Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

BƯỞI THANH TRÀ

ĐẶC SẢN XỨ HUẾ

 

SƯU TẦM TRÊN INTERNET

 

 

Cây thanh trà xứ Huế thuộc họ bưởi, được trồng khắp nơi ở đất cố đô nhưng nhiều nhất vẫn là ở các vườn nhà vùng Thủy Biều, Kim Long. Riêng thanh trà Thủy Biều đã trở thành một đặc sản.

Thoạt nhìn thì trái thanh trà không khác mấy những loại bưởi, nhưng nếu nhìn kỹ thì thấy vỏ thanh trà không sần sùi như bưởi mà mịn màng hơn. Nhưng quan trọng hơn là cái ruột bên trong lớp vỏ mịn ấy.

Tép thanh trà đúng độ chín có màu hơi vàng, láng bóng và mọng nước nhưng ăn lại giòn, thoảng một chút vị chua, thơm mà không nhân nhẩn đắng như một vài loại bưởi. Cây thanh trà trồng lâu ngày cho trái nhỏ hơn nhưng rất ngon mà người Huế thường gọi là “thanh trà lão”.

Để chọn được trái thanh trà ngon không dễ. Thậm chí người mua có thể nhầm thanh trà với những loại bưởi khác hay mua phải “trái thanh nhu” như cách người Huế thường nói. Phải biết lúc nào thì thanh trà ngon nhất.

Đầu mùa, thanh trà thường chưa được ngon vì tép còn khô và nhỏ. Phải đợi đến lúc trái thanh trà được tắm những cơn mưa đầu mùa thì tép mới mọng nước, vàng ươm. Nhưng gặp mưa kéo dài thì vị thanh trà sẽ nhạt hẳn đi. Người Huế thường mua một chục hoặc vài chục thanh trà về xâu lại, treo lên, có thể để được cả mấy tháng sau. Sau khi mua về đừng vội ăn ngay mà nên để vài ngày cho “ráo”, lúc ấy thanh trà mới cho vị ngọt đậm đà.

Món mực khô trộn thanh trà là một trong số ít món ăn Huế sử dụng trái cây làm nguyên liệu chính. Mực khô nướng lên, đập cho tơi rồi tước thành sợi, thêm gia vị xào trên bếp, sau cùng cho những miếng nhỏ thanh trà vào trước khi nhắc chảo khỏi bếp. Món này chế biến rất đơn giản nhưng lại là “độc chiêu” của ẩm thực Huế bởi trái thanh trà chỉ có ở Huế. Mực khô nướng thơm lừng nhưng dai, tép thanh trà mềm, giòn và ngọt thanh kết hợp với nhau thật khéo.

Quà Thanh Trà Thủy Biều từ đất Cố đô

Nhiều du khách đến Huế thường mua cân kẹo mè xửng hay trái bưởi Thanh Trà để về làm quà cho người thân. Mè xững và Thanh Trà vốn là đặc sản xứ Huế, từ lâu đã vượt ra vùng đất cố đô. Việt kiều về nước từ Mỹ, Pháp… trời Tây, chân trời góc biển về thăm quê nhà, mè xững và Thanh Trà được đóng gói đi theo.

Riêng trái bưởi Thanh Trà, thì không phải lúc nào cũng có, vì trái cây là theo mùa. Trái bưởi Thanh Trà xứ Huế chín vào mùa thu (bắt đầu từ tháng bảy âm lịch) và chỉ tồn tại trong vòng hai tháng nên càng quý hiếm. Thanh Trà là trái bưởi ngon đỏng đảnh, không phải đất ở đâu cũng trồng được. Ngay giữa vùng đất Thừa Thiên Huế thì chỉ có các xã vùng ven đô như Lương Quán, Nguyệt Kiều ở bờ nam sông Hương và bên kia sông bờ Bắc có nhà vườn Kim Long, Hương Long, xa hơn đến xã Hương Hồ, mới là đất trồng Thanh Trà cho hương vị thơm ngon, đầy hương sắc vị bưởi hàng đầu Việt Nam. Nói theo ngôn từ xứ Huế: “ăn múi Thanh Trà ngậm mà nghe”. Có nghĩa là vị ngọt hương thơm cứ in đậm hoài trong miệng sau khi ăn một thời gian dài.

Bây giờ là mùa chính vụ bưởi Thanh Trà, bưởi Thanh Trà được bày bán khắp các chợ Huế, các sạp quán hàng và người gánh rong bán dạo. Nhưng để mua đúng trái bưởi Thanh Trà thì du khách đâu phải ai cũng rành, nên mua nhầm bưởi trôi nổi để Thanh Trà thứ thiệt chịu lời tha oán là đáng buồn. Bưởi Thanh Trà có những đặc điểm khá dễ nhận biết. Trước hết trái không to và nặng như trái bưởi nơi khác, da màu vàng nắng chứ không xanh. Từ trên cuống xuống tận cùng to dần lên rất hài hoà. Nếu ở trên chừng 7 – 8 thì giữa là 10 – 12 và dưới cùng là 14 – 16.

Còn lý không nặng là bưởi Thanh Trà nước không nhiều, càng nắng hạ thì nước càng cô lại. Có lẽ vì lý do này mà bưởi Thanh Trà hết sức ngọt, như chắt lọc lấy tinh đường trong trái cây. Nhưng tốt nhất để đề phòng mua nhầm thì sau khi mua bán dứt điểm nên nhờ chị bán hàng bổ giúp tại trận một quả. Người bán Thanh Trà thứ thiệt họ đâu ngần ngại sẽ dùng cây dao bài sắc lẹm gọt vỏ, bổ tại trận cho bạn thấy tận mắt ruột của nó.

Trái bưởi Thanh Trà tép không to, trắng ngà, dù có bổ đứt tép bưởi, nước vẫn không tứa ra (vì nước ít). Nhưng có mùi thơm đặc biệt, cho dù trái bưởi bổ ra đang trên tay chị bán hàng. Và khi ta đã nếm thử vào miệng thì vị ngọt thanh tân làm cho ta thích thú và buột lên ý nghĩ câu hỏi của dân xứ Huế: “Đúng là ngậm mà nghe…” hay danh bất hư truyền. Bạn mua năm hay mười trái làm quà, vì đã mua đúng trái Thanh Trà gốc, chính hiệu, hãy nhờ chị bán hàng gọt lớp vỏ bên ngoài (gọt vừa thôi). Thế là bạn đã có món quà xứ Huế đem về tặng bạn bè, người thân. Trái Thanh Trà sau khi đã gọt qua lớp vỏ bên ngoài, lấy giấy ni lông gói lại, sau năm hay bảy ngày vẫn bảo đảm thơm ngon. Nhờ đặc điểm ít nước mà Thanh Trà để dài ngày ít bị phân huỷ hơn các loại bưởi có nhiều nước khác.

Đặc sản thì bao giờ cũng thuộc diện hiếm và quý. Bưởi Thanh Trà là diện đặc sản, cây trái không dễ gì lai tạo để nhân rộng ra nơi khác. Phải chăng ngoài đặc thù giống cây còn yếu tố đất đai, khí hậu và bao điều kiện riêng mà chúng ta chưa khám phá bí ẩn của trái cây này. Thưởng thức trái bưởi Thanh Trà cũng là đề tài lý thú cho những ai sành điệu ẩm thức. Ngoài ra, ăn thông thường xưa nay thì ở Huế có cách ăn rất chi Huế.

Các cụ bạn thân, mời đến nhà vườn có bưởi, vào khi trăng đẹp, sai con cháu hái vài quả, thêm con mực khô xé nhỏ, lấy tép bưởi cho vào chảo, sau khi đã trộn mực khô trên chảo có độ nóng vừa thôi, cho tép bưởi vào là bắc ra ngay rồi đảo trộn đều. Với chén nước mắm đập tỏi và ớt tươi, múc ra đĩa, ba bốn cụ ngồi trên chiếc chiếu ở hiên nhà vườn, trăng đã trải vàng bên cây lá màu xanh đậm. Nào be rượu làng Chuồn thật trong rót ra ly, nào mời các cụ. Vui thú nào bằng, tao nhã nào hơn.

Bưởi Thanh Trà - Đậm đà hương vị Huế

Không biết cây bưởi Thanh Trà có mặt trên vùng đất Phú Xuân - Huế từ bao giờ?

Nhưng theo sử sách triều Nguyễn hơn 200 năm trước, trong nhiều của ngon vật lạ tiến cung triều Nguyễn, cùng với gạo de An Cựu, nhãn Kim Long, chè Tuần..., bưởi Thanh Trà của làng Nguyệt Biều đã góp mặt như làđặc sảnvườn nổi tiếng của vùng đất Phú Xuân.

Ngày nay, bưởi Thanh Trà không còn làđặc sảnriêng của làng Nguyệt Biều nữa, mà nó trở thành cây đặc sản vườn ở TT-Huế. Bưởi Thanh Trà có hương vị đặc trưng rất riêng, ngon không kém giống bưởi nào trên cả nước.

Các vườn cây ăn quả của các vùng phù sa ven sông Ô Lâu, sông Bồ,sông Hương... đều tập trung vào bưởi Thanh Trà, mang lại hiệu quả kinh tế cao.Bưỡi Thanh Trà được tập trung ở các huyện Hương Trà, Phong Điền, TP Huế, Phú Vang...

Bưởi Thanh Trà mới chỉ có mặt trên thị trường của các tỉnh lân cận như Đà Nẵng, Quảng Trị, Quảng Bình... và bán tại chỗ cho kháchdu lịch.

Trái bưởi thanh trà khác các loại bưởi khác từ hình dáng đến hương vị. Da trái thanh trà không xanh mà có màu vàng nắng. Kích cỡ của trái nhỏ nhắn hơn đồng loại, không tròn trịa mà từ cuốn to dần lên.Trái thanh trà nhẹ hơn bưởi các loại, không chỉ vì nhỏ hơn mà còn vì ít nước hơn. Như bù lại với ngoại hình và trọng lượng “tao nhã” ấy, thanh trà thơm ngon đặc biệt, hương vị ngọt thanh giữ lại rất lâu trong miệng sau khi thưởng thức. Thanh trà không chỉ thơm ở những múi ruột của trái, mà thơm từ vỏ, từ lá, tất nhiên cả hoa thanh trà...

Ngoài cách ăn thông thường, người Huế còn dùng thanh trà cả trong lúc uống rượu: Mực khô nướng xé tơi cho vào chảo, đảo qua mấy đủa lấy hơi nóng, xong cho thanh trà đã tách tép nhỏ vào, trộn đều cùng với chút nước mắm chanh ớt tỏi. Vậy là đã có một món nhắm rất chi xứ Huế. Nhiều người đến Huế không chỉ được thưởng thức hương vị bưởi Thanh Trà tại vườn mà còn không thể nào quên món bưởi trộn mực khô nổi tiếng trong các nhà hàng ở Huế.

Thơm mãi hương thanh trà

Cứ mỗi độ thu về, khi bóng trăng rằm trung thu tháng Tám tròn dần theo từng đêm thì những vườn thanh trà của phường Thủy Biều, thành phố Huế cũng bắt đầu chín mọng và tỏa hương thơm dìu dịu.

Thủy Biều là một phường nằm ở rìa Tây – Nam thành phố Huế với ba bề được bao bọc bởi sông Hương, phía Đông giới hạn bởi đường Huyền Trân Công Chúa, tiếp giáp phường Thủy Xuân. Người Huế cho rằng không một địa chỉ nào của thành phố Huế có được ưu thế tiếp cận dòng Hương từ nhiều góc độ khác nhau đẹp và lạ như Thủy Biều.

Phường Thủy Biều ngày nay là sự hợp nhất của hai làng cổ thời xưa. Một làng tên là Nguyệt Biều và một làng tên là Lương Quán. Người xưa thường truyền tụng câu: "Nguyệt Biều - Lương Quán bao xa; Cách nhau cái hói chia ra hai làng". Có thể hiểu nôm na nghĩa của tên phường Thủy Biều như sau: Thủy tức là nước, Biều tức là cái bầu, hay quả bầu. Thủy Biều tức là cái Bầu Nước.

Bởi là vùng đất bán sơn địa ở khu vực thượng lưu con sông Hương nên Thủy Biều như một bầu nước có lượng phù sa lớn nên rất thích hợp cho giống thanh trà. Hiện nay, ở Huế cũng có nhiều vùng trồng thanh trà nhưng không đâu cho quả ngon như ở vùng Thủy Biều. Có lẽ vì thế mà cái danh “thanh trà Thủy Biều” từ lâu đã nổi tiếng khắp đất Huế và cả xứ miền Trung nắng lửa.

Thanh trà Thủy Biều là giống cây đặc sản nổi tiếng từ hàng trăm năm nay ở Huế. Chẳng biết cây này vốn có xuất xứ từ đâu và được trồng ở Thủy Biều tự bao giờ, nhưng nghe đâu cũng đã ngót mấy trăm năm rồi. Thanh trà vốn thuộc họ bưởi nhưng quả bé hơn, da xanh, vỏ mỏng, múi dày. Đặc biệt, thanh trà khác các giống bưởi ở chỗ, vỏ thanh trà có mùi tinh dầu thơm nhẹ rất đặc trưng, múi thanh trà nhiều nước nhưng không nhão, ăn có vị ngọt mát và hơi the cay như vị của vỏ cam, quýt. Trái bưởi thanh trà chín vào mùa thu (bắt đầu từ tháng bảy âm lịch) và chỉ tồn tại trong vòng hai tháng.

Thanh Trà là trái bưởi ngon nhưng "đỏng đảnh" bởi không phải đất ở đâu cũng trồng được. Ngay giữa vùng đất Thừa Thiên Huế thì chỉ có phường Thủy Biều - vùng đất bán sơn địa ở khu vực thượng lưu con sông Hương, nơi có lượng phù sa lớn mới trồng được thanh trà có hương vị thơm ngon, đầy hương sắc. Bưởi Thanh Trà có những đặc điểm khá dễ nhận biết. Trước hết trái không to và nặng như bưởi nơi khác, da màu vàng nắng chứ không xanh, từ trên cuống xuống tận cùng to dần lên rất hài hòa. Trái bưởi Thanh Trà tép không to, trắng ngà, dù có bổ đứt tép bưởi, nước vẫn không tứa ra (vì nước ít), vị ngọt thanh, độ ráo vừa phải, róc vỏ và không có dư vị đắng khi uống nước sau khi ăn.

Mùa xuân, cảnh quan làng trắng xóa màu hoa bưởi ngát thơm. Một hương thơm tinh khiết của đất trời trong tiếng ong bay từ bốn phương về hút mật. Mùa thu, tháng bảy, tháng tám, những cây thanh trà trĩu quả, vươn cành phủ rợp đường làng, lủng lẳng, đong đưa trên đầu du khách. Vào những ngày mùa thu này, nếu có dịp về thăm Huế, du khách nên dành chút thời gian ngược dòng sông Hương để lên với những khu vườn trồng thanh trà nổi tiếng ở Thủy Biều, đắm mình trong cái không khí mát rượi thanh bình của làng quê xứ Huế và cảm nhận hương vị thơm, ngọt, mát đến khó quên của giống thanh trà trứ danh.