Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

HÁT BỘI Ở QUẢNG NAM

 

HOÀNG CHÂU KÝ

 

Ngành hát bội ở Quảng Nam có một huyền thoại như sau:

Làng Mỹ Lưu ở đầu nguồn sông Thu Bồn có một gánh hát nổi tiếng. Mùa đông nọ có cơn lụt lớn tràn qua làng này và cuốn trôi cái trống nhạc của gánh hát ấy. Cái trống trôi dạt vào làng này rồi lại trôi dạt vào làng khác, cuối cùng dạt vào phố Hội An rồi ra biển. Từ đó gánh hát ở Mỹ Lưu không tồn tại nữa và những nơi mà chiếc trống ấy dạt vào chốc lát lại dần dần hình thành và phát triển phong trào biểu diễn nghệ thuật tuồng.

Bóc cái vỏ huyền thoại đi, ta có thể nhận thức rằng nội dung câu chuyện đó phản ánh tình hình Hát Bội ở Quảng Nam xuất phát ở miền Trung Du, bán sơn địa rồi lan dần ra các huyện đồng bằng, trước hết là các vùng có thuận lợi về giao thông đường bộ.

Theo tư liệu mà ta có đến nay thì hai cái “nôi” của Hát Bội Quảng Nam là hàng Khánh Thọ ở Tam Kỳ và làng Đức Giáo ở Quế Sơn. Một bia đá ở Khánh Thọ ghi rằng khánh thành cái đình làng này vào thời Thiệu Trị, có tổ chức Hát Bội. Như thế có nghĩa là nghệ thuật này đã có mặt ở vùng đó từ trước khá lâu, đến lúc ấy đã hoàn chỉnh ở mức độ nhất định.

Làng Đức Giáo thì có lý tưởng, có bộ đinh nhưng không có bộ điền, ở ngụ làng khác thuộc xã Quế Hiệp hiện nay. Nhân dân ở vùng đó có truyền tụng câu sau đây: “Đức giáo vô địa lập chùy, dĩ xướng ca ví nghệ” (1). Làng này có bốn tộc, lần lượt người của mỗi tộc thay nhau làm lý trưởng và ai làm lý tưởng thì kiêm luôn chức vụ bầu gánh Hát Bội.

Khi nghệ thuật đã phát triển khắp tỉnh thì chia làm hai chí lưu gọi “Tuồng Đàng Bộ” và “Tuồng Đàng Nước”.

Nhiều nơi vào các dịp Xuân Kỳ thu tế thì thường rước các gánh hát Đàng bộ đến diễn, cho rằng tuồng Đàng bộ có nhiều âm thức. Nhưng vào những dịp vui lại rước các gánh tuồng Đàng nước... cho rằng những gánh này hát hay, phục trang đẹp.

Chúng ta hiểu rằng quan niệm “Âm đức” nói trên có nghĩa là tuồng Đàng bộ thời ấy diễn chơn chất, giữ truyền thống xưa, không có cải cách.

Tuồng Đàng nước do giao lưu nhiều nên có những cải cách trên cơ sở kế thừa truyền thống. Nói cách khác là tuồng Đàng nước phát triển theo đúng quy luật khách quan của nghệ thuật một cách tự phát.

Ta vừa nói về lịch sử, xin thêm rằng người được phong chức vụ chánh quản ca đầu tiên là ông Quản Lan, một nghệ sĩ lỗi lạc ở Tam Kỳ. Trường hát đầu tiên ở tỉnh cũng ở Tam Kỳ, do chính ông Quản Lan xây dựng, trước lợp tranh sau lợp ngói. (Trước đây gọi trường hát là rạp được xây dựng cố định, gọi rạp là dựng tạm để diễn một đợt nào đó rồi phá dỡ).

Hiện nay ta chưa xác định được sự phân lưu nói trên diễn ra từ lúc nào, nhưng chắc chắn là tình hình này diễn ra một cách tiệm tiến lâu ngày, rồi dần dần hình thành rõ nét. ta biết rằng ông Quản Lan, ông Cửu Vị (thân sinh ông Chánh Thẩm) là người quê Tam Kỳ đã biểu diễn thao phong cách tuồng Đàng nước. Ông Thập Quảng, thân sinh ông Đội Tảo, quê Điện Bàn nhưng lên hoạt động nghệ thuật ở Bàn Toa (trước thuộc Duy Xuyên nay thuộc Đại Lộc) tất nhiên là thuộc dòng Đàng nước. Trước các vị vừa kể còn có hai nghệ sĩ nổi tiếng là ông Nhun Đa ở Quế Sơn thuộc tuồng Đàng bộ và ông Nhun Nguyên ở Điện Bàn thuộc tuồng Đàng nước lại rất thân nhau, thường diễn chung với nhau. Khi hai vị ra diễn chầu ở Huế, được vua Thành Thái rất khen và khẩu phong ông Nhun Đa ở “thế thượng vô song” và ông Nhun Nguyên là “nhân gian đệ nhất”. Thành Thái rất am hiểu nghệ thuật, đánh trống chiến rất sắc sảo, từng tự hào mình là người đánh trống, điều khiển dàn nhạc tuồng hay nhất (Trong dàn nhạc tuồng trống chiến là nhạc cụ đóng vai trò chỉ đạo như người nhạc trưởng vậy). Tất nhiên vị vua nghệ thuật này đã từng xem bao nghệ sĩ tài danh về kinh đô diễn, vậy mà ông ta khen hai nghệ sĩ Quảng Nam này bằng hai danh hiệu cao quý như thế thì nhất định là hai nghệ sĩ này có thực tài lỗi lạc.

***

Năm 1912 cụ Nguyễn Hiển Dĩnh xin về hưu non ở tuổi 53 sau gần 30 năm đi làm quan và ngày càng hiểu rõ nỗi đau đời, càng chán chường với con đường quan lại bù nhìn.

Câu đối cụ treo trước nhà khi về hưu có nội dung tự phê phán mình, đồng thời cũng là ném cái nhìn khái quát về đội ngũ quan trường lúc ấy.

Gần 30 năm từ phủ, huyện đến tỉnh đường, theo đòi về Bộ ít lâu, gẫm lại có gì đâu, thói yêu ma quỉ quái kiêu nhân, mặt mày bơm bãi

(Trích vế đầu)

Vừa về hưu thì xây dựng trường hát ngay ở quê mình, làng An Quán (nay thuộc Điện Phương), tập trung các nghệ sĩ, lại sinh trưởng ở đất tuồng Quảng Nam, nên từ tuổi trẻ đã yêu nghệ thuật này, đã biết hát ít nhiều rồi. Chẳng thế mà khi làm tri huyện Hà Đông (Tam Kỳ), hàng ngày buổi sáng ra công trường, ông cho lính lệ sắp hàng hai bên, ông ngồi vào ghế giữa hát khách một câu, rồi nói lối xưng danh:

Quyền tri huyện Hà Đông

Ngã danh xưng Hiển Dĩnh

Sau đó mới chính thức làm việc hành chính.

Hành động trên của ông lúc đầu làm cho người ta ngạc nhiên, buồn cười, nhưng sau lại thấy vui, bảo nhau đây là ông quan đặc biệt.

Phải chăng, mới qua mấy năm làm quan, ông đã cảm thấy, tuy chưa thực sâu sắc, rằng làm quan thời ông chẳng qua cũng như vua quan Hát Bội. Về sau khi đã khá thấm thía cuộc đời làm quan dưới triều đình nhà Nguyễn mạt thời, ông viết một câu cay đắng hơn.

Bị gậy ăn mày, võng lọng quan

Quan cũng là ăn mày, ăn xin thực dân Pháp, ví như chúng ta biết từ năm 1898, triều đình Huế không còn ngân khố hoàng gia, hàng năm được toàn quyền Đông Dương cấp phát ngân sách, trong đó có lương của vua và quan lại các cấp.

Càng chán chốn quan trường, bất mãn với thuộc, tuy vậy vẫn lại phải tiếp tục ở chốn quan trường, Nguyễn Hiển Dĩnh càng thiết tha với nghệ thuật, đến đâu ông cũng quan hệ giao du với nghệ sĩ hát bội. Ở Quảng Ngãi, ở Thanh Hóa, rồi Quảng Trị. Riêng khi làm tuần vũ Quảng Trị, ông sử dụng biên chế lính lệ và lính khố lục để thành lập một đoàn tuồng, đồng thời cho lấy gỗ để xây dựng một trường hát. Triều đình Huế đã hạch tội ông về việc trên và giáng hai cấp quan, buộc về Huế làm thị lang Bộ Lễ. Đối với ông, đây là dịp tốt để ông quan hệ giao lưu mật thiết với các nghệ sĩ tài hoa ở thự Thanh Bình vốn là cơ quan trực thuộc Bộ Lễ. Ông xem họ diễn, họ hát, họ dạy cho lớp đồng ấu, trau dồi với họ về tuồng tích, về diễn xuất để bồi dưỡng thêm tri thức nghệ thuật của mình.

Sau mấy năm, được phục chức và vào làm Tuần vũ Khánh Hòa, ngay lúc mới đến ông đã tỏ ý “cứng đầu” với tên công sứ Pháp ở tỉnh này, cũng như khi ở Quảng Trị ông cũng rất “cứng đầu” với tên công sứ Pháp ở tỉnh đó, đã từng nổi cơn lôi đình với nhau khi tên công sứ này buộc ông làm án một người mà ông cho là vô tội.

Ở Khánh Hòa, ông lại kiên quyết không ký vào một văn bản do tòa công sứ quyết định tăng một số ngạch thuế gián thu tại một buổi hiệp thương định kỳ (2). Tên công sứ nổi nóng, to tiếng với ông, ông quát lại, tên công sứ đưa tay vớ cây ba toong, ông đứng dậy xách ghế lên tay. Quan viên chức hai bên đứng ra can, đưa ông lên xe về tỉnh đường (3).

Sau vụ này, được biết tòa Khâm sứ Trung Kỳ ở Huế có văn bản khiển trách tên công sứ ấy, nhưng Bộ Lại lại có văn thư khuyên ông Dĩnh đến xin lỗi tên công xứ cho mối quan hệ được em thắm. Được văn thư trên, thay vì một tờ trình kể qua công tích của mình và nêu lý do xin về hưu. Ông Dĩnh chỉ gởi về Bộ Lại một lá đơn vỏn vẹn gồm có 8 chữ “Tùng sự du cữu, thính hứa hồi hưu” (Làm việc đã vậy xin cho về hưu). Bộ Lại, thay mặt cho triều đình, thay vì một văn bản có nội dung ủy lạo, khen công lao và thường là quyết định thăng một tước phẩm để cho về hưu, đã phúc đáp một văn bản gồm 5 chữ “giới nguyên hàm hồ quân” (Giữ hàm cũ về quê).

Kể hơi dài dòng về một số sự kiện lịch sử về ông Dĩnh để chứng tỏ rằng ông là người thẳng thắn, hơi ngang đối với cấp trên, có tư tưởng chống Pháp thương dân, rất yêu nghệ thuật Hát Bội. Vì thương dân nên nói chung ông là một vị quan liêm khiết. Chẳng thế mà khi về hưu chỉ có một nhà xây trên vườn rộng ở quê nhà và 3 mẫu đất không biết mua lúc nào ở Quảng Huế. Trong quá trình nghĩ hưu và xây dựng gánh hát An Quán, ông lại đã bán thục số ruộng đất nói trên. Do đó, về sau nghệ sĩ Nguyễn Lai, cháu gọi ông là bác ruột, cùng với nhà văn Tống Phước Phổ, cháu gọi ông bằng ông bên ngoại, mới tìm lại giấy tờ, tiếp tục đoạn mãi số ruộng này, lấy tiền thành lập gánh hát Tân Thành Ban. Như thế chúng ta cũng đã mô tả gọn tính cách Nguyễn Hiển Dĩnh.

Với tính cách ấy, tâm hồn ấy, Nguyễn Hiển Dĩnh đã làm nên một nghệ thuật lớn hơn gấp trăm lần, ngàn lần so với sự nghiệp hành chính của ông.

 

(1)Làng Đức Giáo không có đất cắm dùi, lấy xướng ca làm nghề sinh sống.

(2)Lúc ấy mỗi tháng tổng đốc hay tuần vũ đến họp với cộng sự Pháp một lần để thông báo cho nhau về cộng tác mỗi bên và thỏa thuận những công tác sắp đến. Có khi cả hai bên cần ký chung một văn bản nào đó để thi hành. Cuộc họp này gọi là “hiệp thương”, gần như một buổi họp giao ban như ta gọi ngày nay.

(3)Tòa công sứ đóng ở Nha Trang. Tỉnh đường Khánh Hòa đóng ở huyện Diên Khánh.