Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

NHỮNG CHIẾC CẦU XỨ HUẾ

 

Có dịp ra đứng chênh vênh giữa vè phía Tây cầu Trường Tiền nhìn lên Thiên Mụ, đưa mắt nhìn quanh gò Long Thọ mịt mù, đìu hiu soi bóng Hương Giang để thưởng ngoạn tình non nước cố đô. Đứng lặng yên nghe gió mát mơn man da tóc, trào dâng hoài cảm xa xưa.

 

 

 

 

Cầu Trường Tiền

Tây Bảo hộ ác răng thiệt ác, mang tiếng là xây cầu cho tiện đường đi, nhưng chơi trò trấn yểm còn thâm sâu hơn cả Mã Viện, Cao Biền ngàn năm về trước. Cầu Trường Tiền chận đầu hướng Bắc, cố ý dìm vua Thành Thái, mặc dầu Ngài muốn xây xích xuống cạnh tòa Khâm thông qua con đường phía đông Kinh Thành trực chỉ Trấn Bình Đài tức là đồn Mang Cá. Địa điểm này là trục thông Nam Bắc, tiện lợi trăm bề, từ dân dụng cho đến việc binh cơ, nhưng Tây Bảo Hộ nhìn ra ý đồ của nhà vua, nên viện cớ đất không được độ cứng mới cho xây trệch về hướng Tây, tại bến đò sở Trường Tiền bên phường Đệ Bát ngang qua phường Đệ Nhất Kinh Thành.

Cầu xây xong năm 1899, lấy tên là cầu Thành Thái. Nếu Tây Bảo Hộ chấp nhận theo lời đòi hỏi của vua Thành Thái, thì mỗi khi xa giá ra chơi cửa Chánh Đông tức là cửa Đông Ba sau này, xuôi Nam theo ngả giữa thong thả thẳng qua cầu, ngự giá Tòa Khâm tỏ tình lân quốc với ngài Khâm Sứ Pháp là Bồ Lốt Sờ thì thật đúng danh Pháp Việt đề huề, khỏi phải mang tiếng tháng tháng sang thăm viên Khâm Sứ nhưng thực ra là trình diện Tây Bảo Hộ. Ý kiến nghe thiệt hay, nhưng mưu mô quân sự chống giặc Tây của nhà vua không qua khỏi mắt lũ thực dân và bọn Việt gian bán nước phản quốc hại dân của Nguyễn Thân và Hoàng Cao Khải. Ai lại tạo điều kiện giao thông tiện lợi cho kẻ thù nghịch để đánh lại mình bao giờ? Do đó, cầu vẫn cho xây, nhưng trục lộ thì quanh co bí lối. Cầu Thành Thái móng đúc xi măng, sườn vè bằng sắt mỹ miều nhưng lại lát ván cho dễ tháo hủy khi có biến!

Chuyến đò ngang từ sở Trường Tiền sang trại Vũ Lâm thôi đưa, làm buồn lòng mấy anh lính lệ vì từ nay hết dịp đặt bày khám xét để lợi dụng "bóp mụ" mấy o làm thợ xây tiền sau khi ta xưởng, ngồi chụm từng toán chờ chuyến đò ngang qua phường Đệ Nhất.

Khu vực trại Vũ Lâm bị giặc Tây đốt hồi thất thủ Kinh Đô, sau ba mươi năm hoang phế, nay được chia lô cấp cho người dân lập dãy phố Trường Tiền. Dân An Nam vẫn còn đau buồn ngày thất thủ nên ít người nhận lãnh, thành ra người Tàu gốc Hán Thanh nhận gần hết, xây phố dài nối với phố Chợ Dinh bằng chiếc cầu đá Gia Hội xây năm Thành Thái 16 (1904)

Cũng trong năm Thành Thái 11 (1899), sau khi khánh thành cầu Thành Thái, vua dụ bộ Hộ và bộ Công cho dời chợ Đông Ba ở trước cửa Chánh Đông ra khi phố Trường Tiền dọc theo bờ sông Hương. Hai bộ cứ lần lửa vì Tây Bảo Hộ đòi dùng thước tây phân chia gian hàng thứ lớp, xây tháp có đồng hồ, đào giếng có máy bơm quay tay là những thứ vô cùng mới lạ, khác với địa lý tả Ao, thước mộc Lỗ Ban, thần tài thần lộc...thành thử công việc dời chợ vẫn không tiến hành như dự định.

Ngày mồng hai tháng tám năm Giáp Thìn (1904), cầu Thành Thái bị bão thổi sập bốn vìa tức tám nhịp. Chưa đầy năm tuổi, cầu Thành Thái bị gió thổi bay tưng theo trận bão năm Thìn. Để tránh cái huông tan hoang toại hoại từ trại Vũ lâm, Tây Bảo Hộ mới dựa theo lời dụ, tự ý cho dời chợ Đông Ba ra ngoài giại, nơi dự tính xây cầu Thành Thái và nền cầu lần này đúc lại xi Moong, tiện việc đôi bề. Cầu Thành Thái đổi tên lại là cầu Trường Tiền vì Ngài Ngự đã qua chơi bên đảo Réunion bên Phi Châu trong thân phận của một kẻ bị lưu đày.

Vết thương tiêu thổ kháng chiến thời 1945-47 của Việt Minh vừa lành, vè cầu gãy nằm còng queo dưới lòng sông chưa kịp đóng rêu thì vết thương Tết Mậu Thân sau một phần tư thế kỷ vẫn không được chữa trị. Mấy cây thông ướp dầu của Mỹ nối liền nhịp cầu trông vô duyên ỏm, Ơi! Đất nước bốn ngàn năm nói hoài khô môi rát cổ giá trị chừng mô? Nhìn đây nì, chỉ có mỗi một gian cầu gãy đã hai mươi bảy năm ni, chờ chừng mô mới được sức sửa, hay là vẫn theo thói con thơ chờ mẹ, những cậy người ngoài chữa giúp không công như hồi Tây Bảo Hộ?!

 

Đứng trên nhịp cầu gãy, đạp trên miếng gỗ thông nối sửa bởi một giống người cách xa nửa vòng trái đất, rồi nhìn lên cây Thông Một mà khóc cho thân phận vong quốc. Vong quốc từ hồi cha sinh mẹ đẻ, vừa mở mắt chào đời đã thấy lá cờ tam tài của giặc Pháp. Khóc vì vết thương rướm máu trên trán của Nam Phương Hoàng Hậu, hậu quả của một buổi sáng êm đềm quay quắt bên ly cà phê trên lầu Hòa Bình vang vọng khúc nhạc của bài hát Mạc-Xây-De ngoài Phu Văn Lâu trước Điện Thái Hòa! Vua Bảo Đại có biệt danh là Ông Vua Cải Tổ. Vua cải tổ Nội các, cất chức một lần năm vị đầu triều, gọi là cuộc chính biến mồng 2 tháng 5 năm 1933. Vua giải tán tam cung, lục viện. Vua lấy vợ tân thời, lại có đạo Thiên Chúa, còn cãi lệ Gia Long tấn phong Hoàng Hậu. Hủy bỏ lệ tiền hô hậu ủng, nhà vua tự do đi đó đi đây, tiếp xúc với thứ dân thẳng mặt, không còn tấu quan chuyển lời, bỏ lệ người dân cúi mặt, lắm lúc nếu cần phải rúc đầu vô bụi những lúc vua ra để khỏi phạm long nhan. Nam Phương Hoàng Hậu vẫn hay mặc bộ đồ thể thao trắng những buổi tối trời chèo thuyền Pe-ri-xoa lên tới bến Thiên Mụ. Dân hai bên bờ, vẫn tùy nghi tả ngạn hay hữu ngạn, tự động kéo nhau xuống mé sông triều kiến lúc hoàng hậu ngang qua với tấm lòng kính cẩn thương yêu. Vua và hoàng hậu ở trong điện Kiến Trung. Sáng nào hai người cũng qua lầu Hòa Bình dùng điểm tâm, uống cà phê trước khi làm việc. Trong nhưng lụa cao sang, Nam Phương Hoàng Hậu chợt nhận ra thân phận vong nô của người dân Việt. Sáu ngày một tuần, từ thứ hai tới thứ bảy, quốc thiều Pháp trổi trước Ngọ Môn buổi sáng! Nhắm mắt bưng tai trước mối hờn mất nước, một buổi sáng kia, Nam Phương Hoàng Hậu trong phút giây thống khổ, cúi gục xuống bàn, lỡ để trán của bà cùng vào tách cà phê cắt phạm tới xương, trước mặt nhà vua... Ngài ngự kêu thư ký riêng là cụ Hồng Hoài Lê Văn Hoàng lên chăm sóc.

 

Cầu Sông  Hương

Giọt lệ xót thương cho cây cầu Sông Hương tục danh cầu Bảo Dũng, người học sinh Quốc học non dại nghe theo lời bạn xúi nhảy xe Mỹ chôm đồ bị bắn chết trên dốc cầu Bạch Hổ năm 1970.

Cầu Sông Hương trơ trẻn vô duyên, xây theo lối Mỹ, đóng cọc chan chát ầm ầm ỏm óc điếc tai cả năm cả tháng. Cầu Trường Tiền và Cầu Bạch Hổ khi không lại bị giật mìn cho sập trong biến cố Tết Mậu Thân 1968. Công binh Mỹ dùng xuồng hơi và xuồng sắt kết hàng ngang xong xếp mấy tấm "gi" làm cây cầu nổi qua lại một chiều luân phiên thay đổi tạm thời nối liền hai bên bờ Hương Giang, từ chỗ sở thú trước nhà Thương Lớn và hội quán thể thao ở bờ phía Nam, sang công trường Thương Bạc gần bến tắm thành phố thuộc bờ phía Bắc. Từ chiếc phà của công binh đến chiếc cầu phao, vô tình thay con đò Thừa Phủ, nguồn sinh sống của gia đình ông Đẩu chèo đò, hàng ngày vẫn đưa học sinh Đồng Khánh và Quốc Học sang sông miễn phí. Phá cầu nổi đi, xây cầu đúc xi măng mà không cần điều nghiên hệ thống giao thông. Cầu Sông Hương bít lối y như cầu Trường Tiền. Lúc đang đặt móng cầu Sông Hương, Sinh Viên trường Khoa Học ngành Ứng Dụng cũng vẽ vời xuống đo mực nước chân cầu trong mấy giờ thực tập. Sau ngày khánh thành, cầu Sông Hương ghi dấu chiếc xe tăng T-54 do Nga Sô chế tạo được bộ đội miền Bắc mang vô giết người trên đại lộ kinh hoàng trong mùa hè đỏ lửa 1972 bị mấy anh lính Cộng hòa Miền Nam tịch thu. Nhìn sợi giây xích nghiến trên lớp xi măng vừa khô chưa lên nước của chiếc cầu, càng thấm thía lời nhạc của Miên Đức Thắng "Đạn Nga, Đạn Mỹ, Đạn Tàu: Đem giết người Việt Nam!". Sư đoàn Thép bảo vệ cố đô được thành lập gồm những nam sinh viên và nam học sinh vốn rất kinh nghiệm trong việc điền đơn xin hoãn dịch! Ngày triển lãm chiếc xe tăng T-54 như một chiến lợi phẩm, theo lệnh đọc trên đài phát thanh Huế, sư đoàn Thép đã thực thi chỉ thị đi dàn chào đông đủ gồm mấy chục mạng loe ngoe không hàng ngũ và không có cấp chỉ huy. Trái lại, thành phần thường dân, thợ thuyền và các em học sinh trung học chỉ mới nghe tin đã tham dự rất đông, đi chật đường chật sá. Áo trắng nữ sinh trên cây cầu mới bay bay.

 

Cầu Bạch Hổ

Đứng trên cầu sông Hương nhìn cây Thông Một thấy rõ hơn một tí. Rõ hơn một tí thôi, chứ hai mắt cay cay, chân cẳng tê tê đớn sầu trong tròng nô lệ. Gió ở cầu Sông Hương cũng lồng lộng như gió trên cầu Bạch Hổ, duy mặt nước thiếu vẻ xanh rêu. Cầu Bạch Hổ bít lối hướng nam. Ui chao, cả ba cây cầu lớn ngang qua sông Hương đều trắc trở quặc quẹo giao thông. Riêng cầu sắc Bạch Hổ với hai lằn đường sắt xe lửa thẳng bon phủ ngang qua một lớp cầu lòn đen thủi đen thui. Hệ thống nhà máy nước thành phố Huế xây trên bãi nổi có tên là Cồn Dã Viên với bồn chứa nước cao ngất lòng thòng tổ ong mật dập dình mùa hạ hay én réo mùa xuân.

Đi bộ qua cầu Bạch Hổ nghe sao rờn rợn. Tiếng nẹp gỗ gác cầu long đinh phập phềnh đánh vào khung trụ sắt khi có chiếc xe chạy qua nghe rền rĩ đau thương như tiếng than của mấy cô mất tình yêu hay mấy anh mất tình nước.