Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

NHỮNG NGÀY

THANH XUÂN ĐÓ

 

NGUYỄN PHÚC VĨNH TUNG

 

 

Những Lò Gạch Làng Lai Nghi

Vinh ngủ gà ngủ gật trên băng ghế phía sau của chiếc xe đò Đà Nẵng - Hội An. Chuyến xe này có lẽ là chuyến cuối trong ngày, nên cứ thấy khách thì dừng lại đón, bao nhiêu cũng đẩy đại lên. Xe chạy, lắc qua, lắc lại một hồi, đâu vào đó, hết còn nghe than van, cự nự. Một giờ xe, chẳng lâu lắc gì, nên khách cũng dễ dãi, chỉ cần có chỗ đặt hai bàn chân là được rồi. Và chuyến xe cuối ngày như một hộp cá mòi chưa đổ sauce vào. Buổi chiều mùa hè của miền Trung, dù mặt trời đã lặn, cái nóng vẫn còn oi nồng. Mùi chợ búa từ những vạt áo vải màu nâu, màu đen. Mùi đất bùn từ những bàn chân trần nứt nẻ và mùi mồ hôi, làm cho Vinh phải cố nghiêng người, đưa mặt ra khung cửa tìm chút gió. Gió thổi ào vào mặt. Thổi cả mùi vôi cháy nồng khét vào mũi, mà không cần mở mắt ra nhìn, Vinh cũng biết xe đang chạy qua làng Lai Nghi. Những lò gạch hai bên đường đã vắng bóng những người nhồi đất, đúc gạch, nhưng cái mùi của vỏ nghêu, vỏ sò bị đốt cháy từ các lò nung này làm cho khách qua đường dễ nhận ra và dễ nhớ.

Qua khỏi những lò gạch là đến chợ Lai Nghi. Chợ Lai Nghi cách tỉnh lộ chừng năm trăm mét. Vinh không biết dân số của làng Lai Nghi được bao nhiêu, nhưng thấy chợ Lai Nghi xây cất đàng hoàng, những phiên chợ họp đều đặn vào lúc trời chưa hừng sáng và người mua kẻ bán tấp nập. Vinh quan sát được sinh hoạt của chợ này trên những chuyến xe đò rời Hội An rất sớm. Từ bến xe Hội An, chợ Lai Nghi là trạm đầu tiên xe ngừng để đón khách và bỏ khách xuống họp chợ. Những bóng đèn điện mờ mờ, nhất là những buổi sáng trời có nhiều sương mù, ngồi trên xe đò nhìn xuống cảnh sinh hoạt đó, có những lúc trí tưởng tượng của Vinh đi quá xa, thấy như cảnh một phiên chợ ở cõi âm.

Lai Nghi cách phố Hội An khoảng ba cây số. Năm học Đệ Lục trường Trần Quý Cáp, có người bạn cùng lớp ở làng này. Mỗi sáng, anh mặc bộ đồng phục quần xanh áo trắng, trông rất nghiêm chỉnh, đạp xe đạp đến trường. Đoạn đường từ Lai Nghi vào Hội An quanh co giữa những ruộng lúa xanh mướt, gió thổi lồng lộng. Vinh không nhớ đã đi qua đoạn đường này bao nhiêu lần, nhưng cho đến hôm nay, nhắm mắt lại, cũng có thể nói đúng vị trí của từng lò gạch nằm rải rác hai bên đường.

 

Đi Ngang Qua Tiệm Hình Lệ Ảnh

Dù cho buổi tối mùa hè, sinh hoạt của phố Hội An chỉ kéo dài tới khoảng mười hai giờ đêm là chấm dứt. Mùa hè trong thành phố cổ kính này thật êm đềm. Vinh là người khách cuối cùng từ quán nước dừa bên dốc đường cạnh Chùa Cầu ra về , sau khi đã ngồi nghe không biết đến lần thứ mấy bản Histoire D' un Amour với giọng hát của người nữ ca sĩ Pháp. Bản nhạc tình và giọng hát chơi vơi đó , đang là thời trang của những tâm hồn trẻ.

Con đường Nguyễn Thái Học nhỏ và chạy dài hun hút trong bóng đêm, ngoài Vinh ra, không còn một bóng người nào khác trong giờ này. Vinh dừng lại trước căn nhà số hai mươi... Hai cánh cửa sổ đóng chặt. Không biết người con gái có mái tóc dài óng ả và đôi mắt u buồn đó đang học bài hay đã chìm sâu vào giấc mộng?

Vinh tần ngần bước đi và hút gió điệu nhạc quen thuộc như là một tín hiệu, Vois comme la mà est belle... Tiếng hút gió lồng lộng trên đường Nguyễn Thái Học. Nếu người con gái còn

thức sẽ biết anh chàng học trò Huế đã về đây nghỉ hè. Một mùa hè trọn vẹn trong cái thành phố nhỏ bé, trầm lặng và sẽ bỏ đi khi niên học bắt đầu, để lại những giao động nhẹ nhàng trong tâm khảm của người con gái đó. Những âm hưởng tô hồng cả tuổi thanh xuân, với những mộng, những mơ, những gì đẹp nhất trước ngưỡng cửa cuộc đời.

Con đường Lê Lợi, từ mé bờ sông Hội An đi ngược về phía Tiểu Khu, con đường ngày càng dốc, và có lẽ cũng là con đường duy nhất giữa thành phố cổ kính này có lề đường hai bên rộng rãi và có đoạn được lát bằng gạch vuông màu đỏ. Vinh đếm thuộc lòng từ ngả tư Phan Chu Trinh và Lê Lợi đến trước tiệm hình Lệ Ảnh gồm 124 miếng gạch. Đứng ở miếng gạch thứ 124, xoay người nhìn vào khung kiến của tiệm hình, là đối diện ngay với chân dung lớn bằng người thật của người con gái mà Vinh chưa hề gặp, và đoán, có lẽ đẹp nhất phố Hội này. Ngay trước cửa tiệm hình, có hai hàng gạch theo chiều ngang của lề đường, bị rễ cây bàng đội lên, lởm chởm như lưng một con sấu. Lần đầu tiên thả bộ qua đây, ham nhìn mấy tấm hình người đẹp chưng trong khung kiến, Vinh bị vấp một cái đau điếng, suýt chút nữa đập trán vào gốc cây bàng.

Đối diện với tiệm hình Lệ Ảnh là nhà của Mỵ. Vinh băng qua đường. Cô bé không học bài mà vẫn còn thức ngồi trong khung cửa sổ. Nói chuyện với nhau bằng mắt và ngón tay ra dấu. Mẹ, các em của Mỵ ngủ ngay ở phòng khách vì đêm hè nóng bức. Đôi mắt của Mỵ to, sáng và đầy vẻ nhẫn nhục của một người con gái nhà nghèo, mồ côi cha.

Ánh mắt của Mỵ bừng vui trong bóng đêm. Mùa hè đã bắt đầu trên thành phố buồn tênh này. Và những khúc nhạc đứt đoạn của bản Come Back To Sorriento lại vang lên trong đêm trên phố vắng. Vinh chợt nhận ra ở Mỵ có một nét gì hao hao giống với Tiểu Lan.

 

Cây Si Bên Bờ Sông An Cựu

Nhà của Tiểu Lan ở sát bờ sông An Cựa và rất dễ nhận ra vì bến nước trước nhà có một cây si lớn, nghiêng hẳn ra ngoài sông, là đà trên mặt nước. Những buổi chiều hè khi trời đã tắt nắng, Tiểu Lan ngồi vắt vẻo trên một cành si, ngâm cả hai bàn chân xuống nước cho mát, khiến một vùng nước xanh rêu bỗng đổi màu, trắng ngần như có ánh trăng soi.

Trong những người con gái Vinh quen, chỉ có mình Tiểu Lan là người Bắc. Tiểu Lan cuốn hút Vinh ngay từ đầu bởi cái vẻ lãng mạn tổng hợp của người con gái xứ Bắc Ninh, quê ngoại, và người con gái xứ Huế, nơi nàng lớn lên. Tiểu Lan thường đi thơ thẩn với đứa em nhỏ dọc theo bờ sông, vòng qua cầu Phú Cam. đến nhà Vinh. Phải, Vinh thấy được, Tiểu Lan và Mỵ giống nhau ở chỗ cuồng nhiệt, tựa như cuộc đời chỉ có ba mươi năm ngắn ngủi mà thôi. Cả hai còn giống nhau một điều nữa, không cần biết tình cảm của Vinh đối với mình như thế nào. Không có sự tính toán, đòi hỏi.

Tiểu Lan dám theo Vinh đến ăn cơm ở quán Hương Bình. Quán cơm Hương Bình nằm bên bờ sông Hương, trên đường về Đập Đá kế Đại Học Sư Phạm. Đây là quán cơm, hầu như chỉ nấu cơm cho những sinh viên xa nhà, đến từ những thành phố xa xôi như Quy Nhơn, Tam Kỳ, Đà Nẵng, Hội An... Vinh quen được nhiều bạn bè ở các phân khoa khác từ quán cơm này. Tiểu Lan ngồi ăn tĩnh với Vinh, mặc những lời chọc ghẹo của đám sinh viên Y Khoa nghịch như quỷ sứ.

Thấy Tân đang thanh toán tiền cơm với Diễm, con gái bà chủ quán, Vinh hỏi:

- Về quê hả? Thi xong chưa mà về sớm vậy. Có ghé Hội An không?

Tân vừa đếm tiền vừa trả lời:

- Sáng mai thi môn cuối xong là ra bến xe về luôn. Về thẳng Đại Lộc, mai mốt mới xuống Hội An chơi.

Bàn kế bàn Vinh ngồi, bốn năm người, nhà ở Đà Nẵng, Hội An, đang hỏi ý nhau về xe Phi Long hay xe lửa. Cách nào sớm hơn để về đến nhà, sau một niên học dài đồng đẳng. Và Vinh, ngày nào trở về với cái thành phố nhỏ bé, cổ kính, có người con gái nhà ở đường Nguyễn Thái Học, dịu hiền nhất trong những người con gái Vinh quen?

Diễm ngồi cọng sổ ở quầy tính tiền. Không biết sổ này gọi là sổ gì, sổ nợ hay sổ cơm? Đám sinh viên ăn ở đây gọi là sổ đoạn trường. Mỗi người mở một chương mục, có ghi tên họ và số thẻ sinh viên đàng hoàng. Hôm nào ăn thì ghi vào sổ, cứ giữa tháng hay cuối tháng, nhận được tiền ở nhà gửi ra hay lãnh học bổng thì cọng sổ, trả tiền một lần. Cô bé ngồi cọng sổ mà mặt buồn hiu. Ngày mai, và ba tháng hè đến, quán sẽ vắng tanh. Đám sinh viên như một đàn chim đang tụ họp ca hát líu lo bỗng vỗ cánh bay mất, để lại những cành cây lặng yên với lá

Tiểu Lan theo Vinh ra xe, hình như bị lây một chút buồn của Diễm:

- Khi nào anh về ?

Vinh chưa quyết định ngày nào đi. Vinh còn tiếc tiếng ve sầu đồng loạt nổi lên vang rân trong vườn vào lúc đúng ngọ mỗi ngày Những ly chè bắp đầu mùa bên Cồn. Cái bàn gỗ ọp ẹp kê dưới gốc cây nhân của quán bánh bèo dưới chân chùa Thiên Mụ. Và cả cành si là đà trên mặt sông An Cựa. Ngồi nhìn Tiểu Lan nhúng hai bàn chân xuống nước, thấy nước đổi màu.

Rồi Vinh cũng bỏ lại mùa hè ở Huế.

 

Những Chậu Hoa Thược Dược Ở Xóm Mới

Một xóm nhỏ gồm những nhà lá, nhà tôn nằm kế bên sân vận động thành phố Hội An, trước không biết gọi tên gì, nhưng từ ngày Ty Công Chánh dời về đây, xóm này có tên là Khu Công Chánh. Đằng sau Ty Công Chánh, qua một con đường nhỏ, một xóm cũng toàn nhà lợp tôn, mới thành hình sau này, nối dài từ Khu Công Chánh đến Cây Đa, đó là Xóm Mới. Nhà ở Khu Công Chánh và Xóm Mới, sân trước, sân sau đều là sân đất mỗi sân nhà như một vườn hoa nhỏ. Những chậu hồng, mồng gà, cúc, thược dược đủ màu, và cả cây kiểng, cây quýt, cây quật Những chậu hoa, chậu kiểng lớn nhỏ bày thành hàng ở sân trước, sân sau. Hàng năm, những ngày từ hai mươi ba Tết, Khu Công Chánh và Xóm Mới trở thành chợ hoa của phố Hội An.

Năm đầu cùng gia đình ăn Tết ở Hội An, Vinh mê nhất là mấy chậu hoa thược dược bày bán trong xóm này. Những đóa thược dược lớn như cái chén, đủ màu, vương giả, nổi bật lên giữa đám hoa cúc, hoa mồng gà. Những cánh hoa thược dược dài, óng mượt, xếp lên nhau, ôm ấp những nụ hoa chưa chịu cười với nắng.

Sau đó, mỗi lần từ Huế về thăm nhà, Vinh hay thơ thẩn ra Xóm Mới, ngừng lại trước sân những nhà nằm sát đường để ngắm những đóa hoa thược dược, hoặc nhìn mấy cụ già đang gọt tỉa, uốn nắn những cây kiểng. Có nhà chưng cả hòn non bộ và hồ cá vàng. Mỗi lần đi qua đây, Vinh cảm thấy tâm hồn lắng dịu, gần gũi với thiên nhiên và với những người hiền hòa sống trong xóm nhỏ này.

Năm thi Tú Tài bán phần ở Huế xong, Vinh về nhà nghỉ hè. Một buổi chiều, thơ thẩn ra Xóm Mới ngắm hoa, Vinh bắt gặp một người con gái cũng đang đứng lặng ngắm những đóa hoa thược dược lung linh trong nắng vàng. Người con gái mà sau này Vinh biết nhà ở số hai mươi... đường Nguyễn Thái Học.

Và từ đó Vinh biết rõ cách nào để từ Huế về Hội An nhanh nhất. Trưa thứ bảy ra bến xe An Lợi. Vào đến ngả ba Đà Nẵng - Hội An thì sang xe. Xe Đà Nẵng - Hội An, hay xe Đà Nẵng - Tam Kỳ cũng được. Nếu gặp xe Đà Năng - Tam Kỳ thì đến ngả ba Vĩnh Điện lại nhảy lên xe lam về Hội An. Thế nào cũng về đến nhà kịp bữa cơm tối.

Và cũng từ đó, Vinh thường bỏ lại mùa hè ở Huế. Bỏ lại những buổi chiều ngồi vắt vẻo với Tiểu Lan trên cành si bên bờ sông An Cựa. Bỏ lại những đêm ngồi ngắm trăng với Ngọc ở bậc thềm của nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế.

 

NGUYỄN PHÚC VĨNH TUNG