Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

ÔNG LÁI ĐÒ SÔNG LẠI

 

HUỲNH VĂN THỊNH

 

 

Vừa ra khỏi lớp, tôi chạy vội ra sân trường lấy chiếc xe đạp phóng nhanh về hướng Hoài Xuân cho kịp chuyến đò tối để về nhà.

Vì nhà cách xa trường học, lũ học trò ở quê tôi phải ở trọ những nhà gần trường, mỗi cuối tuần mới về nhà một lần.

Hôm này là chiều thứ bảy, lại là mùa đông nên khi tan lớp thì đèn đường cũng vừa lên.  Những đứa bạn khác thì ở lại nhà trọ sáng chủ nhật mới về. Riêng tôi, sau một tuần ở trọ, thấy quá nhớ nhà, nên dầu có tối, tôi cũng phải về.  Tuy cố gắng đạp, nhưng khi đến bến cây Da dù thì cũng đã trễ đò.

- “Bác Ba ơi! Cho cháu qua đò!”.

Tôi đưa hai bàn tay làm loa gọi – Trong đêm tối tịch mịch, tiếng gọi đò của tôi lướt trên mặt nước qua đến bên kia bờ. Vài phút sau có tiếng đáp lại:

- “Cháu chờ một chút, bác chống đò qua bây giờ”.

Trong bóng đêm lờ mờ, trên mặt sông phẳng lặng, tôi thấy bóng chiếc đò từ từ tiến đến gần cùng với tiếng róc rách của làn nước vỗ vào mạn thuyền càng lúc càng lớn hơn – và chiếc đò đã cập bến.

- ‘Sao cháu về trễ quá vậy”. Ông lái đò lên tiếng.

- Dạ thưa Bác Ba, hôm nay thầy giáo dạy thêm nên có hơi trễ một tí_Làm phiền Bác Ba quá. Cháu xin lỗi Bác.

- Có gì đâu! Không phải là phiền Bác, mà cháu về trễ làm mẹ cháu sốt cả ruột.  Mẹ cháu chờ cháu mãi ở bên kia bến đò.  Thiếm ấy bảo hôm nay thứ bảy thế nào cháu cũng về, mà sao mãi giờ này chưa thấy gì hết.

-Dạ! Tại vì mẹ cháu lúc nào cũng nôn nóng trông chờ, chứ cháu cũng vội vã đạp xe thật nhanh chứ bộ.

Tôi nhấc chiếc xe đạp và bước xuống thuyền.  Bác Ba chống chiếc đò rời bến.  Bây giờ cũng đã khuya. Trên giòng sông vắng lặng, con đò chỉ có tôi và ông lái.  Tôi lên tiếng:

-Hổm rày, xóm mình có gì lạ không Bác Ba?

-Thì cũng bình thường thôi_ông lái đò đáp. À mày bây giờ cũng gần Tết rồi, nên bác thấy thật khuya mà ba mẹ cháu vẫn chong đèn may quần áo Tết cho khách hàng.  Thật tội nghiệp, chú thím cố gắng làm lụng để cho các con ăn học.

-Dạ! Thì cháu thấy cha mẹ cháu cực khổ lo cho tụi cháu và thương tụi cháu lắm.  Mà cháu thấy Bác Ba cũng thương cháu nữa chứ bộ.  Đêm hôm khuya khoắt, chỉ có mình cháu gọi đò  mà Bác cũng phải đưa cháu sang sông.  Cháy thật cảm ơn bác vô cùng.

-Ồ! Thì làm người lái đò, có người sang sông thì phải đưa thôi, có gì mà cháu phải cảm ơn. À! Mà tuần này ở trường cháu có gì lạ không? Nói cho Bác nghe với đi!

-Dạ có nhiều chuyện lắm, mà có chuyện cháu không hiểu.  Sáng mai chắc lại nhà Bác nhờ Bác giải thích dùm cho cháu.

-Thì sáng mai lại nhà Bác nhé.

-Dạ.

Con đò đã cập bến.  Tôi nhấc chiếc xe đạp lên và bước vào bờ:

-Cảm ơn Bác Ba.

-Ừ! Mà nhớ sáng mai lại nhà Bác nhé! _ Bác Ba nhắc lại.

-Dạ.

Nhà tôi gần bến đò.  Nhìn vào nhà, tôi thấy cha mẹ tôi vẫn còn chong đèn để may.  Tôi dắt chiếc xe đạp vào nhà và mừng rỡ lên:

-Thưa cha, mẹ! Con đi học về.

Mẹ tôi âu yếm trách móc:

-Sao con về trễ vậy. Cha mẹ trông con sốt cả ruột.

-Dạ tại thầy giáo dạy thêm nên trễ giờ.

Cha tôi dặn dò:

-Nếu ra lớp tối quá thì con ở lại nhà trọ, sáng mai về cũng được, chứ về khuya như vậy làm phiền Bác Ba phải đưa đò mình con.

-Dạ! Nhưng ở lại nhà trọ thì sợ cha mẹ trông

Mẹ tôi góp ý:

-Thì con nói cũng phải, mà lần sau nếu muốn ở lại nhà trọ để sáng Chúa Nhật về thì phải nói trước cho cha mẹ biết.

-Dạ.

Gia đình tôi sống tại làng Mỹ Thọ này từ đời ông Cố tôi.  Đã mấy mươi năm tình làng xóm láng giềng được gắn bó bằng những lũy tre, hàng dừa, cây đa, bến nước đình làng, ruộng nương.  Gia đình Bác Ba đã sinh sống tại làng này từ bao đời nay.  Hai gia đình chúng tôi cũng như bao gia đình khác sinh sống tại xóm sông này xem nhau như bà con họ hàng.  Cùng uống nước Lại Giang, cùng ăn gạo đồng Mỹ Thọ, cùng chia ngọt xẻ bùi, cùng giúp đỡ nhau khi tối lửa tắt đèn.

Theo lời cha tôi nói thì Bác Ba lúc nhỏ học đến tốt nghiệp Primaire.  Tiếp theo học thêm ba năm chữ Nho nữa là nghỉ học luôn, vì nhà đông anh em nên không có khả năng học tiếp.  Tuy rằng nghỉ học, nhưng Bác vẫn tiếp tục cố gắng đọc sách để mở mang kiến thức.  Nghe người nào có sách hay, Bác luôn tìm đến mượn cho được.

Nhà gần bến sông nên Bác Ba chọn việc lái đò làm sinh kế.  Nghề lái đò chẳng có thu nhập là bao nhiêu, nên cuộc sống của gia đình ông lái đò rất đạm bạc.  Tuy vậy tấm lòng của ông rất cởi mở và hào hiệp; khách qua đò lỡ thiếu tiền, ông cũng vui vẻ cho họ quá giang.  Nhiều khi mưa gió tầm tã, có khách gọi đò, ông vẫn đưa họ sang sông.  Nhất là đối với đám học trò chúng tôi, ông lái chẳng bao giờ lấy tiền đò.  Hơn nữa có khi đêm hôm khuya khoắt, lũ chúng tôi đi học về gọi đò, Bác vẫn rước sang sông mà chẳng phiền hà một tiếng.

Bác Ba thường khuyên nhủ chúng tôi phải cố gắng học hành trong lúc có điều kiện cắp sách đến trường, vì sau này khi không còn  điều kiện đến trường nữa thì ăn năn cũng đã muộn.  Bác đưa ra những trường hợp khó khăn trong việc học dưới thời chín năm kháng chiến ở liên khu năm thuộc các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên:

- Bác nói cho cháu biết là lúc mới sanh cháu ra, một mặt cha cháu phải lo may vá để nuôi sống gia đình, một mặt cũng muốn tiếp tục học hành.  Nhưng ban ngày thì máy bay Pháp đánh bom liên miên, trường trại thì hết dời từ Thiết Đình rồi đến chợ Bãi, nên việc đến trường là việc rất khó khăn.  Vì thế cha cháu phải đi bộ từ đây tới Hoài Châu đến nhà thầy Vỏ Thu Tịnh vào ban đêm để học thêm.  Hàng tháng trả học phí bằng gạo.  Mà sách vở không có nhiều như bây giờ đâu.  Giấy tập được nhà giấy Việt Thắng sản xuất từ rơm rạ xay ra bột và ép lại. Vì máy móc thô thiên nên bột giấy không được nhuyễn, mặt giấy lởm chởm, ngòi viết lá tre không di chuyển đều được.  Lại không có thuốc tẩy nên tờ giấy có màu vàng của rơm rạ.  Ngần ấy khó khăn và thiếu thốn, lớp cha chú của cháu còn cố gắng học hành.  Bây giờ các cháu có điều kiện thậun tiện hơn, các cháu phải cố gắng.

Như để củng cố tinh thần cho lũ chúng tôi trong việc học.  Bác Ba còn kể cho chúng tôi nghe về những gương tiền nhân của đất Bình Định là đất địa linh nhân kiệt. Đầu tiên phải nói đến là Đại Đế Quang Trung, xuất thân là anh hùng áo vải đất Tây Sơn, một trận Đống Đa đã làm giặc nhà Thanh khiếp vía, Tôn Sĩ Nghị tháo chạy về Tàu mà không kịp mang theo ấn tính.  Một Mai Xuân Thưởng, một Tăng Bạt Hổ bao năm lãnh đạo quần chúng kháng chiến chống Pháp, một Đặng Đức Siêu từng là tứ trụ triều đình mà nay lăng mộ ngài còn được sùng bái dưới chân rặng núi Kho.  Và một tấm gương tiền nhân xuất thân từ hàn vi mà sau đó làm đến công hầu, ấy là cụ Đào Duy Từ.

Cụ Đào là người Thanh Hóa, vì cha là kép hát nên cụ bị đuổi ra khỏi trường thi, theo quan niệm xưa là “Xướng ca vô loại.”  Thuở ấy nghe chúa Nguyễn ở Đàng trong chiêu hiền đãi sĩ, nên cụ Đào quyết tâm vào Nam để tìm minh chúa, hầu đem tài học của mình lập nghiệp, giúp dân giúp nước.  Cụ đi lần vào Đàng trong và đã chăn trâu cho nhà phú hộ họ Lê ở xã Hoài Hảo để kiếm sống và chờ thời.

Một hôm chăn trâu về, thấy trong nhà gia chủ có một số khách đang bàn luận văn chương, cụ Đào đứng nấp một bên cửa sổ nghe lén.  Cụ bị phát hiện và gia chủ kêu vào quở trách,

- Mày là thân chăn trâu, không lo bổn phận cho trâu vào chuồng rồi kiếm cỏ cho trâu ăn mà dám đứng nghe lén các bậc nho học bàn luận văn chương.

Cụ Đào bình tĩnh trả lời:

- Chăn trâu có tiểu nhân chăn trâu, quân tử chăn trâu.  Nho cũng có tiểu nhân nho, quân tử nho vậy, thưa ông chủ.

Đám nho học nghe cụ Đào đáp như vậy thì lấy làm lạ và lên tiếng:

- Hãy chó nó vào đây giải thích rõ ràng thế nào là tiểu nhân châu trâu, quân tử chăn trâu, tiểu nhân nho, quân tử nho.  Nếu không giải thích được phải đánh đòn vì tội láo xược.

Cụ Đào bước vào nhà và ung dung trả lời:

- Tiểu nhân chăn trâu là những kẻ sinh trưởng và lớn lên trong hoàn cảnh nghèo khó, không có được điều kiện học hành.  Ứng xử mọi việc theo lẽ phàm phu được thì vui, thất thì buồn, vừa lòng mình thì hớn hở, không vừa lòng mình thì giận dữ.  không phán đoán không suy xét, không có lấy một nghề, chỉ biết ở đợ hoặc chăn trâu để nuôi lấy thân mình.  Họ là những người đáng thương.

Quân tử chăn trâu là những người dồi mài kinh sử, học đạo thánh hiền, những mong có ngày mang tài học của mình kinh bang tế thế, làm sao cho ích nước lợi dân.  Nhưng khi thời cơ chưa đến thì hàn sĩ có thể làm bất cứ việc gì để kiếm sống, như chăn trâu chẳng hạn, miễn sao không làm hoen ố phẩm cách của một con người.

Tiểu nhân nho là những kẻ dồi mài kinh sử, cũng học đạo thánh hiền, nhưng với mục đích duy nhất là được vinh thân phì gia.  Khi vận tới thì khoe danh, trục lợi, hiếp kẻ thế cô, cậy quyền ỷ thế.  Lúc suy vi thì lạy lục van xin, cúi lòn nài nỉ.

Quân tử nho là những người đã thấu suốt được cái tinh diệu của nho học, trên thiên thông văn, dưới dành địa lý, nguyện đem cái tư tưởng cao siêu của Thánh nhân vào thực hành trong cuộc sống đời thường.  Họ mong sao cho tất cả mọi người được an cư lạc nghiệp, lấy cái vui của người làm cái vui của mình.

Đám nho học từ chương sau khi nghe cụ Đào đối đáp như vậy mới phát giác ra cụ là một bậc nho học uyên thâm còn ẩn danh.  Từ đó họ tỏ ra cảm phục và nể nang cụ.  Tiếng đồn đến tai viên quan họ Trần, ông ta mời cụ Đào về làm gia sư và gả con gái cho.

Nhờ sự giới thiệu của Nhạc gia, cụ Đào được chúa Nguyễn trọng dụng, về sau được truy tặng đến phẩm Khai Quốc Công Thần, được thờ ở Thái miếu.

Sau khi kể xong những gương tiền nhân của đất Bình Định, Bác Ba thường khuyên chúng tôi phải cố gắng noi theo một phần nào của những tấm gương ấy, đừng bao giờ làm ô danh con cháu Bình Định.

Buổi sáng hôm sau, tôi chạy sang nhà Bác Ba. Bác niềm nở đón tiếp tôi:

- Sao? Tuần qua ở trường học cháu có gì vui kể cho bác nghe với hoặc cháu muốn hỏi điều gì thì cứ hỏi đi.

Sau khi hai Bác cháu ngồi xuống bộ phản gỗ, tôi lên tiếng:

-Tuần rồi thầy giáo dạy bài thơ ngụ ngôn Con Ve và Con Kiến của La Fontaine. Đại ý bài thơ nói rằng "suốt mùa hè con ve chỉ biết ca hát, chẳng biết lo tìm kiếm thực phẩm. Trong khi đó con kiến lo đi tha từng chút thức ăn để dự trữ.  Đến mùa đông con ve không có thứ ăn phải đên nhờ vả con kiến cho vay mượn.  Con kiến bảo con ve sao không ca hát nữa mà lại đi mượn thức an".

Bác Ba ngắt lời nói:

-Rồi sao nữa? Cháu có gì không hiểu?

Tôi tiếp lời:

-Cháu học vạn vật, biết được con ve mang kiếp ấu trùng ở dưới đất một thời gian dài đến mùa hè mới chui lên mặt đất và chỉ sống được mấy tháng hè thôi.  Hơn nựa con ve nào có ăn những thức ăn của con kiến, nó chỉ hút nhựa tương trong thân cây mà thôi.  Như vậy con ve đi mượn thực phẩm của con kiến vào mùa đông là vô lý.

Bác Ba giải thích:

-Những câu chuyện ở trong tác phẩm ngụ ngôn không đòi hỏi phải là những câu chuyện thật hoặc có lý mà quan trọng ở chỗ là tác phẩm nêu ra câu chuyện ấy để khuyên ta một điều gì.  Ở đây La Fontaine nêu ra chuyện con ve và con kiến để khuyên ta lúc nào có thể làm việc được thì hãy cố gắng làm việc dành dụm phòng lúc không có thể làm việc được thì cũng có mà sử dụng.  Cái hay của chuyện ngụ ngôn Tây Phương cũng như chuyện Cổ học Tinh Hoa của Đông Phương là ở chỗ tác giả muốn nói với ta điều gì chứ không cần hư hay thực - Như câu chuyện người nông phu và con thỏ sau đây: Người nông phu một bữa nọ vác cày ra đồng, đi ngang qua một gốc cây vừa lúc con thỏ chạy tông và gốc cây bị thương không chạy tiếp được.  Người nông phu thấy vậy không ra đồng nữa và mang con thỏ về làm thịt ăn.  Tính ra một ngày công đi cày không bằng tiền mua con thỏ.  Ông nông phu từ đó không đi cày nữa mà hằng ngày ra ngồi bên gốc cây kia chờ thỏ chạy tông vào gốc cây để mang về làm thịt_câu chuyện có thật hay không thì không cần thiết, quan trọng ở chỗ tác giả bảo ta chớ có ngu muội mà chờ đợi những dịp may đến mãi.

-Dạ! Bây giờ thì cháu hiểu rồi.  Cám ơn Bác Ba nhiều.

-Không có gì, khi nào có gì không hiểu ở lớp hoặc có gì mới mẻ, cháu về nói với Bác Ba nhé, nhiều lúc có những cái cháu mới học ở trường mà bác không hiểu thì Bác cháu mình tìm hiểu.

-Dạ.

Cuối năm 1964, tình hình an ninh ở quê tôi thật là tồi tệ, chiến sự xảy ra khắp nơi.  Lực lượng quân đội ở xã Hoài Mỹ rút dần về quận lỵ Hoài Nhơn.  Trong một lần chuyển quân qua bên kia bến, hai bên đã chạm súng nhau ở giữa dòng sông.  Một viên đạn oan khiên đã làm ông lái đò ngã gục.  Máu của ông lái đã chan hòa torng dòng sông Lại và thấm sâu vào bờ đất quê hương làm tươi thêm từng rặng dừa, bờ tre.

Đã ba mươi sáu năm trôi qua, thân tôi lưu lạc, bây giờ tóc đã hoa râm, nhưng tưởng chừng mới hôm qua những lời chân tình của ông lái đò trên bến bờ sông Lại còn văng vẳng bên tai tôi.

HUỲNH VĂN THỊNH

CALI 9/1999