Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

CON NHÔNG VÀ NHỮNG

NGỌN CỎ HỒNG

 

MINH HƯƠNG

 

Mùa hè được nghỉ học, chúng tôi thường rủ nhau đi chơi, thả bộ ra khỏi Hội An, đến Xóm Mới, Xóm Trường Lệ, khu vực mả Bà Thiên, Bàu Ốc hay xa hơn nữa.

Bấy giờ, những vùng này, phần lớn là các cồn cát nhấp nhô, tiếp nối với những bãi cát phẳng lì, quạnh quẽ một màu vàng lợt mênh mông. Nếu không thuộc đường và không biết lấy bụi cỏ, lùm cây làm chuẩn, có thể bị lạc đường. Thỉnh thoảng nổi lên những bụi cây cằn cỗi hay những khóm nhà tranh lưa thưa. Bao quanh các túp nhà có hàng rào ngăn gió, cản cát trồng keo tây (me keo), cườm gạo, hay các bụi xương rồng, dừa cạn, bông đỏ bông trắng. Nhiều cây lè tè mọc sát đất từng cụm tản mạn nhỏ như cố bám víu vào cát để sống. Mùa nắng cây cỏ khô, gai tua tủa nhọn. Thỉnh thoảng gặp được một cụm phi lao cao vút, chừng năm, sáu cây, như đương chụm đầu lại với nhau thì thầm nói chuyện. Có thể vào đấy, nghỉ chưn dưới bóng râm, nghe gió rì rào trong tàn cây đầy lá nhỏ li ti... Cách nhau từng quãng rất xa nổi lên những nhóm mả đất hay mả vôi, mả xây gạch của các tộc họ trong thị trấn...

Đến mùa mưa, chỉ sau một thời gian ngắn là đã thấy lá non trổ mau lẹ. Rồi từng mảnh xanh mượt nõn nà nổi lên đây đó, điểm những hoa nhỏ xíu, đủ màu tùy theo từng loại cây. Nhiều nhứt là cây nút áo, cây mắc cỡ, cỏ gà, cỏ may v.v...

Đặc hữu ở vùng cát này mọc một loại cỏ bụi thấp, lá cứng như gai. Chúng tôi gọi là cây lông chông. Trái rất lớn, xung quanh có gai dài đâm ra tua tủa. Có trái to gần bằng trái banh da, trông như những con nhím hay những cầu gai. Mùa nắng, cây khô xác xơ, trái gai bị gió rứt ra khỏi gốc, lăn tròn trên cát, như chong chóng, có khi đến một nơi rất xa gốc mẹ. Gặp đất ẩm hoặc một chướng ngại, trái lông chông ngừng lại. Các nhánh gai nứt nẻ, bột ở trong bung ra ngoài, phát tán khắp nơi. Gặp điều kiện thuận lợi, vào mùa mưa, khí trời ẩm ướt chẳng hạn, hột lại nứt chồi, đâm lên cây non.

Chúng tôi thường rứt những trái lông chông thả theo chiều gió, cho chạy quay tít trên mặt cát, trông thiệt thích mắt. Có khi hái về cho gia đình bỏ trên trần nhà, làm một loại chông chống bọn chuột làm tổ hay bọn mèo hoang chui vào đẻ con, phá phách.

Có một điều kỳ diệu, là mùa khô, cảnh vật ở đây trông khô cằn là thế. Nhưng đến mùa mưa thì cảnh quan thay đổi hẳn. Những dòng nước con không biết ở đâu róc rách chảy ra, chen, lách, giữa những nổng cát lún phún vài bụi cỏ. Cũng có nhiều dòng suối lớn, nước chảy mạnh nghe ồ ồ.

Chúng tôi rủ nhau đi bắn chim, phần lớn chim sẻ, các loại chim sào và các loại chim cu: cu gáy, cu cườm, cu ngói, cu đất v.v... và đôi khi cũng được cả chim cút nữa. Bọn chim này khó bắn, thường lủi chạy rất mau, khi thoáng thấy bóng người. Chúng chui vào bụi rậm, màu lông vàng điểm những sọc nâu, lẫn đốm đen, lẩn trốn được trong cảnh sắc cỏ úa một bụi cây thấp, chằng chịt những dây bò gai nhọn. Còn bọn chim khác như chim sâu, hút mật, bù chao, gõ kiến, rẻ quạt chúng tôi ít khi bắn, vì thịt thà chẳng có bao nhiêu lại tanh tưởi, hôi hám ăn không được.

Nhiều lúc ra tận suối Lồ Ồ. Mùa nắng nước cạn. Một dòng nước rỉ nhỏ chảy dưới đáy khe. Mùa mưa mấy dòng con đổ về, lòng khe tràn ngập nước, chảy mạnh hơn, từ xa nghe ồ ồ tưởng là thác đổ hay nước lũ. Theo lời người lớn tuổi, suối Lồ Ồ xưa kia rất sâu, nước chảy ầm ầm quanh năm. Thỉnh thoảng có người chết đuối, phần nhiều là trẻ em. Bấy giờ, các dòng nước từ các nơi khác không còn đổ mạnh vào lòng khe nữa. Có thể vì người ta bắt đầu trồng nhiều phi lao chặn cát, nên mỗi năm một ít, cát dồn lại đổi hướng và lấp dần các dòng nước con trước kia vẫn tiếp tế cho khe.

Trong số các bạn, chỉ có Khải là tay bắn ná cao su giỏi nhứt. Có thể nói gần như mỗi phát mỗi trúng. Ná nguyên là một cái nạng bằng gỗ, hình chữ Y dài, thường là một chạng ba nhỏ của một nhánh ổi. Gỗ ổi vừa bền, vừa dẻo, không nứt nẻ thình lình. Hai đầu nạng cột hai sợi dây sao su. Đầu dây kia nối với một miếng da. Viên đạn được đặt trong miếng da. Tay mặt cầm nạng đưa lên ngắm. Tay trái kẹp miếng da, giữ viên đạn, kéo căng hai sợi dây cao su ra. Ngắm trúng mục tiêu, buông miếng da, viên đạt vọt ra, bay thẳng tới đích.

Riêng Khải và một số bạn khác bắn thành thạo, không cần nạng. Cồng kềnh lắm! Đầu mỗi sợi dây cao su được thắt gút, chừa khuy để lọt ngón trỏ và ngón giữa vào. Hai ngón được sử dụng như nạn. Tay mặt đưa lên, ngắm. Tay trái kéo căng dây cao su và buông miếng da kẹp dạn. Thế là một con chim rớt, một con sóc nhào hay một con nhông thiếu cảnh giác không mau chưn chạy trốn nên phải nằm lăn ra trên mặt cát. Cái tài tình của Khải là nếu bắn con cu đất hay chim cút kiếm ăn trên mặt đất thì đôi khi có thể thu hồi lại những viên đạn đất sét đã được nhồi kỹ, vo tròn và phơi thiệt khô.

Cũng có khi, chúng tôi đi lang thang theo coi mấy người bẫy nhông cát. Nhông cát cùng họ hàng với cắc kè, cắc kè, kỳ đà chuyên sống trên những vùng cát cằn khô, lưa thưa cây cỏ. Chúng ăn côn trùng: ruồi, muỗi, kiến, dế, châu chấu, bù cào, bướm v.v...Mỗi con dài không quá hai chục centimét, nhỏ hơn kỳ đà trong Nam nhiều.  Chạy trên cát rất nhanh. Màu da tiệp với màu cát và màu cỏ úa, cây khô. Mới thoáng thấy đó mà nghe động tịnh đã lẩn trốn mất rồi, chui lẹ làng vào các bụi cây gai hay xuống hang sâu đào trong cát. Thành thử, chúng tôi ít khi bắn được nhông. Mỗi con một cái hang đào cách quãng nhau.

Thỉnh thoảng những người bẫy nhông xách những xâu nhông vào phố bán. Thịt ăn rất ngon. Tôi không nhớ hết những món ăn chế biến từ thịt con bò sát ấy. Thấy bà nội mua về lột da, bỏ xương, lóc thịt, bằm nhỏ trộn với hành tỏi, tiêu v.v... làm thành một thứ nhưn. Cuốn nhưn vào bánh tráng, đem chiên trong mỡ. Gọi là ram nhông. Các cụ nói thịt nhông là một vị thuốc quý, trị được các chứng phong và ghẻ sài của trẻ em. Nhờ vậy, thuở nhỏ tôi được ăn thường.

Người bắt nhông làm những bẫy đơn giản. Một ống trúc ngắn, đường kính bằng đường kính lỗ nhông. Cắm xuống hang, đầu trên của bẫy ló ra ngoài là một cây cung, được uốn cong xuống mặt đất. Dây cung là một sợi nhợ căng thẳng và cài xuống khớp của ống trúc. Đầu dây, thắt một cái thòng lọng nhỏ.

Nhông ra khỏi hang kiếm mồi, khi trở về phải chui qua ống trúc vào hang, chạm phải vòng. Cung bật lên. Vòng thắt lại, con vật vùng vẫy, vòng càng thắt chặt, treo tòn ten con nhông lên. Những con nhông còn nằm trong hang, chưa chui ra kiếm ăn, nghe tiếng động lạ không dám ló đầu ra. Nhưng khi nghe tiếng sáo trúc của người  bắt nhông trỗi lên một khúc “đặc biệt”, cũng phải chui ra và đưa cổ vào cái thòng lọng oan nghiệt. Người ta nói nhông thường đợi trưa nắng mới ra kiếm ăn và thường rít lên, nghe như tiếng sáo trúc thổi nho nhỏ để gọi bạn đồng tâm. Nói nhông huýt sáo là vậy. Chúng tôi chưa có dịp nghe được nhông huýt sáo, nhưng đã thấy các người bắt nhông đến ngồi dưới bóng râm của một cây phượng vĩ hay một cây keo tây lớn, ung dung đem ống sáo ra thổi réo rắt, khi đã cắm hết bẫy xuống hang nhông.

Hang nhông tuy nhiều nhưng nằm rải rác trên một diện tích rất rộng, cách quãng nhau xa. Hang lại được đào ở những nơi kín đáo, gần gò cát, bụi cây. Thấy hang thì cắm bẫy xuống, nhưng khi thu hồi không làm sao nhớ hết. Thế nào cũng còn sót lại. Hơn nữa cũng một lúc, có nhiều tay bắt nhông hoạt động, thường lầm lẫn bẫy của người khác, tuy đã thỏa thuận với nhau địa giới của mỗi người.

Có anh bỗng nhiên nẩy ra một sáng kiến. Anh lấy vải điều cắt ra từng mảnh nhỏ, hình tam giác, như lá cờ phướn, khâu vào đầu dây cung. Bẫy cắm xuống hang nào thì cũng có miếng vải đỏ phất phơ ở trên, như ngọn cờ hồng. Vừa đánh dấu được bẫy mình khỏi lộn với bẫy người khác, vừa thu hồi lại dễ dàng, khỏi mất mát. Trên trảng cát mênh mông, chỗ nào có chấm đỏ lắt lay là anh cứ việc đến bắt nhông xâu lại và nhổ luôn bẫy mình mang về. Thiệt là tiện lợi.

Vào những năm đầu thập niên 30, tỉnh Quảng Nam rộn lắm. Tuy còn nhỏ tuổi, nhưng đã nghe nói có phong trào cộng sản nổi dậy, diễn thuyết treo cờ và rải truyền đơn ngay trong thị trấn Hội An. Có một tên chỉ điểm cho sở Liêm Phóng Pháp, còn non nớt thấy “gà hóa quốc”, muốn tâng công,bắt gặp anh bắt nhông, đi cắm bẫy ở vùng cát, lại tưởng anh đi cắm cờ đỏ cộng sản, rải truyền đơn, bèn chạy về báo cho sở Liêm Phóng biết Tây chánh sở mật thám cẩn thận cho người đi kiểm tra lại. Anh này có lẽ cũng thuộc dạng thỏ đế, nên chỉ đứng đàng xa, ngó qua loa, rồi chạy về báo.

Thế là chánh sở mật thám và nhân viên, cò Tây, lính phú lít, quan ba đồn và một số chức sắc người Việt cùng đội lính khố xanh tủa ra rầm rộ bao vây toàn khu vực rộng lớn để... chộp được một anh bẫy nhông, đương ngồi dưới gốc cây ung dung thổi sáo như người vô sự. Người nông dân vô tội cùng một đống bẫy, một xâu nhông, ống sáo và mấy chục ngọn cờ hồng lá liễu đỏ rực được đưa về bót. Anh hồn phi, phách tán, không biết mình có tội tình chi to lớn mà Nhà Nước bảo hộ chiếu cố đến thế.

Chỉ hỏi anh một vài câu là Tây biết ngay sự thiệt. Có lẽ để bù vào cái “hố” quá lớn, người ta bèn nhốt anh mấy ngày đêm liên tiếp.

Được thả ra, anh mừng húm. Nhông, cờ đỏ và ống sáo bị tịch thâu. Về sau, anh vẫn đi bắt nhông, nhưng phải từ giã cái “phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật” của mình. Thôi ông bà xưa làm sao thì mình, con cháu làm vậy. Chịu khó dùng trí nhớ tìm lại vị trí mấy cái bẫy đã được đánh dấu bằng mực tím học trò để khỏi lộn với bẫy người khác.