Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

CHÙA NÚI TÀ CÚ

(LINH SƠN TRƯỜNG THỌ TỰ)

 

MINH KHANH

 

Từ Sài Gòn đi ngược theo Quốc Lộ 1, đường ra miền Trung, cách thị xã Phan Thiết khoảng 30 cây số, có một xóm nhà dày đặc ở sát mặt đường, rồi có một con đường đất đỏ rẽ vào chân núi. Con đường này nhỏ hẹp, đi chừng 8 cây số là vào đến chân núi. Trước kia xe hơi đi vào được, còn bây giờ thì chỉ đi được bằng xe gắn máy mà thôi, bạn có thể đi xe ôm tốn khoảng 10 ngàn đồng Việt Nam tức gần 1 đô la Mỹ kim. Đi qua những đoạn đường gập ghềnh, đất đá lởm chởm, gần đến chân núi, bạn có thể ghé vào một cửa hàng giải khát, rồi xin một cây gậy để lên đường. Từ đây là đường bắt đầu lên chùa núi, bạn phải chống gậy mà đi, đường mòn ngoằn ngoèo, chập chùng đồi núi. Một vài chỗ có xây bậc cấp bằng đá nương theo sườn núi, nhưng bạn phải khá tốn sức mà trèo. Đi độ một khoảng đoạn đường này vách đá cheo leo, đi phải giữ ý, không thì rất dễ té. Lúc đầu lên núi thì ai nấy khăn áo chỉnh tề tươm tất lắm nhưng một lúc sau thì mệt quá! ôi thôi áo lạnh cũng buông, mà khăn choàng cũng cởi, trông vui lắm, người thì tìm một cái cây để gánh hai giỏ hành lý, kẻ thì mang, kẻ thì xách, cũng có các em trẻ cầm gậy múa tùm lum như ông Tề Thiên, trông giống cảnh Tam Tạng thỉnh kinh, mệt thì mệt, vui thì thật là vui - vì thế mà đoàn người đi quên chán. Đoàn người hì hục thế mà vì vui ai cũng lên được lưng chừng đồi lúc nào không hay.

Giai đoạn “thượng sơn” này dễ làm nản lòng những người không có quyết tâm, thiếu thiện chí. Leo trèo mà trước mặt của mình lúc nào cũng núi là núi. Dọc hai bên vệ đường cứ cách khoảng vài trăm thước, là có một hàng quán giải khát, họ bán đủ thứ, và đặc biệt họ có mắc võng cho du khách nằm nghỉ. Các cô bán hàng ở đây rất dễ thương, đúng là cô gái Phan Thiết, bản chất mộc mạc hiền hòa, mua hàng hay không là tùy ở khách, võng vẫn cho nằm nghỉ chân, không đuổi khách, ngồi bao lần thì ngồi, họ vẫn vui vẻ.Trên triền núi nhìn xuống Phong điền, làng mạc mờ mờ ảo ảo, sương phủ một vùng.Càng lên cao đường càng khoáng đãng, mát mẻ và đẹp vô cùng không bút nào tả xiết, vậy mà áo bạn lúc nào cũng đẫm mồ hôi, nét mặt ai dù có mệt đến đâu, cũng tỏ ra hân hoan vui vẻ, và họ tin rằng Phật Tổ và thần linh rừng núi giúp cho họ thượng lộ bình an.Càng đi xa nhìn phía sau, và từ từ nhìn xuống bao la trùng điệp, ta nghĩ mình đang ở cõi tiên - thoát cuộc đời trần tục - cây cối xung quanh dày đặc một màu xanh thẳm - mây trời lông lộng. Đến Đá Bàn, mặt đá bằng phẳng, là đã đi nửa đường, ta có thể ngồi nghĩ mệt cho lại sức, rồi lại tiếp tục cuộc hành trình.

Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni Nhập Niết Bàn trên Núi Tà Cú

 

Gió đã bắt đầu thổi nghe lành lạnh. Lại đến một Đá Bàn nữa, chỗ này đường láng dễ đi, thoáng đãng, báo hiệu cho ta biết là gần đến chùa rồi. Lúc này nét mặt ai cũng tươi cười hớn hở. Từ độ cao nhìn xuống - Ôi! Một bức tranh tuyệt tác và xuống một khoảng trống đó là Hòn Rùa, Hòn Bà và nhiều xóm nhà rải rác mờ mờ hơi sương, hơi khói giống như một cõi tiên cảnh bồng lai.Chùa trên là chùa Tổ của thầy sáng lập, tuy toàn là đồi núi, nhưng mặt bằng của chùa khá rộng, phía bên phải của chùa có một cái hang sâu thăm thẳm, các loại đèn xuống hang đều chào thua không tài nào chịu nổi, cũng chẳng có ai dám xuống, đi độ một chút là phải trèo lên, mạo hiểm cỡ nào cũng không dám. Bên trước cửa chùa có những pho tượng đồ sộ họ làm một cảnh Tây Phương Cực Lạc, Phật A Di Đà ở giữa, Quan Thế Âm và lại Thế Chí ở hai bên - núi cao như thế này, đường đi gian nan mà họ đem được những bức tượng lên đây, xin cúi đầu bái phục sức con người thành tâm thành ý.Chùa dưới là chùa Long Đoàn của người đệ tử là thầy Long Đoàn và thầy có công sáng lập trường Bồ Đề Phan Thiết và trụ trì ở tỉnh hội Phật Học. Thầy mới mất cách đây chừng vài năm và cũng tại núi này. Phía sau lưng chùa Tổ có một pho tượng Phật Thích Ca Mâu Ni nhập niết bàn, tượng dài đến 49 mét - một pho tượng kỳ công có một không hai - tượng nằm nghiêng về phía Tây, cánh tay mặt để dưới đầu, tay trải để lên thân - nét mặt nhân từ, độ lượng, và thư thái mỉm cười nằm dưới những hàng cây sa la song thọ, che mưa, che nắng cho ngài - các Thầy Cô và Phật Tử đến đây ai ai không khỏi bùi ngùi rơi lệ. Và đây cũng là một trong Tứ Động Tâm của nhà Phật.Khi đúc bức tượng này, người ta phải dùng trực thăng vận chuyển vật liệu lên núi, và hoàn tất một công trình vĩ đại này. Đây là công lao của Hòa Thượng Long Thọ, của các Tăng Ni và Phật Tử tỉnh Bình Thuận ta mới được chiêm ngưỡng ngày hôm nay. Chùa núi Tà Cú nằm ở xã Tân Hiệp, quận Hàm Thuận tỉnh Bình Thuận. Phát tích từ Tổ Trần Hữu Đức, pháp hiệu là Thông Ân - là Tổ đầu tiên sáng lập và lưu truyền cho đến ngày hôm nay. Ngài sinh ra tại làng Bạc Má, huyện đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Con nhà gia thế, hào tộc ngài ăn chay từ thuở nhỏ. Năm 17 chịu cảnh mồ côi an táng cho mẹ xong, ngài chẳng màng gia tài điền sản, ngài bỏ nhà ra đi tìm con đường giải thoát trước độ cho mình và cho chúng sinh vạn loại.Chùa đầu tiên ngài đến, sư cụ hỏi: “Tuổi con còn thơ ấu vì duyên cớ gì mà xuất gia tìm đạo?” Ngài đáp: “Thân người khó được, Phật pháp khó tìm. Muốn đền ơn sâu Tam Bảo, cùng nghĩa nặng mẹ cha, con quyết chí xuất gia học đạo Bồ Đề”. Trí Chất đại sư ở chùa Phước Hưng đã thu nhận ngài làm đệ tử. Ngài tu được đến năm thứ 13 thì sư cụ của ngài viên tịch, lo xong hiếu đạo, trọn nghĩa thầy trò, ngài bèn rời khỏi chùa và tìm nơi thanh vắng khác. Ngài đến làng Kim Trạch (Bầu Trâm), ngài che một thảo lư ngồi thiền định 3 năm, tỉnh tâm tọa thiền, ngài vừa tu hành vừa chữa bệnh cứu nhân độ thế, bệnh gì ngài cũng cũng chữa, bệnh nan y ngài chữa cũng hết, tiếng đồn gần xa, thiện nam tín nữ chung nhau dựng chùa cho ngài tu hành. Ba mươi năm tu niệm tại đây, được cả vùng mến mộ đức độ của ngài. Ngôi chùa vốn là nơi tĩnh mịch, dần dà trở thành nơi náo nhiệt, ngài thấy không yên tịnh, lại dự định đi tìm một nơi khác.Thời gian này có một vị Hòa Thượng tên là Bửu Tạng đi hóa đạo và đi ngang qua chùa, ngài cầu Hòa Thượng truyền Cụ Túc Giới và phong cho ngài là Tổ Hữu Đức và ở lại tiếp tục tu hành một thời gian nữa, rồi một hôm nửa đêm, Tổ lại âm thầm ra đi. Ngài đi rất nhiều nơi thâm sơn cùng cốc, chỗ nào ngài cũng tìm đến, nhưng vẫn không vừa lòng. Cuối cùng ngài tìm đến hang núi Tà Cú thuộc tỉnh Bình Thuận, hang sâu, núi cao, quang cảnh đẹp đẽ, lòng thấy nhẹ tênh và hoan hỉ lạ thường - ngài vui vẻ thốt lên: “Nơi đây mới là Như Lai Thất của ta”.Thuở xưa ở núi này có cọp, voi, sói, beo, mãng xà, thú dữ nhiều vô số. Các chúng thấy ngài tu hành ở đây, đều đến nghe kinh và hàng phục, bá tánh nào đem rượu thịt đến đây là ông hổ trắng kêu gầm vang cả núi làm mọi người phải hoảng sợ. Ngài tu hành ở đây và nhập đình cũng tại núi này. Nơi đây tuy cách xa thành thị, lại phải trèo đèo, lội núi. Nhưng Tăng Ni các nơi đổ xô về học đạo rất đông, chẳng qua vì đức độ của ngài. Lúc ban đầu là một thảo lư vài tấm tranh vách đất, trải qua nhiều năm, kiến trúc đẹp đẽ đã trở thành danh lam thắng cảnh - một bức tranh thiên nhiên - nước từ khe núi, vách đá chảy ra quanh năm rất trong và ngọt, nếu không nói là thiên tạo thì có tài nào mà đem nước lên cho hằng ngàn người xài. Mỗi khi có ngày hội lớn, ngày Tết âm lịch, thập phương bá tánh rủ nhau đi lên núi để viếng chùa cầu an, cầu tài, cầu lộc.Lúc đầu chỉ gọi là chùa Tà Cú sau này mới có sắc phong của vua Tự Đức là “Linh Sơn Trường Thọ Tự”. Hoàng Thái Hậu lâm trọng bệnh, các ngự y nổi tiếng của nhà vua cho châu tri trong cả nước, để tìm danh sư chữa bệnh cho bà - nghe đồn rằng ở Bình Thuận, trên núi Tà Cú, có vị chân tu, có pháp mầu nhiệm chữa bệnh như thần - Vua bèn sai sứ vào Bình Thuận để tìm gặp Tổ chữa bệnh cho Thái Hậu. Sư Tổ tứ chối việc hạ sơn vì tâm nguyện của ngài lánh xa nơi phồn hoa đô hội. Ngài đưa một số thuốc, toàn bằng lá cây và chỉ rõ cách sử dụng cho sứ giả mang về triều và xin tạ tội cùng vua. Sau đó Hoàng Thái Hậu đã bình phục.

Vua Tự Đức sắc phong cho chùa và phong cho Tổ là Đại Lão Hòa Thượng. Chùa núi Tà Cú từ đó có tên là Linh Sơn Trường Thọ Tự và chùa đã được liệt vào di tích lịch sử Việt Nam.