Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

PHAN THIẾT (BÌNH THUẬN)

"QUÊ HƯƠNG

ĐẤT NƯỚC CON NGƯỜI"

 

MAI LÝ CANG

 

 

Và như ai cũng biết, tỉnh Bình-Thuận xưa kia vốn là dải đất cuối cùng của vương quốc Chămpa nhưng về sau lại được sáp nhập vĩnh viễn vào Đại-Việt. Do vậy, cho nên bây giờ những di tích của các ngôi tháp Chàm còn ở quanh vùng chính là dấu ấn rực rỡ biểu tượng cho nền văn minh, văn hóa ở địa phương từng đã có một bề dày lịch sử vàng son trong thời kỳ quá khứ. Tuy nhiên, chừng nửa thế kỷ trước đây thì ít có ai có thể nghĩ ra rằng trong tương lai, thì các ngôi tháp Chàm đó sẽ là một kho tàng quý hiếm để thu hút con số du khách ở khắp mọi nơi tìm đến để vui thú tham quan.

Hiện giờ, tại những nhà sản xuất làm nước mắm có thương hiệu lớn thì người ta đã cải thiện rất nhiều về điều kiện trong quy trình chế biến theo đúng tiêu chuẩn chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Và cũng như cách phối trí dụng cụ bên ngoài sạch sẽ, làm giảm thiểu rất nhiều về các mùi hôi xông ra từ trong các nhà thùng. Tùy theo bí quyết áp dụng khác nhau của các thương hiệu mà người ta cần phải dùng đến những gia vị để làm tăng thêm hương vị, sắc màu của nước mắm. Như nào là thính, củ riềng, ớt, quả thơm, nước màu, thậm chí còn có cả ruốc hay ruột cá để thâu ngắn được thời gian trong giai đoạn chế biến thành nước mắm. Tuy nhiên, nói chung không riêng gì ở Phan-Thiết mà trong cả nước ta hiện nay, thì nghề làm nước mắm cũng vẫn hãy còn đang áp dụng với phương thức cổ truyền bằng quy trình chế biến thô sơ, kéo dài thời gian cho nên hiệu quả về kinh tế có thể nói là quả thực còn thấp kém.

Đối với người VN, nước mắm là một loại ẩm thực quốc túy của dân tộc đã có từ lâu đời vả chủ yếu được làm bằng nguyên liệu hải sản cá và muối. Tuy nhiên, người ta thường dùng những loại cá cơm than vì nó có thân hình nhỏ dễ dàng bị phân rữa mau lẹ, lại thơm ngon và có độ đạm rất cao so với các loại cá khác. Tùy theo công thức chọn lựa trộn pha theo tỉ lệ giữa cá và muối để trong thùng, và khi xong rồi người ta gọi đó là chượp. Phần trên của chượp, thì người ta phủ lên cá kè đã được kết lại thành hình như một tấm chiếu. Kế tiếp, lại rải phủ thêm một lớp muối nữa trước khi cài lên lớp vỉ tre, và sau cùng dùng vật nặng thường là tảng đá để đè xuống. Sau một thời gian gần cả năm, có khi phải chờ đợi lâu hơn nữa để cho thủy phân xong xương cá, thì người ta mới lấy hết được nước mắm ở trong thùng hay trong lu. Nước mắm chảy ra đợt đầu gọi là nước mắm nhỉ, thì lúc nào cũng thơm ngon hơn là các đợt về sau. Hiện nay, tại Phan-Thiết có ba khu vực làng nghề nước mắm ở tại phường Thanh-Hải, phường Hàm-Tiến - Mũi Né và khu chế biến nước mắm có tầm vóc quy mô hơn ở Phú-Bài.

Ngày trước, khi người ta có dịp đến Phan-Thiết thì họ sẽ không bao giờ quên lợi dụng ngay cơ hội để mua một vài chai nước mắm đem về nhà. Còn bây giờ thì khác, người ta lại phải tự mình đi tìm đến với Phan-Thiết bằng nhiều phương tiện rồi ở lại đó để nghỉ ngơi, tham quan các thắng cảnh địa phương nổi tiếng ở quanh vùng duyên hải.

Mặt khác, hầu hết phần đông du khách đến tham quan Phan-Thiết thì chỉ thường được nghe qua nhiều hơn về lịch sử của vương quốc Chămpa hiện còn in dấu ấn bằng những ngôi tháp rêu phong. Nói chung trong toàn tỉnh Bình-Thuận, thì hình như hầu hết mọi người dân đều đã từng làu thông lịch sử văn hóa lâu đời của người Chămpa với nhóm di tích tháp Po-Sah-Inư, đền thờ Po-Klong-Mơhnai và hàng trăm bảo vật cung đình của vua Chăm và hoàng hậu hiện còn lưu lại sau cùng.

Lịch sử của Chămpa đã có từ năm 192, và sau khi đã trải qua bao thời kỳ hưng phế cho đến thế kỷ thứ 19, thì chỉ có trong giai đoạn (1627-1651) khi chúa Chăm là Po-Rome xưng vương và cưới công chúa Ngọc-Hoa con gái của chúa Nguyễn-Phúc-Nguyên, thì quan hệ ngoại song phương giữa Việt-Chăm được diễn ra tốt đẹp. Tuy nhiên, sau một thời gian dài tiếp nối đó thì lại cũng đã có xảy ra nhiều sự xung đột lẫn nhau, và mãi cho đến khi dưới triều đại của vua Minh-Mạng, thì đúng vào năm 1832 chính là cột mốc cuối cùng mà vương quốc Chămpa không còn tồn tại.

Ngoài ra, họ sẽ còn có dịp để được nghe người dân địa phương kể chuyện, giới thiệu ra những ưu thế về con số kỷ lục trên quê hương Bình-Thuận của họ mà không ở nơi nào có.

Chẳng hạn như ở đây có xương cá ông dài 22m, nặng 65 tấn được đánh giá là lớn nhất của VN và của cả vùng Đông-Nam-Á. Là nơi, có thương hiệu nước mắm đầu tiên ở trong nước. Là nơi, có diện tích trồng thanh-long nhiều nhất ở VN. Là nơi, có nước suối khoáng nổi tiếng Vĩnh-Hảo. Là nơi, có bãi đá Cổ-Thạch với nhiều hình dạng sắc màu v.v.

Sau cùng, là nơi có những đồi cát Mũi Né xinh đẹp luôn luôn thay hình đổi dạng bên cạnh bể khơi màu xanh lục quyện cùng trời đất bao la.

Và bây giờ nói riêng về mặt khác, tuy ngày nay đặc sản của địa phương là nước mắm Phan-Thiết từng đã bị nước mắm Phú-Quốc cạnh tranh ráo riết trên thương trường. Nhưng lợi thế của nước mắm Phan-Thiết là đã có mặt lâu đời, và ở trên đất liền có trục giao thông thuận tiện, nên đã có dịp gần gũi hơn đối với thành phần du khách nước ngoài biết tới nhiều hơn dù họ không mua. Ngoài ra, còn đối với du khách trong nước trước khi du hành tới Phan-Thiết, thì họ lại biết thêm chi tiết còn có nhiều chỗ khác nữa mà họ sẽ tìm đến tham quan như nào là: tháp nước Phan-Thiết, tháp Po-sah-Inư, tháp Chăm Phố-Hài, mộ tiền hiền Nguyễn-Thông, trường Dục-Thanh, lầu ông Hoàng, bãi đá ông Địa, ngọn hải đăng Kê-Gà, Hòn Rơm, đồi cát Mũi Né, núi Tà-Cú, suối nước khoáng Vĩnh-Hảo, đảo Phú-Quý v.v. Và họ cũng đã từng có nghe qua về giai thoại của một câu chuyện tình buồn ngày xưa ở địa phương nầy của nhà thơ Hàn-Mạc-Tử, mà bây giờ xác thân của ông hiện an nghỉ nghìn thu ở tại tận Ghềnh-Ráng, Qui-Nhơn.