Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

XÍCH LÔ HUẾ

 

NGUYỄN VĂN DŨNG

 

Ngày nay, chắc không ai còn lạ gì khi trên đường phố Huế từng đoàn xích lô đôi ba chục chiếc, nhong nhong chở toàn mấy ông tây bà đầm mặt mày rạng rỡ, nhìn trước ngó sau, cười cười nói nói, coi bộ hạnh phúc như chưa từng được hưởng bao giờ. Đó là một trong những cảnh tượng vui vui góp phần tạo nên hình ảnh Huế hôm nay: cổ kính mà trẻ trung, sâu lắng mà rộng mở, vất vả mà hào hoa.

Đã đành Hà Nội, Sài Gòn và các nơi đều có xích lô, nhưng chỉ xích lô Huế là có dáng riêng. Cũng như tính cách Huế, xích lô Huế vừa phải, chừng mực, không cao quá để dễ bị gió lật, không thấp quá để đôi lứa lắc đầu, không hẹp quá khiến ngại ngùng ai đó. Biết phận mình, xích lô Huế từ dáng hình cho đến màu sắc không lòe loẹt, không gò gẫm cố học làm sang. Mấy năm gần đây chủ nhân nhiều xích lô như muốn khoe một chút tâm Huế u hoài đã sơn xe màu hoàng hôn tím trông rất thời trang. Hình như người ta làm ra xích lô chỉ để cho Huế. Đi xích lô giữa Sài Gòn nguy hiểm và lạc điệu trông chẳng giống ai. Đi xích lô trên đường phố Huế mới thật có hồn. Cảnh sắc, dòng dông, những con đường ngát xanh, giai điệu Huế... như muốn níu chân người chầm chậm-có chi mô mà vội mà vàng. Đi xích lô trên đường phố Huế, dù khách lạ vẫn có cảm giác như mình vừa đi xa trở về. Mùa đông, bao giờ cũng dài lê thê với Huế, hình ảnh chiếc xích lô lầm lủi trong mưa bụi soi tỏ bao điều.

Ngày nay xích lô đã biến mất khỏi nhiều con đường các thành phố lớn. Không lâu nữa chắc sẽ không còn nữa. Nhưng với Huế hẳn là không. Xích lô là một phần kỷ niệm Huế xưa, là tài sản nuôi Huế lớn lên như đã từng nuôi sống bao mảnh đời cơ cực, là phương tiện giao thông đặc thù của Huế. Ai có thể hình dung một ngày kia trên các nẻo đường xứ Huế mộng mơ không còn nữa những chiếc xích lô sớm đi tối về.

Là phương tiện chuyên chở, nhưng xích lô Huế chủ yếu chở người. Các bà các cô thích đi lại bằng xích lô. Ngày nay đã nhiều người làm quen với taxi, nhưng vẫn không thay thế được hình ảnh thuở nào. Từ trên xích lô, quý bà bước xuống, tay khép nép vạt áo dài như tấm bình phong chở che đức hạnh, rón rén mà cao sang, thuần thục như một vũ công khổ luyện lâu ngày. Đi xích lô quý nhất ở phong cách lên xuống và cái dáng ngồi. Đức hạnh từ trong cái dáng. Người Huế rất coi trọng dáng ngồi, đặc biệt từ trên xích lô, trước cả trăm ngàn cặp mắt của bàn dân thiên hạ: thẳng ro, đoan chính và trang đài. Ngoài Huế ra, đố nơi mô bắt chước được. Tôi một thời lỡ đắm say cái dáng ngồi của cô em Đồng Khánh nhà bên. Hồi ấy tôi làm Precepteur cho một gia đình giàu có đường Trần Hưng Đạo. Sáng nào chiếc xích lô tháng cũng đón cô chủ nhỏ đến trường. Sáng nào tôi cũng ra balcon nói là để ngắm dòng Hương dát bạc nhưng lòng riêng để ngắm nàng lên xe. Năm sau tốt nghiệp ĐHSP, tôi theo gió bụi chiến tranh trôi nổi phương trời. Mãi gần đây mới biết nàng còn sống, hạnh phúc bên chồng con, tôi yên lòng. Vừa rồi tình cờ đọc mấy bài viết của tôi trên tờ Phượng Vỹ, lần ra số điện thoại, nàng gọi về hỏi thăm tôi, vợ con, đời sống. Nàng hỏi mẹ tôi còn khỏe không-hồi ấy mẹ tôi dưới quê nghèo thường lên thăm con. Té ra nàng có biết lòng tôi thương nàng. Bốn mươi năm sau thành bà ngoại, nàng mới chịu thú nhận điều bí mật ấy. Mấy cô gái Huế thiệt là đáo để. Ôâi cái dáng ngồi, dịu dàng, đoan chính, hèn chi sống có lòng.

Ngày trước nhiều gia đình đi xích lô tháng. Ngày ngày chú xích lô đưa quý cô cậu đến trường, cuối tháng lĩnh lương. Đường từ nhà đến trường là quãng đường lung linh những câu chuyện kể của chú. Mãi khi lớn lên, các cô gái mới biết té ra đó là cách ba mẹ quản lý mình tuổi cặp kê-bỗng nhớ lại thời trai trẻ, ba bàn với mẹ dùng cách ấy cho chắc ăn. Ngày nay vẫn còn nhiều gia đình bao xích lô tháng. Không hẳn cố cựu nhưng có lẽ là người khôn ngoan.

 

 

Ở Huế, những người yêu nhau không ai dám đi xích lô. Mỗi người Huế là một vọng gác, làm thế có mà chết. Trừ khi gan cùng mình. Anh bạn tôi dạng "Học trò trong Quảng ra thi" yêu phải nàng tiểu thư con nhà khuê các, bị gia đình ngăn cấm, xã hội thầm thì. Đợi đến đêm mưa, anh chị lén thuê xích lô, che diềm kín mít như phòng tân hôn, rồi cho xe diễu khắp phố phường trước mặt ba quân thiên hạ cho bõ ghét sự đời. Riết ráo rồi cũng lấy được nhau. Gần 40 năm sau, bí mật này tôi mới được anh kể lại. Hôm ấy tôi đến ăn cơm nhà anh chị ở Sài Gòn. Anh chị bây giờ đã có cháu nội cháu ngoại. Tôi nhìn chị nhan sắc hao hụt đi nhiều. Tôi nhớ hồi ấy chị đẹp và hiền, rất hiền. Ôâi mấy cô gái Huế, đoan trang là thế mà ngùn ngụt bão giông.

Ngày trước, họa hoằn lắm mấy cô cậu mới thuê xích lô thay nhau đạp. Tưởng đùa chơi ai dè kỷ niệm nhớ đời. Ngày nay, cảnh ấy là chuyện thường ngày. Ôâng Tây ngồi vắt vẻo trên xích lô cắm cúi đạp, khói tỉ vì bỗng nhiên được làm chú xích lô bắt đắc dĩ, trong lúc chú xích lô chính hiệu con nai vàng mãi chúm chím cười cái sự đời vừa được phục vụ vừa được trả tiền. Ngược ngạo vậy mà sướng. Hóa ra mọi sự thay đổi hấp dẫn. Hèn chi nhân loại đảo điên. Thi thoảng có ông khách lạ thuê xích lô đạp lòng vòng, ngơ ngơ ngác ngác chừng như muốn tìm kiếm người quen. Hẳn lâu rồi anh mới trở về. Mọi vật đổi thay đến thế ư. Tôi thầm mong sao cho anh gặp lại cố nhân.

Không như nhiều nơi người ta thuê xích lô đạp trong ngày, ở Huế xích lô là tài sản riêng, là công cụ kiếm sống của gia đình, cũng như con trâu cái cày đối với người nông dân. Chiếc xích lô là một thành viên của gia đình, cũng có lai lịch, có tâm tư, và những cơn đau ê ẩm. Nhiều gia đình nhờ con cái làm ăn phát đạt, trở nên giàu có, nhà cao cửa rộng, xe pháo xênh xang, nhưng không ai nỡ đem bán chiếc xích lô đã cùng cam cộng khổ thuở nào. Người ta dành cho nó một vị trí đặc biệt trong nhà như để nhắc nhở mọi người một thời cơ cực mà thấy vị ngọt bát cơm đầy.

Dân xích lô Huế cần cù, tằn tiện và có trách nhiệm với gia đình. Thời tôi còn dạy học, xuân thu nhị kỳ hai lần họp phụ huynh, bao giờ cánh xích lô cũng đi sớm nhất và đầy đủ nhất. Họ tỉ mỉ hỏi han việc học hành của con cái. Ý hẳn họ khát khao con cái họ không một đời long đong lận đận như mình. Năm 1972 tôi có dịp uống rượu với ông xích lô ở Mỹ Tho. Vợ ông bỏ nhà đi đâu không biết. Ông một mình nuôi mẹ già và hai con nhỏ. Mỗi ngày, sau khi kiếm đủ tiền mua gạo, ông thôi đạp xe, chỉ uống rượu với bạn bè. Niềm mơ ước trong đời là được trúng số 50.000$. Tôi hỏi để làm chi, sao không mơ trúng luôn độc đắc cho đỡ khổ? Ông trả lời tỉnh queo, "để nhậu một trận bia cho đã đời, nhậu rượu hoài chán quá" hồi ấy một két bia giá 50.000$. Dân đạp xích lô Huế khác, họ ước mơ cực chi thì cực con cái họ phải học hành, đỗ đạt, thành bác sĩ kỹ sư. Có nhìn bác xích lô còng lưng đạp dưới trời đêm mưa lạnh mới hiểu ước mơ ấy nung nấu tâm can họ đến chừng nào.

Dân xích lô Huế nói ít mà trải đời, ngó vậy mỗi người là một cuốn tự điển sống. Nhiều du khách sành điệu thuê luôn họ một ngày, đạp loanh quanh khắp đó đây. Buổi trưa ghé nhà hàng đặc sản cùng ăn. Khéo xử một chút có thể "đọc" được sơ sơ phần bề nổi lịch sử Huế với đủ những số phận, buồn vui.

Dân xích lô Huế không chỉ là những người lao động tay chân bình thường mà có cả nhiều vị ăn học đàng hoàng, nói tiếng Anh như gió, trưa du cư dưới bóng cây râm mát nằm đọc Thiền Luận-Suzuki. Những người yêu thơ trong nước, chắc mấy ai không biết nhà thơ "Phương Xích Lô". Tôi vẫn tự hỏi, không biết để làm thi sĩ Phương phải đạp xích lô hay vì đạp xích lô mà Phương làm thi sĩ. Mỗi người có một cái nghiện mà sống là cuộc hành trình cho đến mút mùa định mệnh mới thôi. Phương mang cây thập giá đời nhẹ tênh, không than không khóc. Sống bềnh bồng như gió mây.

"Vắng khách đôi khi về chở gió.

Không tiền không bạc vẫn cười vang.

Dừng lại bên cầu nghe nước chảy.

Chợt thấy mình giọt nước Hương Giang"

(Giọt Nước Hương Giang)

Hình như kiếp trước nhiều lần tôi đi xích lô không trả tiền nên kiếp này Phương đến đòi nợ dài dài. Đầu ngõ nhà tôi có quán rượu "Nhìn trời quạnh hiu" của vợ chồng Hồ Vĩnh. Đây là trú xứ mỗi chiều của Phương. Lâu lâu Phương tạt ngang. "Anh Dũng ơi, em thiếu tiền uống rượu, anh cho em một ngàn". Lần sau cùng tôi gặp Phương ở Bưu điện, trước Tết Nhâm Ngọ. Phương xởi lởi: "Anh Dũng ơi, em làm thơ mà không có viết". Tôi mua cho Phương cây viết và xấp giấy. Phương bảo "để em làm bài thơ tặng anh". Đó là bài "Chúc Xuân", tôi giữ nó như chút kỷ niệm cuối cùng về "Phương Xích Lô":

"Xuân về đào đỏ mai vàng.

Chúc nhau còn chút nồng nàn tình thương.

Cho lòng tỏa sắc khoe hương.

Cho đời hóa một khu vườn tin yêu".

Phương mất một ngày hè năm 2002 trên dòng sông Thạch Hãn. Hôm Phương mất tôi ở Tokyo. Thế là tôi không có duyên đưa Phương một đoạn đường. Tôi thầm nghĩ, đã trả xong nợ đời, chắc gì Phương không xin trở lại trần gian này tiếp tục uống rượu, làm thơ và đạp xích lô.

Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, Huế không còn là của riêng ai. Huế là di sản văn hóa thế giới, là điểm đến của mọi người. Cuộc sống đã thay đổi. Khách hàng xích lô của họ bây giờ không còn là mấy cô cậu ngày hai buổi đến trường và quý bà quý cô hội hè chợ búa, mà còn cả bè bạn khắp nơi, cả những ông tây bà đầm từ năm châu bốn bể. Không biết họ có biết muốn tồn tại họ phại đổi thay...

Với đà phát triển hiện nay, nhiều cái cũ sẽ phải mất đi, nhưng với chiếc xích lô của Huế, hãy coi chừng, đó là thứ đồ cổ có giá. Cũng như chiếc xe ngựa trên đường phố thành Wien, Paris hay Roma. nó gợi lại một thời vang bóng đã qua. Nó là món đồ cổ giữa thành phố cổ nên chi khách du lịch rất cam.

Nên chăng, cùng với các Tour truyền thống hiện nay, Huế cần tổ chức thêm Tour xích lô tham quan thành phố? Cái tưởng khó nhưng không phải khó làm, đó là "nâng cấp"đội ngũ những người đạp xích lô: cốt cách Huế, biết ngoại ngữ, lịch sự, tao nhã, và tấm lòng rộng mở đón khách phương xa.

Đến Huế, tất nhiên phải đi thăm lăng tẩm đền đài, danh lam thắng cảnh. Nhưng sẽ tiếc nhiều nếu không được nghe ca Huế trên sông Hương, và không được đi xích lô "vi hành" qua mấy ngõ hoa, thoảng đâu đây mùi hương trầm từ những khu vườn ngát xanh mang đầy dấu ấn tâm linh của một thành phố chùa chiền

Huế (3/2003)

Nguyễn Văn Dũng.