Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

ĐỊNH TƯỜNG

NHỮNG NGÔI CHÙA,

NHỮNG CHIẾC BẮC,

NHỮNG CÙ LAO...

 

NGƯỜI MỸ THO

 

 

HAI NGÔI CHÙA NỔI TIẾNG Ở ĐỊNH TƯỜNG

Ở Mỹ Tho, Định Tường có nhiều ngôi chùa nổi tiếng, trong đó có hai ngôi chùa rất đặc biệt.

Thứ nhất là ngôi chùa Long Tuyền, ngôi chùa xưa nhất và có một lịch sử lạ kỳ hơn các chùa khác. Thứ hai là ngôi chùa Vĩnh Tràng, chỉ mới thành hình hồi cuối thế kỷ 18, nhưng là ngôi chùa lớn nhất và hoành tráng nhất của tỉnh Định Tường.

 

Chùa Long Tuyền

Sau đổi thành là Chùa Long Nguyên (Long Nguyên Tự) được thiết lập tại xã Thạnh Phú (Xoài Hột), cũng được người dân ở đây gọi là "Chùa Sắc Từ Xoài Hột", thuộc quận Long Định, cách Mỹ Tho 7km. Theo truyền thuyết thì khoảng trên hai trăm năm trước, ở vùng này còn rất hoang vu, dân cư thưa thớt, thường có một đám trẻ chăn trâu tụ họp ở đây nghỉ ngơi. Đám chăn trâu bày trò chơi nắn tượng Phật làm chùa, cúng vái, rồi cùng nhau ăn uống như người ta thường cúng kiến ở chùa thật. Ngày kia chủ đất biết được bèn rầy la bọn trẻ và định cho phá hủy chùa. Nhưng không phá hủy được vì lúc nào cũng có những uy lực vô hình nào cản trở, và trong nhà lại thường xảy ra nhiều việc không hay. Chủ đất mới khấn vái Phật Trời cho mình xây cất ngôi chùa mới ở ngay nơi ngôi chùa của đám chăn trâu. Sau khi cất chùa xong thì trong nhà bình an, hạnh phúc trở lại như xưa. Từ đó chùa nổi tiếng linh thiêng, được nhiều người dân trong vùng đến chiêm bái. Năm 1775 Nguyễn Ánh chạy trốn quân Tây Sơn đã đến chùa xin tá túc, và được hòa thượng trụ trì hết lòng lo lắng, giúp đỡ. Một đêm kia bỗng có bầy chim về kêu hót inh ỏi như muốn báo điềm gì. Hòa thượng bấm tay tính nhẩm thấy có điều không hay cho vị khách trong chùa mà hòa thượng thật sự không biết rõ là ai mặc dầu khách có mang theo một số người hầu hạ. Hòa thượng khuyên khách nên nhanh chân tìm nơi lẫn tránh nơi này, nếu không sẽ không khỏi mang họa vào thân. Theo lời khuyên, Nguyễn Ánh cám ơn hòa thượng rồi cùng đoàn tùy tùng rời khỏi chùa ngay trong đêm ấy. Nhờ đó mà Nguyễn Ánh thoát khỏi tay Tây Sơn khi đám quân này đến đây sáng sớm ngày hôm sau.

Năm Gia Long thứ 10 (1811), nhớ ơn hòa thượng chùa Long Tuyền đã cứu mạng, vua ngự tứ tên chùa là Long Nguyên Tự, cấp cho một số ruộng đất làm hương hỏa, lại cho quân lính gìn giữ coi như chùa của vua. Vua Thiệu Trị sau này đổi tên chùa là chùa Linh Thứu hay Linh Tựu. Đây là ngôi chùa xưa nhất của tỉnh Định Tường.

 

Chùa Vĩnh Tràng

Chùa Vĩnh Tràng được xây cất vào khoảng đầu thế kỷ 19. So với chùa Long Tuyền thì chùa Vĩnh Tràng còn rất mới. Chùa Vĩnh Tràng tọa lạc lên địa phận ấp Mỹ Phong, làng Tân Mỹ Chánh, quận Chợ Gạo. Trên con đường từ Mỹ Tho xuống Chợ Gạo, đường đi Gò Công, khi tới ngã tư Chợ Cũ, nếu quẹo trái đi về phía Gò Cát thì sẽ gặp ngôi chùa thật nguy nga hoành tráng ở bên tay trái, cách ngã tư Chợ Cũ không đầy 1km, thì đó là chùa Vĩnh Tràng. Khách thập phương về chiêm bái chùa này rất đông. Khách ngoại quốc cũng thường đến tham quan du ngoạn. Trước chùa có cổng tam quan đồ sộ, thật cao, với những chạm trổ tinh vi, thật xứng đáng là một công trình nghệ thuật hiếm có. Chùa to, rộng, từ ngoài nhìn vào trông rất nguy nga, hoành tráng, với những chạm trổ tinh vi, đòi hỏi nhiều công phu và nghệ thuật sắc sảo. Bên trong chùa các bàn thờ Phật, cũng như các cây cột to đều bằng gỗ quý, và được chạm trổ hết sức tỉ mỉ công phu. Tượng Phật chính cao độ ba thước, được thếp vàng óng ánh trông thật lộng lẫy nguy nga. Bên hông chùa, ở phía sau có một cái ao sâu trước kia có con rùa rất nhiều tuổi ở đó. Ông bà xưa cho rằng con rùa này có đến trăm tuổi. Con rùa đã biến mất từ lâu. Chùa Vĩnh Tràng là ngôi chùa lớn nhất và đẹp nhất, rất nổi tiếng của tỉnh Định Tường.

 

Những Chiếc Bắc Ở Định Tường

Định Tường xưa kia có hai chiếc bắc: Bắc Rạch Miễu và Bắc Chợ Gạo.

 

Bắc Rạch Miễu

Bắc là tiếng Việt Nam phiên âm từ tiếng "bac" của Pháp, tức là chiếc phà đưa người và xe cộ qua sông. Bắc Rạch Miễu là chiếc phà lớn chở xe cộ và người từ bờ sông thành phố Mỹ Tho qua bờ sông cù lao An Hóa (Bình Đại) tại bến đò Rạch Miễu, xã Tân Thạch, để từ đó đi sang tỉnh lỵ Bến Tre. Bắc Rạch Miễu ra đời năm 1910 và hoạt động liên tục cho đến ngày có chiếc cầu thay thế. Ngày nay cầu Rạch Miễu vừa được xây cất xong (2009) và Bắc Rạch Miễu không còn tồn tại nữa. Hình ảnh cùng lịch sử hoạt động của chiếc Bắc và hai bến Bắc đã được cụ Mặc Nhân Tân Văn Công ghi lại rất đầy đủ và rõ ràng trong tác phẩm Cầu Rạch Miễu Qua Bề Dày Lịch Sử do Nhà Xuất Bản Trẻ ấn hành năm 2009.

"Mãi đến cuối thập niên 1910, người Pháp mới có được một hệ thống đò sang sông khá hiện đại để đáp ứng với số lượng hành khách và xe cộ sang sông càng ngày càng đông.

Hệ thống đường bộ Nam Kỳ thời bấy giờ còn quá nhiều sông rạch, có rất nhiều nơi qua sông mà vì thời bấy giờ, việc xây dựng cầu quy mô chưa có điều kiện, nên còn quá nhiều trở ngại. Tuy nhiên những đoạn đường quan trọng phải qua sông như Rạch Miễu, Mỹ Thuận, Cần Thơ, Vàm Cống, Cầu Nổi...cũng đã thiết lập được một số phương tiện qua sông chạy bằng máy tức là chiếc "bắc" do từ bac của Pháp. Trong những điểm nói trên không biết nơi nào có được chiếc bắc đầu tiên. Nhưng có lẽ bắc Rạch Miễu là một trong những chiếc bắc đầu tiên ở Nam kỳ lục tỉnh".

 

Bắc Chợ Gạo

Con đường từ Mỹ Tho đi Gò Công phải qua một con kinh rộng, rất quan trọng, đó là kinh Kỳ Hôn. Đây là con kinh nối liền sông Tiền Giang qua phía Chợ Lớn, con đường huyết mạch của rất nhiều tàu bè từ các tỉnh Miền Tây chở hàng về Chợ Lớn, Sài Gòn, nhưng số lượng xe cộ từ Mỹ Tho đi sang Gò Công thì không có nhiều lắm nên chánh quyền Pháp không xây cầu và cũng không thiết lập chiếc bắc chạy máy như Bắc Rạch Miễu. Bắc Chợ Gạo là chiếc phà kéo qua sông bằng giây luộc thật to. Cầu Chợ Gạo đã được xây xong thời Việt Nam Cộng Hòa và Bắc Chợ Gạo đã chấm dứt hoạt động từ đó.

 

Những Cù Lao Và Cồn Ở Định Tường.

Sông Tiền Giang khi bắt đầu vào địa phận tỉnh Mỹ Tho là đã bớt đi sức chảy mạnh. Ở đây là nơi giáp nước, nơi xảy ra trạng thái nước đứng, giữa nước ròng (nước chảy từ nguồn ra biển) và nước lớn (nước chảy ngược lại từ biển trở lại nguồn). Vì ở đây nước không còn chảy mạnh (theo một chiều) để có đủ sức lôi cuốn phù sa đi xa cho nên phù sa dễ lắng xuống, đọng lại thành những cồn đất. Những cồn đất khi bắt đầu đọng lại thì từ từ quến nhiều phù sa vào làm cho cồn đất càng lúc càng nổi lên cao. Khi đủ cao thì có lác, và bần bắt đầu mọc lên trên cồn. Khi có cỏ và bần mọc lên thì cồn càng đọng nhiều phù sa và cồn càng nổi cao lên để trở thành đất ruộng vườn, và người dân trong xã ở gần đó đến cất chòi, dựng nhà, khai thác đất đai trồng trọt. Đầu trên (phía tây) sông Ba Lai cạn đi, trở thành ruộng cũng nằm trong cảnh đó. Các Cồn Rồng, Cồn Phụng, Cồn Bần, Cồn Lác đều chỉ mới thành hình từ hơn trăm năm nay. Các cù lao lớn thì đã thành hình từ trước.

Định Tường xưa kia có ba cù lao lớn và nhiều cồn nhỏ. Ba cù lao lớn là Cù Lao An Hóa, Cù Lao Năm Thôn hay Ngũ Hiệp, và Cù Lao Thới Sơn, và một số cồn nhỏ như Cồn Rồng, Cồn Phụng, Cồn Qui, Cồn Bần, Cồn Lác.

 

Cù Lao An Hóa

Cù Lao An Hóa xưa kia, trước 1945, thuộc tỉnh Mỹ Tho, Cù Lao này nằm giữa sông Ba Lai và sông Tiền Giang, gồm nhiều xã từ Phú Đức, Phú Túc, An Khánh, Tân Thạch, Quới Sơn dài xuống đến cửa biển Thừa Đức. Cả Cù Lao làm thành Quận An Hóa, hay Quận Bình Đại. (Các xã Phú Đức, Phú Túc, Anh Khánh tuy năm trong Cù Lao An Hóa nhưng xưa kia lại thuộc Tổng Thạnh Trị, Quận Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho. Sau năm 1945 có lúc các xã nói trên được nhập vào Quận An Hóa. Ít lâu sau lại được chuyển về Quận Sóc Sài, và hiện giờ thuộc Huyện Hàm Long, tỉnh Bến Tre). Cù Lao An Hóa hiện giờ thuộc tỉnh Bến Tre (Bến Tre gồm ba Cù Lao lớn: Cù Lao An Hóa, Cù Lao Bảo, và Cù Lao Minh).

 

Cù Lao Năm Thôn

Cù Lao Năm Thôn, hay Cù Lao Ngũ Hiệp, là cù lao lớn thứ nhì trong tỉnh Định Tường, sau Cù Lao An Hóa. Cù Lao Năm Thôn nằm giữa Cai Lậy và đầu phía Tây của Cù Lao An Hóa. Năm Thôn hay Ngũ Hiệp đây không phải là năm xã hay năm làng, mà thật ra chỉ là năm thôn xóm. Mỗi thôn xóm có thể xem như một ấp ở các xã khác. Cả cù lao toàn là ruộng, đất rộng, nhưng nhà cửa xóm làng thật thưa thớt (hồi 1945-46). Xóm cuối thôn (Phía Đông Nam chẳng hạn) chỉ có bốn hay năm cái nhà lá nhỏ. Người dân ở đây sống về nghề nông, rất là cách biệt, ít khi giao tiếp với bên ngoài. Ở bờ sông phía quận Cai Lậy, khoảng giữa cù lao, có những dãy nhà gạch chứa lúa của ông Phủ Mầu. Ở đây có ngôi nhà thờ khá lớn. Ông Phủ Mầu là chủ của cả Cù Lao Năm Thôn này.

 

Cù Lao Thới Sơn

Cù Lao Thới Sơn là Cù Lao lớn thứ ba của tỉnh Định Tường. Đây là xã Thới Sơn, nằm giữa Mỹ Tho (khoảng Xoài Hột-Vòng Lớn) và Bến Tre (khoảng làng An Khánh), gần Cồn Rồng. Bắc Rạch Miễu trên đường qua lại giữa Mỹ Tho-Bến Tre phải đi giữa Cồn Rồng và Cù Lao Thới Sơn.