Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

PHỦ CAM XÓM ĐÁ

 

GIÁP CẨM TÚ

 

Phủ cam nằm sát bờ con sông đào An Cựu, cách cồn Dã Viên của sông Hương về phía nam chừng hơn một cây số ngàn. Phía đông giáp xã An Cựu có cánh đồng sản xuất thứ gạo dẻo mềm mướt thơm ngon nhứt hạng, sánh đôi với con tôm bóc vỏ đuôi kho om trong cái trách đất dâng lên mời mạ thời. Phía tây Phủ Cam giáp phường Phú Ninh thuộc xã Dương Xuân Hạ có chùa Vạn Phước vô ngôn cùng các chùa Pháp Hoa, Linh Quang và nhất là chùa Từ Đàm nỗi tiếng. Phía nam Phủ Cam là xóm ray hiền hòa thuộc vùng Tam Thai Nội và Tam Thai Ngoại triều kiến núi Ngự Bình, Ngắm lên xứ Thiên Thai có trái núi Thiên nằm bảnh chọe. Phía bắc giáp vùng Bến Ngự với tòa Tổng Giám Mục và hai trường Đồng Khánh Quốc Học thân thương. Xứ Tứ Tây của phủ Cam nghe xưa lắc xưa lơ. Vì thế đất quý Bối sơn Diện thủy, vua Thành Thái có cho dựng An Lăng nho nhỏ. Con đường mới quanh co mấy độ, xã Phước Quả trổ đường đá dọc ngang. Nhớ ơi là nhớ, cái xóm Phú Cam. Cả một vùng rộng lớn của người ta mà cứ kêu là xóm. Nhớ cái thời có biệt danh Tự Trị. Nhà không cần địa chỉ. Xóm không có tên đường. Hỏi thăm nhà sẽ bị chỉ quanh chỉ quẩn lần ra tới tận mồ ma. Thơ từ gửi về đều tập trung tại nhà cha sở để trước hiên, cứ đến mà kiếm, chậm thì có chậm nhưng không bao giờ thất lạc. Thời Tây bắt lính đưa qua Pháp để đánh giặc Đức, thanh niên bên phố Huế lẻn sang đây ẩn trốn là khỏi sợ lính sen đầm xét soát giấy tùy thân phiền hà lắm chuyện.

 

. Phú Hay Phủ?

Phú là giàu. Phủ là cái kho. Phải giàu có mới đủ tiền xây kho, xây lẫm. Nói hai tiếng Phủ Cam hay Phú Cam chỉ khác nhau một chút giọng nhẹ nhàng. Còn như Phu Văn Lâu nói nặng thành Phú Văn Lâu đã sai, có người còn đổi Văn thành Vân mới thiệt là tầm bậy. Hỏi thăm quanh quẩn, nhất là dân địa phương, người nào cũng nói Phủ Cam hiểu theo nghĩa là cái kho cam như kho lúa kho gạo. Lại còn có nghĩa khác là ở trong dinh thự có nhà cửa sang trọng, vườn tược rộng rãi trồng rất nhiều cam. Từ các mệ các mự, đến các chú các em, nhất nhất ai ai cũng đều nói Phủ trong ý nghĩa phủ phòng kho lẫm. Còn Phú là giàu ít nghe nhắc đến.

Địa danh xứ Huế thường mang tên kép, có nghĩa là một tên gồm hai chữ như Kim Long, Thừa Thiên, Phú Xuân, v.v.. Tên đơn một chữ như Huế, Sình, Sịa, Truồi, Trẹm, Trạch, Tuần, Lụ, Nong, Chuồn, Sam v.v.. Tên đơn thường thêm thắt thành hai tiếng một cách dễ thương như Phố Huế, Chợ Sịa, Làng Chuồn, hoặc luôn dùng đơn như trẹm, Lụ, Trạch, Nguồn. Tên Phủ Cam hai chữ. Cam dùng không thay đổi. Phú với Phủ mới rắc rối cuộc đời. Lật trang sách cũ, nhắc chuyện chúa Nguyễn Phước Chu cho nhà cố đạo mua đất làm nơi giảng đạo trên chỗ Phú Cam thuộc xứ Tứ Tây! Nếu chuyện này có thật thì tên Phú Cam có trước tên Phú Xuân, vì sau khi chúa Nguyễn Phúc Chu mất, chúa Nguyễn Phúc Khoát mới lập dinh Phú Xuân, phủ Kim Long. Xuân tươi trẻ. Cam ngọt ngào. Trong chữ Hán, Phú và Phủ viết khác nhau. Phía bắc Hương Giang có Phú Xuân, nam Hương Giang có Phú Cam, Phú Ninh, Phú Vĩnh ! Phú Cát gần khu vực Bãi Dâu, Phú Ốc gần chợ Sịa. Thêm Phú Vang, Phú Thứ, Phú Lộc ở gần Thuận An; Phú Lương, Phú Bài đi về Hướng Truồi. Ngay trước nhà thờ Phú Cam có Phủ Trấn Biên của Quận Công Hường Thuyên thân sinh của hoàng thân Ưng Trạo. Trên cửa phủ Trấn Biên có cây thánh giá đường bệ vững vàng. Nếu nói rằng phủ Trấn Biên nằm trong Phủ Cam cũng giống như Phủ Cam nằm trong Phủ Thừa Thiên thì hình ảnh nầy thiệt bao la êm dịu với ít có người tưởng tượng cho ra. Chữ Phủ ít khi dùng trước tên, ngoại trừ trong ngôn ngữ nói. Ta nói với nhau là Phủ Thừa Thiên, nhưng khi viết phải là Thừa Thiên Phủ; hay Phủ Thọ Xuân thì phải viết là Thọ Xuân Phủ. Phủ Trấn Biên khi viết là Trấn Biên Phủ. Ơi mấy anh Quốc Học, mấy chị Đồng Khánh ở bên tê sông có còn nhớ con đò Thừa Phủ ? Cam không phải là một phủ. Lại không phải một dinh phủ có trồng nhiều cam tuy trong Phủ Cam có mấy vườn cam. Năm 1930, còn sót lại đồi đất trồng cam, vườn nhỏ của ông Hùng. Phủ Cam là một vùng nhỏ thuộc xã Phước Quả. Trong xã có nhiều xóm như xóm Nam, xóm Đường Đá, xóm Chợ Xép, xóm Cồn Mồ, xóm Giếng Khe, v.v. Giấy khai sinh ghi “Làng Phước Quả, Tổng Cư Chánh, Huyện Hương Thủy, Tỉnh Thừa Thiên”. Không thấy ghi hai chữ Phủ Cam. Khi ghi bằng chữ Hán thì dùng chữ Xã thay cho Làng, vì Làng là tiếng Việt, muốn viết phải dùng chữ Nôm chứ chữ Hán của người Tàu không có chữ Làng. Phủ Cam nằm sát vùng Phú Vĩnh. Phú Vĩnh thuộc vùng Bến Ngự, sau Phú Vĩnh đổi làm phường. Thơ từ đề địa chỉ, không dùng hai chữ Phú Vĩnh, thay bằng mấy chữ Bến Ngự là Bến Ngự, không phường, không xã, không xứ, không làng. Chợ Bến Ngự đề tên rõ ràng, gắn trên hai cột trụ xi măng chắc chắn. Chợ nằm sát bờ sông, có cây thị xanh um tàn lá. Trường tiểu học Phú Vĩnh nằm phía sau lưng trường Quốc Học. Trụ sở phường Phú Vĩnh gần chợ Bến Ngự cạnh bến xe. Con hẻm nhỏ vô ra nhộn nhịp.

Phủ là cái búa. Cân là cái rìu. Phủ cân trỏ sự trừng phạt vì có tội. Kết án Phủ Cân là án tử hình. Án Phủ Cân Giam Hậu là án tử hình nhưng vẫn còn giam chưa ấn định ngày thọ tử. Phủ Cam đã từng là vùng biệt lập lưu đày giam giữ những tử tội vì theo đạo Thiên Chúa bởi luật cấm đạo của triều Nguyễn, mãi cho đến gần cuối triều Tự Đức mới được chiếu chỉ giải tỏa dung tha. Nhà thờ Phủ Cam theo thế đất thuộc loại Bối Sơn Diện Thủy tức là sau lưng có núi, trước mặt có sông nhưng cũng bị gọi lại là thế đất Bối Sơn Diện Thủy. Chữ diệp ở đây được giải thích là tươi mát ! Diện hay Diệp trúng trật ra răng thưa thầy địa lý? Từ Phủ Cân mà đọc lâu ngày trại thành Phủ Cam chăng ? Giống như Dữu dân, chữ của ông Nguyễn Văn Tường chỉ người Việt theo đạo Thiên Chúa, tai hại như cây cỏ dữu mọc lẫn trong lúa. Người Pháp không chịu, ông Tường đổi thành chữ Giáo. Lương dân và Giáo dân. Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết có lúc khác nhau.

Đọc sai nhiều thứ như chùa Tra Am, có nghĩa là cái am làm nơi nghiên cứu. Chữ Tra không có dấu huyền. Người sau thêm dấu vào, đọc thành Trà Am nghĩa bóng là tên chùa, nghĩa đen là cái am làm nơi uống trà như trà đình, trà thất, trà phòng, v.v. có lẽ vì âm Tra đọc không hay lại nghe ra như có dấu huyền thành Trà. Còn Phú Ninh thì thuộc vùng chùa Báo Quốc, dốc Nam Giao, ga xe lửa Huế, v.v. Sau ga xe lửa có miếu Lịch Đại Đế Vương. Khu vực quanh miếu, người ta gọi là vùng Lệt Đợi ấy là do kiêng tên vua Hàm Nghi (Ưng Lịch) mà gọi trại đi hai tiếng Lịch Đại. Biết đâu âm Cân và Cam vì lý do nào đó nên có khi lẫn lộn ?

. Thăm xứ Tứ Tây

Người Huế đến nay vẫn còn truyền nhau câu tục ngữ “Phế vua không Khả, đào mả không Bài” để trỏ quan đại thần Ngô Đình Khả không đồng ý nhà nước Bảo Hộ phế vua Thành Thái, và Thượng thư Nguyễn Hữu Bài ngăn cản việc người Pháp đòi khai quật lăng vua Tự Đức để tìm châu báu. Trong triều, hai cụ Khả (Bảo Hộ) và cụ Bài (Nam Triều) cùng làm quan lớn. Ngoài quận, hai người lại là thông gia với nhau. Khi thôi làm quan, cụ Thượng Bài về cố hương là xã Phước Môn ngoài Quảng Trị sống quãng đời còn lại. Cụ Thượng Khả không về quê, ở luôn tại Phủ Cam, khi mất chôn ở đấy. Mộ cụ Thượng Khả cách nhà chừng hơn một cây số.

Có người Pháp là ông Gerald chuyên nghề làm dầu sả, lên xóm Phước Quả, xứ Phủ Cam xây nhà lầu gần chỗ ngã ba đầu con đường mới. Lầu ông Gerald còn cao hơn cả nhà thờ. Ngã ba nầy sau có dựng một cây thánh giá thật lớn và mang biệt danh là Ngã Ba Thánh Giá. Ngày khánh thành cây thánh giá, có linh mục chánh xứ Phú làm lễ, cùng các linh mục khác như Chân Tín, Cha Thanh đồng tế. Linh mục Thanh rao giảng tuyên xưng ơn thập giá. Năm 1975, linh mục Thanh nổi danh chống tham nhũng.

Ngã ba Thánh giá nằm về phía tây nam Phủ Cam, đại thế cao nhất xứ. Đỉnh đồi được san bằng, dùng làm nghĩa trang họ Ngô. Nghĩa trang có trồng thông, hoa mai, cây kiểng. Tứ phía tây tường đá. Lối vô ra có cái cổng sắt rất kềnh càng hoa mỹ.

Các con đường của Phủ Cam được người Pháp chăm sóc kỹ, cho rãi đá cho nên vẫn gọi là xóm Đường Đá. Người ta đồn rằng có khi đất của tư nhân bị người Pháp trưng dụng làm nghĩa trang như đất của ông Trương Đình Tùng, tức là ông Thừa Tùng bị lấy một nửa khoản vườn, làm rộng thêm Nghĩa Trang Âu Châu. Trong khi đó, đất cất nhà cho ông Gerald lại được bảo vệ tối đa, phóng thêm con đường cho tới ngã ba gần đỉnh đồi, lại trải đá hoa cương cho ông dễ lái xe đi làm. Ôn Tây Gerald có xưởng cất lọc dầu sả bên bờ sông Hương và sông An Cựu có cây dừa cao to chi lạ. Một chi tiết khác là ông Trương Đình Tùng phúc hậu, cho con rể là Nguyễn Văn Bửu đất nhà, sau ông Bửu bán địa trạch lại cho người Pháp thành lập nghĩa trang Âu Châu. Ngay trong lầu ông Bửu trước nhà thờ Phủ Cam có ngôi mộ của người vợ trước của ông Bửu, con gái ông Thừa Tùng. Khi ông Ngô Đình Cẩn trưng dụng lầu ông Bửu để làm Văn Phòng Cố Vấn Lãnh Đạo Miền Trung, ngôi mộ vẫn còn.

Con đường từ ngã ba thánh giá băng qua An Lăng, thông ra cầu Kho Rèn có tên Tây trước 1944 là đường Nghĩa Trang (Rue De Lacimentiere), tên Việt là con đường Mới. Con đường mới được tráng nhựa rộng rãi, đổi tên làm đường Hàm Nghi, sau 1975 cải thành đường Trần Phú. Ông Tây Gerald về nước, biệt thự bị trưng thu, nhà cầm quyền cho thả mấy con nai trong vườn làm cảnh. Tên ông Tây là Gerald khó đọc, bèn gọi đại ra thành hai tiếng Đuya-Ra, ai nghe cũng hiểu.

Nhà Ngô cáo chung, lầu Đuya-Ra do ông Cẩn chiếm chưa kịp khánh thành đã bị một số sinh viên và học sinh quá khích, suốt mấy tuần liên tiếp, mở cổng xông vào đập phá gọi là hỏi tội chế độ độc tài gia đình trị, luôn thể bắt mấy con chim quý như các loại yến và họa mi cùng bẻ gãy một số lớn cây cảnh kể luôn những buồng cau non, mang về làm kỷ niệm “chiến thắng riêng”.

Thời điểm giữa Đệ nhất và Đệ nhị Cộng hòa, nhà chức trách cho lập một chuồng thú trước nhà thương lớn, tức Bệnh Viện Trung Ương Huế. Chuồng thú xây trên miếng đất trống sát bờ sông Hương, sau này nằm sát chân cây cầu mới Sông Hương, đối diện với Câu Lạc Bộ thể thao. Vườn thú xây tường đá thêm nhà hầm thả mấy con nai. Vườn thú lợp mái tôn chận song sắt nhốt mấy con khỉ.

Người ta đồn rằng, nai lấy từ biệt thự ngã ba thánh giá, và khỉ bắt về cũng từ lầu ông dầu sả Đuya-Ra. Mậu thân lửa đạn, đàn khỉ biệt tăm, còn mấy con nai ngơ ngác bước vào nồi ! Mấy trăm thanh niên sinh viên học sinh và công chức Phú Cam bị bắt giải lên khe Đá Mài chết thảm. Đồn ông Mậu, chốt trong lầu ông Gerald khoản cả đại đội, thường ngày vẫn bị dân anh chị Phủ Cam kiếm cách gây sự. Lính của ông Mậu gồm bọn C.T. Nùng và Nùng gác nhà cho tư gia Mỹ từ Sài Gòn ra. Đại đội ông Mậu thua trận rút chạy về Phú Bài. Dân Phủ Cam đánh nhau với Việt Cộng phần lớn thuộc thành phần lính nghỉ phép.

Tên xã Phước Quả, cũng dùng đặt cho tên người cả nam lẫn nữ. Tiền Đạo Tướng Quân, có con trai với bà sau, mang nặng đẻ đau ở mô tuốt bên tê thành nội, đặt tên Nguyễn Phước Quả, sau này tức là nhà báo Kinh Châu viết cho báo Sóng Thần. Bài “Ăn cơm Xương Rồng” tả chuyện dưới Mỹ Lợi gây xúc động một thời.

Hoa khôi Phủ Cam tên là Phước Quả học trường Đồng Khánh, mới mười sáu tuổi tây tức mười bảy tuổi ta, Tết Mậu Thân 1968 theo gia đình chạy loạn, bị lạc đạn trên cầu Bến Ngự thác oan.

Bảy năm sau, vườn thú trước nhà thương mở trở lại với con hưu sao đủng đỉnh hiền lành. Kể chuyện thời xưa, dưới thời Cậu Cẩn, có ông Quảng mở lò bánh mì trong xóm Đường Đá, cùng ông Lợi làm men nấu rựu và làm bánh. Cả hai trở thành triệu phú đúng như câu “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”. Tuy nhiên phước lộc cũng tùy phần, bất đồ năm 1963, sau khi nhà Ngô bị thảm sát, ông Quảng nhường lò bánh mì để Tòa Giám Mục Huế cho nhà Chung nhà Phúc cai quản, gia đình ông âm thầm vô tận Ba Ngòi gió cát tái tạo cuộc đời. Ông Lợi cũng dẹp hãng men sau mùa hè đỏ lửa đốt cháy tháng tư đen.

. Danh gia vọng tộc:

Gia đình Cụ Thượng Khả còn thịnh một đời nữa, hiện thân qua các cụ Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu và Ngô Đình Cẩn. Nhà cụ Ngô nằm trên dốc lên thẳng vào nhà thờ Phủ Cam và dừng tại đó, tức là con đường Nguyễn Trường Tộ sau này. Có con đường rãi đá thứ hai là con đường Bến Trâu song song với con đường lên nhà thờ Phủ Cam từ bờ phía nam sông An Cựu “xuôi lên” gặp con đường đá nữa cắt ngang gọi là con đường Xóm Nam. Sau khi băng qua con đường đá Xóm Nam trước mặt nhà thờ Phủ Cam, đường Bến Trâu tiếp tục xuôi lên qua khỏi khu nhà Phúc, dẫn ra tận xóm Giếng Khe. Phía sau nhà cụ Thượng Khả, có nhà của ông phú hộ Tư, ruộng đất vô số ở dưới An Cựu gần khúc quanh nghẹo dàn xay. Phú hộ Tư có rất nhiều trâu, đóng trại sau xóm Cồn Mồ gần Giếng Khe. Lâu lâu, người giữ trâu dắt cả bầy băng qua trước nhà phú hộ, xuống sông An Cựu cho trâu tắm. Trâu tạo lối mòn xuống bến. Bến đất thường cho trâu xuống tắm gọi là Bến Trâu. Con đường đá Bến Trâu sau này mang tên mới nhưng chỉ những người sống ở đó mới biết tên đường để điều chỉnh giấy tờ hộ tịch. Con đường này ít được tu bổ, vẫn còn nhỏ hẹp và mang nhiều dáng dấp cổ xưa, không như con đường Nguyễn Trường Tộ tráng nhựa rộng thênh thang băng ngang nhà Ngô Tổng Thống. Và cũng vì mở rộng con đường nên cổng tam quan duy nhất có cây thánh giá của phủ Trấn Biên đành triệt hạ, mất đi một di tích của Huế đô !

Trong khu vực nhà Chung nhà Phúc, O Kinh tức là Xơ Kinh lập dòng Mến Thánh Giá, có lò làm bánh lễ, cắt xếp suốt ngày, phân phối cho họ nọ họ kia khắp vùng khắp xứ. Ba miếng bánh rẻo, Xơ Kinh cũng để dành, thỉnh thoảng gởi tới các trường nội trú dùng làm quà cho những em học trò trong khi thiếu bánh mì khô. Mấy em học trò trong tức là mấy em nội trú, nói theo tiếng Tây lẫn tiếng Việt là mấy em inh tẹc, lúc về thăm nhà, có khi đòi bọ mạ lên dòng Mụ O mua bành rẻo mang về ăn bắt đã bắt bưa.

Nhà cụ Khả kín cổng ca tường, trồng mấy cây bách cao vút xanh um. Thông gia là cụ Nguyễn Hữu Bài, nhà ở bên bờ sông Bến Ngự, gần Tòa Tổng Giám Mục, hàng xóm của cụ Ưng Trình. Sau này nhà cụ Thượng Bài là nhà in Thánh Tâm của Thiên Chúa giáo.

Nhiều tay hào kiệt trí ngụ trong phạm vi mấy chục mẫu đất mấp mô, khe rảnh dọc bờ đường sâu hun hút của xóm Đường Đá. Nhà cụ Ngô vinh hiển thì ai mà chẳng biết. Từ cụ Ngô Đình Khả với trường Quốc Học Huế, đến Tổng Thống Ngô Đình Diệm, Cố Vấn Ngô Đình Nhu và Cậu “Cố Trầu” Ngô Đình Cẩn v.v. đều quy tụ dưới chân dốc nhà thờ. Thời Đệ Nhất Cộng Hòa, hàng năm vào trưa mồng Một Tết, học sinh trường Quốc Học thuộc thành phần học giỏi, được nhà trường tuyển lựa mỗi lớp chừng năm người, mặc đồng phục trắng lên nhà Cố Hiệu Trưởng Ngô Đình Khả hầu kỵ. Thức ăn xếp trên bàn kê giữa sân, gần bàn thờ có dựng tấm bia. Lệ thường, sáng mồng một Tết, gia quyến Ngô Tổng Thống sau khi tan lễ tại tư gia, mọi người đều lên thăm mộ trên vùng ngã ba thánh giá, xong kéo về ăn trưa, ngồi nhà trong. Một số khách thường và các em học sinh ngồi bên ngoài. Bà Ngô Đình Nhu thường đi quanh các bàn chăm sóc thực khách.

Phía bên tê con đường đá, tục gọi là con đường Bến Trâu, trên khúc đường đá gồ ghề mấy trăm thước tây, kể từ đường rầy xe lửa xuống tới bờ sông cũng có thêm hai nhân vật nổi tiếng cư ngụ. Từ ngã ba bờ sông, tức là từ đường Phan Chu trinh, rẽ vào con đường Bến Trâu, bên tay phải là nhà ông Dân Biểu Phạm Văn Nhu, giữ chức Thư Ký Quốc Hội thời Đệ Nhất Cộng Hòa Ngô Đình Diệm. Kế đó là nhà Chuẩn Đại Tá Đính chỉ huy trung đoàn ba Bến Hải. Mùa hè đỏ lửa 1972, địa đầu giới tuyến sôi động, Tướng Vũ Văn Giai từ Sài Gòn sai thả dù lon Đại Tá cho vị chỉ huy trung đoàn ba ngoài mặt trận, nhưng dù hoa lạc lối, cuốn luôn ông ra Bắc. Trung đoàn ba mất chủ tướng “chạy làng từ Quảng Trị vô Huế, thiệt là đại tá chi tài giỏi trong việc đốt phá chợ Đông Ba”. Sau năm 1975, ông được Hà Nội thăng Thượng Tá. Từ nhà Tá Đính, nhìn qua đường rầy xe lửa, xéo phía bên phải thấy phía sau nhà cụ Ngô, vẫn gọi là nhà ông Cẩn. Sau nhà Cậu Cẩn lại là nhà Dân Biểu Bùi Tuân, Phó Thư Ký Quốc Hội đồng thời với Dân Biểu Phạm Văn Nhu. Mấy nhà danh gia vọng tộc quy tụ trong một xóm “Đường Đá” thuộc xã Phước Quả xứ Phú Cam, tổng Cư Chánh, huyện Hương Thủy tỉnh Thừa Thiên ! Xét về nguyên quán, thì hoàng thân Ưng Trạo của phủ Trấn Biên là “dân Huế xưa”, còn những người khác như cụ Khả, ông Nhu, ông Tuân là dân thuộc tỉnh khác mới đến tạm trú tại Phủ Cam sau này. Hoàng Thân Ưng Trạo nhận Bùi Tuân làm nghĩa tử, sau đó cho trở lại đạo cùng một lần với Trần Điền. Từ phong trào Hướng Đạo, Trần Điền, Trần Nhật Tân và Bùi Tuân kết nghĩa vườn đào. Sau này, cả ba người đều có danh phận : Giáo sư, Tỉnh Trưởng, Nghị Viên, Dân Biểu. Ông cố của ông Tuân là Bùi tiên sinh là gốc Vĩnh Yên, con cháu họ Mạc Đĩnh Chi, thầy của Tự Đức.

Kể thêm một nhà nữa có danh nhưng không có phận nổi tiếng xa gần là nhà mụ Vỹ danh tiếng làm nem ! Nem của mụ thiệt là ngon ngụy tặc, thường dành riêng cho những hạng vọng tộc danh gia, phải quen biết đặc hàng mới có và không bao giờ bán ngoài chợ hay hàng quán nọ kia ! Nhà mụ Vỹ cũng ở trên con đường Bến Trâu, gần đường xe lửa nhìn ra nhà Cậu Cẩn ! Trước hàng hiên nhà mụ Vỹ cũng có treo mấy lồng chim chuốc miều, cu gáy, vành khuyên tức là chim chìu chìu, lúc réo hót chẳng thua chi mấy con chim trong vườn nhà Cậu Cẩn.

. Nhớ chuyện ngày xưa

Kể chuyện ngày xưa từ cái thuở Tây qua. Gần nhà thờ, có tòa Khâm mạng của nước Vatican gồm hai vợ chồng đức ông, bốn người con nhỏ và mấy người giúp việc. Tòa Khâm mạng này chỉ là căn phòng giữa hai quốc gia, giống như tòa Lãnh sự hay Sứ quán. Đức Ông là do chữ Monseigneur của Pháp. Đức Ông không phải là linh mục, nên có vợ con, làm việc hành chánh. Đây là điểm đặc biệt nên nhớ mãi. Ngôi nhà thờ Phủ Cam mấy lần tu sửa.

Cái thuở xa xưa, nhà thờ có hai lớp sân thật rộng, hàng lan can thấp thấp quét vôi trắng, mấy bậc cấp thỉnh thoảng nẩy viên đá rời gập gềnh lổn nhổn. Ghế nhà thờ cũ cũ, ánh nến sáng lung linh. Tình Thánh gia ấp ủ.

Bức tượng thánh tử đạo buồn tênh. Nhà thờ càng tu sửa, càng thêm nhiều đường nét kỷ hà. Đi xem lễ tự nhiên nghe lành lạnh. Không bằng như xưa, nhà thờ tuy cũ kỹ nhưng rất mực yên vui. Cũng từ cửa giáo đường nhìn xuống, lầu ông Bửu vẫn im lìm, nhưng hình như cây dừa có cong hơn một tí. Đường Nguyễn Trường Tộ thẳng ro, từ nhà ông Cẩn xuống đến hãng rựu tây phía bên kia đường bây chừ còn mô nữa. Hãng rượu SICA (Sociaté Indochinoise des Compagnies D’Alcoole) do nhiều hãng rượu độc lập của Pháp đóng cửa trước khi Nhật đảo chánh 1944. Tuy mang nhãn hiệu bằng tiếng Tây do Pháp nấu, nhưng thật ra chỉ là loại rượu gạo tức là rượu trắng của Việt Nam. Nhà nước Bảo Hộ cấm dân An Nam nấu rượu, Đại lý hãng rượu SICA là hãng độc quyền nấu rượu của người Pháp tại Huế đô. Năm 1945, sau ngày vua Bảo Đại thoái vị, Việt Minh cải tên xã Phước Quả thành Phước Thủy. Tòa Khâm mạng đóng cửa. Xã trưởng là ông Lý Quyền bị Việt Minh đâm chết. Con ông là anh Thừa chui vô núp trong lu. Việt Minh đi, xã lại lấy tên Phước Quả như cũ.

Gần cầu Phủ Cam, ngôi nhà Tình Thương nhìn ra bờ sông lẻ loi buồn tủi. Thấp thoáng sau lớp cửa gỗ sơn xanh, hình ảnh vài trẻ mồ côi nghèo ốm, nghèo luôn cả tiếng cười.

Cầu Phủ Cam vẫn vậy ! năm 1947 theo lệnh tiêu thổ kháng chiến, cầu bị Việt Minh giật sập. Sau này dưới những tảng xi măng sập chìm dưới chân cầu, cuối thu đầu đông, hàng đàn cá phác lác kéo nhau về nương náu, khiến chiều chiều đông nghẹt kẻ buông câu. Người câu đứng chen nhau chật một bên cầu hướng về phía Bến Trâu ngả Kho Rèn, An Cựu. Cá câu lên con mô con nấy thiệt to, dài cả hai gang tay là ít. Mồi câu phải là con chàng mày, thứ côn trùng sống dưới nước, sau này lên bờ lột vỏ thành con chuồn chuồn, còn thứ mồi khác cá chê không thèm đớp. Và lạ chưa tề, dưới chân cầu Kho Rèn, cầu Bến Ngự, cầu Nam Giao, cầu Ga cũng có những tảng xi măng to tổ chảng do cầu sập bởi Việt Minh giật mìn năm 1947, nhưng chẳng có con cá phác lác nào ẩn núp !

Sau nội chiến Tết Mậu Thân, bên tê đầu cầu Phủ Cam, đối diện tòa Tổng Giám Mục Huế, cư xá Nguyễn Trường Tộ có lầu, Trịnh Công Sơn rền rĩ Ca khúc Da Vàng nhức nhối.

Gái Phú Cam hai thứ mỹ miều. Em nữ sinh đài các yêu kiều. Em chằm nón thiệt đáng chiều biết mấy. Tây thiệt là tây, trường đầm nhún nhẩy. Dáng kiều thơm thiếu vành nón Huế thân thương. Xe hơi xe kéo đưa đến tận trường, tiểu thư đài các lề đường thiếu em. Vành nón lá nghiêng nghiêng, sầu riêng xứ Huế. Từ trường Mê Linh qua Đồng Khánh xa ghê ! Cầu Phú Cam đưa đón lối đi về. Chuông xóm đạo tràn trề ơn thánh Đá.

Ơi Chút Tí Thu Hương ở đường Xóm Nam gần lầu ông Bửu trước mặt nhà thờ cho ta hỏi thăm một chút: Rứa chơ hai cái cây thầu đâu ở đầu cửa ngỏ nhà cụ mi trước tê hàng năm cứ ra hoa thơm lựng, vẫn thường mang một màu tím than thống hối mỗi độ xuân về, bây chừ có còn ra hoa không hỉ ?

. Giáp Cẩm Tú

California Thu 2003