Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

KỶ NIỆM VỀ PHAN THIẾT

 

HUYỀN VŨ

 

Mỗi người đều có kỷ niệm. Hoặc vui, hoặc buồn. Kỷ niệm của chúng tôi vui có mà buồn cũng có. Vui buồn tùy theo hoàn cảnh, tùy theo nhận xét của chính mình.

Chúng tôi sinh ra và lớn lên tại Phan Thiết, thị xã của tỉnh Bình Thuận. Kỹ nghệ chánh của tỉnh là sản xuất nước mắm nổi tiếng. Nhà nghèo, song ba mẹ chúng tôi vẫn cho chúng tôi di học để không bị mù chữ. Một số bạn đồng lớp với chúng tôi là con nhà hàm hộ, nghĩa là sản xuất nước mắm. Trong lớp, chúng tôi ngồi giữa hai thằng bạn con hàm hộ nên sách vở và áo quần của tụi nó phảng phất mùi nước mắm. Đó là điều mà mỗi khi muốn trêu ghẹo tụi nó, chúng tôi thường đem ra nói để chọc tức. Phố ba mẹ chúng tôi ở (phố mướn, không phải nhà riêng) nằm trên bến Bà Triệu, trước kia có tên Pháp là quai de Verdun. Từ nơi chúng tôi ở đi bộ qua khỏi cầu đúc, bên trái phía dưới dốc là hiệu bách hóa Phạm Ngọc Bình có đứa cháu học cùng lớp với chúng tôi tên thằng Khỉnh. Cái tên nghe cũng lạ. Bên kia con đường nhỏ là tiệm của ông Phúc Chầu. Từ cầu đúc đi xuống ở giữa đường như bắt đầu của đường Gia Long, có hai nhà dù hai bên. Từ cầu đúc đi xuống, bên mặt là tiệm Hàn Lâm của thầy Trợ Kim.

Chúng tôi có điều không hiểu về tiếng gọi ở địa phương. Ví dụ: Thầy giáo không gọi là thầy giáo mà gọi là Thầy Trợ. Trợ chỉ có nghĩa là phụ (giúp). Cô y tá gọi là CÔ MỤ, danh

xưng thường dùng chỉ các cô đỡ (giúp sanh).

Tiệm Hàn Lâm chuyên bán học cụ và vật liệu văn phòng. Về sau có tiệm đại lý bán báo và nhà in nhỏ lấy tên vui vui của chú Tăng Khánh. Tiếp theo là các tiệm chập phô của người Hoa. Một trong các tiệm này có con trai đi học trường công tên La Hứng.

 

* VỀ VĂN HÓA

Về chuyện học, năm đó có đổi mới cho bực tiểu học là áp dụng lớp nhì một năm và lớp nhì hai năm (cours Moyen première et deuximème année). Học lớp 3 muốn lên lớp nhì thì phải thi. Học lớp nhì nhỏ tức là lớp nhì một năm muốn lên lớp nhì lớn cũng phải thi. Phần chúng tôi có lẽ căn cứ vào học lực trong năm nên không phải thi mà vẫn được lên lớp nhì hai năm.

Về việc chúng tôi cũng như các bạn đồng tuổi nghĩa là không sốt sắng lắm. Năm ở lớp nhứt vì mê đá banh nên khi thấy có tên trên bảng vào hạch miệng (oral: khẩu hạch) chúng tôi mới chịu ngồi lại học ôn bài vì không dám học tủ. Vậy may mà cũng đậu.

Thời ấy Bình Thuận chưa có trường trung học công lập. Nghèo nên chúng tôi không thể tiếp tục học lên cao hơn được. Cũng không có phương tiện để học theo lối hàm thụ (như École Universelle) nên chúng tôi chọn lối tự học (autodidacte). Con đường này rất khó vì không có ai hướng dẫn, thiết kế, cũng không có ai chấm bài để biết mình đúng hay sai. Chúng tôi vẫn cố gắng.

Bình Thuận thuở ấy còn trong vòng Pháp đô hộ. Phía Việt Nam do tam đầu chế quán xuyến: Tuần Vũ, Bố Chánh, Án Sát. Tuần Vũ lúc ấy là ông Nguyễn Khoa Toàn có cô con gái – chị Nguyễn Khoa Diệu Ái học chung lớp với nam sinh. Thời đó các quan người Việt mặc áo dài khăn đóng, ở ngực có gắn tấm thẻ bài khắc tên họ, chức tước như danh bạ bây giờ. Các quan huyện, phủ trở lên khi di chuyển có xe kéo do lính lệ kéo. Trước kia, quan lớn di chuyển, ngoài người lính kéo xe còn có người lính chạy bộ kèm theo xe, có khi mang cả bình điếu hầu quan. Cũng có lúc quan Bà đi phố, cô chiêu đi học về cũng dùng xe lính kẻo. May mà cảnh phong kiến ấy bay giờ không còn nữa, đã được hiện đại hóa theo trào lưu.

* PHAN THIẾT VÀ CON NGƯỜI

Phan thiết có một bộ ba, mỗi sáng đều có mặt tại một nhà dù ở dốc cầu đúc đi xuống vào đường Gia Long. Đó là ba người bạn: TRÚC VIÊN tên thật là Trương Gia Kỳ Sanh, Nguyễn Quý Môi Và Mai Hữu Đầu. Ba người bạn này rất thân nhau, đi đâu cũng đi chung.

Trúc Viên có lần xuất bản một tuần báo lấy tên “CÙNG BẠN”. Về sau anh làm chủ gánh cải lương nhỏ với bảng hiệu TIẾN HÓA.

Phan Thiết có một nhà văn tên Vũ Anh Khanh, tác giả chuyện NỬA BỒ XƯƠNG KHÔ. Không hiểu về sau anh có viết gì thêm nữa không.

Rời Phan Thiết đi theo sinh kế từ lâu, thỉnh thoảng chúng tôi hỏi thăm tin tức các bạn, được biết anh Môi Tử nạn giao thông ở Sài Gòn. Đầu hiện ở hẻm Bùi Viện (Sài Gòn). Chú Tăng Khánh, chủ nhà sách Vui Vui đã từ trần. Muốn liên lạc với anh Trúc Viên, vì anh là bực đàn anh đã đọc hồi ký "Tôi Làm Ký Giả Thể Thao" của chúng tôi, khi nhận được bản tin số 13 của Hội Thân Hữu Bình Thuận mới hay là anh đã ra người thiên cổ, thọ 91 tuổi.

 

* LÀM THƠ

 

Ngày nhỏ, lúc còn đi học lớp nhì, chúng tôi rất thích làm thơ. Cứ thích bài thơ nào lấy ra đọc vừa nho nhỏ đến khi nghe xuôi vần êm tai. Thích thơ nhưng không biết cách làm sao cho đúng. Lắm lúc chúng tôi cảm thấy bực mình vì không ai chỉ vẽ giùm. Dịp may đưa đến. Thân sinh thằng Hổ làm y tá được đổi từ Qui Nhơn vào Phan Thiết, thuê nhà cùng xóm với nhà chúng tôi. Hổ học chung lớp với chúng tôi. Gặp nhau trong lớp và trong xóm chúng tôi quen nhau. Thằng Hổ lại biết làm thơ. Chúng tôi nghe nó ngâm như:

 

Học trò trong Quảng ra thi

Thấy cô gái Huế bước đi không đành

 

Hoặc:

 

Ai về Bình Định mà coi

Con gái cũng biết múa roi đi quyền

 

Chúng tôi hỏi Hổ: Tại sao lại trong Quảng?

Hổ giải thích: Có 3 Quảng, lấy Huế làm trung tâm, thì Quảng Nam, Quảng Ngãi ở phía trong và Quảng Trị thuộc phía ngoài. Qui Nhơn là tỉnh lỵ của Bình Định, người dân Bình Định phần đông là có võ, kể cả con gái.

Chúng tôi lại hỏi nó: Tao nghe mày ngâm những câu gì mà tao không biết.

Hổ đáp: Đó là những bài thơ Đường. Đây, tao ngâm cho mày nghe:

 

Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên

Gian phong ngư hỏa đối sầu miên

Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn Tự

Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền

 

Rồi nó giải thích: Bài thơ này tả lúc bình minh, trăng lặn, mặt trời lên, sương đầy trời. Lửa của thuyền câu trên sông nằm không ngủ. Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn Sơn.

Chúng tôi làm quen với thằng Hổ để nhờ nó chỉ giùm cách làm thơ. Nhờ thằng Hổ chúng tôi mới biết niêm luật của lối làm thơ Đường. Lối xuống chữ thế nào cho điệu lục bát (câu trên 6 chữ, câu dưới 8 chữ. Chữ chót câu trên ăn vần với chữ thứ 6 câu dưới). Ví dụ:

 

Má hồng không thuốc mà say

Nước kia muốn đổ, thành này muốn nghiêng

 

Nó cũng chỉ thế nào là tứ tuyệt, thế nào là bát cú (4 câu 7 chữ và 8 câu 7 chữ). Về bát cú phải giữ NIÊM LUẬT là:

 

Nhứt, Tam, Ngũ bất luận

Nhìn Tứ, Lục phân minh

 

Có nghĩa là trong một câu thì các chữ thứ nhất, thứ 3, thứ 5 không kể (tự do), nhưng các chữ thứ 2, thứ 4, và thứ 6 phải rõ ràng và lấy tiêu chuẩn bằng hai vần BÌNH và TRẮC. BÌNH (chữ dấu huyền hay không có dấu), TRẮC (chữ có dấu sắc, nặng, hỏi, ngã). ví dụ:

 

Trăm năm ông Phủ Vĩnh Tường ơi!

Cái nợ ba sinh đã phủi rồi

 

Bình Bình Trắc Trắc Trắc Bình Bình

Trắc Trắc Bình Bình Trắc Trắc Bình

Chỗ này đáng lẽ TRẮC mà lại BÌNH gọi là không đúng luật nhưng cũng tạm dùng cách gượng ép.

Theo thể thơ BÁT CÚ (8 câu, mỗi câu 7 chữ) thì hai câu đầu là phá và thừa. Hai câu kế là TRẠNG, hai câu tiếp theo là Luận. Bốn câu này dùng để đề cập đến những gì muốn nói đến, thường dùng chữ đối với nhau chan chát, ví dụ câu trên có chữ LỬA, thì câu dưới đối lại có chữ NƯỚC v.v... Hai câu chót là kết.

Không theo niêm luật thì cho là không đúng. Theo niêm luật thì cho là quá gò bó. Lập luận này mở nẻo cho lối thơ tự do gọi là thơ mới.

 

 * NHÀ THƠ HÀN MẶC TỬ

 

Nói về thơ, chúng tôi nhớ đến nhà thơ Hàn Mặc Tử, mắc phải chứng bịnh nan y, liên hệ đến Phan Thiết của chúng tôi. Có lẽ vì liên hệ đến một nhà thơ nên dư luận cho rằng Hàn Mặc Tử đã yêu một thiếu nữ đẹp, rất đẹp của Phan Thiết, với mỹ danh Mộng Cầm.

Chúng tôi có lúc vì sinh kế không thường có tại Phan Thiết, nhưng nếu Phan Thiết có người đẹp, rất đẹp, thế nào tiếng đồn cũng đi xa. Nhưng chúng tôi đã không nói đến. Trong đặc san Xuân Bình Thuận Kỷ Mão 1999 nói về lầu Ông Hoàng, ông Mường Giang viết: LẦU ÔNG HOÀNG đi vào huyền thoại văn chương từ khi có thiên tình sử đẫm lệ giữa chàng thi sĩ tài hoa bạc mệnh là Hàn Mặc Tử và người đẹp Phan Thiết Mộng Cầm.

Ông Mường Giang tuy có đưa ra nên người đẹp, song dư luận không biết người đẹp Mộng Cầm đẹp như thế nào?

Trong đặc san Bình Thuận Đinh Sửu 1997, chị phát đã nói rõ hơn về Mộng Cầm. Chị viết: Năm này có thêm một nữ sinh nữa là chị Huỳnh Thị Nghệ ở Quảng Ngãi theo gia đình vào lập nghiệp tại Phan Thiết tức là Mông Cầm sau này.

Chúng tôi quen với chị Lê Thị Ngọc Mai, người Thanh Hóa, cha làm Planton (tùy phái) tòa sứ, chị ấy ít học, không đẹp, nhưng làm thơ hay. Chị ấy thường lên tỉnh cầu cơ và họa thơ với mấy ông thừa phái. Chị Ngọc Mai, tức Mai Đình, người di qua trong đời Hàn Mặc Tử.

Theo chúng tôi biết, chị Phát nói đúng, về Mộng Cầm và Ngọc Mai, chị Huỳnh Thị Nghệ (Mộng Cầm) là cháu của anh chị Lê Quang Thuần, y tá đổi từ Quảng Ngãi vào Phan Thiết. Cũng chung nhà với anh chị Thuần có chị Ngọc Sương và thi sĩ Bích Khê (cũng em của anh chị Thuần). Và như vậy có nghĩa là dư luận muốn thi vị hóa mối tình giữa Mộng Cầm và người thi sĩ tài hoa.

 

* LẦU ÔNG HOÀNG

 

LẦU ÔNG HOÀNG ở Phan Thiết nổi tiếng từ lâu vì xuất xứ của thắng cảnh này. Năm 1937, chúng tôi có viết một chuyện dài trinh thám cho nhà xuất bản TÂN VIỆT ở Hà Nội

với tựa đề “AI TRỘM XÁC CÔ THI?". Đó là một truyện dã tưởng và bút hiệu của chúng tôi lúc ấy là XUYÊN SƠN. Thông thường nhà báo hay nhà văn ghép tên sông, núi, nơi sinh trưởng làm bút hiệu. Ví dụ: Anh Nguyễn Đức Nhuận, chủ nhiệm báo Sài Gòn Mới, người Quảng Ngãi, nơi có núi Thiên Bút và sông Trà Khúc. Anh ghép tên sông núi lại lấy

bút hiệu Bút Trà. Chúng tôi sinh ra ở Phan Thiết, cũng có sông, có núi, nhưng ghép sông núi lại không thành bút hiệu vừa ý, nên chúng tôi lấy Xuyên Sơn cũng có nghĩa là sông núi.

Nhà xuất bản Tân Việt mua bản quyền quyển truyện và đề nghị mỗi tháng cung cấp một chuyện dài trinh thám với giá $20. Chúng tôi đòi giá cao hơn và hai bên không hợp tác được.

Chuyện cô Thi như sau. Cô Thi là một điệp viên của Pháp. Cô thành công trong việc đánh cắp bản đồ vũ khí mới của sứ quán Đức. Chỗ khó là làm thế nào đem ra khỏi Sài Gòn mà địch đã bủa lưới rất nghiêm nhặt. Bản đồ được cấy vào bắp đùi của Thi. Theo kế hoạch, cô Thi được tiêm thuốc giả chết. Thuốc này giữ xác được trong 30 tiếng đồng hồ. Trong thời gian này phải đem xác cô Thi ra bờ biển. Đã tính toán kỹ, khoảng 2 giờ hôm sau thời tiết sẽ thay đổi, mây đen kéo đầy trời và sấm chớp kéo dài trong 2 tiếng đồng hồ. Giàn máy tối tân thiết trí trong chiếc tháp bên trái cổng vào LẦU ÔNG HOÀNG sẽ rút điện không gian chuyển vào phòng giải phẫu để các chuyên viên hồi sinh cô Thi và lấy bản đồ ra. Một tiếng đồng hồ sau, từ biển khơi có ánh đèn chớp báo hiệu tàu lặn tới để đón cô Thi.

Chúng tôi đã nghĩ ra bố cục câu chuyện đưa LẦU ÔNG HOÀNG lên. Không hiểu sau hơn 60 năm, có bạn nào còn giữ quyển “Ai Trộm Xác Cô Thi” chăng?

Kỷ niệm chúng tôi có, phần lớn đã cho vào hồi ký “Tôi Làm Ký Giả Thể Thao”, hiện đang nhờ bạn Võ Văn Thạnh, giám đốc cơ sở xuất bản Ngày Nay ở Houston (Texas) in lần thứ nhì.