Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

NGHỀ XƯA QUÊ CŨ

 

DIÊN KHÁNH

 

Bạn nào ở miền Trung, chắc có biết những câu ca dao mà tình ý dàn trải qua nhiều tỉnh. Nghĩ rằng các bạn còn nhớ, ở đây, tôi chỉ gợi lại mấy câu đầu:

 

Đường vô xứ huế quanh quanh,

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ...

 

Học trò xứ quảng ra thi…

Quảng Nam hay cãi, Quảng Ngãi hay co...

 

Tiếc công bình định xây thành...

 

Trong số ca dao "liên tỉnh" đó có một câu nói về một người đàn ông, nhưng cũng rất hợp với tôi:

 

Anh về Bình Định thăm cha,

Phú Yên thăm mẹ, Khánh Hòa thăm em

 

Quê cha tôi ở Bình Định; quê mẹ tôi ở Khánh Hòa; nhà tôi người Phú Yên. Hồi chúng tôi mới quen nhau, nhà tôi vẫn thường đọc để đùa với tôi:

 

Tôi về Bình Định quê cha,

Phú Yên quê nẫu, Khánh Hòa quê tôi.

 

Chắc có nhiều bạn biết chữ “nẫu”? Đây là thổ ngữ có nghĩa là "họ", là "người ấy", của các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên. Nghe thật quê mùa, nhưng cũng thật thân thương. Còn gì âu yếm cho bằng khi một cô gái dùng tiếng đó để trách người yêu:

 

Nẫu về, nẫu chẳng ghé thăm mình,

Nẫu lo đi mua nếp, để mặc tình nhớ thương

 

Câu ca dao "liên tỉnh" kể trên gợi ý cho tôi viết tiếp về những cái nghề ngày xưa rất thịnh, mà bây giờ chỉ còn trong ký ức của một số người lớn tuổi.

Tôi đã đi và sống nhiều ở các tỉnh dọc miền duyên hải Nam Trung Phần, từ Bình Định cho đến Bình Thuận. Những nghề tôi sắp đề cập trước kia hoạt động giống nhau trong suốt vùng này.

Nhà lá mái, cửa bằng khoa

Đã là nhà lá mái thì phải có giàn cửa bằng khoa. Nói cách khác, ngày xưa cửa bằng khoa, chỉ nhà lá mái mới có.

Nhà lá mái là kiểu nhà rất xưa làm tốn nhiều công và nhiều vật liệu ngôi nhà lá mái nào rẻ nhất, tính cho tới ngày nay, chắc cũng phải đến cả trăm tuổi. Nói là nói vậy, chứ bây giờ, chắc không còn ngôi nào, dù là ở những miền quê xa xôi.

 

Hồi còn nhỏ, mỗi lần đi theo mẹ về thăm quê nội ở An Nhơn (Bình Định), tôi thường được mẹ chỉ cho biết nhà người bà con nào là nhà lá mái. Tôi nhớ hình như chỉ có hai cái ở gần vùng Kim Chua. Còn tại Diên Khánh (Khánh Hòa), nghe đâu cho đến sau 1954, vẫn còn một ngôi nhà lá mái ở Đại Điền, nhưng tôi chưa tận mắt nhìn thấy bao giờ. Cho mãi đến khi đã lập gia đình, tôi mới có dịp quan sát kỹ một ngôi nhà lá mái ở thôn Quy Hậu (xã Hòa Trị, Phú Yên). Chủ nhà là anh họ, và cũng là bạn học hồi còn nhỏ của nhà tôi. Anh ấy giàu, có nhà đúc, có tiệm buôn ở thành phố, nhưng vẫn muốn giữ ngôi nhà xưa của ông bà để lại, làm kỷ niệm. Anh là cháu đích tôn, phải lo việc giỗ chạp. Giỗ chạp nào, anh cũng làm tại ngôi nhà xưa ở quê, và cũng mời vợ chồng tôi. Anh cho biết cái nhà ấy là do ông lao của anh cất từ năm vua Thành Thái mới lên ngôi, tính đến đời anh, đã được 5 thế hệ.

Đây, tôi xin tả ngôi nhà lá mái ấy.

Nếu đứng bên ngoài mà nhìn, thì đó là một ngôi nhà lợp tranh thật lớn, không có gì đặc biệt. Chỉ đặc biệt ở bên trong và cách làm.

Một khi vào bên trong một ngôi nhà lá mái, điều ai cũng phải để ý là nhà có quá nhiều cột. Nếu kể cả những cột đứng lấp trong vách và làm khung cho giàn cửa bằng khoa, ngôi nhà có tất cả 36 cây cột. Tất cả đều là cột tròn. Bốn cây coat đứng giữa nhà thật to, đường kính sát gốc có lẽ cũng tới 5 tấc. Không có cây cột nào được chôn xuống đất. Tất cả các chân cột đều đặt trên những tảng đá phẳng, nổi trên mặt đất vài phần. Chủ nhà giải thích rằng người xưa sợ chôn cột xuống đất, chân cột sẽ mục. Họ dùng giàn kèo cột liên kết thật chắc với nhau bằng những con mộng và lỗ mộng thật sít, để giữ thế đứng cho ngôi nhà. Ngôi nhà đứng vững trên mặt đất như một chiếc ghế đẩu có nhiều chân.

Với bề thế của toàn ngôi nhà, thì trần nhà hơi thấp, trông thật nặng nề. Mặt dưới trần nhà đan bằng nan tre to bằng hai ngón tay. Phía dưới tấm nan tre này là những cây đòn tay bằng gỗ tròn, to cỡ bắp chân. Bên dưới nữa là giàn kèo cột, đỡ cả trần nhà và mái nhà. Chủ nhà cho biết trần nhà là một lớp đất dày đến 50 phân. Các bạn thử nghĩ với ngôi nhà vuông mỗi bề chửng 12 thước, thì khối đất trên trần nặng tới mức nào. Kèo cột không đủ chắc, thì làm thế nào đỡ nổi bao nhiêu tấn đất như vậy?

Dụng đích của lớp đất kia là để bảo vệ cho bên trong ngôi nhà, khi mái nhà bị cháy. Người anh tôi kể rằng ngôi nhà đã bị cháy một lần vào đời ông nội anh, nhưng chỉ cháy mất cái mái tranh bên ngoài, bên trong không thiệt hại gì.

Mỗi lần vào bên trong ngôi nhà nhìn quanh tôi thấy chỗ nào cũng đen. Có lẽ vì tất cả đều đã bị khói ám quá lâu. Và rất tối. Lưng nhà là một bức vách kín, không có cửa. Sát vách là 5 chiếc bàn thờ, trên để chi chít đồ thờ bằng đồng, bằng gỗ cẩn xa cừ, và bằng sứ. Phía trên các bàn thờ là những tấm nghi thêu, những tấm hoành sơn son thếp vàng; phía dưới là những tấm khăn thêu. Toàn thể trông hơi giống bên trong một ngôi chùa.

Mỗi bên vách hông có một khung cửa sổ nhỏ, nhưng cánh rất kiên cố. Ở hàng cột thứ nhì kể từ mặt nhà vào, là giàn cửa bằng khoa. Đây là một bức vách toàn bằng gỗ, ngăn hiên ngoài với nhà trong.

Cả giàn có 5 khung cửa, mỗi khung hai cánh. Tất cả các cánh đều mở vào phía trong. Cánh cửa tra vào khung không phải bằng bản lề, mà bằng cốt. Đỡ phía dưới cả giàn cửa, là một cái ngạch (tiếng địa phương gọi là ngạch địa) bằng gỗ, nổi cao khỏi mặt đất đến hơn gang tay. Chỉ cần nhìn độ mòn của những cốt cửa, và những chỗ khuyết mà các cánh cửa đã tạo ra trên mặt ngạch, cũng có thể biết tuổi của ngôi nhà đã cao lắm. Bề mặt của giàn cửa là phía ngoài. Mặt này được chạm trổ rất công phu. Có chỗ chạm nho sóc, có chỗ chạm bát tiên. Ở những chỗ chừa trống để lấy ánh sáng, thì song cửa là những con lơn tiện bằng gỗ trắc. Phía trên 3 khung cửa giữa, là một bức chạm nổi thật lớn, có hình “lưỡng long tranh châu”. Hai bên là hai bức chạm chìm, ghi lại những điển tích gì đó; có cả những bài thơ chữ hán nữa.

 

Đứng về mặt mỹ thuật, có thể nói giàn cửa bằng khoa là điểm nổi bật của toàn ngôi nhà. Và chắc chắn đây cũng là trọng điểm tốn kém trong việc làm nhà. Ngoài ra, còn phải lo đặt làm cửa cả năm, trước khi khởi công cất nhà.

Người anh chủ nhà cũng lấy làm hãnh diện về giàn cửa bằng khoa này lắm. Cứ đôi ba năm, anh lại thuê thợ mộc đến đánh vẹc-ni một lần. Nhưng theo ý tôi, có lẽ cứ để gỗ xưa lên nước đen, trông tự nhiên và cổ kính hơn.

Có lần, vợ chồng tôi đến thăm anh tại ngôi nhà cổ, nhân một ngày nghỉ. Trong câu chuyện, anh đột nhiên hỏi tôi:

- Tôi biết thím để ý quan sát ngôi nhà này từ lâu. Nhưng thím có tin chắc là đã thấy hết chưa?

Tôi quay nhìn nhà tôi, chưa biết trả lời ra sao, thì anh nói:

- Chú thím đi theo tôi. Tôi sẽ chỉ cho thấy vài cái.

Anh bắc thang cho vợ chồng tôi trèo lên nhìn phía trên trần nhà. Ngay giữa nóc, trần nhà cách mái tranh khá cao. Một người lớn có thể đứng thẳng mà không đụng nóc. Nhưng ra ngoài bìa, thì mái và trần chỉ cách nhau chừng 5 tấc. Nhìn toàn thể, ngôi nhà trông giống một nấm mộ đất vĩ đại, có mái che. Rải rác khắp trên mô đất là những cọc xi-măng đúc, để chống mái tranh.

Chủ nhà nói:

- Những cọc chống mái ấy, nguyên bằng gỗ bọc đất sét. Tôi chỉ mới thay bằng cọc xi măng vài chục năm nay thôi. Cái cọc gỗ bọc đất cháy lem nhem kia, là dấu tích lần cháy hồi đời ông nội tôi. Tôi giữ lại một cái cho con cháu đời sau biết.

Nhà tôi cười:

- Vậy là anh vừa bảo tồn, vừa tân trang, phục chế?

- Đúng. Nhưng mời chú thím đi coi tiếp… Cái này mới là ly kỳ.

Anh dẫn chúng tôi ra phía sau nhà, chỉ vào một chỗ ở chân vách có màu hơi khác:

- Hồi anh em chúng tôi còn nhỏ, đã có lần ăn trộm khoét vách ở chỗ này, nhưng không vào được. Chú thím có biết tại sao không?... vì vách làm hai lớp, ở giữa chứa đầy cát. Một khi lớp vách ngoài bị xoi lủng, cát chảy tràn ra, không thể nào khoét lớp vách trong được... Để tôi moi ra cho chú thím coi. Chỗ này được vá lại bằng gạch, dễ cạy lắm.

Chúng tôi cản lại, nhưng anh vẫn dùng xà-beng nạy ra một miếng gạch, ngay chỗ ăn trộm khoét. Cát khô cứ theo lỗ trống chảy ra mãi. Coi kỹ thì thấy hai lớp vách trong ngoài đều bằng đất mỗi lớp dày chừng 15 phân, ở giữa có sườn tre làm cốt, mặt ngoài tô một lớp vôi áo có trộn bông gòn.

Thợ giá ngoại và mầm trỉ

Mầm trỉ là bức sườn tre nằm giữa, làm cốt cho một tấm vách trét đất. Mầm là những cây dọc, thường là những đoạn tre để nguyên, đầu dưới chôn xuống đất, cách nhau chừng 15 phân. Trỉ là những miếng tre chẻ, buộc ngang vào những cây mầm bằng lạt, thường được xếp dày hơn mầm. Đất trét vách là loại đất thịt thật nhuyễn, pha một phần đất sét và cát nếu dùng thuần đất sét, vách chắc, nhưng khi khô kẽ nứt quá to, quét vôi không liền mặt được. Để cho đất kết, người ta trộn rơm vào đất, rưới thêm nước và dùng chân đạp cho đều. Ở vùng nào hay ngập lụt, chân vách thường được xây bằng gạch. Chân những cây mầm sẽ cấy vào lớp gạch trên cùng. Vách đất cũng có thể làm đẹp với một lớp áo bằng vôi. Nếu thợ khéo tay, khi nhà làm xong, cũng khó biết là vách đất hay vách gạch.

Thợ làm nhà vách trét đất, mái lợp tranh, được gọi là thợ giá ngoại". Có lẽ để phân biệt với thợ mộc, phụ trách làm những bộ phận bằng gỗ bên trong. Nhưng hình như không ai gọi thợ mộc là “thợ giá nội”.

Thợ giá ngoại thường không chuyên nghiệp. Có ai gọi làm, thì họ thành thợ. Không ai gọi, họ đi cày cuốc như mọi người. Đứng đầu một nhóm thợ giá ngoại, là ông bầu. Khi mới nghe, tôi cứ tưởng là chủ một gánh hát bội.

Trước chiến tranh, khi phong trào "hò khoan" còn thịnh ở miền quê, công việc làm nhà cũng đã đi vào câu hò.

 

Nhờ ai nuộc lạt tấm tranh,

Chân mềm tay yếu, ai đành ngơ sao?

Chẳng sang cũng tiếng ông bầu,

Làm cho thiên hạ. nỡ nào bỏ em!

 

Nhưng cảm động nhất, vẫn là mấy câu sau đây. Nghe nói nguyên là của một ông giáo học thời còn Tây, bị đuổi việc vì nấu rượu lậu. Hồi kháng chiến chống Pháp, ông một mình tản cư đến tá túc tại ngôi quán của một người đàn bà góa không con. Bà này nguyên là một ni cô, hoàn tục cũng chỉ mới mấy năm. Nhưng người đàn ông mà vì đó bà hoàn tục, lại chết trước khi tóc bà đủ dài để búi. Cuộc sống chồng vợ tuy không lâu bao nhiêu, nhưng tình tứ lắm. Người ta thường thấy hai vợ chồng chải tóc cho nhau. Chồng chết, bà nhớ đến cái kinh nghiệm sấy trà xanh, học được từ hồi còn ở chùa, liền mở quán bán nước ở gần Núi Miếu (xã Hòa Quang, Phú Yên). Chính lúc này, ông giáo học đến với bà. Nhưng ông đến là để “lãnh đủ”. Căn quán lợp tranh ọp ẹp của bà đã sập xuống trong một cơn bão nhỏ. Và, với đôi bàn tay ngày trước chỉ quen cầm viết, cầm phấn, ông đã dựng lại cho bà một ngôi nhà, tuy cũng mái tranh vách đất, nhưng khang trang hơn nhiều. Nhưng rủi cho ông. Không lâu sau đó, một chàng bộ đội đẹp trai được cấp trên bố trí cho vào làm em nuôi của bà chủ quán. Ông đành phải rút lui, để lại cho người tình bội bạc một bài lục bát dài. Đây là bốn câu có liên quan đến chuyện làm nhà:

 

Tiếc công cột trỉ dựng mầm,

Nhồi cơm trét vách những năm cơ hàn.

Bây giờ trong ấm ngoài an,

Trà thơm ai uống, tóc nàng ai hong?

 

Thợ mộc và bùa Lỗ Ban

Từ "thợ mộc" của tiếng Việt bao gồm cả thợ làm nhà gỗ, làm cửa, làm bàn ghế, làm giương, làm tủ... tất nhiên, để tăng phần mỹ thuật, thợ mộc phải cần tới thợ chạm, thợ tiện. Để có gỗ xẻ vừa cỡ, thợ mộc phải nhờ đến thợ cưa.

Nhưng tuy cùng làm việc với cây, với gỗ, chỉ một mình người thợ mộc làm nhà, được mọi người tin là có tài phép. Thợ mộc làm nhà biết bùa Lỗ Ban. Lỗ Ban là thợ mộc người nước Lỗ, thời Xuân Thu, không hiểu sao lại có ảnh hưởng lâu và rộng đến như vậy. Không có bằng chứng gì rõ ràng, nhưng một khi rước thợ mộc đến dựng sườn nhà (tiếng địa phương gọi là giàn trò), chủ nhà nào cũng tỏ ra chiều chuộng đám thợ mộc, nhất là người thợ cả. Người ta sợ người này that ý, rồi yếm bùa Lỗ Ban.

Kể từ ngày khởi công cho tới khi dọn vào ở, chủ nhà phải làm tất cả 4 lễ cúng: động thổ (đào móng), bình cơ (đổ nền), thượng lương (gác đòn dông: đòn tay chính trên nóc), và hoàn công (xong việc, tiếng địa phương gọi là "hoàn thang"). Còn "ăn tân gia" (tiếng địa phương gọi là về nhà mới") thì không bắt buộc, thường chỉ là phú quý sinh lễ nghĩa mà thôi.

Trong 4 lễ cúng kể trên, lễ thượng lương quan trọng hơn cả. Một bàn thờ được đặt chính giữa ngôi nhà đang cất. Lễ vật thì “tùy gia phong kiệm”, khi là một con heo quay, khi là mấy con gà luộc, khi là một mâm chè xôi. Nhưng dù là gì, chủ nhà cũng phải dự trù đủ cho thợ ăn.

Trong lễ thượng lương, ông chủ nhà (nếu chủ nhà là đàn bà thì phải nhờ một người đàn ông thay) và người thợ cả cùng khấn và lạy trước bàn thờ. Cả hai người đều phải bịt khăn đỏ. Lễ xong, cả đám thợ xúm lại người ở trên dùng dây, người ở dưới dùng tó, đưa cây "đòn dông" lên nóc. Ông chủ nhà và người thợ cả phải trèo lên trước, để kịp nương tay đặt nó vào cho đúng chỗ. Nếu trong khi làm việc này, mà xảy ra một chuyện rủi ro nào đó, như người té , cây rớt, dây đứt, thì chủ nhà rất sợ. Thường phải nguyện ăn chay bảy ngày để xin làm lại.

Đòn dông yên vị rồi, mọi người trèo cả xuống, nhưng người thợ cả vẫn ở trên nóc. Hình như ông ta đang đánh dấu điểm chính giữa của cây đòn. Điểm này cũng là tâm điểm của ngôi nhà. Ông ta có yếm bùa hay không cũng chính là lúc này.

Sau đó, một tấm vải màu vàng có vẽ hình bát quái bằng mực xạ, được chuyền lên để ông thợ cả buộc vào phía dưới cây đòn dông. Tấm bùa này sẽ được giữ mãi về sau.

Nhưng có người lại nói không phải chỉ có thợ mộc mới biết bùa Lỗ Ban. Con chim gõ kiến cũng biết. Họ kể như sau để xác quyết rằng chuyện có thật.

Chim gõ kiến làm ổ trong thân cây, khoét một lỗ tròn đường kính chừng 5, 6 phân, để chui ra chui vào. Có một người tiều phu tinh nghịch, thừa lúc con chim đi kiếm mồi, leo lên cây, dùng một cái nút gỗ nhét kín cái ổ của nó lại. Chim về, không chui vào ổ được, liền đáp xuống chỗ gốc cây, dùng mỏ vẽ trên mặt đất một hình gì đó, rồi đập mạnh cánh một cái. Chiếc nút gỗ kia tự nhiên văng ra. Người tiều phu kia kinh ngạc, nhưng không chịu thôi. Chờ con chim bay ra, lại trèo lên cây, nhét ổ nó lại. Lần này, anh ta dùng búa đóng nút gỗ vào thật sâu, tưởng sức người cũng không lôi ra được. Con chim trở về, đảo vài vòng, rồi cũng đáp xuống đất, cũng vẽ bùa như trước. Sau cái đập cánh của nó, cái nút

kia lại bật ra. Người tiều phu cố làm đi làm lại việc chọc phá con chim gõ kiến, cốt để học cho được lá bùa của nó, nhưng không được. Con chim khôn quá, không muốn truyền nghề cho anh ta. Mỗi lần dùng xong, nó lại xóa bùa đi. Nhưng cũng có người kể rằng đã có anh lính thủ sẵn khẩu súng, chờ con chim vẽ xong bùa mà chưa kịp xóa, nổ súng bắn chết nó đi. Người lính ấy học được lá bùa, từ đó về sau, dù là khóa chữ phức tạp đến thế nào, anh ta chỉ cần đưa tay vài vòng, là khóa tự động bật ra.

Không biết con gõ kiến có thật là quyền nhân của ông Lỗ Ban không. Hay nó học nghề ở người khác.

Thợ mộc ăn cơm, đồ nghề uống nước

"Nước" đây là nước vo gạo. Ở quê tôi, có câu ca dao châm biếm anh thợ mộc hay vòi ăn:

 

Anh ba sửa đục sửa bào,

Sửa cưa sửa bạt, chớ nào sửa cây.

Bây giờ cơm chín rồi đây,

Đừng sửa đồ nữa, sửa cây cho em nhờ

 

Cái thói hư tật xấu của một số thợ mộc làm nhà, là hay đòi chủ cho ăn điểm tâm. Ăn no bụng rồi mới chịu làm việc.

Theo tục lệ, thợ làm nhà cho ai, cũng ăn bữa trưa của chủ. Bữa sáng và bữa chiều, ăn ở nhà. Tuy nhiên, trong thực tế, cũng có lắm người thợ mộc, buổi sáng tới nhà chủ thật sớm, nhưng không bắt đầu làm việc ngay, mà chỉ ngồi mài dụng cụ. Trong khi mài, họ lại lên tiếng hỏi (bà chủ nhà chẳng hạn):

- Chị Tư ơi, đã có nước cơm chưa? Cho tôi một chút để mài đồ nghề.

"Nước cơm là nước vo gạo. Quả thật, mài dao, mài đục với nước vo gạo thì đồ sẽ bén ngọt. Nhưng nếu, chủ nhà đem ra nước cơm cũ, thì người thợ sẽ chê hôi, hoặc mài đồ không sắc. Phải là nước cơm mới mới Được. Chủ nhà hiểu ngay là anh thợ muốn ăn cơm sáng của mình. Từ đó về sau, phải có cơm sáng cho anh ta ăn. Nhưng thật ra, người chủ cũng không thiệt đâu. Thợ ăn no, thấy chủ đối xử tử tế, sẽ làm giỏi. Ngoài ra, chủ còn đỡ lo anh ta yếm bùa.

Thợ mộc không phải là một nghề bí truyền. Ở đâu cũng có thợ mộc, nhất là thợ mộc làm nhà. Nhưng hình như thợ mộc bình định làm nhà khéo nhất. Tôi đã từng thấy nhiều ngôi nhà ở thôn quê, chỉ là nhà tranh vách  đất, mà trông thật gọn gàng xinh xắn. Hỏi ra thì đều do thợ Bình Định cất.

Vùng Tuy Hòa, có câu:

 

Cất nhà Bình Định,

Chữa bịnh thầy Tàu,

Lên mọi gởi trâu,

Vườn trầu mua nếp.

 

Những nhà nông có trâu, đến mùa nắng thiếu cỏ, sợ trâu yếu đi, họ đem trâu lên miền thượng gởi cho người thiểu số chăn. Còn vườn Trầu (gần thị xã Tuy Hòa) là nơi nổi tiếng có nếp ngon.

Nhưng hình như câu: “Nhà vườn ăn cau sâu”, hoặc “thợ rèn không dao ăn trầu”, cũng có đúng.

Hồi gia đình còn ở Tuy Hòa, những ngày nghỉ việc, nhà tôi thường đưa tôi về chơi thôn Phước Khánh, là quê ngoại của anh. Mỗi lần đi ngang qua chỗ cây da ở xóm Phước Khánh dưới, nhà tôi thường dừng lại nói chuyện với một ông già, đầu đã bạc trắng, được người sở tại gọi là "ông già Bình Định". Có khi nhà tôi còn cùng ông già đánh vài ván cờ. Lần nào nhà tôi cũng thua, vì ông già cao cờ lắm. Trong khi ngồi chờ, tôi quan sát ngôi nhà của ông. Ngôi nhà nhỏ và lụp xụp quá, thật đáng ái ngại. Có lần, tôi đánh bạo hỏi ông:

- Bác là người bình định, sao không nhờ vài người thợ đồng hương cất cho một cái nhà khác?

Ông già cười buồn:

- Thì chính tôi là thợ làm nhà, còn phải nhờ ai nữa. Ngoài Bình Định, cũng như ở đây, số nhà tôi cất cũng đến cả trăm... Hồi còn trẻ, tôi cũng có nhà to ở ngoài quê. Nhưng bây giờ già yếu, lại chỉ một mình, tôi ở cái chòi như vầy cũng được rồi. Nay mai nằm xuống, bà con chòm xóm thương tình, cho chiếc chiếu là đủ.

Bây giờ ngồi nhớ lại nét mặt khắc khổ đầy vết nhăn của ông già Bình Định ở gốc cây da xóm Phước Khánh dưới, tôi không khỏi bồi hồi. Cây da không còn. Ông già không còn. Những ngôi nhà mái tranh vách đất do ông cất, chắc cũng không còn. Hình như không phải cái kết thúc nào cũng vui.