Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

HỘI CỔ LOA

 

TRẦN CÔNG NHUNG

 

Lần này tôi đi chuyến bay vào phi trường Nội Bài chứ không qua Tân Sơn Nhất. Hai giờ đồng hồ chờ transfer ở phi trường Incheon (Seoul), tôi có dịp dạo xem các gian hàng Duty Free. Thật nguy nga tráng lệ. Những cô gái bán hàng sao mà khéo thế, đã đẹp lại ăn nói có duyên. Ai đã mở lời gạ chuyện thì thế nào cũng dính, không món này cũng món kia. Khách mỗi chuyến bay có phòng đợi riêng, rộng rãi thoáng mát. Đến giờ lên máy bay đi Sài Gòn, tôi nghĩ mình sẽ được gặp các tiếp viên Việt Nam, những cô gái mảnh mai trong những chiếc áo dài tha thướt. Một hình ảnh tuyệt đẹp và ý nghĩa mà chỉ con gái Việt Nam (nội địa) mới đủ tư cách thể hiện. Buồn thay, vẫn mấy cô Hàn Quốc, đẹp thì có đẹp mà thiếu uyển chuyển, ý nhị.

Máy bay đáp đúng giờ đã định. Nội Bài có nét mới mẻ nhưng không thể so sánh với Incheon. Nội Bài hơn hẳn Tân Sơn Nhất về cấu trúc và các khâu vận hành. Khách xuống máy bay, đến phòng hành lý là đã thấy hành lý chạy ra theo hệ thống dây chuyền. Tôi không ngờ nhanh như thế. Chỉ 30 phút tôi đã sẵn sàng để trình giấy ra cửa. Những anh công an Hải Quan trong sắc phục màu lá cây pha cứt ngựa, lúc nào cũng oai nghiêm bệ vệ, không hề thấy một tí cười. Họ nhìn hành khách như nhìn tội phạm. Tôi đã thử chào một vài anh, họ đáp lại bằng ánh mắt lầm lì. Việt Nam được tiếng là hiếu khách, thái độ như vậy có nên chăng.

Cửa ra ở Nội Bài không nhiều nhưng việc kiểm tra hộ chiếu và hành lý chung làm một nên khá nhanh. Có hai cửa đặc biệt một dành cho nhân viên cán bộ đi công tác, một dành cho phái đoàn ngoại giao. Hai cửa này bỏ trống trong lúc nhiều người sắp hàng dài ở các cửa khác. Lát sau có anh hải quan, tướng người phốp pháp, dẫn một gia đình lếch nhếch, đến trình giấy ngay cửa dành cho ngoại giao đoàn. Người khách sau lưng tôi lên tiếng:

- Chắc là gia đình của phái bộ ngoại giao Trung Quốc.

- Trung Quốc nào, Việt đấy.

- Hay vợ con ông lớn?

- Hẳn thế.

Rồi cũng đến phiên tôi. Sau khi xem qua passort, người công an hỏi những lời thân mật:

- Bác đi mấy năm rồi?

- Chỉ mới vài năm thôi.

- Bác về chơi hay có việc gì?

Anh Hải Quan cứ vân vê Passport của tôi và hỏi loanh quanh làm tôi hơi sốt ruột, vì có người đang chờ đón bên ngoài. Tôi trả lời gọn:

- Về chơi.

Thấy không còn gì tra vấn, anh để cho tôi qua.

Hà Nội đang mùa xuân, khí trời mát mẻ. Chiếc Taxi đưa tôi và anh bạn đồng hành, về khách sạn Palace ở phố Cửa Bắc. Suốt mấy chục ki-lô-mét đường vắng tanh, vậy mà chốc chốc xe cứ nhấn còi.

- Sao anh phải còi trong lúc đường không người?

- Để nhắc chừng.

Chúng tôi cười thoải mái. Tài xế Việt Nam quá cẩn thận. Về sau tôi hiểu, đây là do quen tay. Lái xe ở Việt nam, xe ô tô hay gắn máy, đều thi nhau bóp còi mà dường như chẳng ai nghe ai. Có nhiều xe máy gắn còi ô-tô, làm inh tai điếc óc. Lúc xe qua một chiếc cầu mới xây, anh tài xế giới thiệu:

- Đây là cầu Thăng Long, trước do Trung Quốc làm, công trình đang lỡ dở thì có vụ choảng nhau năm 79, về sau nhờ Nga làm tiếp.

- Nghe nói hồi đó quân Trung Quốc tràn sang như nước vỡ bờ, rồi làm sao chúng rút lui.

- Người thì bảo chúng bị ta nện cho một trận hoảng vía, kẻ thì bảo chúng chỉ dạy ta bài học nhẹ thôi.

Anh lái xe vui tính làm cho con đường ngắn lại.

Sáng hôm sau, tôi về xem Hội Cổ Loa, ngày 6 tháng giêng âm lịch. Hà Nội đi Cổ Loa khoảng 20 cây số. Từ phố Cửa Bắc ra phố Hàng Đậu, qua cầu Chương Dương, qua cầu Đuống rồi vào QL 3. Chạy chừng 4km thì có biển chi lối rẽ đi Cổ Loa. Mới tám giờ, người từ các nơi kéo về trẩy hội đông như đi chợ Tết. Mười giờ chính lễ mới bắt đầu. Tôi mò thăm các đền thờ An Dương Vương, am thờ Mỵ Nương. Ngay trước đền An Dương Vương có một hồ lớn thả nhiều hoa súng đỏ, có tượng An Dương Vương đang dương chiếc nỏ thần. Miếu thờ Mỵ Nương không lớn, người vào xem như nêm cối, tôi không tài nào lọt vào được vì còn đai bị trên vai. Ai cũng muốn vào xem tượng chiếc đầu Mỵ Nương.

Sử ghi: An Dương Vương xây thành Cổ Loa nhiều năm không được vì bị ma quỷ phá, sau thờ thần Kim Qui cho nhà vua cái móng làm nỏ, bắn một phát giết hàng trăm người. Trừ được yêu tinh, xây được thành, lúc bấy giờ Triệu Đà bên tàu mang quân sang đánh, bị thua vì nỏ thần. Triệu Đà lập kế cho con trai là Trọng Thủy lấy Mỵ Châu làm vợ để ăn cắp nỏ thần. Khi Triệu Đà mang quân sang, An Dương Vương mới biết chiếc nỏ hết linh, bèn cho Mỵ Nương ngồi chung ngựa chạy trốn về Nam, lúc đến núi Mộ Dạ, nhà vua khấn Thần Kim Qui được thần hiện lên bảo: "Giặc ở sau lưng nhà vua nay”. Nhà vua quay lại thấy lông ngỗng do Mỵ Nương rải dọc đường, ra dấu cho Triệu Đà đuổi theo. An Dương Vương rút kiếm chém đầu Mỵ Nương rồi nhảy xuống biển tự vận. Trọng Thủy mang Mỵ Châu về mai táng rồi vì thương tiếc người tình nên nhảy xuống giếng ở làng Cổ Loa trầm mình. Giếng này thành hồ lớn trước Đền Cổ Loa, gọi là Hồ Ngọc.

Thành Cổ Loa đạp bằng đất, nay chỉ còn một đoạn ngắn trồng cây phủ kín không còn dáng vẻ của một cổ thành thời xa xưa nữa.

Quanh khu vực hành lễ hàng quán la liệt. Một bãi đất rộng người ta dựng một dàn đánh đu cho dân chúng diễn chơi. Một số ít thanh niên ăn mặc theo lối lính thú đời xưa còn quần chúng cứ quần jean áo pull chứ không như thời bà Hồ Xuân Hương:

Bốn mảnh quần hồng bay phất phới,

Hai hàng chân ngọc duỗi song song.

Lần đầu tôi thật sự được xem cảnh đánh đu, trai gái dạng chân đứng úp mặt vào nhau, co lưng nhún cho cần đu lên cao. Có lúc hai người gần nằm ngang song song với mặt đất. Đánh đu là hình ảnh lạ nhưng chụp thế nào cho nghệ thuật thì cũng khó, rất hao film. Các sinh hoạt khác quanh bãi đu cũng hay. Đa số là hàng quà bánh, nhang đèn bày la liệt, không theo thứ tự nào hết.

Người đi lễ càng lúc càng đông, di chuyển đã thấy khó, tôi leo lên quả đồi phía hông phải cổng đền. Từ đây bao quát được quang cảnh phía trước. Các vũ công trong y phục màu sắc sặc sỡ. Các bô lão trong lễ phục thụng thên lui tới chuẩn bị làm lễ. Xã Cổ Loa có nhiều Họ, mỗi Họ một đoàn lộng kiệu cờ phướn. Sau khi lễ Đền, các đoàn sẽ rước Kiệu đi quanh Hồ Ngọc. Sân Đền đã chật ních, tôi có ý không vào, ở đây chụp đoàn Kiệu là hay nhất. Bỗng trên loa phóng thanh oang oang: Chủ Tịch Nước và đoàn Đại biểu vào dâng hương lễ Đền. Tôi ngại vào chỗ gần các quan, không khéo lại rầy rà. Loanh quanh bên ngoài tìm bấm những hoạt cảnh đánh cờ tướng, chân dung các cụ ngồi bán hàng, những cụ bà già khọm chít khăn mỏ quạ hoặc quấn khăn vành dây trông rất hay. Tiếng trống chiêng hành lễ vang rền. Một lát, anh bạn nhiếp ảnh chạy tìm tôi:

- Anh vào trong mà chụp, nhiều cái hay lắm.

Nể lời, tôi chui mãi mới qua được bức tường người dày đến mấy mét. Quả là hay thật, các vũ công trong sắc phục hai màu vàng đỏ, một hàng ngang di chuyển lên xuống theo tiếng trống. Hai bên sân các bà ăn mặc sang trọng với vẻ mặt thành khẩn chiêm bái. Đa số người đi lễ là các cụ ông cụ bà. Thanh niên thanh nữ thì dạo chơi bên ngoài. Tuổi trẻ chỉ nhân cơ hội để hẹn hò chứ lễ bái thì không mấy quan tâm. Lúc lễ gần vãn, tôi ra trước cổng Đền đón đoàn kiệu. Mỗi đoàn đều có hương án dẫn đầu, cờ phướn, thương đao, lọng kiệu. Đoàn kiệu di chuyển chầm chậm theo nhịp trắng, tưởng chừng như ta đang xem một đám rước mấy trăm năm về trước. Kiệu đi quanh Hồ Ngọc trong khi dưới hồ, một chiếc thuyền rồng quan họ cũng bắt đầu. Trên thuyền có bốn nam bốn nữ. Các cô trong chiếc áo tứ thân, trong đỏ ngoài nâu thật duyên dáng, đầu chít khăn vành dây, thuyền đi người hát, lời ca, giọng hát có lúc thật ai oán cảm động, tưởng như lời thở than của Trọng thủy Mỵ Châu. Thuyền chèo sát bờ, khách xem ném tiền thưởng vào một cái mẹt lớn. Trong bọn có cô tuyệt đẹp, cô đào chính, lúc nào nụ cười cũng nở trên môi. Tôi canh máy một nơi có ánh sáng chếch chờ thuyền đến là bấm. Phải bấm nhiều lần mới chắc. Một cậu đứng cạnh thấy vậy hỏi:

- Bác chụp nhiều nhỉ?

Tôi cười:

- Càng đẹp càng khó chụp.

Người thanh niên nheo mắt:

- Bác khớp à?

- Không phải thế nhưng chụp nhiều cho chắc ăn. Người đẹp ít khi gặp lắm.

Kiệu rước một vòng hồ thì thuyền cũng đã chèo qua mấy lượt. Khách xem đứng nghẹt bờ hồ. Vừa để nghe hát vừa để ngắm các cô đào. Chỉ có những dịp hội hè mới tập trung nhiều người đẹp, ngày thường, dễ gì.

Trong lúc tôi đang đưa máy theo dõi con thuyền thì một cơn gió mạnh thổi qua hất tung mẹt tiền. Tiền bay tứ tán, các cô vội bỏ hát khom lưng nhặt tiền nổi trên mặt hồ. Cô quan họ đẹp nhất, nhăn mặt bất mãn la lối các bạn. Lúc bấy giờ tôi mới thấy rõ cái tệ hại lúc con người tức giận. Khuôn mặt xinh tươi vậy mà bỗng chốc úa héo thê thảm. Một người nào đó la to: "Vui lên cười lên". Chẳng ai thèm nghe, tất cả họ loay hoay với mẹt tiền. Chẳng còn để ý gì đến nghệ thuật nữa.

Quá mười hai giờ chúng tôi vội tìm đường rút nhưng không tài nào có lối ra. Ngồi xuống hàng nước của bà già cạnh chỗ gởi xe, tôi hỏi thăm:

- Lễ năm nay đông thật cụ nhỉ!

- Đã đông mấy đâu, hai năm mới có một lần lớn.

- Mỗi lần có hội, bà con có dịp kiếm khá tiền.

- Xem thế chứ xã em chả có gì, giữ xe bán vé đều do sở Văn Hóa cả.

Uống mấy cốc nước rồi mà lối ra vẫn kẹt cứng, nếu đợi thì có khi phải đến chiều. Anh bạn dẫn đường chạy quanh hỏi tìm lối về. Có người chỉ cho cách đi xuyên làng ra đường cái. Tuy có vòng vèo xa một chút nhưng vẫn hơn ngồi chờ. Xã Cổ Loa đặc biệt là các con đường hẻm. Những con hẻm lát gạch, rộng hơn mét, gãy khúc quanh co, hai bên tường lở lói một cách rất nghệ thuật. Đối với con nhà cầm máy thì đây là hình ảnh đích thực của quê hương. Quê hương qua cả một dòng lịch sử dài.

Tháng giêng là tháng ăn chơi, xưa nay câu nói cửa miệng là thế, nhưng chỉ ở miền Bắc mới thật đúng nghĩa. Già trẻ lớn bé, trai tài gái sắc đua nhau trẩy hội. Cứ xem hình ảnh trong những ngày xuân hội hè, không ai nghĩ đất nước đang được xếp hạng nghèo đói nhất thế giới.