Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

NÚI SẬP Ở AN GIANG

 

CHÚ HAI NÚI SẬP

 

Tỉnh An Giang gồm có 4 Quận: Quận Châu Thành, Quận Chợ Mới, Quận Thốt Nốt và Quận Huệ Đức. Riêng Quận Huệ Đức thì có bốn Xã, Xã Vọng Thê, Xã Định Mỹ, Xã Vĩnh Phú và Xã Thoại Sơn, Thị Trấn Núi Sập nằm trong Xã Thoại Sơn. Hôm nay tôi kể lại những gì tôi đã biết tại Núi Sập hầu gợi lại phần nào ký ức của chúng ta, những người đã xa quê hương hơn một phần tư thế kỷ.

Riêng 2 Xã Vọng Thê và Thoại Sơn lại có nhiều địa danh ngồ ngộ thí dụ như: Núi Thì Là, Núi Ba Thê có nghĩa là Núi Ba Vợ, Xã Vọng Thê có nghĩa là Xã Nhớ Vợ,... Tất cả các Quận khác thì không có núi, duy chỉ có Quận Huệ Đức lại có đến 6 ngọn núi lớn nhỏ, tuy không cao lắm, nhưng chúng ta có thể nhìn thấy từ Thị Xã Long Xuyên, có người kể rằng sở dĩ có tên Núi Sập, Núi Chóc, Núi Ba Thê, Núi Cậu, Núi Bà, Núi Tượng là bởi vì ngày xưa có một ông nhà giàu nọ chỉ biết "sáng xỉn chiều say, tối lè phè" lại có đến 3 bà vợ và một cậu con, 3 bà vì muốn ông chồng chí cốt làm ăn bỏ tật chè chén nên mới thách ông chồng rằng: "Ba chúng em sẽ đắp một cái núi, còn phần ông cũng phải đắp cho bằng chúng em một cái núi cao giống nhau". Khi hai bên cùng thỏa thuận, thì ba bà bèn đắp một cái núi thật cao gọi là núi Ba Thê, riêng ông chồng cũng lo đắp một cái núi nhưng vì hay say xỉn, nên sáng đắp xong thì chiều lại đắp xuống nên người ta gọi là Núi Sập. Phía sau núi Ba Thê, nơi làm Bộ chỉ huy Quận Huệ Đức Cũ, có một cái núi tên là Núi Cậu, núi này do cậu con Út đắp nên mới có tên là Núi Cậu. Riêng khoảng giữa đoạn đường 12 km từ Thị Trấn Núi Sập đến Núi Ba Thê có một cái núi tên là Núi Chóc, cũng câu truyện trên, vì ông chồng tức mình thua 3 bà vợ nên ông đá bỏ phần núi của ông đắp văng tùm lum chung quanh Núi Sập, tạo thành một núi nhỏ gọi là Núi Bà, cũng như thế phần núi văng đến nữa đường bà con nghe một tiếng "CHÓC" đinh tai nhức óc nên đặt cho tên là Núi Chóc.

Thưa quí vị, mẩu chuyện phiếm vui vui trên đây nhằm mở đầu cho những trang ký ức của một con người còn rất trẻ khi xa rời hai địa danh Ba Thê và Núi Sập. Vì vậy nếu quí vị cao niên nào hiểu rõ ràng hơn các địa danh cũng như nhân vật mà tôi sẽ đề cập sau đây xin lượng tình tha thứ cho, hoặc bổ túc thêm, xin đa tạ.

Núi Ba Thê, vào thời cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, có làm đường xe chạy lên đến đỉnh Sơn Tiên, và có cầu sắt bắt ngang ở hai đỉnh khác mà nếu đứng dưới chợ nhìn lên sẽ thấy ngay (có lẽ đến hôm nay vẫn còn). Riêng trên đỉnh Sơn Tiên có một ngôi chùa mà ngày rằm hay ba mươi thì khách thập phương thường hay đến để cúng vái. Phía sau chùa có một tảng đá trên đó có một vết lõm sâu khoảng chừng hơn nửa gang tay giống như bàn chân người, dân địa phương cho là Bàn chân tiên, nên khách thập phương hay lên để viếng dấu chân Tiên và cũng có thêm một tảng đá khá phẳng trên có chằng chịt các đường vẽ giống như bàn cờ, dân địa phương gọi là Bàn cờ Tiên, và một hang ăn sâu vào trong núi khoảng chừng 50 thước và trổ ra bên hông, do đó gió thổi lồng lộng vào quanh năm nên rất mát, người ta cho rằng Hang gió Tiên nên có truyền thuyến là ngày xưa nơi đây là nơi tụ họp của các chư Tiên, vì vậy mới có địa danh Sơn Tiên.

Tất cả những điều trên đây đối với tôi ai nói sao tôi nghe vậy, duy có một điều tôi cảm thấy rất thích Chùa Sơn Tiên là vì ở đây ăn chay, nhất là món "kiểm" ăn rất ngon nên dù tôi không mộ đạo cho lắm nhưng hễ vào những ngày rằm hay ba mươi là có mặt tôi tại Chùa Sơn Tiên. Có lần tôi dẫn người Dì ruột từ Sài Gòn xuống viếng Chùa Sơn Tiên, chúng tôi lên được lưng chừng núi, tôi đã mệt lả người còn Dì tôi thì có dấu hiệu không còn đi nổi nữa, nên tôi mới nói: "Dì à, mình ngồi nghĩ mệt một lát sẽ đi tiếp". Dì tôi hoảng hồn bảo: "Con vả miệng nói lại đi con, con hãy nói nghĩ khỏe chớ đừng nói nghĩ mệt, Sơn Thần sẽ quở con đó..." Từ Chùa Sơn Tiên nếu không muốn về lại đường cũ mà đi vòng ra phía sau núi sẽ xuống đền chùa Phật bốn tay. Chùa này có tên là Linh Sơn Tự, bên trong chùa có một tượng Phật có đến bốn tay. Vào đầu thế kỷ 20 khi đào kinh, người ta phát giác được tượng Phật. Thời gian này tại Ba Thê người Việt gốc Miên rất đông nên hai bên Miên và Việt đều cho rằng đây là tượng Phật của mình, không ai chịu nhường cho ai cả. Cuôi cùng dân làng và Ông Sải Cả đồng ý một giải pháp là dùng vải đỏ để làm giống khiêng tượng Phật lên. Mỗi bên cử hai mươi người lực lưỡng để khiêng (nên nhớ rằng tượng Phật này nặng trên hai tấn). Hai mươi người Miên khiêng trước, cứ đứt dây rớt xuống hoài. Đến phiên bên Việt, sau khi khấn vái xong thì hai mươi người Việt khiêng được tượng Phật về, dự định sẽ an vị tượng Phật tại Chùa Sơn Tiên. Tuy khi đến Chùa Linh Sơn Tự hiện nay (dưới chân núi) thì đứt dây và không thể khiêng được nữa, vì vậy người ta mới lập ngôi chùa tại đây mãi đến hôm nay. Trước mặt chùa nhìn về hướng phải độ hai cây số theo đường chim bay cũng có một địa danh không kém phần quan trọng trong lịch sử văn học, đó là Óc Eo Dòng Cát. Nơi đây nhiều người tìm được vàng có chạm trổ hình Rồng, Rùa, Phượng v.v... (trước năm 1975), mà ngày hôm nay các nhà khảo cổ cho rằng đó là nền văn minh Óc Eo.

Ở Ba Thê có cộng đồng người Miên rất đông, nên chùa Miên ở đây rất lớn. Chùa Miên ở gần đình Ba Thê mà nếu đi xe từ Núi Sập vào nhìn bên trái (hướng núi) sẽ thấy Đình thần Ba Thê. Thú thật tôi không biết đình này thờ vị thần nào, nhưng tôi rất thích các ngày cúng đình. Tôi còn nhớ lúc đó tôi cũng "khá lớn rồi" đi xem hát đình. Hôm đó gánh hát bộ diễn tuồng "Thần nữ dâng ngũ linh kỳ". Ôi trời, đứng dưới này nhìn lên, thấy Thần nữ sao mà đẹp và oai nghi quá xá cỡ. Tôi mới nói với mấy đứa bạn, "bất cứ giá nào tao cũng phải mời Thần nữ ăn cháo khuya với tao đêm nay". Vì vậy chúng tôi đợi đến khi vãn tuồng hát và nói với ông bầu là tôi muốn mời Thần nữ ăn cháo khuya với chúng tôi. Ông ta vui vẻ nói ngay, "ờ mấy chú em tốt bụng quá, để qua vô kêu bà ấy cho". Từ trong đi ra với ông bầu, một bà sồn sồn mặt thì tàng ông mật, cho nên chúng tôi chuồn mất tiêu...

Thú thật với quí vị có lẽ số tôi hên hay sao mà ở nhằm các nơi có quá nhiều lễ lạc ăn chơi. Riêng chùa Miên thì Tết nhằm tháng ba. Tết kéo dài mười lăm ngày. Đêm nào bà con người Việt gốc Miên cũng đem đồ ăn đến để ăn chung và sau đó nhảy "lam thon" (điệu múa của người Miên) đến sáng. Tôi thì không biết nhảy, chỉ có điều hơi gan hơn những bạn khác nên cứ nhào ra đại chỉ cần miệng ngậm một đồng hay năm đồng và lắc lắc theo tiếng trống là các em đến gần (phải dùng miệng để giựt tiền trên miệng mình). Đêm nào cũng như đêm nấy đến cả hai tuần tôi đều được hôn các nàng vũ công "lam thon". Rồi còn lễ Đưa nước, v.v... Tôi còn nhớ lúc đó có hai vị sĩ quan trong Quân Đội thích nhảy "lam thon" nhứt phải nói là Đại Úy Viễn và Đại Úy Bôi.

Trên đây là những gì tôi nhớ về Ba Thê, riêng tại Núi Sập thì kỷ niệm lại càng nhiều hơn nữa. Theo tôi biết đình ở Núi Sập thì thờ cụ Thoại Ngọc Hầu. Cúng đình ở Núi Sập thật sự vui hơn Tết. Trước ngày Rằm tháng Ba đã có ít nhất là năm mươi sạp che trước Đình để bán thức ăn, lô tô, bầu cua cá cọp, bài cào, kẹo kéo, ôi thôi đủ trò. Gần như bà con bỏ làm ba ngày, hoặc chỉ làm nửa ngày ban sáng, còn buổi chiều thì đến Đình để tham gia vào các cuộc vui. Trẻ em được mặc đồ mới. Nam thanh nữ tú cùng nhau liếc mắt đưa tình, rồi rủ nhau viếng các thắng cảnh của núi, như Núi Ông Đạo Lượng (ở tại đây có hai ông Tư và ông Tám) nghe nói võ nghệ rất cao cường. Ông Đạo Lượng có hàng ngàn đệ tử ở khắp nơi hay về nhân ngày giỗ của ông và múa võ biểu diễn những nét độc đáo của nền võ thuật cổ truyền Việt Nam... hoặc viếng Chùa Bà xin xăm cầu phước. Còn người lớn, nhất là dân làm đá thì tụ họp trước cửa Đình để ăn nhậu và tham gia vào các cuộc đỏ đen. Gian hàng lô tô là xôm trò nhất vì các anh chàng kêu lô tô có các bài thiệu rất hay, mà mãi đến hôm nay tôi vẫn còn nhớ được hai số, số một và số hai. Thí dụ như: "Tề thiên đại thánh, ở động Thủy liêm, học được phép tiên, huyền thông đã thạo, nghịch Thiên đại náo, bị Phật Như Lai, dùng phép bàn tay, hóa núi ngũ hành, nhốt anh khỉ đột, là con số một", và số hai là: "Năm trăm năm khổ, nằm dưới hành thang, chẳng uống không ăn, tưởng đã vong mạng, mai nhờ Tam Tạng, quá bộ thỉnh kinh, thấy thế thương tình, cứu khỏi nạn tai, là con số hai".

Còn đến lễ Thanh minh thì mọi người cũng nghĩ đến để đi dãy cỏ mà mã có nghĩa là tu bổ lại phần mộ của người quá cố và thường hay cúng gà luộc, đôi khi có cả heo quay đối với nhà giàu, nên ngày này con nít chúng tôi cũng được một bữa no nê và còn xỉn nữa là khác.

Mùng năm tháng năm, Tết Đoan Ngọ thì thật là vui. Các Bà Đồng, Bóng đi sau một cái kiệu, kèn trống inh ỏi, ca hát rân trời. Trên kiệu có một ông ngồi trên lưỡi nhọn của cây mát vót, vắt chân chữ ngũ, chúng tôi gọi là ngồi nghinh. Còn có người xỏ hai thanh sắt nhọn vào hai bên má phải và trái và quay tròn hai thanh sắt gọi là xỏ xuyên quay. Các trò này nói thì quí vị không cảm thấy ghê lắm, chứ nếu thấy tận mắt chắc chắn quí vị phải lắc đầu le lưỡi. Có cả việc đi trên miểng chai bể và than hồng nữa chứ...

Còn một ngày vui nữa là ngày mười tám tháng năm âm lịch, là ngày khai sáng nền Đạo Phật giáo Hòa Hảo. Trên bộ thì loa phóng thanh thi văn giáo lý, trai thanh gái lịch tề tựu lại Hội quán nằm gần cầu Thoại Giang để xem múa lân, ăn hàng vặt cũng như các trò chơi. Dưới sông thì trước đó hơn nửa tháng người ta đã lo chuẩn bị làm bè thủy lục để đem về làng Hòa Hảo dự thi. Nhưng tôi chưa nghe lần nào ở Núi Sập thắng giải cả. Chắc tại bàn tay của dân ở đây chai hết vì đập đá nên làm bè không đẹp lắm cũng nên.

Có một ngày mà tất cả dân làm đá cho là ngày hội lớn đó là ngày mười sáu tháng bảy âm lịch. Ngày này là ngày cúng cô hồn chết, nhưng cô hồn sống cũng được hưởng tận tình. Trên ba mươi mốt hầm đá, ông chủ nào cũng cúng ít nhất là một đến nhiều hơn một con heo quay và gà vịt quay, rồi bánh trai, mía chặt khúc và tiền mặt nữa chứ. Khi cúng xong, người ta liệng tất cả các thứ trên bàn cúng bốn phương, tám hướng để gọi là "Thí cô hồn" nên chúng tôi tha hồ mà giành giựt. Có người ôm về nhà cả ôm mía, trái cây và nhất là tiền. Sau đó cùng nhau ăn nhậu suốt sáng.

Còn một nơi nữa cũng rất vui nhưng tôi quên cúng vào ngày. Hình như rằm tháng giêng thì phải. Tuy nhiên ngày tháng đối với tôi không thành vấn đề, chỉ biết đến đó để vui và hưởng thôi, đó là Chùa Ông Bổn. Bà con người Việc gốc Hoa ở Núi Sập cũng rất đông, nên Chúa Ông Bổn mỗi khi cúng rất vui, vì họ cúng từ năm đến bảy con heo (trắng) và chia thịt ra nấu nướng tại chỗ và đãi ăn. Đặc biệt các người làm ăn thì được vay tiền lấy hên để làm ăn. Phần tụi quỷ phá nhà chay chúng tôi thì cứ đến vay hoài để đánh bầu cua cá cọp. Nếu thắng thì trả lại ngay. Nếu thua thì vay nữa, đến độ ông "Hứa" tên người đứng cho vay tiền, nói ông Bổn không cho tụi mày vay nữa. Thế là ông cũng khó đứng yên chỗ đó để làm việc, vì lâu lâu sẽ bị muỗi cắn, hoặc rắn bò dưới chân...v.v... Thật là đồ quỷ sống.

Như quí vị đã biết, khoảng tám mươi phần trăm dân số Núi Sập chuyên làm nghề đá. Gần như tất cả các quốc lộ, liên tỉnh lộ hoặc đường vào làng, xã từ tỉnh Định Tường trở xuống đến mũi Cà mau đều dùng đá tại Núi Sập. Kể cả các cối xay bột cũng do các nghệ thuật gia (xin cho tôi dùng chữ nghệ thuật thay vì chữ nghệ nhân như quí vị sau năm 1975 thường dùng) tại Núi Sập làm ra, luôn cả các tượng Long, Lân trước các Đình, chùa nữa. Thật là một nghệ thuật tuyệt tác.

Tuy nhiên, để có những tác phẩm và các dụng cụ vừa kể, người dân ở Núi Sập phải tốn rất nhiều công sức, đôi khi phái mất mạng nữa. Để có một cây "nống" dài hai mét và chừng hai tấc vuông, người ta phải kinh ra từ một tảng đá nặng chừng mười đến hai mươi tấn và rất khó khăn mới vận chuyển về đến bến để các vựa phân khối lại cho các nơi tiêu dùng.

Người nào lần đầu tiên đến Núi Sập cũng sẽ nghe những âm thanh như đàn, như trống hoặc như những bản nhạc bất hủ mà chỉ ở Núi Sập mới có thôi. Đó là tiếng máy xay đá. Tiếng này hòa với tiếng búa nhỏ đập đá "bề xê" (cỡ 1cm x 2cm), búa trung (cỡ 4cm x 6cm) và tiếng búa lớn hơn nữa để kinh đá từ các tảng lớn ra thành những cục đá một người ôm.

Về phần di chuyển đá từ núi xuống đến mé sông thì rất cực khổ. Từ hổi nào không rõ, có lẻ từ thập niên 1930, muốn chuyển đá xuống bến họ phải dùng "xe rùa". Xe rùa là loại xe có bốn bánh sắt lăn trên đường rầy như xe lửa, bến trên có một cái thùng hình chữ V chứa được khoảng từ bốn tấc khối cho xe nhỏ và sáu tấc khối cho xe lớn. Người đẩy xe phải có một cây đòn cỡ bằng bắp chân dùng làm thắng, vì trên núi đi xuống là đổ dốc, khi cần thắng họ rất khổ, dùng cây đòn đà khoảng ba mét để nạy vào bánh xe và dùng hết sức nng của mình để kềm xe lại, và khi đổ xong đá thì lại hì húc đẩy lên cả một hay hai ngàn thước, mỗi ngày họ có thể làm được chừng bảy đến mười chuyến. Lúc đó tôi nhớ hình như chỉ có ba hay bốn đường xe rùa từ núi lớn xuống, còn lại là phải dùng xe bò. Sau năm 1970 thì tiến bộ và sự phát triển tốt hơn nên có xe hơi chở đá từ hầm xuống mé sông. Trước khi nhắc đến phần xe hơi, có một hình ảnh tôi nhớ rất rõ đó là một hình ảnh người đàn bà điều khiển xe với hai con bò, chở đầy nống đá do chồng bà "kinh" ở núi. Bà chở xuống vựa. Bà lúc ấy vào khoảng ba mươi mấy hay bốn mươi gì đó, luôn luôn mặc bộ đồ bà ba đen bó sát, đầu chải rất láng, trông khá tương phản. Hình như đó là Thím bảy Tề Thiên. Quí vị ở Núi Sập chắc còn nhớ.

Sau thập niên 70 thì hãng thầu Mỹ RMK vào khai thác đá ở khu vực ấp Đông Sơn II. Lúc đó ông Tư Râu làm đại diện cho người Mỹ. Còn ông Năm Chia thì làm sếp khai thác. Họ đem vào khá nhiều dụng cụ hiện đại để khai thác và chuyển đá bằng sà lan. Họ làm việc với kỹ thuật cao Họ "bắn" đá bằng cách đặt chất nổ, sử dụng máy xay tại chỗ, dùng xe tải cũng như các "convey" chuyển đá xuống sà lan tại nơi làm việc, nên sự khai thác của họ có năng xuất gấp trăm lần của người Việt mình.

Nếu tôi nhớ không lầm thì có tất cả vào khoảng hơn ba mươi ông chủ hầm đá. Bắt đầu từ Ấp Đông Sơn II phải kể là hầm của ông Cẩm Thành, ông Năm Niểng, ông Sương, bà Thảnh. Các hầm này có đá san hô rất nhiều. Ngày xưa thợ đập đá rất ngán loại đá này (granite), nhưng nếu biết khai thác như ngày nay đó là loại đá tốt để làm mặt bàn, nhà bếp, v.v... Rồi đến hầm của ông Lê Văn Năm (người ta còn gọi là ông Năm phò mã), hầm của bà Ngô Thị Trọng tôi còn có chiếc xe "Bờ rô" 203. Rồi hầm của ông Trần Kim Vạng tự Ba Vạng, ông Mười Khanh (Bà sáu Tát), ông Trần Kim Sạn, ông Đặng Văn Đàng (ông hai Gập), ông Ba Vị, ông Nguyễn Hữu Phương (ông hai Chỉ), ông Nhan Hớn Kiết. Trên đây là các hầm ở bên Núi Lớn. Bên Núi Bà gồm có: Ông Tỷ Lùn, Ông Sáu Tốt, ông Đặng Văn Thành (hai Paul con ông hai Gập), ông Tư Lớn, ông Ngọc Đôi, ông Nhan Hớn Kiết, ông Liêm, ông Cha Hoàng Đức (Hiệu trưởng Trường Thoại Giang), ông Ba Nhị, ông Chạ, ông Chạy, ông Bảy Chơn, ông Bảy Hồ. Hình như còn một vài vị nữa mà tôi không nhớ rõ.

Để có được những tản đá lớn rời khỏi núi, người thợ khoan phải trèo lên trên triền núi thẳng đứng với các sợi dây luộc (rất thiếu an toàn) và dùng máy bơm hơi (compressor) để chuyền các ống hơi lên đến đỉnh núi và khoan các lỗ sâu hay cạn tùy vào sớ đá. Sau đó dùng thuốc nổ bỏ vào lỗ và bịt cứng lại. Khi chưa có ngòi nổ điện, người ta dùng dây cháy chậm để châm lửa từ dưới đất chạy lên. Công việc này vô cùng nguy hiểm. Chỉ cần chưa đầy năm phút là lỗ đầu tiên bắt đầu nổ, nên người thợ phải biết tính toán thật kỹ con đường châm ngòi để làm sao khi lên đến đỉnh núi là lỗ cuối cùng cũng vừa nổ.

Sau này có ngòi cháy châm nên ít nguy hiểm hơn nhiều. Người thợ chỉ việc câu các dây vào nhau và lên tận đỉnh núi mới châm điện. Phải nói rằng ở Núi Sập, các ông thợ khoan đá là những chuyên viên thuốc nổ trứ danh. Nếu kể thật đầy đủ về nghề làm đá, có lẽ phải kể suốt  45 năm vì mỗi ngày đều có nhiều chuyện xảy ra, vui lẫn buồn...

Trước khi tạm biệt quý độc giả, tôi xin kể một chuyện vui có thật tại Núi Sập. Vào năm 1973, ở Núi Sập có năm vị giàu nhất về khai thác đá, người ta thường gọi là "Ngũ Cường" đó là các ông:

Ông Nhan Hớn Kiết, chủ hai hầm đá và có máy xay đá riêng.

Ông Đặng Văn Đàng (ông hai Gập) tương đương với ông Nhan Hớn Kiết.

Ông Trần Kim Vạng, có máy xay đá.

Ông Lê Văn Năm (ông Năm phò mã) có xe và máy xay đá riêng.

Bà Ngô Thị Trọng,

Việc này xảy ra tại hầm đá của ông Hai Gập. Như Quý vị biết, vào thời Việt Nam Cộng Hòa ngày thứ ba là ngày xổ số kiến thiết. Đa số người nghèo hay thích thử thời vận nên mua rất nhiều vé số. Thứ ba là ngày thường nên mọi người còn phải làm việc trên hầm đá. Chuyện xảy ra lúc bác Sáu Công tài xế xe đá mua vé số tại quán ông Tư Ban. Chú hai Cọp rằng (còn gọi là Cọp Rằng hai) là người Cai coi nhân công thấy được số của bác sáu Công mua. Thường vào mỗi thứ ba chú Cọp Rằng hai có thói quen ghi kết quả xổ số để đem lên hầm đá cho các công nhân dò. Chú Cọp Rằng hai muốn đùa vui, nên các số khác thì chú ghi đúng theo kết quả, duy chỉ sáu số độc đắc thì chú ghi lại sáu số của bác Công đã mua. Như thường lệ, vào lúc 3 giờ 45 phút chú đem kết quả xổ số lên hầm đá. Mọi người bu lại xin được xem để hy vọng mình là người trúng số (xin mở ngoặc ở đây - dân Núi Sập là nơi trúng số độc đắc nhiều nhất tỉnh Long Xuyên, theo tôi biết có đến hơn sáu người đã trúng số độc đắc). Trong lúc mọi người đang thất vọng vì số mình không trúng, thì bỗng phía sau lưng có một giọng nói lớn lên rằng: "Này bà con bỏ búa, bỏ xe, bỏ việc làm hết đi xuống quán ông bà Mười Rổ kêu rượu thịt mà ăn no uống đã, tiền thì Sáu Công này sẽ lo." Rồi bác sáu Công chỉ vào mặt ông Cọp Rằng hai và nói: "Còn anh nữa, từ rày đừng hòng làm phách với sáu Công này nữa nghe, cỡ anh tôi mua đứt. Kể từ hôm nay không có ông Đặng Văn Đàng hay là Hai Gập gì nữa cả, Sáu Công này không còn thua ai nữa đâu". Mọi người xúm lại hỏi việc gì mà anh Sáu cao giọng vậy. Bác Sáu trả lời một cách dõng dạc rằng: "Có gì lạ đâu, cặp 7 kỳ này đã về tay Sáu Công này rồi, vì vậy không cần làm gì nữa cả". Sau đó ông chạy xuống đường kêu xe lôi chở ông về nhà thay đồ mới đi lãnh tiền. Trước khi đi ông còn lớn tiếng dặn là tất cả bà con bạn bè xuống quán bà Mười Rổ ăn nhậu trước khi, chờ tôi xuống ông Tệt (là người đổi vé số) lấy đỡ một ít tiền về lo cho bà con ăn uống.

Lúc lên xe lôi bác còn nói với người chạy xe rằng, cháu hên nên mới gặp bác, coi như mày nghỉ chạy nửa tháng cũng có tiền ăn.

Khi xuống đến chú Tệt, bác sáu đưa 7 tấm vé số và nói: "tôi biết anh không đủ tiền để đưa tôi một lần đâu, vậy anh chỉ đưa chừng 10 triệu để về đãi bà con và lo chuyện lặt vặt, số còn lại khi anh lãnh xong đưa tôi sau cũng được."

Chú Tệt ngạc nhiên không biết chú Sáu nói gì, vì rõ ràng là 7 tấm vé số không trúng số nào cả, nên chú Tệt mới nói với bác Sáu rằng: "Thôi mà anh Sáu, hôm nay là ngày tôi rất bận, nếu anh có giỡn chơi xin để lúc khác, chứ anh đâu có chúng số gì đâu". Lúc đó bác Sáu mới té ngửa ra là biết bị Cọp Rằng hai chơi, nên bây giờ tiền xe lôi cũng không có trả, bác liền chạy một mạch về ngã tư Quốc Tế nới có quán bà Mười Rổ, vào ngay bếp rút cây dao chặt thịt chạy kiếm chú Hai Cọp Rằng để chém.

Chuyện này kinh thiên động địa ở ngã tư Quốc Tế lúc bấy giờ. Cuối cùng bác Hai Gập phải đứng ra giải quyết, ai ăn nhiều hơn hai tô hoặc nhiều hơn bình thường thì phải trả thêm phần đó. Còn lại bác xuất tiền ra trả cho mỗi người một phần ăn mới êm chuyện.