Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

MỘT NHỊP CẦU

NỐI LIỀN BA DÂN TỘC

 

NGUYỄN PHƯỚC TƯƠNG

 

 

Đô thị cổ Hội An có lẽ sẽ mất đi một phần thi vị nếu chiếc cầu có mái gắn liền với ngôi chùa cổ duy nhất ở đó không còn tồn tại nữa. Hình bóng di tích lịch sử đó đã đi vào lòng người dân Phố Hội từ xa xưa và tình cảm đậm đà của họ đối với kiến trúc cổ đó dã ghi lại dấu ấn trong ca dao một thời và còn vang vọng đến hôm nay qua câu hò quen thuộc:

 

Hội An đất hẹp người đông,

Nhân tình nồng hậu, lá bông đủ màu.

Dạo từ sông trước, xóm sau,

Dưới thời ông Bổn, Chùa Cầu bên trên...

 

Trước hết, cầu là một công trình dân dụng, đầu tiên được gọi là Cầu Nhật Bản và sau đó là Chùa CầuLai Viễn Kieu, một loại hình kiến trúc phổ biến ở cái nước Đông Nam Châu Á và Viễn Đông, một chiếc cầu có mái che theo kiểu "thương gia hạ kiều". Ở nước ta, loại hình kiến trúc "trên nhà dưới cầu" này còn thấy được ở nhiều địa phương khác nhau như cầu ngói Khúc Thoại, cầu ngói Phú Khê ở cái tỉnh phía Bắc, cầu ngói Thanh Toàn, và cầu ngói Gia Lệ ở tỉnh Thừa Thiên - Huế

Cầu hình chữ "Công " bắc qua một khe nước sâu đổ ra sông Thu Bồn, nối liền giao thông giữa khu cư dân phía Đông và khu cư dân phía Tây của đô thị - thương cảng Hội An trước đây, là ranh giới giữa Phố Nhật và Phố Khách vào thời kỳ đó. Cầu rộng ba thước, dài mười tám thước, gần bảy gian, trên có mái lợp ngói âm dương, dưới là mặt cầu lát ván đặt trên móng cầu bằng đá vững chắc qua thời gian. Hai bên lề cầu có bệ gỗ cao làm chỗ nghỉ ngơi hay nơi bày hàng trong những ngày phiên chợ.

Niên đại xây dựng cầu cho đến nay chưa được xác định chính xác. Căn cứ vào văn bia đặt tại cầu và căn cứ thư tịch cổ thì cầu được xây dựng vào cuối thế kỷ 16 đầu thế kỷ 17. Tên gọi "Cầu Nhật Bản" đã được phát hiện trong các tư liệu cổ sớm nhất là vào năm 1617, điều đó cho phép nói rằng cầu đã được xây dựng ít nhiều trước niên đại đó. Giới thương nhân Nhật Bản tại cảng thị Hội An là người đã đầu tư vốn và vẽ thiết kế cho việc xây dựng cầu này, nên cầu được gọi là "Cầu Nhật Bản" và các nghệ nhân làng mộc Kim Bồng ở Hội An là người thi công thực hiện.

Trên một văn bia đặt ở đầu cầu, dựng vào thế kỷ 17, đã ghi rằng: "Cầu trên có mái, dưới lát ván, bình thân như đi trên mặt bằng, hành khách đi qua đó mệt thì nghỉ, đi bộ cũng tiện, đi ngựa cũng tiện, đứng nơi cầu mà ngắm cảnh, nhìn dòng nước để ngâm thơ cũng là thú vị."

Cầu Nhật Bản không chỉ là một công trình giao thông mà còn là một kiến trúc tín ngưỡng của người Nhật Bản nữa. Vào những thế kỷ trước đây, người Nhật Bản tin rằng ở dưới đại dương có một loài thủy quái khổng lồ mà họ gọi là Mamazu, đâu ở tận Ấn Độ, đuôi ở tại Nhật Bản và mình vắt qua Việt Nam mà cái lưng của nó nằm ngay dưới cái khe nước tại Hội An. Mỗi lần con thủy quái cựa mình là gây ra động đất, trước hết là trên đất Phù Tang và sau đó là trên đất Hội An. Đó là cách lý giải ngây thơ về nguyên nhân địa chấn của người phương Đông ngày xưa. Cộng đồng người Việt và người Hoa ở đô thị thương cảng Hội An cùng chia xẻ nỗi lo âu đó của người Nhật, người Việt gọi loài thủy quái đó là Con Cù còn người Hoa gọi nó là Câu Long. Người Nhật xây dựng cầu ngoài mục đích giao thông còn có ý đồ khống chế tự hại của loài thủy quái. Bởi vậy, trên cầu họ đã thờ các Thần Khỉ và các Thần Chó ở hai đầu cầu. Đó là những vật tổ linh thiêng trong tín ngưỡng Phù Tang và người Nhật tin rằng các tôtem đó có đủ quyền lực để yểm trừ loài thủy quái. Có thể có một sự trừng hợp nào chăng trong thời gian xây dựng cầu mà một số người đã nói không đúng rằng việc người Nhật dựng tượng đôi chó và đôi khỉ trên cầu là để ghi nhớ năm khởi công và năm hoàn thành của cầu vào năm Thân và năm Tuất. Dù sao, các tượng Thần Khỉ và Thần Chó tạc bằng gỗ mà ở tư thế nó chầu xứng đáng là những công trình tạo hình giàu tính nghệ thuật do bàn tay tài hoa và khối óc sáng tạo của các nghệ nhân Việt Nam làng Kim Bồng đã tạo ra từ những thế kỷ trước đây. Cũng từ đó đã ra đời những câu ca dao dân gian cổ mang chất thi ca:

 

Hội An có bốn nàng tiên,

Hai nàng tuổi Tuất hai nàng tuổi Thân...

 

Hình dáng chiếc cầu mang dáng dấp kiến trúc Nhật Bản thể hiện nổi bật ở hệ mái uốn cong mềm mại với độ dốc nhỏ gần như nằm ngang, mang sắc thái Phù Tang và Viễn Đông khác với độ dốc mái truyền thống của các kiến trúc thuần Việt có độ dốc mái 50%. Mặt cầu lát ván hình cong thoải mái cũng mang màu sắc kiến trúc Nhật Bản. Ngược lại, bộ vì kèo của cầu lại chứa đựng những nét độc đáo của kiến trúc thuần Việt được thiết kế theo kiểu vì chồng đấu con sơn và hai gian đầu cầu biến thể thành vì cỏ cua trông rất ngoạn mục.

Vào đầu thế kỷ 17 ở Nhật Bản, sau khi Tướng Quân Tokuyawa Ieyasu lãnh đạo Mạc Phủ thời đó đã chủ trương chống lại cứ hành vi hải tặc ở ngoài biển khơi của người Bồ Đào Nha và người Anh đối với các tàu buôn Nhật Bản vì cho rằng những hành động đó làm mất thể diện của Nhật Hoàng trên trường quốc tế, nên Mạc Phủ đã chấm đứt quan hệ giao thương với Vương quốc Bồ Đào Nha và vương quốc Anh và để tránh mọi tranh chấp quốc tế trong vấn đề này, đã ra chiếu chỉ cấm mọi người dân nước mình đi ra nước ngoài buôn bán hay hành đạo Thiên Chúa và buộc những công dân Nhật Bản đang ở nước ngoài phải hồi hương, nếu họ không chịu nghiêm chỉnh chấp hành trong một thời hạn chiếu chỉ của nhà vua thì họ sẽ bị Nhật Hoàng nghiêm trị. Bởi lẽ đó mà tuyệt đại bộ phận người Nhật sẽ bị Nhật sống ở đô thị thương cảng Hội An thời đó buộc đã phải trở về nước và đó là nguyên nhân đã gây ra cảnh suy tàn của Phố Nhật ở Hội An và đến năm 1935, nước Nhật Bản hoàn toàn đóng cửa đối với thế giới bên ngoài.

Trước tình hình đó, Cộng đồng người Việt và người Minh Hương - người Hoa tự nguyện gia nhập quốc tịch Việt Nam - ở Hội An đã tiếp quản cầu Nhật Bản. Và sau đó chừng nửa thế kỷ, vào khoảng năm 1653, người Minh Hương đã bỏ tiền ra xây dựng thêm một ngôi chùa nhỏ bên cạnh cầu và người Việt Nam đã thiết kế và thi công công trình tin ngưỡng này. Cầu và chùa tuy là hai cá thể riêng biệt đã được gắn vào nhau thành một phức hợp thống nhất hình chữ "Đinh" và cũng từ đó ra đời cái tên gọi mới "Chùa Cầu" thân thiết đối với cư dân cảng thị Hội An.

Chùa và Cầu được phân ranh giới bởi những vách gỗ và bộ cửa "thượng song họ bản", tạo nên hai không gian kiến trúc riêng biệt: bên ngoài, cầu là đường giao thông công cộng, bên trong, chùa là nơi thờ tự thâm nghiêm, chỉ mở cửa vào những ngày tế lễ nhất định.

Phía trên cửa chùa treo bức hoành phi sơn son thếp vàng chạm nổi ba chữ vàng lộng lẫy "Lai Viễn Kiều" và ở phía trái trên đó có dấu ấn của Chúa Quốc Nguyễn Phúc Chu ban sắc cho cầu vào năm 1719. Dưới bức hoành phi là đôi "mắt cửa" tròn sơn đỏ được tạo hình bốn bông cúc bao quanh bởi

các xoáy lưỡng nghi truyền thống Việt Nam. Trên hai cánh cửa của chùa còn có hai họa tiết chạm nổi hình con sư tử và chiếc quạt mang phong cách nghệ thuật Nhật Bản. Bộ vì kèo của chùa được thiết kế theo mẫu kiến trúc thuần Việt với bộ vì "cột trốn kẻ suốt" mà mộng của nó ăn liên với bộ vì kèo của cầu một cách hài hòa, điêu luyện.

Trong chùa thờ một vị thần có nguồn gốc Trung Hoa là Bắc Đế Trấn Võ với mục đích khống chế con Câu Long gây ra địa chấn để mang lại sự bình yên cho cộng đồng người Hoa, người Việt, người Nhật sinh sống và làm ăn trên cảng thị Hội An. Trên bệ thờ xây giữa chùa là bức tượng của vị thần đang đứng với tư thế oai nghiêm, một chân đạp lên lưng một con rùa và một tay đang nắm chặt lấy thân một con bò sát đang quằn quại, tượng trưng cho con Câu Long. Trên khám thờ có khắc đôi câu đố chữ Hán ca ngợi uy danh của vị thần.

Hiển hách oai thần nơi khuyết Bắc

Rỡ ràng đức đế chốn trời Nam.

 

Tuy Cầu và Chùa là hai đơn vị kiến trúc đã được xây dựng cách nhau khoảng nửa thế kỷ, nhưng khó mà phân biệt được những sai khác trong từng cấu kiện kiến trúc giữa chúng trong một tổng thể di tích. Cầu thấy rằng phức hợp kiến trúc này là một đặc điểm độc đáo của kho tàng kiến trúc Việt Nam, duy nhất có mặt tại đô thị cổ Hội An, một chứng minh hùng hồn cho sức sáng tạo của phong cách kiến trúc Hội An, do các nghệ nhân Kim Bồng đã tạo ra trong những thế kỷ trước đây. Có thể nói rằng Chùa Cầu là một tích văn hóa lịch sử mà nó là kết quả của sự giao thoa và hỗn dung của nhiều dòng văn hóa của dân tộc Đông Nam Châu Á và Viễn Đông, cửa sự thẩm thấu và hòa điệu của nhiều phong cách nghệ thuật của Việt Nam, Trung Hoa và Nhật Bản. Đó là một nhịp cầu nối liền tình hữu nghị giữa ba dân tộc Việt Nam - Nhật Bản - Trung Hoa trong những thế kỷ 16 - 17.

Có ai hay rằng trong những thế kỷ trước, cầu Nhật Bản - Chùa Cầu - Lai Viễn Kiều, không chỉ là con đường giao thông thuận lợi, nơi nghĩ chân cho khách bộ hành, chỗ họp chợ của những người buôn bán, thánh đường tôn nghiêm thờ thần mà còn là điểm hẹn hò của những đôi trai gái yêu nhau, là nơi nẩy sinh của biết bao mối tình thắm thiết của tuổi trẻ từ mọi miền của đất nước gặp gỡ nhau tại nơi đây... ?

 

Ai qua Phố Hội, Chùa Cầu

Để thương để nhớ để sầu cho ai ?

 

 

Chiều chiều lại nhớ chiều chiều,

Anh qua Phố Hội đến Viễn Kiều thăm em...

 

Trong cuốn sách lịch sử "Đại Nam Nhất Thống Chí" của nước ta đã ghi lại rằng "Năm Kỷ Hợi - 1719, vua Hiển Tông Hiếu Minh Hoàng Đế (tức Chúa Quốc Nguyễn Phúc Chu) trong chuyến tuần du phương Nam khu xa giá đen Hội An thì thấy phía Tây có cầu, thuyền buôn tụ họp, ban cho tên "Lai Viễn Kiều" và viết chữ khắc biển vàng ban cho, nay vẫn còn."

Bởi lẽ đó, về sau trên một văn bia dựng vào năm 1817 ở Chùa Cầu dưới thời Vua Gia Long trong lần trùng tu cầu vào năm đó, các dòng chữ Hán đã viết: "Phố Hội An là một cảnh đẹp của tỉnh Quảng Nam, sông giáp ba mặt, ghe thuyền buôn bán tấp nập, sản vât núi bể dồn về. Hai bên cầu có chỗ để bày hàng, gia cầu là đường đi lớn, dầu ở nơi xa cũng tới đó. Vì vậy mà đã đặt tên là "Lai Viễn Kiều" chăng ?"

Đúng như vậy, "Lai Viễn Kiều" có nghĩa là "chiếc cầu của người từ phương xa tới". Nhưng Hiển Tông Hiếu Minh Hoàng Đế là một vị quân vương có tầm nhìn rộng lớn, đã đưa vào tư duy sâu sắc của nhà hiền triết phương Đông thời Trung Hoa cổ đại là Đức Khổng Phu Tử đã ghi trong sách "Luận Ngữ" với tư tưởng tuyệt vời rằng: "Có một người bạn từ phương xa đến, há lại không vui sao? (*) Với tinh thần mến khách đó, nhân dân Đằng Trong Đại Việt trong những thế kỷ trước đây đã chân tình đón tiếp người Nhật, người Hoa đến cảng thị Hội An lấp phố làm ăn buôn bán, những thương nhân Bồ Đào Nha, Hà Lan, Tây Ban Nha, Anh, Thái Lan, Malaysia v.v... từ các lục địa khác nhau trên thế giới đến giao thương trong những thế kỷ 16 - 19 ở nơi đây. Cha ông của chúng ta đã từng nói rằng: "Tứ hải giai huynh đệ - người bốn biển như anh em một nhà". Dân Việt Nam với truyền thống mến khách có từ lâu đời, hết sức vui mừng đón tiếp khách nước ngoài đến viếng thăm và liên kết kinh tế với Việt Nam như những người bạn từ phương  xa đến...

Đã có biết bao nhiêu nhà nhiếp ảnh trong nước và nước ngoài khi đến thăm đô thị cổ Hội An ngày nay đã không quên ghi lại hình ảnh của Chùa Cầu. Trong số các nhà nhiếp ảnh đó, chúng ta không thể không nhắc tới nữ nghệ sĩ Nhật Bản Ishimôtô Akimi, thành viên của Tổ Chức Unesco. Chị đã lưu lại với miền đất cổ xưa này đã làm cho tác phẩm "Cầu Nhật Bản" của chị ánh lên nét tươi đẹp lạ thường, hình khối và đường nét của di tích lịch sử đó nổi rõ và sắc cạnh hơn, chứa đựng nội dung tư tưởng sâu sắc về tương lai tươi đẹp của Việt Nam. Trên bức ảnh của chị, từ di tích cổ kính cách đây bốn trăm năm đó đang bước ra những tà áo dài trinh trắng của một thế hệ trẻ đang cấp sách đến trường. Đó là thế hệ sẽ làm chủ vận mệnh đất nước Việt Nam trên đường đổi mới đầy năng động để hòa nhập mạnh mẻ vào cộng đồng thế giới nối tiếp thế hệ cha anh để đưa đất nước, đi tới đỉnh cao của sự phát triển toàn diện trong tương lai...

 

N.P.T

(Rút ra từ truyện dài "Phố cổ êm đềm" của tác giả).

NGUYỄN PHƯỚC TƯƠNG