Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

AI VỀ XỨ NGHỆ ?

 

SAGANT PHAN

 

 

Nếu người ta chia ra làm 3 phần: đầu, mình, chân tay... thì nước Việt cũng chia ra làm 3 phần tương tự như vậy: miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Như vậy có gì lạ đâu? Lạ chứ sao không? Thử ráp lại những điều vừa nói ở trên thì ta thấy gì?

Miền Bắc như cái đầu vậy, có sự suy nghĩ về văn hóa rất nhiều. Nơi này có rất nhiều ông Đồ Nho, nơi lập quốc. Còn miền Trung thì được phần trái tim và xương sườn. Nơi này có trái tim giữ nhịp đập cho châu thân. Trái tim đập một phút biết bao nhiêu nhịp, đem lượng máu đi khắp cơ thể. Nhưng có ai thương nó đâu? Mua thuốc bổ toàn là bổ Dương hay bổ Âm, còn thây kệ trái tim, đến khi nó bệnh thì... xong rồi, miền Trung xứ dân gầy vì lãnh nguyên cái ba sườn, ấm no đói lạnh đều đưa ba sườn ra đở hết. Còn miền Nam giữ phần tay chân và cái bụng. Họ lo ăn cái đã, ăn no rồi đi chơi. Thành thử dân miền Nam đa số mạp mạp, nhưng ham ăn chơi nhất. Không còn nhớ sao? Hắc Bạch công tử vang danh ngàn năm. Tiền kiếm mờ con mắt ếch, mà những người này đi chơi Saigòn, hòn ngọc Viễn Đông, thì đi một lần 3 chiếc xích lô, một chiếc chở Cậu, một chiếc chở cái nón, rồi còn một chiếc chở cây gậy của Cậu, vòng vòng hết vô Bà Chiểu rồi ra Chợ Lớn. Còn tôi hả? Tôi nghèo chút xíu nữa thì... đạp xích lô rồi đó. Nói nghe cười chớ có ai thương cho người xích lô không? Sáng điểm tâm của Cậu: phô mai sữa bò, hay vào Chợ Lớn ăn tiểm xắm, xíu mại, há cảo, tôm xào với bột chiên, rồi uống ly trà bông lài thật nóng... Thượng đế chắc điểm tâm cũng như vậy thôi. Còn anh xích lô điểm tâm như sau: một ổ bánh mì dài ngoằng, ở giữa nhét thêm một cục... xôi thật to. Rồi anh ngồi đó ăn cho no cái bụng, uống một bụm nước... phoong ten, rồi trưa tính tiếp.

Trở lại chuyện Xứ Nghệ đi chớ! Xứ Nghệ nằm ở một vị trí thật đặc biệt, không hẳn miền Bắc và cũng không hẳn miền Trung. Như vậy là ngon lành rồi, vừa có cái đầu suy nghĩ vừa có trái tim thương yêu. Vùng đất nghèo khô cằn sỏi đá, gió lạnh khác thường, nghe nói toàn là gió... ngoại quốc thổi hoài. Gió ngoại quốc đó là... gió Lào, gió Lào nó thỗi một lèo là lạnh queo râu, run gần chết.

Nghệ An là một tỉnh ở trung tâm của miền Bắc Trung phần. Trên miền giao lưu Bắc Nam. Nằm trong tọa độ địa lý: 18 độ vĩ tuyến, và 103 độ kinh tuyến. Diện tích gần 17 ngàn km2 . Nói như vậy thì Nghệ An đứng vào hàng lớn thứ 3 của nước Việt, nếu chia theo địa lý.

Quốc lộ 1 chạy xuyên xứ Nghệ dài được 85 km, ngang hông thì có quốc lộ 7 dài 225 km, và quốc lộ 48 dài 122 km tréo ngang. Đường lộ 154 cùng hướng song song với quốc lộ 1 dài 149 km. Đường sắt xe lửa chạy đâm vào dài 94 km . Ga xe lửa tên là ga Vinh tấp nập người ơi là người, gồng gánh, xe đạp, đủ mọi loại hàng, nếu muốn kể thêm hàng quốc cấm cũng được.

Nhiều lúc xe lửa vừa rướn mình chạy, vừa hú còi lanh lãnh thì cũng có nhiều ông Đồ xứ Nghệ chạy theo xe lửa la làng, om sòm, tưởng bị tuột luốt, trể tàu... rồi chớ nhưng vẫn có người thương kéo lên. Không cám ơn thì chớ ông còn cự nự đòi xe lửa ngừng lại vì ông chợt nhớ ra thì ra ông gấp quá ông quên cây dù ở trên ghế sân Ga Vinh. Vâng, người đàn ông xứ Nghệ khi đi ra đường, phải oai phong mới được, guốc, dù và áo dài trắng, quên nữa chớ. Phải quần trắng vải khác của mấy bà màu đen mới được. Ông khó tánh lắm, nhưng ông yêu nước vô cùng. Nhìn trường học ngày xưa mà ông mài đũng quần vừa học y a Tam Tự Kinh, Nhân Chi Sơ Tánh Bổn Thiện... ông vừa bưng nước trà mời Thầy, rồi trở lại học y a tiếp. Sai là bị Thầy quất một roi vào mông rồi còn cám ơn Thầy nữa. Nay trường bị dẹp, không học chữ Nho nữa mà ra tỉnh học chữ Quốc Ngữ. Lòng ông ứa lệ khi nghĩ đến mái trường xưa và câu tụng kinh vừa học vừa lắc qua lắc lại cái đầu cho chữ chạy vào. Nhân chi Sơ tánh bổn Thiện đâu rồi?

Từ ga Vinh xe lửa chạy qua Cầu Giát – Nghĩa Đàn, Quán Hành- Cửa Lò. Cửa Lò có hải cảng khá sầm uất, tàu bè ra vào rất dễ. Nay gân Ga còn có thêm sân bay nội địa gọi là sân bay Vinh. Xứ Nghệ được tưới thầm nước bởi sông Cả, và sông Con rất thuận lợi cho việc chuyển vận hàng hóa, hành khách và lâm sản.

Nghệ An là một vùng địa linh nhân kiệt đã khai xuất ra nhiều nhân vật nổi tiếng lịch sử và văn học. Nếu kể về văn chương thì không ai hơn thi hào Nguyễn Du. Một nhà cách mạng suốt đời hy sinh tính mạng của mình để cứu nước Việt, vị này nói đến tên thì Bắc Cộng Sản và Nam Cộng Hòa cũng ngưỡng phục. Đó là Phan Bội Châu.

Nghệ An với dân số hiện nay khoảng 3 triệu người kể luôn 16 dân tộc thiểu số, ngoài người Kinh ra còn có người Thái, Tày, H’Mong, Chút... Tỉnh có 17 huyện: Diên Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu, Nghi Lộc, Hưng Yên, Nam Đàn, Đô Lương, Thành Chương, Anh Sơn, Nghĩa đàn, Tân Kỳ, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Quế Phong, Con Cuông (đặc biệt nơi này duy nhất thờ An Dương Vương, và nõ thầân bắn vào thành trì đá tảng dấu vết gần đây), Trương Dương, Kỳ Sơn, thành phố Vinh. Nơi này sản xuất cây Kỳ Nam nổi danh thiên hạ. Món cống phẩm cho vua Tàu ngày xưa bắt buộc không được thiếu món này, sau đó là Trầm hương.

Riêng Trầm Hương chúng tôi được biết mùi vị còn thơm hơn Trầm hương của xứ Lebanon (gần DoThái, loại trầm hương xứ Lebanon mà ngày xưa người ta cống tiến cho đền thờ Jerusalem thời kỳ Salomon ngàn năm trước, giờ đây họ vẫn sản xuất trầm hương rất tốt cho vùng Trung Đông/ ẢRập). Nơi này có loại trái cây ngon là Cam xã Đoài, Bưởi Phú Trạch, rồi gần đây là cà phê Phú Quỳ. Những họ lớn như : Nguyễn, Lê, Trần, Phạm, Phan, Hồ. Còn dân tộc thiểu số họ: Lô Lương (Thái). Họ Vừ (H’Mông). Núi có ngọn cao trên 2000 mét. Khí hậu mang đặc tính lạnh miền Bắc, khô nóng của miền Nam và gió Chướng bên Lào thổi qua. Mưa rất nhiều, thường mang bão tố ngoài khơi thổi vào. Sông Cả dài trên 400 km, phát từ núi cao, nên có nhiều thác ghềnh. Thác nổi tiếng là thác Bản Muối và thác Bản Mai. Kỳ này chúng tôi đặc biệt mời quý vị cùng thưởng thức 3 món ăn đặc biệt của dân xứ Nghệ.

Trở lại chuyện xưa nước Việt, chúng ta nghe chuyện Lưu Bình Dương Lễ rồi, lúc đó Dương Lễ làm quan lớn và Lưu Bình ham ăn chơi nên thi rớt rồi ngày kia anh Lưu Bình nghĩ đến bạn xưa, đi tìm bạn, thì bạn giàu sang trở mặt, cho Lưu Bình ăn cơm hẩm và quả cà mặn. Vừa ăn Lưu Bình vừa khóc cho tình đời bạc bẽo. Nhưng Lưu Bình không biết Dương Lễ đã có chủ ý khích cho mình cố gắng học mà ra làm quan giúp đời, nên dọn cho bạn ăn cơm hẩm với cà mặn.

Khen anh làm rể Chương Đài

Một năm ăn hết mười hai vại cà

Giếng đâu thì dắt anh ra

Kẻo anh chết với vại cà nhà em.

Vâng cà pháo xứ Nghệ ngon hơn cà pháo Hà Nội. Cà pháo ngon nhất nước phải kể cà pháo của đất Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Khác với loại cà pháo bán tại khắp chợ trên nẻo đường quê hương, nhiều muối mặn. Cà xứ Nghệ thường được muối trong vại lớn trước đó làm nước mắm, cà muối trên 3 tháng mới lấy ra ăn thì mới ngấu và dòn. Người dân xứ Nghệ không khách khí khi đãi bạn những món thịt cá ê hề, nhưng ở giữa mâm thì không cho thiếu dĩa cà pháo xứ Nghệ. Nằm gọn giữa mâm, người khách lúc đầu hơi ngần ngại nhưng sau cùng chính mình là người gấp cà pháo nhiều nhất. Nó ngon làm sao, cá biển không hơn được.

Thi sĩ Tản Đà người đi khắp Nam Trung Bắc sành về món ăn. Có lần ông ghé đến xứ Nghệ, vào quán nhỏ bên đường, trong khi đợi món ăn đưa tới, ông ăn cà pháo và uống rượu trước. Không dè, cà pháo ngon quá ông làm hết bình rượu này rồi bình rượu khác, rồi đĩa cà này đến đĩa cà khác. Đến khi chủ quán bưng cá thịt ra thì nhà văn thi sĩ này lăn đùng ra một góc... ngũ khì từ lâu. Một đĩa cà xứ Nghệ đem lên làm ngũ quan vị giác khoái trá ra mặt. Mắt nhìn hình dáng tròn xinh của quả cà trắng mọng, mùi ngửi vị thơm bùi bùi ngọt ngọt thêm cay cay từ quả cà dâng lên. Quả cà nào cũng tròn trịa đều đặn, như hòn bi trắng đều xếp lớp. Khi cắn quả cà một phát thì thính giác của bạn nghe một tiếng nổ nhẹ ròn tan của quả cà. Bữa cơm rất giản dị, chĩ cần một bát nước rau muống luộc rồi một dĩa cà pháo mới vớt từ lọ ra, sau lưng là một nồi cơm nóng bốc hơi... thì sai làm cái gì tui cũng làm hết cho mà coi.

Nhưng ngon nhất bạn phải đến tận Nghi Lộc. Khi đến quán gọi cơm, bạn phải nói cho rõ ràng là "cà pháo" còn nếu nói xuông thì cô chủ quán sẽ bưng "cá nục" lên cho bạn, vì thổ âm chữ cá và cà gần với nhau. Nhưng không sao, dọn cá thì xơi hết cá, dọn cà thì đớp hết cà, hàng đâu có đắt tiền, vì quê hương thổ sản gần đây mà.

Trở lại câu chuyện lịch sử về cụ Phan bội Châu. Sau khi bị Pháp cho an trí tại Huế, để làm kế sinh nhai, ông bán gạo lẻ và bán tương. Vâng tương Nam Đàn xứ Nghệ là món quốc hồn quốc túy của quê hương của ông.

Ngoài Bắc có tương Bần (xứ Hưng Yên), rồi tương Cự Đà (xứ Hà Tây) không thể so bì với tương Nam Đàn (xứ Nghệ). Đậu để làm tương không được xay nát như hai loại tương ngoài Bắc, mà chỉ xay vỡ thành mảnh, không được làm nát đậu. Muối, xôi làm mốc, chum cổ nhỏ để ủ tương, rồi lựa ngày nắng nhất đem chum ra phơi rồi đem vào bóng mát. Người dân xứ Nghệ rất chịu cực khổ vì họ muốn làm món gì cho ra món đó, không ẩu tả như mấy anh làm tương xì dầu trong Chợ Lớn đâu. Khi xong người ta rót vào chai. Mầu của nó không có mầu nâu như tương Bần, mà có mầu váng sóng sánh như mật ong. Những mảnh đậu lơ lửng trong nước tương đặc quánh, mùi thơm như có chút rượu, cộng mùi ngọt lịm đến nóc giọng. Chỉ nhìn thôi là muốn đem cơm và cà ra rồi, tới đâu thì tới...

Hầu như ở nhà nào xứ Nghệ cũng đều biết làm tương Nam Đàn, nhưng chính yếâu thì khác nhau. Để có tương ngon, không phải cứ ra chợ mua đại chum đựng tương nào cũng được, mà lựa Chum được nung chín đều, men láng bóng từ trong ra ngoài, rồi đổ nước ngâm thử vài ngày xem nước có rịn ra ngoài không, nếu rịn là tương sẽ hư. Đậu để nấu tương phải chọn đậu mới hái, chọn hạt cho đều. Nước dùng nấu tương họ chọn nước giếng gần núi nhất, vì nước này mới có vị đậm hơn nước phoong ten mùi tanh của chất sắt trong vòi ra không được.

Gạo nếp để thổi xôi làm men, muối phải khá mặn hơn muối bọt. Lúc rang, lúc ủ đậu, khi nấu thì luôn luôn ngó màu sắc của tương, khi phơi rồi đánh tương, tất cả đều do một tay người đàn bà lớn tuổi trong nhà chỉ dẫn hết. Cụ Phan bội Châu bán gạo nước Việt và tương Nam Đàn quê hương xứ Nghệ. Ngày nay cụ không còn nhưng tương Nam Đàn vẫn còn mãi.

Trở ra món ăn rẻ tiền ngoài biển, rất nhiều khi mùa Hè, ăn ngon như xưng xáo dòn hay Thạch chè ngoài Bắc. Đó là Sứa Biển. Nhiều người xa lìa xứ Nghệ từ lâu, nhưng chắc chắn không quên món Nộm Sứa . Món này có rất nhiều vào mùa hè. Đây là món ăn lạ miệng nhưng đầy bổ dưỡng trong mùa nắng nóng cháy da người tại vùng xứ Nghệ, nó mát, nó rẻ tiền, lại ngon miệng nữa. Đủ chất bổ dưỡng trong lòng biển mang đến.

Bạn từng có dịp đi dự tiệc cưới người quen tại những nhà hàng Trung Hoa, món ăn đầu tiên gọi là khai khẩu luôn luôn có món ăn gọi là "Bát Bửu", trong đó gồm chút thịt dăm bông, chút hột vịt màu đen, và khá nhiều gỏi sứa. Gỏi sứa này do người đầu bếp người Hoa làm thì ăn tạm được chớ không ngon, vì nó khá mặn, dai dai, màu vàng thiu. Còn Nộm Sứa xứ Nghệ thì màu trắng, dòn tan trong miệng, thêm mùi vị biển cả nữa.

Con sứa trông giống như thực vật, vô hồn, nhưng nó là động vật có mặt lâu nhất trên trái đất này, ngang thời kỳ tạo thiên lập địa nữa. Loài khủng long đã biến mất hàng chục triệu năm trước, nhưng con sứa vẫn hiện diện trong mọi biển cả. Nó thuộc họ loại động vật có xoang, giống như họ san hộ vậy. Thân sứa trong suốt như thủy tinh, mềm mại uyển chuyển vô cùng, cầm vào bàn tay nó rất dễ dàng tuột khỏi bàn tay của bạn. Mang đủ màu sắc, từ xanh dương, đến tím, đỏ, đôi khi vàng khè nữa... Sứa thân thể chứa đến 95% nước biển, nếu đem phơi nắng khoảng nửa ngày thì trên bãi cát con sứa chỉ còn một miếng giấy mỏng.

Mùa hè là mùa sứa nổi. Từng thảm, từng dề nửa nổi nửa chìm trong nước, như một thảm cỏ đủ màu sắc vậy. Sứa không có mắt, không có xương, không có vây nhưng nó chịu đựng đủ mọi sóng mạnh đánh vào. Người dân chài khi gặp thảm sứa như vậy, thì họ dùng lưới lớn dây, rồi hai xuồng máy kéo vào bờ. Sứa được đưa vào bờ, người ta xúm lại cắt thân sứa ra làm nhiều mảnh . Sau đó cắt ra từng miếng nhỏ dài bằng ngón tay. Thân sứa gọi là tai, còn chân gọi là chân sứa. Sứa tai trong suốt mọng nước, hơi màu xanh dương nước biển, còn sứa chân thì màu hơi đục, giòn như gân sụn bò nung chín. Vậy sứa chân bán khá dắt hơn vài hào.

Sứa được đem rộng vào trong thùng nylon cắt ngang chứa đầy nước biển. Nguời bán thường gánh đôi thúng nylon lớn chứa đầy sứa, đi ngang nhà hay bán tại những tiệm quán nho nhỏ, đôi khi trong chợ cũng có bán nữa. Khi người mua xong thì người bán múc sứa ra từng tô đong chén mà bán. Giá mỗi bát sứa chừng giá nửa ly cà phê (khoảng 2000 đồng, tương đương 20 xu Mỹ) . Sứa đem về người ta rửa bằng nước lạnh cho thật sạch ra khỏi cát rêu rồi vớt ra đựng trong rỗ tre cho ráo nước.

Rồi không cần bàn tay đàn bà, người đàn ông làm cũng được, xếp sứa trong dĩa bàn khá rộng rồi rãi sứa lên một lớp gia vị như ớt xanh ớt đỏ sắt mỏng, đậu phộng rang giòn, chuối chát thái mỏng, xoài xanh băm nhỏ, rau răm, rau húng, ngò... với chai rượu đế kế bên thì ngày mai cho dù sa địa ngục cũng không sợ. Nếu bạn cầu kỳ hơn thì sứa có thể trộn với thịt gà thái mỏng, trứng gà luộc vàng, rau răm, rau húng, đậu phộng, chuối chát... rồi chút nước mắm ngọt ngọt chua chua, cay cay tăng lên hương vị đậm đà khoái khẩu, ngon đến rớt nước mắt luôn. Còn nếu gấp vì tới giờ ra khơi cho kịp con nước thì sứa cứ việc ăn với cơm nóng, chút nước mắm mặn là xong ngay.

Món chót để bạn khỏi chờ lâu quá rồi. Món này thập phần bổ dưỡng, bổ hơn lẫu... Dê nữa đó, nhưng rẻ và không hôi con Dê. Già trẻ ăn trót lọt. Đó là món cháo. Vâng cháo lươn xứ Nghệ. Miền Nam, lươn họ đi với xả, còn miền Nghệ An thì lươn đi với nghệ.

Bà xã tôi nấu cháo lươn bạn bè độc thân khen ngon hết sẩy. Còn tôi, tôi chê dở ẹt... Bạn bè độc thân khen ngon là vì tụi nó độc thân có ai nấu cho ăn đâu? Vả lại ăn không tính tiền, để mặc thằng gia chủ này rửa chén gần khùng luôn. Còn tôi chê dở vì tôi đã ăn một món cháo lươn của bà hàng xóm nấu ngon hết sẩy, cách đây không lâu. Nhưng ăn ngon về nhà đâu dám khen họ, bộ muốn ở góa hả? Bộ muốn đời đời từ đây không bao giờ được ăn cháo nữa hả. Ai ngu gì ba cái chuyện này. Đó là cháo lươn Nghệ An. Thịt lươn thì được xào với nghệ, ớt đỏ bằm nhỏ, hành phi, mỡ rán. Còn xương sống con lươn thì bằm thật nhuyễn, nấu lấy nước súp ninh cháo, rồi lọc bỏ xương vụn đi . Nước lèo rất ngon nhờ xương sống lươn này. Nói tuy giản dị, nhưng làm rất cực, tỉ mỉ. Lươn được làm sạch, đem luộc, gỡ lấy thịt. Lấy thịt phải nhẹ tay kẻo hư hết thịt lươn. Màu vàng và màu đen nổi bật rõ ràng. Người ta kỵ dùng lưỡi dao sắc hay thép mà mổ lươn vì sẽ tanh . Đây cũng là một bí quyết của người Nhật khi làm cá sống. Họ không bao giờ cho cá dính vào nước lạnh, mà họ dùng giấy chậm hết tất cả máu của cá. Vì máu sống của cá, gặp nước lạnh và chất thép của con dao sẽ làm cá tanh vô cùng. Nếu tránh được điều đó thì con cá thái lấy thịt sống mùi rất thơm. Đó là món Shushi nổi tiếng thế giới của xứ Phù Tang Japon.

Trở lại vụ con lươn, người ta dùng lưỡi dao bằng tre rọc thịt lươn. Nồi đất tốt hơn nồi đồng. Những loài vật nào có máu tanh, khi nấu nướng chớ dùng dao thép, hay dao sắt, hay nấu bằng nồi đồng, nồi thiết vì sẽ có vị tanh. Thử nhớ lại, ngày xưa còn nhỏ, ra ruộng vớt được con cá lóc, dùng cây tre xỏ thịt, hay bọc cá trong xình rồi đun lửa lên, cá thơm vô cùng, cho dù có chút máu cá lóc, nhưng nó không còn tanh nữa.

Nói thêm về Nghệ An có một loại hành nhỏ như cây tăm, nhưng thơm nồng nàn vô cùng, chà xát một chút lá nhỏ vào tay thì mùi vẫn còn vương rất lâu, giống hành này ngoài Bắc và trong Nam không có, người ta gọi là hành tăm. Cháo lươn cần loại hành này rãi lên khi chén cháo còn bốc khói. Gạo nấu cháo phải là gạo ngon họ thêm một chút nếp vào cháo cho thơm và nhuyễn xệt. Ăn cháo nóng, dù mồ hôi chạy khắp nơi, chạy vào... trong kẹt vẫn thây kệ nó Ăn xong rồi uống một bát nước chè xanh nóng thì mọi chuyện sầu bi đau khổ sẽ tan hết. Mọi bệnh hoạn được giải trừ. Nhức lưng đau khớp kể như không còn nữa.

Nói về Du Lịch, tắm biển của xứ Nghệ xem sao?

Nơi bãi biển tắm tốt nhất, Cửa Lò, ngày xưa người Pháp họ xây nhiều nhà nghỉ mát dành cho công chức Pháp hạng cao cấp ra nghĩ hè, y như miền Nam họ xây Cap Saint Jacques mà nay gọi là Vũng Tàu, trước đó chúng tôi chỉ quen miệng đi tắm Cấp mà thôi, chớ Vũng Tàu nói hơi dài lẹo miệng. Cửa Lò nơi nghỉ mát, có 5 phường, 2 xã. Nối Cửa Lò là Cửa Hội. Cửa Hội nhiều sóng cao, còn Cửa Lò sóng ngắn dễ tắm hơn. Cách bờ không xa là có những đảo nhỏ như: Đảo Ngư, hòn Chu, hòn Mát... cảnh vật quang vắng và đìu hiu, nhưng rất gần với thiên nhiên. Cửa Lò thuộc quận Nghi Lộc dân số trên 300 ngàn người. Góc lưng là núi cao, đồi chạy liền lưng với nhau. Phi lao xanh tốt chạy khắp ven biển. Gió thổi nghe vi vu khăp nơi.

Bài này viết ra nhắc đến người bạn phương trời xa. Anh xa quê hương, còn tôi cũng vậy. Nơi này đây khí hậu là của người, còn nơi xa kia, khí hậu là của dân Việt... Nghệ An là vùng đất thường xuyên bị lụt lội và bão tố. Người dân thường nói câu sau đây: "Bão lụt sinh ra ở đây, và thường quay về lại thăm quê hương". Vùng đất nhiều cực khổ, nhưng lòng người rất đượm tình hơn nơi nào khác. Đó là tình quê hương. Không còn nhớ sao Ông Già Núi Ngự? Ông đâu phải sanh tại cố đô Huế? Ông sanh tại huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An mà? Nhưng Ông ở tại Huế làm nghề bán gạo lẻ và cà pháo xứ Nghệ sanh nhai, ông bị án lưu đày nội xứ.

Vào một buổi chiều mưa phùn, từ căn chòi lá ngó ra dòng Hương Giang, Ông nhớ lại quê Ông: Nghệ An, ôi Nghệ An. Tại sao ta không về thăm được quê mẹ? Vì ai? Vì Pháp chăng? Không, không phải, Ông vì quê hương của ông, và ông đòi lại quê hương... Ông nhớ lại ngày xưa lâu lắm rồi, ông bỏ quên cây dù tại sân Ga, và rồi ông không còn dịp nào trở lại lấy cây dù đó nữa, mặc dầu Huế và Nghệ An trong tầm tay. Ông lẩm bẩm câu: "Nhân Chi Sơ Tánh Bổn Thiện". Ngoài góc núi nơi xa kia, mờ ảo trong làn mưa trắng nhẹ, tiếng chuông Chùa Thiên Mụ ngân vang giọng buồn áo não hơn bao giờ hết, tiếng chuông nghe được hôm nay như chừng có thêm tấm lòng Đại Ngã Bao Dung.

Sagant Phan