Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

CỒN NỔI

 

PHẠM PHÚ HAY

 

Sông Thu Bồn chảy tới cầu Câu Lâu chia làm hai nhánh dẫn đến biển Cửa Đại. Nơi tách ra hai nguồn nước, về phía Đông, là cái doi Cẩm Nam, giồng chảy phẫn nộ nhất là về mùa lũ lụt, sức nước đâm thẳng vào mũi tàu làng này, bồi đất sang Cồn Nổi An Hội phía Nam phố Hội An, khiến Cồn Nổi ngày một rộng ra, cát vàng hoe, làm bãi tắm cho người địa phương vào mùa nắng. Hồi còn đi học, cách nay khoảng hơn năm mươi năm, tôi thường tắm ở đó. Từ Hội An qua An Hội, tức Cồn Nổi, phải lên một con đò nhỏ như ghe câu, ghe này thông thường xuyên đậu bến. Cái hói giữa Hội An và An Hội không rộng, không sâu, có năm nước cạn lội qua được. Nhưng mùa mưa gió, nơi này chính là khu an toàn ẩn núp cho một số ghe thuyền. Giòng nước từ bến đò Ba Nữ chảy về bao quanh Cồn Nổi An Hội, nơi hợp lưu tuyệt vời cho doi này thêm trù phú, sầm uất, cây cối xanh tươi, nhà cửa qui hoạch ngăn nắp. Nhờ phù sa mỗi năm bồi đắp nơi này quanh bốn phía nước. Cồn Nổi hiện hình là một giả sơn khổng lồ, duyên dáng.

Thuở ấy, An Hội nổi bật lên bảy cây cau đứng thơ thẩn soi mình trên bóng nước; từ Chùa Cầu nhìn sang, cảnh quang là một bức tranh tuyệt sắc. Nhà ảnh Huỳnh Sau, lúc đó ghi hình trong buổi hoàng hôn, đem triển lãm ảnh nghệ thuật ở Trường Lễ Nghĩa - Chùa Ngũ Bang - được nhiều người tắm tắt khen ngợi. Thời gian đã giúp An Hội lớn lên, phồng to ra và khi tôi trưởng thành thì nơi này đã là khu trù mật, nhà cửa san sát, vườn cây trái sum sê, đường sá râm mát, rộng rãi, thẳng tắp... Quần thể này như một ốc đảo lý tưởng cho ngư dân địa phương, chủ yếu là các gia đình thuyền bè muốn "lên cạn". Họ rũ nhau, chiếm đất, xây nhà, từng hàng, từng dãy qui hoạch thành một thôn An Hội của xã Hội An cho tới ngày nay. Nhờ ông Trương Đình Hoanh, khi làm xã trưởng, đã ra sức chỉnh trang thôn An Hội, làm một cây cầu bằng bê tông cốt thép bắt ngang, nối liền Cồn Nổi và phố Hội An. Tuy cầu không rộng, bề ngang chỉ vừa cho xe ba gát và bộ hành qua lại như con thoi, nhưng đã mang tới nơi này một sinh khí mới, rộn rịp, tấp nập, trên bến, dưới thuyền, trông qua phố cổ Hội An, về ban đêm như những lâu đài huyền bí trong truyện cổ tích. Đối với Hội An, thôn An Hội là một khúc ruột, trãi qua các thời kỳ hưng phế của vận nước nổi trôi, Hội An, An Hội là một thân thể an lành ít sóng gió. Đất lành chim đậu, Cồn Nổi đã nhanh chóng trở thành một quần cư lôi cuốn người tứ xứ về lập nghiệp, rộn ràng như chợ Tết. Mỗi chiều, người từ phố Hội An tản bộ qua cầu An Hội dạo mát, bu quanh gánh cháo vịt bà Lê, nhất là về mùa hạ, đông vui nhộn nhịp. Nhưng có lẽ, đẹp nhất đối với An Hội là những đêm trăng. Trăng chảy dài lóng lánh trên tàu dừa, mái ngói, hàng cau, bờ dậu; trăng lấp lánh trên sông nước bao quanh Cồn Nổi; gió rì rào từ mấy hàng liễu hai bên đường, âm thanh phụ họa tuyệt vời, toát lên vẻ đẹp thiên thần của bức tranh An Hội. Nhưng vẻ đẹp ấy, sẽ thiếu linh hoạt, thu hút, nếu vắng đi hình ảnh một "người đẹp trong tranh" của Tú Uyên dạo nọ, điều mà thuở học trò, tôi ước ao từ những suy tư lãng mạn của trào lưu Tự Lực Văn Đoàn đang lúc thịnh thời. Và, Sương, người con gái vô tình đã xuất hiện ở Cồn Nổi như cơn lốc cuốn theo hàng loạt chàng "thư sinh" băng băng, từ Hội An qua cầu An Hội mỗi buổi chiều, mỗi đem trăng... Con đường dẫn tới nhà Sương tấp nập, rộn rã như tâm hồn tuổi trẻ lúc ấy. Tình yêu thuở học trò của thế hệ chúng tôi chỉ thể hiện đơn sơ, có thế; cứ đi qua, đi lại nhìn "người đẹp" cho được một lần, có thể từ xa, là đủ. Nếu may mắn có thêm một nụ cười tươi, một ánh mắt đưa tình của phía bên kia thì giấc ngủ chàng trai đêm ấy, sẽ phải trăn trở, thao thức mãi! Rồi, thời gian, Sương "tan", nàng bỏ học, theo chồng về tận miệt Quảng Huế - Đại Lộc, Cồn Nổi buồn hiu hắt như con chó đói. Tiếp tới Thành, bạn cùng lớp với tôi, ở cạnh nhà Sương, cũng "xếp bút nghiên" sống đời khép kín. Thành thường mặc bộ đồ mã hò màu xám, đạo mạo dáng cư sĩ, nơi cửa nhà Thành treo tấm bảng ghi bốn chữ Nho, có âm tiếng Việt phía dưới: "Tịnh Cốc Vô Ưu". Trong những đêm vắng, người ta nghe rõ tiếng chuông, tiếng mõ, tiếng tụng kinh đều đều vang vọng về bên này cầu Hội An.

Ngày nay, tuổi Cồn Nổi đã cao, trãi dài hơn nửa thế kỷ. An Hội thay da đổi thịt cùng với phố cổ Hội An, đương thời là di sản văn hóa thế giới. Người dân Hội An - An Hội, hay nói rộng ra, dân Quảng Nam, bản chất hiền lương, quân tử, tràn đầy lòng yêu nước, thương nòi, quả quyết và nghĩa khí của tinh thần Hoàng Diệu, Trần Quý Cáp, Phan Chu Tinh.. Truyền thống Quảng Nam Địa Linh - Ngũ Phụng ngàn đời là những gì cao quý nhất của con người, cả danh dự lẫn trách nhiệm qua bao thế hệ, vẫn bất di bất dịch. Mặc dù cuộc chiến Quốc Cộng còn để lại nhiều hố bom, phòng tuyến ngăn cách giữa con người bên này hay bên kia, nhưng đó là chiến tranh, ở thế bắt buộc không tránh khỏi những mất mát mâu thuẫn, chia rẽ, hiềm khích nhưng thiểu số. Người Quảng Nam đủ khôn ngoan để nhận định: được, thua, tốt, xấu, đúng sai, nhất là sau 30 năm, tất cả những bí mật trước kia đều được bạch hóa: Có "đánh" mới có "thua", không "đánh" mà "nhường một chiêu", thì sự thể đâu cần phải bôi bát! Mới đây, một người bạn cũ từ Hội An qua chơi, anh thuộc lớp "30 tháng 4" sôi nỗi, lên mặt "thầy đời" nặng lời trách cứ:

-"Các anh không về Hội An mà xem. Bây giờ ở đó, tất cả đều đổi mới, xây dựng lại, mở rộng ra, nhiều công trình kiến thiết khang trang, những việc này, hồi trước, các ông cầm quyền không làm được, không làm được!".

Đúng là chúng tôi không làm được vì không khí chiến tranh đầy áp lực bao trùm. Ngày nào Hội An không bị đe dọa tấn công, đêm nào không có hỏa châu, canh chừng thắp sáng; tiếng súng lớn súng nhỏ liên hồi, còi hụ, xe cứu thương vang vang trên đường phố. Đồng bào Hội An hoang mang vì những tin đồn thất thiệt do bên kia tung ra. Cây cầu mới hoàn tất hôm qua, sáng nay đã bị giựt sập ở Thanh Quít, ở Hà Lam, ở Quế Sơn...  Giữ vững Hội An còn nguyên vẹn thân thể của nó cho đến ngày 30.4.1975 là cả một công trình của nhiều tấm lòng yêu quê hương Quảng Nam, mà Hội An là núm ruột. Ngoài công sức đắp bồi của các bậc tiền nhân, các vị cầm quyền qua nhiều thời kỳ đảm nhận chức vụ lãnh đạo tỉnh từ các cụ Hồ Ngận, Đinh Văn Vĩnh, Tống Quyền đến sau này các vị Nguyễn Hòa Phẩm, Lê Khương, Hồ Liêm, Võ Hữu Thu, Phạm Cao Đông, Nguyễn Đình Thiệp, Ngô Thanh Tùng, Nguyễn Hữu Chi, Lê Trí Tín, Phạm Văn Chung, đều đem tài đức và tâm huyết phục vụ cho Quảng Nam - Hội An bình ổn, hưng thịnh. Nếu các giới cầm quyền liên tục thay nhau, kể cả Quân Đội và Hành Chánh lơ là nhiệm vụ thì bên kia nào có "tha" cho Hội An, sẽ trở thành đống gạch vụn họ mới hả dạ! Thì làm gì có ngày hôm nay, một Hội An, thành phố được nhiều người, kể cả nước ngoài, tấm tắt khen ngợi? Đó là chưa kể sự chung sức chung lòng vì tồn vong của Quảng Nam - Hội An từ các Đoàn Thể Chính Trị, các Tôn Giáo, Nghiệp Đoàn, các vị Dân Cử, Thân Hào, Nhân Sĩ, giàu lòng yêu quê hương, tập trung trí tuệ đảm lược để bảo vệ cho kỳ được một Hội An trọn vẹn cho đến thời điểm cuối kết thúc trận chiến ở đó. Một Hội An ngày nay nằm trên xương máu của nhiều thế hệ chồng chất lên nhau, từng mái ngói, tường rêu, hàng cây, bụi cỏ, con đường rải nhựa bóng đen, Cồn Nổi An Hội, khu vườn tươi tốt Sơn Phong, Cẩm Châu, thẳng tắp về Cửa Đại.. Tất cả là công sức gìn giữ của bao nhiêu thế hệ, bao nhiêu người. Những người đã nằm xuống hoặc đang sống chỉ còn một phần thân thể vì đã hy sinh cho sự an nguy của thành phố cổ và đồng bào hiền lành nhân hậu ở đó... Họ có 30 năm thanh bình cho đến nay để xây dựng, tu sửa, chỉnh tranh, kiến tạo trong mọi điều kiện rất thuận lợi về vật chất lẫn tinh thần. Tiền ngoại viện, tiền Việt kiều, tiền nhân dân, sức người sức của dồi dào, trong vòng 30 năm qua mà chỉ làm được có bấy nhiêu việc thì không đáng nói. Điều đáng nói ở đây là "ăn nhiều hơn làm", so với các nước chung quanh vẫn còn quá kém cõi. Các nguyện vọng nhân dân, đỉnh chung của cuộc chiến dấu từ nhiều đời nay vẫn bị kiềm chế và tỏ ra sợ hãi mỗi khi nhắc tới. Tự Do Dân Chủ Nhân Quyền xem như của riêng, muốn phân phát cho ai, thành phần nào, lúc nào thì nằm trong tay một nhóm uy quyền thế lực xã hội ở đó. Nhà tù vẫn còn thay thế trường học với chế độ lao lý khắc nghiệt. Ngoài "quốc doanh tôn giáo", bây giờ  đến phiên các Tộc biểu cũng do họ chỉ định người đến nắm các vai trò thiết yếu.. Đó là sự thực, nói khác là nói dối.

Lại nữa, một số người ở bên nhà, thư qua, cứ tưởng chúng tôi ở Mỹ đồng nghĩa với giàu có, sang trọng, nên cứ trách "không chịu gởi tiền về.." hoặc bạn bè chúng tôi trở lại thăm thân nhân tại quê nhà "lì xì lấy hên" cho bằng hữu, năm ba chục, một trăm đô la.. cũng bị phê  phán"bèo quá thế này, ở Mỹ hàng chục năm mà chỉ có bấy nhiêu sao?". Họ biết đâu rằng, muốn có số tiền đó phải "thắt lương buộc bụng" chắc chiu, dành dụm mà cũng chẳng phải tặng một nơi... Phải nói đời sống ở Việt Nam vẫn còn nhàn hạ, trừ một số ít người có việc làm cố định hàng ngày. Hãy đến xem các quán cà phê, các nơi ăn nhậu, nhà hàng, từ sáng tinh mơ đến trưa trợt vẫn còn đông nghẹt người. Tuổi trẻ đốt cháy nhuệ khí thâu đêm suốt sáng, xài tiền như nước trong các hộp đêm, hút xách, nhảy nhót, chơi bời.. Mất đi nhiều thế hệ thanh, thiếu niên không thể gượng dậy nỗi. Đó là chủ trương của họ, cho phát triển tối đa những nhu cầu thị hiếu quần chúng, nhất là tuổi thanh xuân nhựa sống đang lên, để họ mất phương hướng đấu tranh cho tiền đồ dân tộc: Một nước Việt Nam, Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền. Tội ác này làm sao giải thích được với tiền nhân và lịch sử? Đó là chưa nói tới hố  cách biệt giàu nghèo ngày càng rộng ra, đại bộ phận đồng bào ở nông thôn lam lũ, bị chèn ép bóc lột mọi bề. Hội An, bà con ta nhờ có đông người ngoại quốc lui tới nên họ phải"trình diễn" khác hơn, nhiều hơn, các đợt sóng ngầm không phải là không có. Thậm chí, còn công khai chống đối ngày tại Hà Nội, Sài Gòn và mấy thành phố lớn. Con đường dân tộc phải đi sẽ phải tới, chỉ là vấn đề thời gian mà thôi.

Đối với chúng tôi, người Quảng Nam chơn chất "ăn một cục, nói một hòn" - Yêu ai cứ bảo là yêu, ghét ai cứ bảo là ghét - Dù ai ngon ngọt nuông chìu, cũng không nói yêu thành ghét - Dù ai cầm dao dọa giết, cũng không nói ghét thành yêu" - (Thơ Phùng Quán). Vì thế mà người bên này hay bên kia lập trường chính trị rất rõ rệt, đôi khi cực đoan, cứng ngắt. Về phương diện tình cảm, đàn ông Quảng Nam chúng tôi thường bị các bà (cũng Quảng Nam) chê bai, "Các ông làm gì cũng tốt, chỉ có điều là... không biết nịnh đầm!" Thực ra, đôi khi "biết" mà không "làm", vì bản chất của người Quảng Nam là hay "cải"!

Xa Cồn Nổi An Hội - Phố Cổ Hội An, Quảng Nam, nơi chôn nhau cắt rốn, quê hương như ngọn lửa thiêng bùng lên mỗi lần nhắc tới, mỗi khi nhớ lại. Nhưng quan niệm về quê hương mỗi thời mỗi khác, không nhất thiết phải đóng khung trong lũy tre làng, cây đa, bến nước, mà nơi nào có Tự Do là nơi đó có quê hương. Tình yêu giữa đôi trai gái cũng vậy, nó thay đổi theo "chủ nghĩa thực dụng"; một Sương của Cồn Nổi An Hội ngày nào lên xe hoa về nhà chồng đã làm buồn lòng cả xóm, tác động đến người tình một cách sâu xa. Một Thành sầu tư ngẫn ngơ, quyết định "tập đi tu" để tìm "cõi phúc"... Tất cả chỉ còn "vang bóng một thời". Bây giờ, tình yêu lứa đôi đơn giản, sòng phẳng, có lẽ vì thế mà những cuộc chia tay của họ thường xảy ra?

Hồn thiêng sông núi Quảng Nam, nơi Hành Sơn tụ khí Địa Linh - Ngũ Phụng, xin phò hộ cho con cháu Quảng Nam - Hội An ở khắp nơi trên thế giới, nơi nào họ chọn định cư được là quê hương Quảng Nam thứ hai của họ rồi. Chân thành kính gởi lời cầu nguyện này.

 

Cali 08/05