Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

PHÚ YÊN VÀ CÁC

ĐỊA DANH NỔI TIẾNG

 

Theo agribankphuyen.com

 

 

Gành Đá Đĩa

Gành Đá Đĩa là một thắng cảnh đẹp nổi tiếng thuộc thôn 6, xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên . Từ thị trấn Chí Thạnh huyện Tuy An đi theo đường xã lộ Cây Keo-An Ninh về hướng Đông chừng 10 km là tới. Từ thành phố Tuy Hòa, đi trên quốc lộ 1A ngược ra hướng Bắc khoảng 31km, gần đến cầu Ngân Sơn thuộc huyện Tuy An, bạn rẽ vào một con đường rải nhựa dài 12 km, thẳng tắp với những cánh đồng rộng, những đồi núi chập chùng là đến Đá Đĩa.

Gành Đá Đĩa có diện tích khoảng 2 km vuông, chiều rộng tối thiểu 50 mét, chiều dài tối đa 200 mét. Gành có cấu tạo tự nhiên hết sức kỳ lạ: những cột đá hình ngũ giác, lục giác dựng đứng thành từng cột khít nhau, đều tăm tắp như có đôi tay khổng lồ nào đó sắp đặt. Đá đứng, đá ngồi, đá nằm, đá ngông nghênh như những cây cột chống trời, đá bày thạch trận giữa trùng khơi… Nhìn từ xa, Đá Đĩa trông như một tổ ong, lại gần lại giống như những chồng chén đĩa trong các lò sành sứ. Có lẽ vì thế mà có tên gọi như vậy.

Những cột đá ở đây có màu đen huyền hoặc nâu vàng, nửa chìm nửa nổi trên mặt nước biển. Mỗi viên đá có độ dày từ 60-80 cm. Do đứng nhô ra biển, quanh năm sóng vỗ nên đã tạo thành những lỗ khuyết tròn láng. Ở giữa gành có một hõm trũng, nước mưa, nước biển đọng lại lại tạo thành vũng và trong đó có nhiều loại cá nhỏ, có màu sắc sặc sỡ: xanh, vàng, tím, hồng nhạt… bơi lội tung tăng. Xung quanh hõm nước này, đá dựng thành cột liền khít nhau.

Bao quanh gành đá là một bãi cát hình cong lưỡi liềm dài khoảng trên dưới 3 km. Cát trắng mịn, bạc sáng trong nắng ban mai lấp loá, là một bãi tắm rất tốt. Ở Gành Đá Đĩa, bạn có thể ngồi hàng giờ câu cá dò, cá dìa, cá vẩu... hoặc cùng các cậu nhỏ người địa phương đi cạy “vú nàng” — một loài nghêu sống bám vào ghềnh đá, rồi nướng muối ớt xanh tại chỗ để nhâm nhi vài xị đế...

Theo các nhà địa chất học, từ hàng triệu năm trước núi lửa hoạt động trong khu vực này, phun nham thạch ra bề mặt trái đất rồi nguội lại đông cứng thành đá. Trên thế giới hiện nay, ngoài gành Đá Đĩa ở Việt Nam thì Scotland là nơi thứ hai có một địa điểm đá xếp chồng thành những cột thẳng đứng giống như gành Đá Đĩa Việt Nam, có tên gọi là Giant's Cause-way (Con Đường Của những Người Khổng Lồ), đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào năm 1986.

 

TRUYỀN THUYẾT:

Gành Đá Đĩa không chỉ thu hút du khách bởi vẻ đẹp lạ kỳ mà nó còn nhuốm màu huyền thoại với truyền thuyết kho báu biến thành đá. Truyền thuyết kể rằng, xưa kia, có một người nọ rất giàu có nhưng chẳng may vợ chết sớm, chưa kịp có với nhau mụn con nào. Vốn là người chung thuỷ, ông ta không tục huyền và nảy ra ý định tu tập Phật pháp. Bao nhiêu của cải vàng bạc châu báu, ông đều đem phân phát cho người dân trong vùng để làm kế mưu sinh. Số còn lại ông cất vào kho cạnh bờ biển (tức thôn 6 xã An Ninh Đông ngày nay) với ý định là sau này khi thành đạo, số của cải ấy sẽ đem ra xây dựng chùa chiền và dâng tặng cho vị minh quân nào yêu thương con dân như con đẻ. Sau thời gian dài tu tập thành Đạo, ông theo Phật về cõi Niết bàn chưa kịp dùng số của cải kia cho ý tưởng tốt đẹp ban đầu.

Biết có kho tiền cạnh bờ biển, nhiều kẻ nảy lòng tham, đang đêm hè nhau đến kho cướp bóc, đốt kho, tuy nhiên, tất cả kho báu đã biến thành đá. Ngoài ra còn có nhiều dị bản khác nhau, nhưng nhìn chung đều giải thích rằng, gành Đá Đĩa chính là số của cải vàng bạc của một người thương buôn tốt bụng biến thành. Một số cụ già ở Tuy An thì kể rằng xưa kia vùng đất này có cảnh trí rất thơ mộng, đến nỗi các vị tiên từ thiên đình chọn nơi đây làm nơi đối ẩm đề thơ, ngâm vịnh. Vì thế cho nên họ đã chuyển chén vàng dĩa ngọc từ cung đình xuống để bày yến tiệc, ngắm cảnh. Đến khi các vị tiên này ngao du cảnh trí ở những nơi khác thì bỏ quên số chén dĩa nói trên, lâu ngày hóa thành những cột đá để An Ninh Đông có gành Đá Đĩa tuyệt đẹp như ngày nay.

 

Núi nhạn Sông Đà

Núi Nhạn - Sông Đà: Là cặp thắng cảnh đã để lại nhiều dấu ấn với du khách khi đặt chân đến Phú Yên. Núi Nhạn nằm bên bờ Bắc sông Đà Rằng, thuộc địa phận phường I, thành phố Tuy Hòa. Núi Nhạn còn có tên gọi khác là “Núi Bảo Tháp” hoặc “Tháp Dinh”. Đứng ở độ cao 64 m trên đỉnh núi Nhạn, ta có thể bao quát một vùng non nước Phú Yên với toàn cảnh thành phố Tuy Hoà, làng hoa Bình Ngọc, núi Đá Bia, Biển Đông và hai chiếc Cầu đường sắt và đường bộ dài 1.100 m bắt song song qua sông Đà Rằng. Trên đỉnh Núi Nhạn có Tháp Chàm cổ kính, còn có tên gọi là Tháp Nhạn được người Chiêm Thành xây dựng vào khoảng thế kỷ 11. Tháp có cấu trúc khối hình chóp vuông vững chắc cao 25m, gồm tất cả 4 tầng thu nhỏ dần khi lên cao.

Núi Nhạn nằm một góc giữa chỏm cắt của QL1A và nhánh sông Chùa thuộc phường Bình Nhạn nay gọi là phường I thành phố Tuy Hoà. Núi cao 60 mét so với mặt nước biển, có đường chu vi quanh núi khoảng trên 1 km. Núi Nhạn có hình thế xoè ra như hình con chim nhạn xoè đôi cánh, với phần đầu là chỗ giao nhau giữa QL1A và sông Chùa, cổ thon nhỏ lại rồi phình to ra như đôi cánh chim ở phần đường Tản Đà, vì vậy nên mới có tên gọi này. Cũng có người cho rằng, ngày xưa núi này như một cù lao nhỏ nằm trong vịnh Tuy Hoà (biển ăn sát đến tận chân dãy Trường Sơn), là nơi để loài chim nhạn làm tổ, trú ẩn. Sau này, vịnh dần dần được bồi lấp tạo nên đồng bằng rộng lớn nối liền cù lao Nhạn với đất liền. Trên núi Nhạn có rất nhiều cây cối rậm rạp, đặc biệt là mai rừng nở vàng vào mùa xuân và mùa hạ, ở phía đông-nam gần sông Chùa có một trảng sim nhỏ, đến mùa hoa sim nở tím cả một vùng. Trên núi có nhiều loài chim như nhạn, cò và đặc biệt là rất nhiều khỉ.

Trên núi Nhạn có một ngôi tháp do người Chăm xây dựng vào thế kỷ thứ XII (cũng có tài liệu nói là xây vào thế kỷ XIV). Tháp có bình đồ hình vuông, mỗi cạnh 10 mét, cao trên 20 mét có đế móng, thân và mái là những gờ gạch xây nhô ra bên ngoài. Tháp có 4 tầng, càng lên cao càng thu nhỏ lại, nhưng mô hình và cách thức trang trí từ dưới lên đều giống nhau. Nóc của tháp gồm nhiều lớp xếp, phần chóp được cấu tạo bằng phiến đá nguyên tảng (đã qua đẽo gọt) có hình búp sen cân đều. Đó là biểu tượng Linga của người Chăm. Trên đỉnh tháp, bốn mặt đều có bốn cửa sổ giả, tách biệt giữa phần trên và tầng dưới. Cửa chính ở hướng Đông, phần trên cửa hình vòm, xây cuốn theo kiểu giật cấp. Những hàng gạch bên trên hơi chồm ra so với hàng gạch dưới. Càng lên cao thì chồm ra ít hơn cho đến khi khép kín vòm.

So với nhiều tháp khác của người Chăm ở Bình Định, Khánh Hoà, Phan Rang hay Mỹ Sơn thì ngọn tháp trên núi Nhạn, bên trong không có tượng thờ cũng như những hoa văn, họa tiết trang trí; duy nhất chỉ thấy những họa tiết hoa văn hình rồng được chạm khắc biến dạng đi hay cách điệu bằng đá hoa cương đặt bên ngoài góc tháp.

Bên trong tháp, tường xây thẳng đứng cao vút từ phần đế tháp cho đến hết phần thân. Phần mái, tường được thu nhỏ dần cho đến đỉnh, tạo thành hình chóp nón. Trong lòng tháp không có bệ thờ, không có tượng. Từ lâu đời, khoảng thời Hậu Lê, người dân xây một cái am nhỏ phía trước để thờ bà Thượng Đỉnh Chúa Thiết A Na Diễn Ngọc Phi. Sau này miếu được xây dựng lại trên nền cũ có đề bốn chữ “Thượng Đỉnh Linh Miếu”.

Về nghệ thuật tạo hình, thân tháp có tạc tượng thần và những chiếc cột bằng gạch xếp chồng đều nhau thẳng như kẽ chỉ, tạo thành những đường gờ nhô ra để khi trông vào không có cảm giác nặng nề và đơn điệu của một hình khối đồ sộ.

Vật liệu xây dựng tháp đều bằng gạch nung với nhiều kích cỡ khác nhau tuỳ theo vị trí của từng mảng tường, từng tầng tháp và được xếp liền khít, không thấy mạch hồ song kết dính rất vững chắc. Người ta khó mà biết được kích cỡ của từng viên gạch, nếu không nhờ vào những nơi bị sứt mẻ, bị ngã đổ. Có nhiều viên hình chữ nhật kích thước 40 x 20 x 7 cm. Trụ và xà ngang của cửa chính là khối đá vôi mềm dễ đẽo gọt, đục chạm. Bốn bên mặt ngoài thân tháp có những cột xây áp vào thân tháp mà mục đích có thể là để gia cố cho tháp được vững chắc. Bắt đầu cuốn lên mái, ở bốn góc bên ngoài thân tháp (đoạn tiếp giữa thân tháp và mái) đều được xây nhô ra những trụ hình chóp có kích cỡ rất nhỏ.

Người Pháp gọi núi Nhạn là núi Khỉ (Montagne des Singes) vì không chỉ trên núi có nhiều khỉ mà chúng còn rất khôn, sống thành bầy đoàn, sẵn sàng hợp quần chống đỡ lại sự đe doạ từ nhiều phía tới, cũng biết trả thù nếu có ai đó làm cho một con trong đàn bị thương hay bị bắt. Xưa, phía bên soi Ngọc Lãng thường trồng bắp, con đầu đàn cho một toán nhỏ canh giữ hai phía đầu cầu sông Chùa rồi chính nó đích thân đưa cả bầy luồn vào đám bắp bẻ và mang lên núi. Những khu dân cư sống quanh chân núi Nhạn đều phải cất giữ rất cẩn thận mọi thức ăn đồ uống, hễ sơ hở là chúng lần vào mang đi mất, chúng hè nhau khiêng cả nồi hai cơm trèo lên vách núi, lấy cắp hoa quả cúng trên trang thờ…

Mạn đông-nam chân núi Nhạn có ngôi chùa Hàm Long nằm khuất sau chòm cây cổ thụ, lưng tựa vào vách núi đá lớn dựng đứng, cao ngất như muốn nhoài ra ôm choàng lấy ngôi chùa như một chiếc quạt khổng lồ xoè rộng. Chùa Hàm Long sau đổi tên là Kim Long tự và được vua Bảo Đại năm thứ 5 ban sắc tứ.

Dưới chân vách đá, bên cạnh chùa có một cái hang, đường kính chừng 3 mét xuyên vào lòng núi và ăn thông ra bờ sông. Các cụ ngày xưa cho đó là hàm của con rồng nên mới đặt tên chùa là Hàm Long. Theo truyền thuyết, hơn trăm năm về trước, cái hang này ăn thông ra bờ sông Chùa. Đã có người thử thả trái bưởi từ miệng hang, trái bưởi theo đường hầm trôi ra giữa dòng sông và nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Qua thời gian, do lũ lụt, mưa gió làm đất đá chài lấp dần cửa hang. Tháp được chạm khắc khá hài hoà, đường nét tinh xảo, mềm mại là bậc thầy của nghệ thuật kiến trúc thời bấy giờ và mãi mãi sau này. Ngọn tháp này tiêu biểu của nghệ thuật kiến trúc độc đáo của người Chăm, vừa mang vẻ đẹp hoành tráng vừa toát lên vẻ thanh thoát nhẹ nhàng tô điểm cho thành phố Tuy Hoà vẻ nên thơ.

Chung quanh việc xây dựng ngọn tháp trên núi Nhạn, có nhiều truyền thuyết khá thú vị: thuở ấy có ông Lương Phù Già (tức Lương Văn Chánh) giao tranh với quân Chiêm Thành. Chiến trường diễn ra ở phần đất thành phố Tuy Hoà ngày nay. Quân của ông Phù Già đóng ở núi Nựu (Nựu Sơn), quân Chiêm đóng ở núi Nhạn để cố thủ. Giao tranh lâu ngày nhưng không phân thắng bại. Để tránh đổ máu gây tang tóc cho lương dân, hai bên giao ước với nhau sẽ cùng xây tháp, tháp của bên nào xây to hơn, nhanh hơn là bên đó thắng, bên kia phải rút quân khỏi phần đất Phú Yên. Địa điểm được hai bên lựa chọn là quân Chăm trên núi Nhạn, quân ông Phù Già trên núi Cổ Rùa, một phần nhô ra của núi Nựu.

Quân ông Phù Già cho quân lính chặt tre, chẻ thành sợi mỏng và đan thành những tấm như tấm phên, phất giấy, bôi sơn rồi ghép lại vào các rường cây thành ngôi tháp cao to đến trăm trượng, phải ngửa mặt mới trông thấy đỉnh, từ đầu chân tháp bên này ngó qua bên kia con người chỉ bằng hột bắp (!?). Quân Chăm dốc toàn sức lực ngày đêm xây đắp cho đến khi sắp hoàn thành thì ngọn tháp của ông Phù Gìa đã hoàn thành, sừng sững một góc trời rất hoành tráng. Quân Chăm đành phải chấp nhận thua cuộc. Để tránh những hậu hoạ có thể xảy ra (như dùng ngôi tháp làm nơi cố thủ), ông Phù Già thách thức Chiêm Thành đốt tháp. Tháp bên nào cháy trước thì bên đó thắng cuộc và bên kia phải rút binh ra cách xa phần đất ước hẹn trước đây 300 dặm (!?). Quân Chăm y hẹn, cho quân sĩ mang cây khô, bổi chà chất quanh tháp tầng tầng lớp lớp rồi nổi lửa đốt. Cột lửa bên núi Nhạn cao ngất trời, cháy từ ngày này qua tháng khác nhưng tháp vẫn cứ đứng vững như trụ đồng, trong khi đó tháp của ông Phù Già chỉ cháy một đêm, sáng ra tháp biến mất. Lương Văn Chánh mang đại quân đến chân núi Nhạn buộc quân Chăm phải thực hiện điều đã ấn định, quân Chăm đành phải rút quân qua khỏi bên kia đèo Cả.

Ngày nay, cụm thắng cảnh “Núi Nhạn – Sông Đà“ đã trở thành biểu tượng của Phú Yên.

Hàng năm vào dịp lễ, Tết, trên núi Nhạn có tổ chức nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ, vui chơi giải trí ….. Đặc biệt vào rằm tháng Giêng Âm lịch hàng năm, nơi đây diễn ra đêm thơ Nguyên Tiêu thu hút đông đảo văn nghệ sĩ và du khách gần xa.

 

TRUYỀN THUYẾT:

Về quá trình hình thành núi, truyền thuyết kể rằng, thuở xa xưa đất Tuy Hoà là một vùng đầm lầy trũng thấp, là nơi cư trú của nhiều loài thuỷ sinh và mãnh thú hung dữ. Đời sống của người dân luôn bị đe doạ. Và để tạo nên một cảnh sống mới, an toàn hơn về mọi mặt, một ngày kia người khổng lồ do Trời sai xuống gánh núi lấp đầy vùng trũng và lấn ra phía biển Đông. Thiên sứ khổng lồ kia miệt mài gánh đất và núi, làm rơi vãi từng cụm nhỏ ở núi Miếu (Hoà Quang) và gành Đá (Hoà Thắng)… và chẳng bao lâu thì lấp đầy cả cánh đồng Tuy Hoà bây giờ. Đến lượt bắt đầu lấn biển, vị thiên sứ kia gắng làm cho xong để sớm trở về trời nên đã gánh núi nặng gấp hai ba lần, đến nỗi khi gần tới biển, chiếc đòn gánh gãy đôi làm rơi xuống hai cụm núi là núi Nhạn và Chóp Chài. Đòn gánh gãy đồng nghĩa với công việc “xẻ núi lấp sông” không thể tiếp tục được nữa và thiên sứ khổng lồ nọ đành ngậm ngùi quay về Trời, chưa tạo được những cụm núi chắn sóng ngoài mạn biển xa. Câu chuyện huyền thoại này được truyền tụng từ khá lâu và có nhiều chi tiết khác nhau, nhưng nội dung chính là hai hòn núi Chóp Chài và núi Nhạn là do người khổng lồ làm gãy đòn gánh mà rơi xuống.