Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

MIẾNG NGON QUÊ XƯA

 

THANH LÊ

 

Thú quê thuần, hức bén mùi.

(Nguyễn Du, Kiều)

 

Thủ đô ba miền Trung, Nam, Bắc: Huế, Saigon, Hà nội là nơi thị tứ, tập trung các món ăn ngon lành, sang trọng của mỗi miền, có nói thêm cũng bằng thừa, như khen phò mã tốt áo. Nhưng thực tình trong trí não tôi, trong trái tim tôi, mỗi khi mường tượng đến món ăn gợi cảm thì lại không hề nghĩ đến những cao lương mỹ vị nơi đô thị.

 

Miếng cao lương phong lưu nhưng lợm

Mùi hoắc lê thanh đạm mà ngon.

(ôn Như Hầu, Cung Oán)

 

Kỷ-niệm quê-hương, đối với chị em bạn gái chúng tôi, không thể không kể những món ăn. Món ăn miền quê tuy đơn sơ, tuy giản dị, nhưng mỗi món một hương vị, một niềm vui, một gợi nhớ. Tất cả những thứ đó hội lại thành một quá khứ thân thương.

Trong phạm vi bài này, xin mời bạn cùng tôi điểm qua các món ăn ở một phần đất nước.

Ơ miền Bắc quê tôi, vào khoảng tháng 11, 12 âm lịch có món nước bỗng cua. Trong thời gian này cua đồng rất ngon, càng cua và mình cua vàng ánh như lư đồng, chắc nịch, nhiều thịt. Cua được rửa sạch sẽ, bỏ mai và yếm đi, để ráo nước, cho vào cối đá giã thật nguyễn, rồi chế nước vào đảo đều; xong lọc bỏ bã, chỉ còn nước cua màu nâu nhạt; cho muối và thành gạo vào rồi đậy kỹ lại. Độ năm ngày sau trở thành nước bỗng cua. Khi nào ăn, múc ra nồi đun sôi lên; ăn chung với rau diếp, rau thơm và cơm, ngon tuyệt!

Tháng hai đi trẩy hội chùa Hương, lúc về người nào cũng mua quả mơ, rau sắng, củ mài là ba thổ sản của vùng Hương Tích, về làm quà. Rau sắng là một thứ rau đặc biệt, dùng để nấu canh, nhưng không cần nấu với cá thịt hay tôm cua gì cả chỉ nấu...suông, vậy mà rất ngon ngọt, không thứ rau nào sánh bằng. Thi sĩ Tản Đà, có năm không đi trẩy hội chùa Hương mà lại muốn ăn rau sắng, bèn làm thơ:

 

Muốn ăn rau sắng chùa Hương

Tiền đò ngại tốn, con đường ngại xa

Mình đi, ta ở lại nhà,

Cái dưa thì khú, cái cà thì thâm.

 

Bài thơ đăng lên báo. Một nữ độc giả hâm mộ thi sĩ, liền gửi lại nhà biếu bó rau sắng kèm bài thơ:

 

Kính dâng rau sắng chùa Hương,

Đỡ ai tiền tốn, con đường thì xa

Không đi, xin gửi lại nhà,

Thay cho dưa khú cùng là cà thâm

 

Củ mài ruột màu trắng, vỏ hơi đen, hình hơi giống củ khoai lang nhưng lớn gấp hai, gấp ba. Củ mài dùng để nấu chè. Khi nấu không xắt miếng, cũng không xay hay giã thành bột. Đun nước đường sôi lên, củ mài được gọt vỏ sạch sẽ, rồi một tay cầm củ mài, một tay cầm con dao bài hay dao cau thật sắc, gại gại vào củ, thả dần vào nồi chè. Có lẽ vì thế nên gọi là củ mài, vì mài ra để nấu. Khi chè chín, chất củ dẻo dai một cách đặc biệt, không giống thứ củ nào khác, vị rất ngon thơm. Có thể nói củ mài là... vua các loại củ.

Ở quê tôi còn có củ ấm hoặc củ giồng dùng để nấu canh với cá rô hay cá quả (cá lóc). Củ ấm có màu tím, hình tròn và hơi dẹp, giống hình cái ấm đất nấu nước. Ở nhà quê nên có tên là củ ấm. Củ giồng màu trắng, mình tròn hơi dài giống như cái đầu cột giồng (trồng) bờ dậu nên gọi là củ giồng.

Củ thái miếng. Cá rô hay cá quả luộc kỹ lấy nước ngọt, lựa xương cá bỏ đi, còn thịt cá nấu chung với củ. Khi canh chín, cho thì là thái nhỏ vào, ta có một bát canh thơm ngon lạ lùng.

Ngó khoai bung: Khoai sọ trồng ngoài ruộng gồm có củ, dọc và lá. Giữa dọc khoai và củ khoai thường nhú ra ngó khoai màu trắng nõn, rất đẹp. Ngó khoai được cắt về, cắt khúc, nấu với mẻ, nghệ, cà chua, cho thêm tía tô và sương sông thái nhỏ. Vị thanh khiết, mát dịu.

Bên đường cái quan thường có những hàng quán dựng bằng tre lợp lá, bán kẹo vừng (mè), kẹo bột, bánh lá gai, bánh mật, nước chè tươi. Đặc biệt nhất là món canh bánh đa. Lữ khách đi đường xa mỏi chân vừa mệt vừa đói, xin ghé vào quán uống bát nước chè tươi, ăn bát canh bánh đa, bảo đảm không có món quà nào ngon bằng.

Bánh đa (bánh tráng) thứ dầy có rắc vừng (mè) thì để nước ăn dòn. Bánh nấu canh được tráng mỏng hơn và không rắc vừng. Khi nấu canh thì nhúng bánh vào nước cho mềm rồi hoặc thái hay bẻ thành từng miếng to bản. Canh nấu với cua đồng, rau rút và bánh đa. Mùi thơm của rau rút, vị ngọt của cua, dẻo của bánh đa quyện vào nhau tạo nên một món ăn đặc biệt của nhiều vùng quê miền biển Bắc phần, khiến đã ăn một lần thì không thể nào quên được.

Khi rời quán, lữ khách sẽ được mời mua chục chiếc bánh mật để làm quà. Bánh mật làm bằng bột nếp, nhân đậu xanh, phủ một lớp mật thơm mùi mía, trẻ già đều ưa thích.

Cách tỉnh lỵ Hà Nam độ 20 cây số có hai làng ở sát nhau, một làng tên chữ là Trà Châu, tục gọi là làng Chè, làng kia tên nôm là làng Kho. Hai làng giao hiếu với nhau. Khi vào đám, mở hội thì cùng tổ chức chung. Một làng nấu chè kho, còn làng kia làm bánh dầy. Nổi tiếng là bánh dầy, chè kho ngon nhất vùng. Bánh và chè được đem ra đình cúng tế rồi chia cho dân làng. Mỗi đầu người được một chiếc bánh dầy (bằng cái dĩa bàn lớn) và một đĩa chè kho. Họ cắt phiên mỗi năm một gia đình trong một làng làm bánh dầy, một gia đình trong làng kia nấu chè kho. Bánh dầy làm bằng gạo nếp cái hương vừa thơm vừa dẻo và được sửa soạn từ ba, bốn tháng trước. Xay, giã nếp phải rất cẩn thận kỹ lưỡng, lựa từng hạt. Chè kho nấu bằng đậu xanh và mật mía, cũng được lựa kỹ, bỏ hết hạt đậu dọn, gẫy. Khi nấu chè phải đun nhỏ lửa, đứng cạnh bếp khuấy luôn tay hàng mươi giờ đồng hồ cho đến khi sờ tay lên mặt chè không bị dính mới xong. Danh bất hư truyền, bánh dầy và chè kho của làng Trà Châu rất độc đáo, thơm, dẻo, ngon hơn bánh và chè của các nơi khác rất nhiều.

Cũng ở tỉnh Hà Nam có một tiệm bánh. Tiệm này do một bà và mấy cô cháu gái làm và bán bánh, kiểu thủ công gia đình. Họ làm các thớ bánh rất tinh khiết: bánh quế (bánh kẹp), bánh bàng (bánh thuẫn), bánh cốm, bánh xu-xê, bánh đậu xanh v.v... đặc biệt nhất là bánh phục linh.

Bánh hình vuông, làm bằng bột củ phục linh, trắng nõn và dịu mướt. Bánh hình vuông có hình bông hay chữ triện, chữ thọ, lớn hơn miếng bánh đậu xanh. Khi bỏ bánh vào miệng không cần nhai; cứ ngậm như vậy, chất bột mịn màng tự tan dần ra thấm vào đầu lưỡi, để lại hương vị thơm ngon thanh thoát.

Bánh lá là một thứ bánh làm bằng bột gạo tẻ, thứ gạo tám thơm ngon nhất Bắc việt. Bột gạo xay thật mịn, giữa là nhân thịt thăn nõn thái xài bằng đầu đũa, xào với hành, tiêu, mộc nhĩ (nấm mèo), nước mắm ngon. Bánh gói bằng lá dong, dài bằng chiếc đũa, mình tròn bằng ngón chân cái. Khi hấp chai bóc ra, chiếc bánh mềm dẻo đặc biệt. Hương thơm của bột gạo tám gợi được mùi cánh đồng lúa chín bát ngát ở thôn quê. Ăn xong một chiếc thì không thể nào dừng lại mà không ăn thêm chiếc thứ hai. Ở vùng quê tỉnh Hà nam gần như làng nào cũng gói bánh lá vào dịp tuần tiết. Nhưng đặc biệt làng Chiền, tên chữ là Hoà Ngãi, cách tỉnh lỵ Hà Nam độ 7 cây số, làm bánh này ngon nhất vùng. Chiếc bánh thơm hơn, dẻo hơn và bột không bao giờ dính vào lá.

Cháo se: cái tên thật lạ. Không phải là cháo bán trên xe đâu nhưng là se bột để nấu. Làng Thổ Tang, thuộc tỉnh Vĩnh Yên, tên nôm là làng Giang, nấu món cháo này khéo có tiếng. Cháo nấu bằng thịt thăn nõn và bột gạo tẻ. Bột pha với nước khéo sao vừa đủ để se mà không nào, không rắn, sợi bột se trở nên dẻo, thơm.

Đã nhiều năm qua tôi không được ăn lại những món ăn vừa kể, nhưng trong trí tôi, trong lòng tôi luôn hình dung đến chúng, in như một mảnh linh hồn tôi đã quyện vào những hương vị nầy, bay phảng phất nơi quê hương xa cách nghìn trùng.

 

Người đi một nửa hồn tôi mất,

Một nửa hồn kia bỗng dại khờ..

(Xuân Diệu)

 

Thân phận kẻ tha hương cũng chỉ đem theo được một nửa linh hồn khờ dại, còn một nửa hồn xẻ lại nơi chốn chôn nhau cắt rốn thuở nào.