Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

 

THÁNH ĐỊA MỸ SƠN

 

KIÊM ĐẠT viết

 

 

Ngày 1 tháng 12 năm 1999, khu di tích Mỹ Sơn được cơ quan UNESCO thừa nhận là Di sản quốc tế. Việc thừa nhận nầy được xác định sau một thời gian tìm lại vết tích của quần thể các đền, điện, tháp sau chiến tranh, qua những công trình tôn tạo, những kiến trúc, điêu khắc, bi ký  kể từ sau ngày hoà bình lập lại, kể ra cũng đến 24 năm.  Nằm trong khu vực hiểm trở, núi cao, chìm lẫn  dưới tán cây rưng nhiệt đới, khi được phát hiện, thì Mỹ Sơn đã bị thiên nhiên tàn phá  điêu tàn. Mặc dù ở trong tình trạng nầy, nhưng khu di tích của thánh địa nầy vẫn là quần thể kiến trúc cổ và tiêu biểu của Chăm – Pa, kể về số lượng đền, điện, tháp, cũng như đường nét điêu khắc.

Mặc dù tình trạng đổ nát, hoang tàn do chiến tranh nhiều đợt gây nên, nhưng khi nói đến Mỹ Sơn, thì vẫn thấy rõ một ma lực thu hút, do quy mô đồ  sộ, do kiến trúc và điêu khắc hoành tráng, do vị thế kỳ bí, cộng với vẻ đẹp mỹ lệ đầy sức sống của những đường nét điêu khắc, trang trí, dù chỉ còn hiện lên đâu đó trong cảnh đổ nát, hoang tàn. Mỹ Sơn trở thành thánh địa, dù trải qua nhiều đợt bị phá phách rồi trùng tu, rồi lại bị tái chiếm... cứ thế cho đến thế kỷ XII, khi Chăm – Pa lùi về nam thì Mỹ Sơn đi vào trong quên lãng. Mãi cho đến cuốỉ thế kỷ XIX, Mỹ Sơn mới được đưa  khai quang dần dà, ra khỏi sự phong toả của vùng rừng núi um tùm của Duy Xuyên.

Chăm – Pa trở thành vong quốc từ thế kỷ XIV về sau, nhưng những gì còn  lưu lại, đứng vững với thời gian thì đó chính là 225 di tích văn hoá Chăm – Pa hiện được biết, mà Mỹ Sơn la thánh tích đồ sộ nhất.

 Trong số 71 đền tháp trước đây, mà những nhà khảo cổ và khoa học  M. C. Pris, các nhà khoa học của Viện Viễn Thông Pháp là L. Finot và L. de Lajonquière nghiên cứu các bi ký, H. Parmentier khảo tả thống kê, phân thành các nhóm A, Á, B, C, D, E, F, G, H, I, J, K... thì nay chỉ có khoảng 20 kiến trúc còn lại ở Mỹ Sơn. Đúng ra chỉ còn lại một số ngôi tháp là ít hư hại, còn phần lớn đều chỉ lưu lại cho chúng ta hôm nay, hoặc một mảng tường, hoặc một thân tháp, hay chỉ có những dấu tích của nền móng, gạch đá hoang sơ mà thôi. Những hiện vật điêu khắc  rải rác của Mỹ Sơn nay còn được bảo lưu ở các Viện Bảo Tàng tại Sài Gòn, Đà Nẵng, Ha Nội, Paris hay ở một số nhà sưu tầm cổ vật khác. Chính những nhà khảo cứu và khảo cổ học người Pháp có công  trình bày dung mạo của Mỹ Sơn trong nửa đầu thế kỷ XX, đã giúp cho chúng ta có thể thấy được đường nét chính, phong cách  đền tháp nguyên vẹn của Mỹ Sơn. Sự tôn tạo dựa trên tài liệu đó.

Mỹ Sơn là di tích duy nhất trong tổng thể những công trình kiến trúc Chăm – Pa, được đặt trong một không gian kín, hiểm trở, diện tiếp xúc hẹp, so với các khu di tích kiến trúc khác trong toàn bộ các di tích văn hoá Chăm – Pa  khác rải rác ở miền Nam Trung Phần hiện nay. Phải chăng việc chọn lựa một địa thế ẩn sâu tại đây là để giữ sự an toàn cho hoàng tộc, đồng thời để bảo vệ thánh địa tôn nghiêm. Ngay từ thế kỷ thứ IV, khi di tích ở Mỹ Sơn đầu tiên được dựng lên, triều đình Chăm – Pa đã nghĩ đến thế nước, thế nhà, phòng khi có những biến động tại kinh đô Trà Kiệu.

 Tuy nhiên, từ những phế tích nầy, cố kiến trúc sư  Ba Lan Kazimierz Kwiakowski đã hiểu sâu sắc được rằng: Người Chăm – Pa  thời cổ đã gửi tâm linh và đất, đá, đã biết dựa vào thiên nhiên để làm nên một Mỹ Sơn tráng lệ - thâm nghiêm – hùng vĩ. Đây là một bảo tàng kiến trúc điêu khắc nghệ thuật vô giá của nhân loại, mà sẽ còn lâu chúng ta mới hiểu hết”. 

Nhận định nầy được những nhà tham dự tôn tạo hữu quan đồng ý về mặt tư tưởng, cho nên đã không nề hà bao nhiêu công sức và tâm huyết để phục hồi nguyên vẹn của nó, dù công trình đã không dễ dàng và tốn kém nhiều. Việc  công nhận khu vực Mỹ Sơn là Di sản thế giới là cách động viên chính quyền trung ương và địa phương quan tâm đến trọng trách nầy; tuy nhiên, xử lý kỹ thuật cho đúng với khuôn mẫu nguyên thủy của 7 phong cách mỹ thuật chứa ẩn trong 71 di tích nầy là việc làm không dễ. Tình trạng nầy đã thấy diễn ra tại cố đô Huế và khu  phố cổ Hội An, vốn được công nhận là Di sản thế giới. Cả hai di tích nầy được khuyến khích tôn tạo từng phần, nhưng dường như sự vá víu một cách vội vã, ngượng ngùng, “khó chịu”, nên vẫn chưa thấy được sự hài hoà đúng khuôn mẫu. Thì ra, từ lý thuyết đến  thực hành trong việc phục hồi nầy vẫn còn là con đường xa xăm, diệu vợi.

 Một khó khăn khác, tại Mỹ Sơn, kể riêng về tháp thôi, thì có đủ 7 đại diện tiêu biểu cho tất cả giai đoạn và phong cách nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Chăm – Pa: (1) Phong cách cổ,  (2) phong cách Hoà Lai, (3)  phong cách Đồng Dương, (4)  phong cách Mỹ Sơn A1, (5)   phong cách Bình Định  chuyển tiếp giữa Mỹ Sơn và Bình Định, (6)  phong cách Bình Định,   (7) phong cách muộn. Những phong cách nầy được ghi dấu ấn trong từng giai đoạn lịch sử thăng trầm của dân tộc Chăm – Pa, vừa lo việc kiến thiết đất nước, vừa chống lại những lực lượng tấn công từ bên ngoài, hay từ những cuộc chiến do chính các vị vua Chăm – Pa gây ra để cố gắng mở mang thêm đất đai nước mình.

 Theo những công bố trên báo chí, truyền thanh, truyền hình hiện nay về chương trình phục chế, nhưng nhân vật quan tâm sâu sắc đến Mỹ Sơn và thiết kế đồ án tôn tạo đã phải đào sâu những gì tàng ẩn trong lòng đất, hay đúng ra, là “thần trí” và “hồn tính” của điện, đền, tháp Mỹ Sơn. Điều nầy chính ông Kwiakowski đã tiên đoán được.

Trước tiên, điều mà ai cũng công nhận là ảnh hưởng văn hoá, nghệ thuật, kiến trúc Ấn Độ Giáo. Cứ mỗi công trình kiến trúc nầy được định vị bằng một ngôi điện chính (kalan) làm trung tâm, chung quanh có nhưng ngôi đền phụ nhỏ đứng châu tuần. Đây là hình ảnh của ngọn núi Tu Di (Meru) (nơi trú ngụ của tất cả các đấng Thần linh Siva-Giáo), mà Ấn Giáo thường liên tưởng đến trung tâm của vũ trụ, thiên nhiên, thần thánh.

Những ngôi đền của Chăm Pa nằm trên bình đồ hình vuông hay hình chữ nhật, theo chiều đông – tây, một lối vừa hẹp, bên trong thờ tượng hình Linga-Yoni, mà chỉ những tu sĩ Bà La Môn mới có thể vào hành lễ, còn tín đồ chỉ đảnh le bên ngoài. Theo họ, thần thánh không tiếp xúc trực tiếp với người phàm trần, mà phải thông qua những tu sĩ được huân tập lâu ngày, đạo cao, đức trọng. Mỗi đền chỉ một cửa chính ra vào, các hướng khác đều là cửa giả. Cửa đền trỗ ra về hướng Đông, hướng mặt trời mọc, đúng ra là “chỗ trú ngụ của các thần thánh”. Có một vài đền tháp trỗ cửa về hướng tây, trong trường hợp bình địa không cho phép về hướng đông thì đây lại biểu hiện cho “thế giới bên kia” của thần thánh. Trong số 32 bi ký, minh văn được khai quật tại Mỹ Sơn, hình ảnh Siva Giáo bao trùm mọi tư duy của người Chăm – Pa;  Siva vốn là Thuợng Đế, là Đấng Toàn Năng của người Chăm – Pa; điều nầy khác hẳn với cư dân Khmer chỉ thờ phụng thần Vichnu.

Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể thống nhất nhau về cung cách xây dựng đền tháp  Chăm – Pa. Chất liệu chính là gạch và đá được mài nhẵn. Nhưng chất kết dính lại cả những toà nhà đồ sộ, kỳ vĩ là gì? Khó đoán định được. Một chất nhựa? Một kiểu vữa hồ? Một cách xếp đặt tinh vi? Làm sao mà những khối gạch đá đó chồng lên nhau  một cách vững vàng, bền chắc, trải qua cả nghìn nam mà vẫn đứng vững “trơ gan cùng tuế nguyệt”.

Kết cấu nầy từ nền lên tận đỉnh, càng lên cao càng nhỏ dần, tận cùng bằng đỉnh nhọn, biểu trưng cho Linga. Nhiều đền tháp của thời vua Jaya Indravarman IV trị vì thì đỉnh nhọn (kosa) được bọc bằng vàng  óng ánh (hemakosa). Điều nầy chứng tỏ sự sùng bái thiêng liêng và sâu sắc. Đa số những bi ký đều mở đầu và kết thúc bằng những lời nguyện ước đó. Chẳng hạn như bi ký của nhà vua Bhadravarman co ghi: “Ngài đã cúng dường cho thần Bhadresvara một khu vực vĩnh viễn, phía đông là núi Sulaha, phía nam là núi Mahaparvata, phía tây là núi Kusala... làm ranh giới. Ngài cũng dâng cho thần tất cả ruộng đất và dân cư trong phạm vi đó, hoa lợi phải được dâng cúng cho thần...”.

Theo họ, nhà vua cai quản thần dâng đều liên quan đến thần thánh. Chẳng hạn như trong danh xưng của vị thần Bhadresvara chính là sự liên kết giữa tên của vua Bhar với tên của thần Isvara (một hiệu của thần Siva) – vua đầu tiên của Chăm – Pa. Chẳng những cách thờ phượng, mà tất cả bi ký, vật thờ, đền tháp, điêu khắc... đều nhấn mạnh đến sự phục tùng tối đa thần Siva (với danh hiệu Bhadresvara).

Thành thử, việc quy hoạch một công trình tái thiết di tích nổi tiếng như thánh địa Mỹ Sơn, với tất cả lòng thành và đầy đủ tài năng, đã không là điều đơn giản.