Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

CÔ GÁI CÓ LINH NĂNG

Ở LÀNG LONG XUYÊN

 

VÕ THU LỄ

 

Đến trạm Nam Phước tôi dừng lại để thăm quê.

My Lăng rất thích cảnh chùa Long Xuyên. Chùa còn giữ được nhiều tượng đồng ngày xưa đang trầm tư trong dáng vẻ khắc khổ của một thời mà con người đến đây khai phá đất đai phải làm việc cần cù cũng như miệt mài học tập.

Sân chùa rộng và sạch sẽ. Mấy cây đa mới trồng sau này đã lên cao, cành lá sum suê, tỏa bóng mát trùm khắp sân chùa, trông dáng trẻ trung như những thanh niên tuổi ba mươi mà kiến thức đã uyên thâm, cao rộng như tán lọng của bậc trí nhân xưa. Tôi kể cho My Lăng nghe:

-Làng Long Xuyên ngày xưa có tên là Long Phước. Chùa có câu đối:

 

LONG can nhật lệ bồ đề thọ

PHƯỚC ấm xuân nòng bát nhã ba.

 

Đặt tên Long Phước chắc các cụ hình dung nơi đây rồng sẽ phô bày dáng đẹp thường ngày của nó, một dáng vẻ uy nghi, đạo hạnh, tựa cây Bồ Đề, nơi mà Đức Thích Ca đã ngồi suy ngẫm, thấy rõ chân lý trước khi giác ngộ. Và Phước lớn của bao đời để lại làm dầy ấm độ đậm thanh xuân của hoa trí tuệ, con cháu tất sẽ học hành đỗ đạt (Bát Nhã chữ Phạn là Prajna, nghĩa là trí tuệ). Không hiểu tổ tiên ngày xưa đến lập nghiệp nơi đây xuất xứ từ đâu mà đem đến những dòng gien quý nên trên cái làng quê nhỏ bé này, trong vòng sáu bảy chục năm, đã có một tiến sĩ họ Lê, hai phó bảng họ Nguyễn và họ Võ. Có thể nói, đây là hình ảnh thu nhỏ của đất Quảng Nam mà ngày xưa người ta thường gọi là địa linh nhân kiệt. Bác hy vọng nhờ khí linh đất đai này, chúng ta sẽ may mắn thu nhận những năng lượng thừa của những bộ não người kiếp trước còn tan tỏa trong không gian. Giúp chúng ta hoàn thành tốt đẹp cuộc hành hương thú vị này.

Trưa hôm đó, chúng tôi ăn trưa ở Bún Phấn, một hiệu bún ngon có tiếng ở trạm Nam Phước. Một cô gái nhỏ nhắn, tươi trẻ đang ăn, thấy tôi vào đứng dậy chào.

-Bác có nhớ cháu không?

-Cô giáo dạy sử trường trung học Duy Xuyên, tên là...

-Cháu tên là Hòa. Hôm bác về thăm trường, cháu thay mặt anh chị em tặng hoa cho bác đó. Bác nói về thăm với tư cách là học trò cũ ngày xửa ngày xưa, nên anh chị em giáo viên xúc động trước mối chân tình của bác.

-Quên sao được ba đóa hoa hồng hàm tiếu tươi đẹp không kém cô gái tặng hoa.

-Cháu chỉ có thể so sánh với hoa mào gà thôi.

Chúng tôi cười vui vẻ. Tôi giới thiệu:

-Đây là My Lăng ở Nha Trang, muốn theo bác về đất Quảng thăm tháp Mỹ Sơn.

-Ôi tiếc quá! Giá cháu được cùng đi với bác và My Lăng.

-Cô giáo sử ở địa phương này mà chưa biết đến Mỹ Sơn sao?

-Dạ đến mấy lần rồi, nhưng đi với bác và My Lăng chắc thú vị hơn. Chiều nay bác có lên Nổng Bồ thăm mộ các cụ không? Cho cháu đi với. Cháu chưa lên đấy lần nào.

-Sao cháu biết mộ thầy mẹ bác nằm trên ấy. Và Nổng Bồ có gì hấp dẫn cháu?

-Dạ, hầu hết các mộ cải táng ở Duy An đều đem lên Nổng Bồ. Còn tại sao Nổng Bồ hấp dẫn cháu, cháu sẽ thưa với bác, sau khi bác đồng ý cho cháu đi.

-Điều kiện khá khiêm tốn. Vậy chiều nay chúng ta lên đường và sẽ ở lại đêm trên ấy. Có gì trở ngại không?

-Về phần cháu thì không. Trên ấy có những học sinh quen với cháu có thể giúp đỡ bác cháu ta.

Chiều mát chúng tôi mới đạp xe lên đường. Đường vào Nổng Bồ chạy giữa trảng cát trắng tinh mênh mông, mát mắt. Gió thổi lất phất trên các hàng bạch đàn và vi vu qua rặng phi lao hai bên đường. Trời chiều êm ả. Từ Nổng Bồ nhìn xuống đồng ruộng trải dài tươi mát. Một con suối khi ẩn khi hiện chạy quanh có giữa màu xanh của lúa non. Về phía Đông cù lao Chàm có dáng dấp một văn nhân trong chiếc áo xanh chàm đang dạo thuyền ngắm cảnh. Dưới con mắt của thầy địa lý, đó là tấm bình phong lý tưởng cho một thế đất làm cho những ngôi mộ chôn đúng hướng ở đây sẽ phát cho con cháu về phần văn học.

Tôi an tâm có thể nghỉ đêm ở đây, vì ngoài tôi và My Lăng, còn có một người thứ ba là Hòa và khi qua thôn, Hòa đã tìm người quen nhờ báo có sự có mặt của chúng tôi.

Bữa cơm chiều đạm bạc với cá mắm, muối mè, chuối và mấy chai nước ngọt. Chúng tôi ăn rất ngon miệng nhờ buổi tắm ở suối bên trong núi và không khí thoáng đãng trên ngọn đồi với gió chiều phây phẩy miên man.

-Bây giờ mời Hòa cho biết điều gì hấp dẫn cháu đến Nổng Bồ?

-Dạ, trước tiên là cái tên Nổng Bồ. Và khi đến đây cháu có thể suy diễn như sau: Mấy dãy núi đằng sau ta và ngay cả ngọn đồi này, ngày xưa chắc cây cối rậm rạp. Con suối cũng nhờ thế mà sâu rộng, nước chảy róc rách quanh năm. Nai rừng về đây dạo bước, nhìn ra biển Đông trước mặt. Những đảo xanh ngày nay còn mang tên cù lao Chàm dập dìu những thuyền lớn của nhiều nước đến giao lưu kinh tế và văn hóa. Nổng Bồ cách Trà Kiệu không xa là ngoại vi của thủ đô một vương quốc nổi tiếng thời trung cổ. Vậy đền thờ Valmiki, nhà văn lớn của Ấn Độ, tác giả của truyện Ramayana, ngày xưa có thể đặt tại đây. Theo Ấn Độ Giáo, người ta không xây đền thờ của vị danh nhân được tôn thờ như thần thánh ở ngay tại thủ đô. Còn với tên Nổng Bồ cháy suy diễn như sau:

-Lại suy diễn!

-Vâng, vẫn chỉ là suy diễn: Bên dưới kia có một nổng gọi là nổng Ông Hương. Vậy Bồ có thể tên người. Người Chăm dùng từ Pô với

ý nghĩa tôn trọng xưng hô với bậc vua chúa, thần thánh như ta dùng từ Đức Ông, Đức Bà. Người Việt đọc Pô thành Bô, rồi Bô có thể đọc trại thành Bồ. Vậy Nổng Bồ là Nổng Đức Ông hay Đức Bà người Chăm, Theo cháu, Đức Ông nào được tôn thờ ở đây nếu không phải là Valmiki. Qua những suy diễn này, Nổng Bồ hấp dẫn cháu hơn.

-Trí tưởng tượng tuyệt vời của cháu đã bổ sung một cách thú vị vào điều cháu phát hiện được của ngành sử học và dù đúng hay sai cũng làm tăng thêm vẻ thơ mộng cho Nổng Bồ. Tiếc rằng không còn vết tích gì giúp chứng minh giả định kia của cháu.

-Cháu sẽ cố tìm nhưng đó không phải là mục tiêu của cháu.

-Vậy mục tiêu của cháu là gì? Có thể cho bác biết được không?

-Đi tìm vàng Chăm. Một buồng cau hay một con rùa nhỏ như các cụ ngày xưa thường kể cho con cháu. Hiện nay phía trên Trà Kiệu, miệt Chiêm Sơn, người ta đã đi tìm vàng, có hạt to bằng hạt đậu. Nhiều người đang đãi vàng ở trên ấy.

-Cháu lên đó đãi vàng có lẽ thực tế hơn.

-Đó không phải là nghề của cháu. Nghề của cháu là dạy sử. Cháu chỉ cầu ở vận may. Hiện nay ở Anh có một nhà ngoại cảm có khả năng đặc biệt giúp các nhà địa chất tìm mỏ bằng cách phát ra những tia sóng thăm dò tự bản thân mình. Cháu cũng cảm thấy nguồn sinh học tuy còn yếu.

-Cho bác một dẫn chứng được không?

Hòa nhìn tôi và My Lăng với cái nhìn đăm đăm khi lạc thần, khi xa vắng:

-Bác và My Lăng đều có một nguồn điện sinh phức tạp. Cháu nói nghiêm chỉnh đấy. Không phải phức tạp theo hướng xấu đâu. Luồng điện sinh ấy cứ phiêu diêu thoát ra khỏi sự nắm bắt của cháu. Riêng với bác, cháu có thể nói là sắc thái bên ngoài trông bình thường nhưng bên trong có sự thiểu năng gì đó làm suy giảm sự tập trung nguồn sinh điện tiềm tàng ở bác. Nếu không uốn nắn thì.. biết nói sao đây nhỉ? Thì... dị đoan mà nói cái tư bẩm giao cảm với thần linh của bác cứ lửng lờ, khó quy tụ, thật là uổng phí.

-Chẩn đoán được chắc là chữa được phải không cháu?

-Cháu sẽ thử xem. May ra có thể giúp bác được phần nào.

Hòa đặt bàn tay lên vai My Lăng. Không hiểu sao hai cô gái nhìn nhau như hai người xa lạ. Một lát sau Hòa đứng dậy, nói một cách quyết đoán:

-Cháu sẽ chữa được. Bây giờ bác cháu ta đi dạo chơi giây lát.

Tôi và My Lăng theo Hòa dạo quanh nghĩa trang. Một con chim lẻ loi lượn qua lượn lại khắp đồi, thỉnh thoảng vút lên cao, rồi thả cánh hạ mình xuống đột ngột và lại tiếp tục bay, rải đều những tiếng chích chích trong không gian yên tĩnh. Hòa dừng lại trước mộ cha tôi thắp một nén hương:

-Cụ thủ khoa ngày trước là một nhân sĩ giỏi thi phú của đất Quảng, phải không bác?

-Vâng, ông cụ là một Tứ Kiệt* của đất Quảng Nam. Vào thi hội bị phạm húy nhẹ nên được vớt nhưng chỉ cho đậu phó bảng.

-Không phải ngẫu nhiên mà trên đồi Valmiki này có đến ba ngôi mộ của ba vị đại khoa.

Chúng tôi cười vui vẻ với câu nói đùa có dụng ý của cô giáo sử. Hòa ngồi quỳ trên hai chân trước mặt tôi, bấm ngón tay vào mé ngoài ngón chân cái của tôi, ấn nhẹ.

-Hòa có biết là đang ấn vào huyệt gì đó không?

-Dạ, huyệt thái bạch. Nhưng đó là sự trùng hợp với điểm bấm huyệt riêng của cháu, chứ không phải cháu muốn sử dụng tác dụng của huyệt này trong châm cứu. Tôi ngạc nhiên về sự hiểu biết rộng của Hòa. Hòa đang thử nghiệm trò chơi vô ảnh gì đây? Hay cô ta có được thiên sứ trợ giúp cho cuộc hành trình về nơi đất thánh của chúng tôi.

Hòa bảo tôi ngồi dựa lưng vào lưng của My Lăng và thả mình thư giản để không có sự gượng chống với luồng giao cảm từ cô gái chuyển sang tôi.

Một cảm giác mê mẩn, chơi vơi. Bàn tay của Hoà ấn tay nhè nhẹ. Tôi cảm giác có một làn gió thoảng qua, chấp chới những cánh chim nhỏ li ti lướt qua tôi rồi tản qua tấm lưng mềm mại, mát dịu của My Lăng ở phía sau. Một giọng hò man mác trên sông nghe rất xa vời. Một con sông rộng chảy dài đến tận chân trời. Ánh trăng vàng lấp lánh trên mái tóc của cô gái nhỏ nhắn đang lung linh trước mắt tôi. Cô sơn nữ, ở đó là một cô sơn nữ, đang lớn dần lên và càng lớn dần càng mờ nhạt, biến tan đi. Chỉ còn lại thoáng bóng hai bàn tay nhẹ nhàng dạo những âm thanh trong trẻo như giọng hót của con thanh yến thu nhỏ lại. Dòng suối âm thanh cứ chảy đều qua suốt người tôi.

Tôi ở trong tâm trạng ấy không biết bao lâu. Khi bừng tỉnh lại thì đã thấy My Lăng quay người lại vỗ nhè nhẹ lên vai tôi: Hòa đã tiếp sức xong cho bác và một phần nào cho cháu nữa.

Hòa ngồi co chân, chống tay ra phía sau, ngẩng đầu nhìn lên cao, hít thở nhẹ nhàng.

-May là dòng điện sinh của cháu đồng điệu với dòng điện của bác nên cháu đã bổ sung được cho những suy giảm trong nguồn điện năng của bác.

-Nghĩa là cái tư bẩm giao cảm với thế lực siêu hình của bác đã được phát huy, tập trung hơn.

-Có thể nói và tin như vậy.

-Cảm ơn Hòa nhiều. Một cô gái có linh năng và tốt bụng như cháu sẽ tìm được vàng Chăm. Cháu sẽ thành nhà tỉ phú, lúc ấy đừng quên bác và My Lăng.

Cháu mong có vàng Chăm không phải để thành nhà tỉ phú mà để đóng góp có hữu hiệu vào việc phục hồi và tôn tạo thánh địa Mỹ Sơn, một di tích lịch sử phong phú và đa dạng nhất của nền văn hóa Chăm trên đất nước chúng ta. Khi trở thành tỉ phú, lời nói của cháu sẽ có trọng lượng. Cháu sẽ xin phép thành lập một ban bảo trợ di tích Mỹ Sơn, động viên nhiều nhà hảo tâm khác cùng đóng góp.

Thánh Địa Mỹ Sơn

 

Hảo tâm chân thật và cao quý của con người dù còn ở trong ước mơ cũng đáng cho chúng ta quý trọng. Tôi và My Lăng xúc động trìu mến nhìn cô gái nhỏ nhắn, có gương mặt thanh tú.

Chúng tôi bàn nhau chọn địa điểm nghỉ đêm.

Dưới chân đồi có một cây xoài to, cành lá sum suê. Tôi thường nghĩ mát dưới bóng cây này, mỗi lần đến nghĩa trang. Nếu nghỉ đêm ở đây có thể quét lá khô làm nệm. Nhưng chỗ này gần đường sắt, có người qua lại cũng bất tiện.

Trên đỉnh đồi bằng phẳng, gió lộng, mát mẻ hơn. Chỉ tội nhiều sỏi nằm đau lưng, nhất là đối với tôi.

Hòa đề nghị vào suối bên trong để cắm trại. Căng màn ngủ lên cát mịn, lại khuất vắng có thể đốt lửa, thú vị hơn. Và... điều chủ yếu là - Hòa nói - biết đâu nửa đêm có một con rùa vàng đi kiếm ăn, bò đến chỗ chúng ta.

Chúng tôi cười thích thú tán thành ý kiến của Hòa.

-Nếu được rùa vàng bác và My Lăng sẽ giành hết cho Hòa thực hiện ước mơ của mình.

-Cháu cũng đồng tình với bác dành hết con rùa ấy cho Hòa.

Chuyện mới là đùa cũng làm cho Hòa xúc động.

 

CHÚ THÍCH:

*Tứ Kiệt (của tỉnh Quảng Nam) là 4 vị đỗ thủ khoa trong 4 kỳ thi Hương liên tiếp: Phạm Liệu, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Đình Hiếu, Võ Hoành. Vì các cụ đỗ thủ khoa và nổi danh về thi phú nên có từ “Tứ Kiệt”.