữ kinh đô Đồ Bàn. Quân An Nam kẻo đến đánh phá được thành, bắt được Trà Toàn cùng với hơn 50 người thân thuộc của Hoàng Gia"(1)

Thấy đà chiến thắng, vua Lê cùng quân An Nam vượt đèo Cù Mông tiến đến tận đèo Cả (mũi Varella) mới dừng chân. Tại đây vua cho cắm cờ, khắc chữ trên núi đá bia-tức Thạch Bi Sơn để phân định ranh giới Việt Chiêm.

Sau cuộc trường chinh của Lê Thánh Tôn (1741), lãnh thổ Việt Nam được nới rộng thêm phần đất từ Hải Vân đến mũi Varella.

Lúc bấy giờ trên danh nghĩa "Phú Yên" đã thuộc về Việt Nam; nhưng phải đợi đến năm 1611 đời chúa Nguyễn Hoàng (1558-1612), người Chiêm mới chịu nhường hẳn phần đất này cho Việt Nam.

Sử ghi rằng: "Năm Tân Hợi (1611), Thái Tổ sai chủ sự văn phong đem quân vào đánh Chiêm Thành, lấy đất bên kia đèo Cù Mông đến núi Thạch Bi, đặt làm phủ Phú Yên, gồm 2 huyện là Đông Xuân và Tuy Hòa, cho Văn Phong làm lưu thủ...".(2)

Năm Gia Long thứ 2 (1803), vua đổi phủ thành doanh; rồi 5 năm sau (Gia Long thứ 7, 1808) vua lại đổi thành trấn.

Năm Minh Mạng thứ 11 (1831), vua đổi trấn thành tỉnh. Năm Tự Đức thứ (1865), vua đổi thành đạo và đặt trực thuộc tỉnh Bình Định. Đến năm Tự Đức thứ 29 (1876), thì đạo Phú Yên được đổi thành tỉnh.

Năm 1975, chính quyền Cộng Sản Việt Nam sát nhập 2 tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa vào làm một và đặt tên là Phú Khánh.

 

VÀI NÉT ĐỊA LÝ

Phú Yên là 1 tỉnh nhỏ, rộng khoảng 5233km2, nằm về phía Nam Trung phần.

Bắc giáp tỉnh Bình Định.

Tây giáp tỉnh Phú Bổn và Darlac.

Nam giáp tỉnh Khánh Hòa.

Đông giáp biển Đông Hải.

Tỉnh ly của Phú Yên là Tuy Hòa cách:

- Hà nội: 1,130 cây số

- Huế: 506 cây số

- Sai gon: 570 cây số

 

NÚI VÀ CAO NGUYÊN

Vì rặng Trường Sơn chạy ra sát biển nên Phú Yên có nhiều núi. Trừ mặt Đông hướng ra biển, 3 mặt còn lại đều có núi bao bọc. Núi tại Phú Yên không cao lắm, cao độ trung bình khoảng 700m.

Ở phía Bắc có dẫy núi "Cù Mông" còn được gọi là dẫy núi ông. Dẫy núi này là 1 chi nhánh của rặng Trường Sơn chạy dọc theo ranh giới hai tỉnh Phú Yên - Bình Định ra đến biển, theo hướng Tây - Đông.

Ở phía Nam có dẫy núi đèo Cả. Dẫy núi này chạy dọc theo ranh giới hai tỉnh Phú Yên - Khánh Hòa; trên có các đỉnh núi hòn ông (1104m), núi Đá Bia (706). Núi Đá Bia còn được gọi là Thạch Bi Sơn là hòn núi lịch sử, nơi đánh dấu 1 chiến công oanh liệt của vua Lê Thánh Tôn (vào năm 1471) trong việc bành trướng lãnh thổ về phương Nam.

Về phía Tây Nam, giữa Phú Yên và Darlac có hòn Nhọn (2051m) tục gọi là núi "Mẹ bồng con", là ngọn núi cao nhất của Phú Yên.

 

ĐỒNG BẰNG

Phú Yên có 2 vùng đồng bằng. Đó là đồng bằng sông Ba và đồng bằng sông Cái.

a) Đồng bằng sông Ba: còn được gọi là đồng bằng Tuy Hòa - Hiếu Xương. Đồng bằng này rộng khoảng 80,000 mẫu do phù sa của sông Ba và các phụ lưu tạo thành. Đồng bằng này là do sự kết hợp của những cánh đồng nhỏ nằm trong 3 quận Tuy An, Sơn Hòa và Đồng Xuân.

 

BỜ BIỂN

Bờ biển Phú Yên chạy từ đèo Cù Mông đến đèo Cả, dài khoảng 100 cây số.

Từ đèo Cù Mông đến Tuy An, bờ biển gồ ghề, lởm chởm với nhiều bán đảo nhô ra và các đầm, vịnh.

Từ Tuy An đến mũi Varella, bờ biển bằng phẳng và có nhiều cồn cát nên không thuận tiện cho việc thiết lập hải cảng.

 

KHÍ HẬU

Cũng như các tỉnh khác ở miền Trung, Phú Yên có 2 mùa rõ rệt: mùa nắng và mùa mưa. Tuy nhiên thời tiết tại đây nóng nực quanh năm (kể cả tháng lạnh nhất là tháng Giêng cũng chỉ được 20 độ C)

 

DÂN CƯ

Theo thống kê 1967, dân số tại Phú Yên khoảng 329,464 người. Đa số là người Việt, kế đến là người Thượng (4466) và người Trung Hoa (997) còn người Chàm thì rất ít (khoảng 50 người).

Người Việt tại Phú Yên phần đông tập trung ở những vùng đồng bằng phì nhiêu, sống với nghề nông hoặc đánh cá.

Còn đồng bào Thượng gồm các sắc dân H'roi, M'thuc, J'rai sinh sống với nghề làm rẫy tại miền núi ở các quận Đồng Xuân, Phú Đức, Sơn Hòa.

 

GIAO THÔNG

Quốc lộ 1: Qua tỉnh lỵ Tuy Hòa. Quốc lộ này dài 117 km chạy từ đèo Cù Mông đến đèo Cả.

Ở phía Bắc và Nam quốc lộ 1 chạy quanh co, vòng theo chân những rặng núi.

Ở đoạn giữa, đường chạy trên vùng đất bằng dọc theo biển, hai bên là ruộng lúa hoặc bãi cát.

Ngoài quốc lộ 1, tại Phú Yên còn có những liên tỉnh lộ:

- Liên tỉnh lộ 6: dài khoảng 70km, đi từ Chí Thành (quận Tuy An) đến Tuy Phước (Bình Định)

- Liên tỉnh lộ 7: dài khoảng 120 khi đi từ Tuy Hòa đến Hậu Bổn (Phú Bổn). Liên tỉnh lộ này chạy ngang qua quận Sơn Hòa (Phú Yên) và Phú Túc (Phú Bổn) rồi đến Hậu Bổn.

- Liên tỉnh lộ 9: dài khoảng 70km, nối liền Cũng Sơn (thuộc quận Sơn Hòa) với M'Drack (Khánh Dương - Khánh Hòa).

ĐƯỜNG XE LỬA

Đường hỏa xa xuyên Việt chạy ngang qua tỉnh, dài trên 100km, đã giúp ích rất nhiều cho sự chuyên vận.

Trước năm 1975, tỉnh Phú Yên, được phân ra làm 7 quận gồm có:

- Quận Tuy Hòa có 8 xã.

- Quận Hiếu Xương có 11 xã.

- Quận Tuy An có 12 xã.

- Quận Sông Cầu có 5 xã.

- Quận Đồng Xuân có 5 xã.

- Quận Sơn Hòa có 7 xã.

- Quận Phú Đức có 7 xã.

 

THẮNG TÍCH PHÚ YÊN

Nguyên Đình từ đã viết Đập Đồng Cam và núi Đá Bia trong Non Nước như sau:

* ĐẬP ĐỒNG CAM: Được khởi công xây dựng từ năm 1924, đến năm 1929 mới hoàn thành, chi tiêu đến hàng mấy tỷ bạc. Đập xây ngang sông Ba, nối liền Đồng Cam với Qui Hậu, dài 657 thước. Đập đã nâng cao mức nước lên để chảy vào hai con mương lớn ở hai bên bờ sông. Đó là mương phía Bắc dài 31 cây số với những công trình xây dựng lớn lao như cầu Ru Rỳ, Xi Phông suối Muông và cầu Máng suối Cái. Mương phía Nam dài độ 36 cây số, nằm về phía Qui Hậu, với những công trình quan trọng hơn hết là lù Thường Bị (3), cầu máng Qui Hậu, cầu Đồng Bò. Hai con mương lớn này dẫn nước vào vô số những mương nhỏ, để tưới cho gần 80,000 mẫu tây ruộng lúa của đồng Hiếu Xương và Tuy Hòa và bén vùng châu thổ này thành kho lúa vô tận.

Đập Đồng Cam chẳng những là một công trình thủy lợi, mà còn là một thắng cảnh du lịch. Khách thi nhân tới đây không sao ngăn nổi giống thơ lai láng. Năm 1942, thi sỹ Huỳnh Khinh tói viếng đập, có làm bài thơ sau đây:

Viếng đập "Đồng Cam" ngắm nước non,

Xanh xanh một sắc nước cùng non.

Non thề chung thủy ôm lòng nước,

Nước nặng ân tình sát cánh non.

Non giữ nguồn sông che chở nước,

Nước xuôi đồi đất điểm trang non.

Đức chung một khối tình non nước,

Khó nỗi chia lìa khối nước non.

* NÚI ĐÁ BIA: Trong những di tích lịch sử của Phú Yên, quan trọng nhất là núi Đá Bia, vì nó là kẻ làm chứng muôn đời cho cuộc Nam tiến của dân tộc Việt Nam về thế kỷ XV.

Núi Đá Bia tên chữ là Thạch Bi Sơn, cao 706 thước thuộc dẫy núi đèo Cả, chân núi phía Nam giáp biển Vũng Rô, chân núi phía Tây giáp Quốc lộ 1, phía Bắc liền với núi Đông Sơn, phía Đông liền núi Hòa Bà nằm sát biển: chu vi có đến 15 cây số. Đây là một hòn núi ăn ra biển xa nhất trong toàn cõi nước ta.

Sườn núi Đá Bia rất dốc, có nhiều tảng đá chồng chất lên nhau, cây cối um tùm, đường lên đỉnh rất khó. Trên đỉnh núi có một khối đá rất lớn và cao, mọc dựng đứng, trên chóp thì nhỏ lại và tròn, trông tựa như đầu người. Vì thế dân chúng địa phương tưởng lầm là núi Vọng Phu. Một văn nhân nặng tình sống núi, đã gởi tâm sự của mình vào mấy câu ca dao sau đây:

Sông Bàn Thạch quanh co uốn khúc,

Núi Đá Bia cao ngút từng mây,

Sông kia núi nọ còn đây,

Mà người non nước ngày nay phương nào ?

Quả thế, trải bao năm tháng dầm mưa giải nắng, ngẩng gió gội sương, núi Đá Bia đã chịu đựng biết bao thử thách của thời gian, chứng kiến biết bao vụ đổi thay thay đổi, bao cảnh thịt nát xương tan, bao sự hưng vong của các triều đại Chiêm Thành.

Vào niên hiệu Thiệu Phong Thớ 11, năm Tân Mão (1351) đời vua Trần Dụ Tông (1341-1369), núi này bị sét đánh, đá vỡ tan trắng xóa như vôi, đứng xa vẫn thấy. Lần lần mưa gió, đã sơn phết lên màu đen sẩm như ngày nay.

Tảng đá không đứng chính trên đỉnh núi, mà xế về phía trong độ vài chục thước. Đứng trên đỉnh núi Nhạn Ở Tuy Hòa, du khách sẽ có dịp trông thấy như thế. Khối đá ba mặt tròn, chỉ có mặt về phía Đèo Cả tức phía Tây Nam là bằng phẳng như tấm ván. Trên mặt này có những nét chữ đã lu mờ, sứt mẻ không còn đọc được nữa.

Theo sử sách còn ghi chép, vào năm Hồng Đức nguyên niên (1470) đời vua Lê Thánh Tông, vì người Chiêm Thành hay sang quấy nhiễu vùng Hỏa Châu, nhà vua thân chinh đem 26 vạn quân vào đánh chiếm thành Chà Bàn (4) là kinh đô của Chiêm Thành thời bấy giờ. Sẵn đà chiến thắng, nhà vua thúc quân vượt qua đèo Cù Mông, thẳng tiến đến đèo Cả. Tới đây, nhà vua cho dừng chân. Khi trèo lên ngọn núi cao ngắm xem phong cảnh, ngài than với kẻ tả hữu rằng: "Trời đất khai tịch đã chia lãnh thổ phận mình. Kẻ kia (5) nghịch ý trời, nên mắt phải thiên họa.(6)..." Nhân đó ngài cho khắc chữ lên mặt đã làm bia qui định ranh giới 2 nước. Theo tương truyền thì văn bia như sau: "Chiêm Thành quá thử, binh bại trong vong. An Nam quá thử, tướng chu binh chiết" nghĩa là Chiêm Thành vượt qua đây, quân thua nước mất. An Nam qua đây, tướng chết quân tan.

Vì sự kiện lịch sử trên đây, từ đó núi này được mang tên là Thạch Bi Sơn, hay là núi Đá Bia và trở nên 1 ngọn núi tên tuổi vào bậc nhất của tỉnh Phú Yên.

 

NHƯNG ĐẶC CẢNH KHÁC

* CHÙA ĐÁ TRẮNG: chùa này được xây cất trên triền núi thuộc ấp Cần Lương, xã An Đán, quận Tuy An, đây là một trong những ngôi chùa cổ kính ở Việt Nam, chùa tọa lạc ở ngọn đồi có nhiều đá trắng, đá dăm; đá ở đây toàn là đá vôi trắng toát, vì thế nên mời gọi là chùa Đá Trắng, chung quanh chùa này có 1 rừng xoài làm cảnh chùa thêm đẹp đẽ và mát dịu suốt ngày.

 

* SUỔI NƯỚC NÓNG TRÀ Ô: tính theo đường chim bay, suối nước nóng Trà Ô cách quận lỵ Đồng Xuân lối 7 cây số về hướng bắc. Suối nước nóng xuất hiện dưới lùm cây rậm từ trong khe đá tuôn ra khá mạnh, nước nóng trên 57 độ và được chứa trong một hồ nhân tạo, dung tích chừng một thước khối, nước trong hồ tràn ra theo một khe chảy nhập ra suối bên cạnh, dân chúa địa phương cho biết khi thiết lập đường xe lửa xuyên Việt (1936) ta khám phá ra suối này và liền sau đó đã xây một vòi rồng và mái ngói che nắng theo sự khảo nghiệm thì nước nóng có chất lưu huyền (Soufre) vì thế dân chúng quanh vùng đến tắm rửa trị bệnh ghẻ lở.

 

* ĐẦM Ô LOAN: dưới mắt của một kiến trúc sư Đầm Ô Loan là (Hạ Uy Di) của Việt Nam, đầm chiếm 1 diện tích khoảng 10 cây số vuông, giữa các xã An Cư, An Hòa, An Ninh và An Thạch (Tuy An). Mặt đầm im phăng phắc, xanh biếc 1 màu, phơi mình dưới nắng ấm và một đồi đất nhô ra giữa đầm trông giống như con rùa khổng lồ đang dài cổ uống nước, có những con thuyền lướt nhẹ trên mặt đầm, sóng gợn lăn tăn, trông đẹp nhất là vào lúc rạng đông hay chiều tàn, với những giọng hò địa phương ca ngợi chí kiêu hùng của nhà cách mạng tứ phương (tên thật là Lê Thành Phương) xuất thân tại đây đã bày binh chống Pháp, mưu đồ Độc Lập, Tự do cho giống nòi. Ô Loan chính là nơi sản xuất sò huyết mà mùi vị ngon nhất không nơi nào sánh kịp. Sò ở đây được địa phương xuất tỉnh đến Huế, Đà Nẵng. Đầm này không những nhiều sò huyết mà nhiều hải sản quí giá như Điệp, Tôm, Cua, Cá. Nguồn lợi tại đây đã nuôi sống hàng vạn dân quanh vùng.

 

* CÙ LAO NẦN: trên cù lao này có miếu công thần, 1 di tích lịch sử, cách quận ly sông Cầu về hướng Đông Bắc khoảng 12 cây số, cù lao nằm giữa đầm Cù Mông thuộc ấp Phú Dương, xã Xuân Thịnh được gọi là Hòn Nần vì trên cù lao này có nhiều củ khoai nần mọc hoang dại nhưng cũng đã giúp cho dân làng quanh đây một thức ăn đáng kể, hồi trước khi vua Gia Long bại trận từ Thị Nại (Bình Định) vào trú đóng trên cù lao này, khoai nần đã giúp nuôi sống một số quân sĩ còn lại trong thời gian khá lâu, sử ghi rằng vào thế kỷ thứ 18 khoảng năm 1789, một trận giao tranh ác liệt tại cửa biển Qui Nhơn, giữa Tây Sơn và Nguyên Ánh. Quân Nguyễn Ánh bại trận và bị truy kích về tận Phú Dương bằng thủy lộ, chúa Nguyễn dựng cờ trú quân và mai táng các tử thi trên cù lao này, về sau dân chúng địa phương lập miếu thờ Xuân, Thu, lễ tế nhị kỳ, nên gọi là miếu công thần, cảnh trí nơi đây có vẻ đẹp thiên nhiên, không có nhiều cây cao bóng cả nhưng một vùng cây thấp cũng đủ che mát và có những viên đá bằng phẳng, ở đây có nhiều hải sản như: Sò, Ốc, Tôm, Cua, Ghẹ và Cá; Cá ớ biển này được nổi tiếng là rất ngon.

 

GHI CHÚ:

(l) Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử Lược, Quyển 1 trang 262, Bộ Văn Hóa Giáo Dục, Trung Tâm Học Liệu xuất bản, năm 1971.

(2) Phan Khoang, Việt sử xứ đàng trong trang 385, Nhà xuất bản Khai Trí.

(3) Lù là một loại cống ngầm, gọi theo tiếng địa phương. Thừa Bị là tên người chủ thầu xây cái lù này.

(4) Có chỗ gọi là Đồ Bàn.

(5) Tức chỉ Chiêm Thành.

(6) Lời dẫn của Phạm Văn Sơn trong Việt Sử Tân Biên quyển II trang 580.