Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

CHỢ TRỜI GÒ DẦU HẠ

 

HAI BẦU

 

Hai nước Việt Nam Cộng Hòa và Vương  Quốc Kampuchia có biên giới rất dài,  từ ngã ba biên giới Việt Miên  Lào đến vịnh Thái Lan, người dân  hai nước có thể qua lại bằng 12 ngã  đường chánh thức và vô số  ngã khác nếu chỉ đi bộ. Hàng thế  kỷ qua, dân chúng hai bên luôn luôn  có thói quen qua lại biên giới trao đổi  hàng hóa và đôi khi người Việt  còn qua đất Miên để mướn  ruộng canh tác. Một số lớn người  Việt đã sinh sống trên đất Miên  lâu đời, lập nên một làng đánh  cá Việt Nam trên Biển Hồ. Năm 1954 biên  giới đóng lại, ngăn cách hai nước,  nhưng nhu cầu trao đổi của dân chúng  vẫn còn nguyên. Hình thức buôn lậu  do đó phát triển mạnh. Vả lại suốt  20 năm dài chiến tranh, kinh tế trì trệ,  buôn lậu cũng là cách sống còn  của người dân trong cái thế chẳng  đặng đừng.

Từ giữa thập niên năm mươi  đến giữa thập niên bảy mươi,  người ta ghi nhận có sáu “Chợ  Trời” dọc theo biên giới, là nơi  trao đổi hàng hóa lậu thuế, giao chuyển  thư từ và cũng là nơi các phe  phái chính trị trong cuộc chiến lợi  dụng: Chợ Trời Hà Tiên, Chợ  Trời Tịnh Biên (Châu Đốc), Chợ  Trời Thường Phước (Hồng Ngự),  Chợ Trời Sở Thượng (trên  đất Miên giáp quận Hồng Ngự).  Tỉnh Tây Ninh có hai Chợ Trời là  Phước Tân (quân Phước Ninh) và  Gò Dầu Hạ. Chợ Trời Gò Dầu  Hạ lâu đời nhứt cũng là  chợ lớn nhứt.

 

ĐỊA ĐIỂM CHỢ TRỜI GÒ DẦU  HẠ

Từ Sàigòn, quốc lộ 1 chạy về  hướng Bắc lần lượt đi ngang  qua 2 quận lỵ Củ Chi và Trảng Bàng rồi  tới quận lỵ Gò Dầu Hạ, nơi cách  Sàigòn 64km. Tẻ về hướng Tây,  vượt qua cây cầu bắt qua sông Vàm  Cỏ Đông, chạy thêm 11km nữa qua khỏi  phần đất An Thạnh, đến xã Lợi  Thuận, quốc lộ 1 sẽ vượt qua biên  giới Miên rồi tiếp tục chạy Nam  Vang. Chỗ biên giới này bên Miên  giáp xã Bavet, quận Svay Teap, tỉnh Svay Riêng.  Hai trạm kiểm soát biên giới của  hai nước đặt cách nhau 1km và giữa  khúc đường không có nhà cửa  đó, người Việt và Khmer ngồi  chồm hổm họp chợ trên lề đường.  Ban đầu chỉ có một ít người,  rồi lần lần phát triển thành một  ngôi chợ qui mô.

Tùy theo tình hình bang giao hai nước, tình  hình an ninh trong vùng và đôi khi cũng  tùy theo sự tùy tiện của chánh quyền  các cấp tại địa phương mà chợ  khi thì họp tại trạm kiểm soát, khi thì  vào hẳn trong đất Miên, khi qua đất  Việt, khi gần đường, khi xa trong ruộng,  có khi họp ban ngày, cũng có khi họp  ban đêm. Năm 1963, chánh quyền quận Gò  Dầu Hạ cho phép cất ba dãy nhà tôn  không vách để làm thành ngôi chợ  dài khoảng 200m, ngang 60m nằm trên đất  Việt. Mỗi dãy chia ra nhiều căn và mỗi  căn là một chủ. Căn này dọn quán  ăn, căn kia chứa hàng, căn khác  bày hàng hóa. Những người bán  chút ít như vài chục đôi dép,  năm mười con gà.. thì ngồi dưới  đất trước các cửa hiệu. Vì  đây là nơi tạm bợ nên không  có tên quán, tên cửa hiệu, không  cả bàn ghế. Khách cứ lần theo chợ  tìm món hàng mà mua. Suốt ba dãy chợ  gồm hàng trăm căn, nhưng không buổi  nào để trống một căn. Bên Việt  chiếm hai dãy, bên Miên chiếm một dãy  và số người theo hè đếm không  hết. Dĩ nhiên phương tiện vệ sinh  gần như không có và người ta  tha hồ phóng uế trên các thửa ruộng  chung quanh.

Giờ họp chợ được ấn định  từ tờ mờ sáng tới khoảng  ba giờ chiều. Người đi sớm  nhứt vào chợ vào lúc 5 giờ,  có người còn đi lúc 4 giờ  sáng để có hàng đến mua liền.  Họ cầm đèn hay đuốc di động giữa  đồng ruộng trong đêm tối, ánh đuốc  chập chờn như đoàn ma trơi.

 

CÁCH VÀO CHỢ TRỜI

Không phải người Việt nào cũng  có thể đi vào chợ trời. Lúc  đó dưới chân cầu hai bên sông  Vàm Cỏ Đông là hai đồn Địa  Phương Quân có nhiệm vụ bảo vệ  cầu, trên mặt đường hai bên dốc  cầu có hai trạm kiểm soát của Cảnh  Sát và Quan Thuế. Ban đêm mặt cầu  đóng lại bằng hai con ngựa kẽm gai  và sáng 5 giờ thì mở cửa  cổng. Tại trạm kiểm soát phía bên  chợ có tấm bảng: “Cấm người  ngoài tỉnh Tây Ninh không được  đến vùng biên giới”, có nghĩa  là Chợ Trời chỉ dành riêng cho  dân Tây Ninh, đồng bào các địa  phương khác, phần nhiều là Sàigòn  - Chợ Lớn, sẽ bị xét hỏi và  mời trở về. Tuy nhiên, luật pháp  dù có chặt chẽ đến đâu cũng  không bít được kẽ hở và  đồng bào các nơi sẽ có 1001 phương  kế tiến vào đất Miên để mua  sắm hàng hóa bị cấm ở thị trường.

Trước khi xe “Lam” ba bánh ra đời,  giới buôn bán đi từ chợ Gò  Dần Hạ đến chợ trời bằng  xe máy dầu lôi. Đây là một loại  xe đặc chế của quận Gò Dầu Hạ,  loại xe mô tô còn lại từ thời  Pháp thuộc (thông dụng là hiệu BMW),  phân khối rất lớn và máy rất  mạnh, không phải những xe gắn máy  của Nhật sau này. Ngoài cái thùng lôi  thô kệch, các bác tài còn gát thêm  hai miếng ván nằm ngang để có đủ  chỗ cho cả chục người ngồi, cộng  thêm quang gánh. Lối chuyên chở này  hoàn toàn trái luật giao thông, nhưng  các thầy chú thường ngó lơ, ít  khi làm khó dễ đồng bào. Chở  nhiều rủi có tai nạn, rán chịu. Nhưng  vào các năm 1966-1967, xe Lam thông dụng  ở Sàigòn và lan truyền tới đây.  Đây là loại xe Lambretta do Ý sản xuất,  được cải tiến thành ba bánh,  có đóng cái thùng nhỏ, khách ngồi  trên xe nệm dọc theo hông xe, hàng hóa  chất trên mui, an toàn thoải mái hơn  xe mô tô lôi nhiều, mà giá cả không  chênh lệc bao nhiêu. Sau này xe Daihatsu 4 bánh  do Nhật sản xuất thay thế xe Lam. Bên cạnh  những chiếc xe chở mướn chuyên  nghiệp còn có thật nhiều xe gắn máy  hai bánh, xe đạp đi lẻ từng người  hoặc làm xe ôm chở mướn.

Khoảng 5 giờ sáng, hàng trăm xe đủ  loại nổ máy chờ sẵn trên dốc  cầu như các cua-rơ trong trường đua  chờ phát súng lịnh; khi người  lính ra mở cổng, hàng trăm chiếc  xe lao qua cầu. Người ta tranh nhau vào chợ  trước để chọn được mối  tốt và hàng tốt. Vào lúc này các  bạn hàng bên Miên cũng lặn lội  đem hàng hóa đến đây.

 

HÀNG HÓA TRONG CHỢ TRỜI

Hai nước Việt Miên tuy rằng nằm cạnh  nhau nhưng có nhiều thổ sản và nhiều  hàng sản xuất trong nước khác nhau,  do văn hóa và điều kiện địa lý,  khí hậu khác nhau. Bên cạnh đó, hai  nước còn có sự khác biệt  rõ ràng về chính trị nên hàng hóa  nhập cảng chánh thức cũng khác nhau.  Bên Việt thân Mỹ nên “ăn hàng”  của các nước thuộc Thế Giới  Tự Do. Bên Miên trung lập nên có  nhiều thổ sản nhập cảng từ Pháp  và Trung Quốc. Do bản tánh của từng  con người khác nhau nên có rất nhiều  người Khmer thích xài đồ Mỹ, trong  khi thật nhiều người Việt lại thích  xài đồ Trung Quốc hay đồ Pháp.

Hàng Miên sản xuất gồm có: cam, me,  gà, khô cá xủ, cá lóc, cá tra,  cá xấy, cá hấp, đậu xanh, đậu  nành, hột é, xà bông thơm nội địa,  dép cao su, dầu gió, lụa Mỹ-A, lạp xưởng,  bún tàu, cần sa, á phiện (từ Lào  qua), khỉ đột, khỉ con, v.v.

Hàng Pháp gồm có các thứ rượu  Martell, Dubonnet, Peppermint, Anis, Gin, nước suối  Vichy, bơ Bretel, xì dầu Maggi, bánh ít qui  LU, bánh Champagne, Chocolat, thuốc trụ sinh và  các loại thuốc không có ở Việt  Nam, v.v..

Hàng Trung Quốc: dầu cù là, bút máy  có hình khỏa thân, bình thủy hiệu  Kim Tiền giỏ tre, thuốc kích dâm, thuốc  uống hay chích cho mập, thuốc trị ung thư  hay tim la, pháo, chén kiểu, dĩa kiểu, đũa  sơn, gà-mên, thau đựng nước  tráng men, rượu Ngũ Gia Bì, rượu  Mai Quế Lộ, v.v.

Hàng Việt Nam: đồ nhôm, vải màu,  vải bông, xà bông giặt đồ, thuốc  Bastos, phụ tùng xe đạp, xe mô tô, dầu  xăng, xe gắn máy Honda, nước mắm  vô chai, rau cải Đà Lạt, trái cây  các loại như chôm chôm, xoài, măng  cụt, dưa hấu, bàn ghế tủ giường  bằng gỗ, ghế ni-lông, sách Việt ngữ  như tiểu thuyết tình cảm, kiếm hiệp,  truyện Tàu, sách học tiếng Pháp, tiếng  Anh, tạp chí Phổ Thông, Thời Nay, bản  nhạc, v.v.

Hàng Hoa Kỳ: Hàng trong PX Mỹ (loại hàng  đặc biệt bán cho quân đội Mỹ  trấn đóng ở Việt Nam nhưng được  bán lậu ra ngoài), như nước ngọt,  bia lon, bánh kẹo, truyền hình, radio, quần  jean, xà bông bột, ly, chén, nĩa muỗng,  vali da, ống vố, thuốc thơm các loại,  v.v.

NỤ CƯỜI VÀ NƯỚC MẮT TRONG  CHỢ TRỜI

Dĩ nhiên đi buôn thì phải có lời.  Buôn bán trong chợ trời càng dễ  làm giàu. Nhưng trong việc buôn bán luôn  luôn có lừa đảo, gian lận và  trong chợ trời các tệ nạn nầy  xảy ra nhiều hơn các nơi khác vì nơi  đây là chỗ gần như không có  luật pháp.

Hàng giả:

Người Việt có tâm lý rất buồn  cười là cái gì truyền miệng úp  úp, mở mở thì có nhiều người  tin, cái gì giấy trắng mực đen rõ  ràng như thông cáo của chánh quyền  thì bị cho là “hàng giả”. Một tâm  lý khác là tôn sùng đồ ngoại,  cái gì của Tây, của Tàu, của Mỹ..  là nhất, cái gì sản xuất trong nước  thì chê là đồ “lô-can” không thèm  xài. Bọn gian thương thường dựa  vào tâm lý này để tiêu thụ  hàng giả mạo.

Dầu gió hiệu Con Ó của Trung Quốc có  kẻ pha làm 3, 4 ve. Hàng bông hay vải trơn  đem nhuộm mặc nưa nói gạt là hàng  Mỹ A bán giá cao gấp hai, gấp ba. Rượu  thì từ Mai Quế Lộ, Ngũ Gia Bì của  Tàu đến rượu Tây, rượu  Mỹ cũng có thể làm giả. Người  biết thóp đòi khui ra uống thử thì  họ nói đây là loại nước  nhì, dở hơn một chút. Dầu cù  là sản xuất ở Thái Lan đựng  trong hộp thiếc màu vàng in chữ đỏ  được làm giả rất khéo. Người  mua xài lớp trên là cù là thiệt,  lớp dưới chín phần mười  là sáp pha màu vàng. Nhiều loại thuốc  Tây và cao đơn hoàn tán bán ở  chợ trời cho rằng do những dược  phòng danh tiếng ở Tây, ở Hồng  Kông, ở Trung Quốc, ở Nhật Bản..  sản xuất là những thứ bí truyền,  là những phát minh tân tiến, là  thần dược, trị được các  bệnh nan y như ung thư, giang mai, lậu mũ hay  thuốc cường dương.. vẫn có người  nhẹ dạ mua về mới biết tiền mất  tật mang. Nhiều người ở Sàigòn  lặn lội đến chợ trời mua lầm  hàng sản xuất ở Chợ lớn.

Lừa đảo:

Chợ trời là nơi thi thố thủ đoạn  của các bậc yên hùng, triết lý  sống thể hiện rõ nét nơi đây  là “khôn sống, mống chết”. Có vốn  lớn ra làm ăn mà không rành những  mánh mung thì rất dễ sạt nghiệp. Điển  hình là cam và me hột, Hai loại thổ sản  này sản xuất ở tỉnh Battambang hay các  tỉnh khác trong nội địa Cao Miên. Số  lượng buôn bán rất lớn nên  việc chuyên chở đến chợ trời  rất là vất vả, vì phải xử dụng  nhiều phương tiện như xe lửa, xe cam  nhông, xe lam, xe đạp thồ, và “tiền đường”  lo lót cho thầy chú không phải là ít.  Có thể vài chuyến đầu thuận tiện,  có lời. Nhưng có những chuyến  hàng đem vào đến chợ trời  thì chủ hàng lâm cảnh cười đau  khóc hận. Lý do là giá cả do các  chủ vựa ở Sài Gòn ấn định  chớ không phải do người bán hay  bạn hàng trung gian ngồi tại chợ ăn  tiền ngọn. Lý do thứ hai là hối  xuất thay đổi và đồng bạc Việt  Nam thường hay mất giá. Thí dụ vốn  một trái cam ở Battambang là 4 ria, trị  giá 12 đồng Việt Nam. Sau bao tốn kém,  vất vả đem đến chợ trời cũng  được bạn hàng cho giá là 12 đồng.  Đành bán lỗ chớ không lẽ mướn  xe chở về. Những hình thức mánh  mung lừa đảo khác từ lớn  tới nhỏ cũng được sáng tạo  càng ngày càng nhiều và những tay  mơ thường hay mắc bẫy.

 

CHÁNH QUYỀN HẠ CỐ

Chợ trời Gò Dầu Hạ là một  thực thể rõ ràng dưới ánh  mặt trời và kéo dài đến 20 năm,  chánh quyền các cấp từ trung ương  đến tỉnh, quận, xã cả hai bên Kampuchea  và Việt đều biết đây là nơi  bán hàng lậu thuế bất hợp pháp.  Biết nhưng không cấm đoán hay cấm  đoán không nổi. Có thể những  báo cáo của tỉnh trình về trung ương  bào chữa rằng chợ trời là  nút hơi xả bớt những áp lực  về kinh tế dân sinh, duy trì chợ trời  là cách tạo công ăn việc làm cho  một số rất lớn dân trong tỉnh. Nhưng  thực tế chợ trời cũng là  nguồn lợi cần được nuôi dưỡng  cho viên chức chánh quyền sở tại,  nhứt là ngành Cảnh Sát, Quan Thuế,  Thuế Vụ. Lúc đó hàng hóa từ  bên Miên qua được bán tự  do trong phạm vi quận Hiếu Thiện (tên mới  của quận Gò Dầu Hạ). Nếu hàng đem  ra ngoài quận thì bị qui là hàng lậu  thuế và có thể bị bắt. Từ Gò  Dầu Hạ xuống Sài Gòn có những  trạm kiểm soát hổn hợp tại Trảng  Bàng, Suối Câu, Suối Cụt, Củ Chi, Hốc  Môn.. nhưng hàng vẫn qua lọt đều  đều vì tệ nạn thầy chú ăn chia.  Các bạn hàng chuyên nghiệp, trong đó  có các “đại gia”, mỗi chuyến hàng  chở cả xe cam nhông, rất ít khi bị  bắt, còn tay mơ hay cò con, không thông  thạo đường lối rất dễ bị  phạt hay bị tịch thu hàng hòa, thành trắng  tay.

Trên đất Miên cũng vậy, thầy chú  xem mặt và đánh giá món hàng để  thâu “tiền mãi lộ” sao cho bạn hàng  có lời chút đỉnh để còn hy  vọng mà đi chuyến sau.

Sự “thi hành luật” của người  có quyền có chức nhiều khi cũng  buồn cười. Năm 1956, lúc đó chợ  trời còn họp trên đất Miên,  tại trạm kiểm soát có lịnh bắt buộc  phụ nữ Việt Nam sang buôn bán phải  mặc chăn (sà-rông) như người  Miên, ai không tuân lịnh sẽ bị đuổi  về. Các bà các cô sáng trí, thủ  sẵn cái chăn trong thúng, khi sắp qua cổng  thì vo ống quần lên tới đầu gối  rồi mặc chăn vào. Buôn bán xong, đi  khỏi cổng một khoảng thì cởi chăn  ra, bỏ ống quần xuống trở về đất  Việt. Có mấy bà người Bắc mới  di cư chưa biết cái mánh nầy, phải  núp dưới bờ ruộng cởi quần  ra, mặc chăn vào. Cái “luật” kỳ cục  nầy do viên trưởng trạm tự ý  ban hành, đã thấu tai chính phủ Nam Vang  và ông Bộ Trưởng Thông Tin ra lịnh  hủy bỏ.

Những tài xế xe Lam, xe lôi, xe ôm cũng  có mánh riêng. Nhiều kẻ nhàn du từ  Sài Gòn Chợ Lớn lên muốn đi  xem cho biết chợ trời hay mua vài món  hàng lạ, những Việt Kiều hồi hương  nhắn bà con xuống chợ để hàn  huyên, những người tỵ nạn chính  trị giả hay thiệt, những kẻ giựt  hụi, trộm cướp muốn vượt  biên.. cứ đến gặp những tài  xế chuyên nghiệp, trả đúng giá thì  được bảo đảm đến nơi an  toàn. Giá những cuốc xe “điều đình  bảo đảm” nầy thường cao gấp ba,  gấp năm, hay gấp mười lần cuốc  xe thường. Vì vậy cái bảng “Cấm  người ngoài tỉnh Tây Ninh không được  viếng vùng biên giới” bị mờ dần  với nắng mưa mà không ai buồn chăm  sóc.

 

CHỢ TRỜI SAU NĂM 1975

Có người cho rằng biến cố tháng  4 năm 1975 là một cuộc đổi đời  vì nếp sống của người dân thật  sự bị xáo trộn lớn lao. Ngày  xưa ta quen với cái suy nghĩ “phi thương  bất phú”, sau 1975, nếu ai còn buôn bán  thì được qui vào thành phần “phe  phẫy, ăn bám xã hội”. Muốn được  tuyên dương thì phải tận lực lao  động sản xuất và giao cho nhà nước  cái khâu quản lý tất cả các ngành  công, thương, nông nghiệp. Nhà nước  sẽ “bao cấp” hết tất cả sản phẩm  của xã hội. Nhưng những nhà lập  thuyết Cộng Sản lại quên một câu  nói mộc mạc của người dân quê  Việt Nam: “cha chung không ai khóc”. Chẳng những  không khóc mà còn phá hoại, nên  nền kinh tế nước nhà, như chiếc  xe không thắng, lao nhanh xuống hố. Đến  tận đáy năm 1985, thấy toàn bóng  tối, nên cấp lãnh đạo CS phải thì  hành chánh sách đổi mới từ  năm 1986.

Trong thời gian này các chợ bị dẹp  bỏ và chợ trời Gò Dầu Hạ  cũng như các chợ trời khác đều  cùng chung số phận. Nhưng bao giờ con  người cũng cần sống và buôn  bán xưa nay là hình thức dễ nhứt  để làm ra tiền. Vì vậy trong lúc  ấy buôn lậu lại càng nở rộ  dù bị cấm đoán gắt gao. Ngày trước  hàng hoá từ Kampuchea xuống mới bị  qui là buôn lậu, ngày nay con gà, ký  thịt, bao gạo, tạ than.. từ tỉnh về  Sài Gòn đều là hàng bất hợp  pháp và có thể bị tịch thu. Nhưng  cũng y như chế độ trước, mọi  sự đều được điều đình,  chạy chọt và hàng hóa vẫn lọt qua  các trạm kiểm soát dễ dàng, để  cung cấp sự sống cho ba triệu người  dân Sài Gòn. Cũng như thời trước,  các người có trách nhiệm tại  các trạm kiểm soát hổn hợp Trảng  Bàng, Suối Sâu, Suối Cụt, Củ Chi.. bao  giờ cũng nặng túi. Chỉ khác một  chút là ngày trước bạn hàng  gọi họ là thầy chú, bây giờ  gọi họ là cán bộ.

Năm 1986, chánh quyền đổi mới tư  duy, khuyến khích buôn bán. Một thời  gian sau đó, tuy chợ trời không được  tái lập nhưng hàng hóa Kampuchea vẫn  thâm nhập rất nhiều vào thị trường  Việt Nam. Thay vì đi qua cổng biên giới,  người ta thuê dân khuân vác mướn  (người Bắc gọi là cửu vạn)  đi vòng hai bên cánh. (Việt Nam lúc này  không còn chiến tranh, không sợ máy  bay bắn cũng như không sợ đạp  phải mìn bẫy). Việc chuyển vận khó  khăn hơn nên hàng phải là loại có  giá trị cao như thuốc lá, đồ điện,  ma túy... chẳng hạn. Giữa thập niên  1990, chánh quyền có cho tái lập một  ngôi chợ tại biên giới, gọi  là chợ Hữu Nghị, có lẽ chỉ  để trao đổi hàng thổ sản. Được  ít năm chợ này cũng bị dẹp vì  không còn hợp thời.

Chiến tranh Việt Nam đã đi vào lịch  sử, Tây Ninh là một phần của Việt  Nam và chợ trời Gò Dầu Hạ cũng  đã một phần của lịch sử Tây  Ninh. Điều gì xảy ra đã xảy ra, nói  như cựu Tổng Thống Bill Clinton, “Chúng  ta không thể thay đổi lịch sử”, chúng  ta chỉ có thể hoài niệm quá khứ  để nhắc nhau nhớ rằng chiến tranh  là tàn phá, là tang tóc, là hận  thù giăng mắc, là địa ngục.. Ngày  nay, cuộc chiến đã qua rồi và hòa  bình nếu chưa phải là cảnh thiên  đàng thì ít ra cũng là một cõi  bình an để xây dựng. Ước mong  chiến tranh đừng bao giờ tái diễn.