Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

NGƯỜI QUẢNG LO XA

 

PHAN VĂN MINH

 

 

Dân gian có câu: Quảng Nam hay cãi, Quảng Ngãi hay lo…Tôi thì nghĩ rằng Quảng Nam Quảng Ngãi, vừa cãi vừa lo… Ấy là nói cái nết lo xa của người Quảng, thể hiện ngay ở cách chế biến các món ăn dân dã ở hai địa phương này.

Những món ăn “tử thủ”

Ngoại trừ những cánh đồng phù sa dọc theo vùng hạ lưu vài con sông lớn, phần đất canh tác còn lại của xứ Quảng hầu hết là đất cát, đất đồi dốc bạc màu. Lúa gạo không nhiều, người Quảng nghĩ ra cách dự trữ lương thực để “tử thủ” qua những ngày giáp hạt, những ngày mưa bão bằng khoai khô, sắn lát. Thú thật đó là những thứ không dễ… nuốt.  Nhưng nếu không có chúng, người Quảng đã bỏ xứ tha hương lưu lạc hết rồi. Bởi đến tận những năm đầu thập kỷ chín mươi của thế kỷ trước, phần lớn cư dân các vùng quê vẫn còn ăn độn.

Không chỉ xắt lát phơi khô, khoai sắn còn được chế biến thành nhiều món khác có vẻ… dễ chịu hơn. Với khoai thì có khoai măng, khoai trụng, khoai chà. Ngày xưa trẻ em làm gì có tiền mua quà. Sáng ra mẹ xúc cho một chén khoai chà… loại 1 - loại hạt mịn nhất lọt qua lỗ giần - ngào với đường đen, trộn đều rồi xúc ăn bằng lá mít. Loại này mới ăn lần đầu khá lạ miệng, nhưng coi chừng mắc nghẹn. Ngoài ra còn khoai chà loại 2, loại 3, có hạt to hơn, khi ăn phải sú với nước ấm cho mềm ra không thì nhai đến… trẹo quai hàm. Nhớ chuyện có nhà thơ đi thực tế về vùng khoai Trà Đỏa thuộc huyện Thăng Bình, được gửi trọ trong nhà một bà mẹ già. Nhân việc anh tìm hiểu về “thương hiệu” những giống khoai xứ này, mẹ làm cho anh một bát khoai chà ngào đường. Anh nhâm nhi từng thìa một rồi bật lên mấy vần thơ tặng mẹ, đại ý rằng làm sao lại có món khoai được chế biến thơm ngon đến thế. Phải chăng cả tinh hoa của đất đai và con người đã hòa quyện vào trong từng hạt…khoai chà (!). Thế là bữa sáng hôm sau, bà mẹ Trà Đỏa tiếp tục chiêu đãi anh một bát khoai “tổ nụi”, đến nỗi nhà thơ vội rối rít cảm ơn rồi ca bài “Thi… sĩ nhất khứ hề bất phục hoàn”.

Ngoài khoai có sắn, được chế biến qua nhiều công đoạn kỹ hơn để thành bánh tráng sắn, bún sắn, phở sắn, tinh bột sắn… Nhưng tất cả đều ở dạng khô, có thể cất giữ lâu ngày và có thể  nấu nướng xào trộn thành đủ loại món ăn. Thời mới vào nghề dạy học, tem lương thực của chúng tôi mỗi tháng ngoài chút gạo ít ỏi còn… có thêm sắn lát hoặc mì thanh. Vậy mà các cô giáo sống chung trong nhà ăn tập thể đã làm được bánh trôi sắn cho bữa sáng, canh sắn cho bữa trưa và sắn trộn đậu rang cho bữa chiều. Bữa nào bữa nấy bọn tôi cũng vét xoong chảo sạch sành sanh, các cô vẫn tươi cười xinh đẹp!

Về thực phẩm và gia vị, trong nhà người dân quê xứ Quảng lúc nào cũng sẵn những thứ không phải mua ở chợ, ngoại trừ muối trắng. Dưới gầm giường thì la liệt bí đỏ, bí đao, môn (khoai sọ). Dọc theo gian bếp là những chum vại chứa cải xanh, dưa gang, cà chua dầm muối. Treo lủng lẳng trên đầu giàn là những đùm hành, nén, nghệ, gừng, ớt khô… Dầu phụng được ép từ vụ tháng ba đủ dùng cho đến tết, đến hết xuân năm sau. Tới mùa được biển, cá bán chợ không hết thường gánh chạy rong đổi thóc. Các bà mẹ  đổi cá về tự muối, tự chế biến thành cá chuồn thính, mắm cái cá cơm, mắm nước cá nục chứa đầy trong hũ. Nhờ vậy mà đến mùa gió mưa nước ngập trắng đồng, cả nhà vẫn chắc bụng với rá khoai hầm và một nồi cháo bí đỏ hoặc trã canh môn. Ngồi hơ lửa bên bếp trấu nghe mưa rào rạo trên tàu chuối, có người còn cả gan thách thức với lão trời: “Có giỏi thì cứ dầm luôn cho hết tháng chạp đi, coi thử ai thua cho biết!”.

Những loại bánh “vượt thời gian”

Tuy “nói trạng” như thế nhưng người làng quê Quảng vẫn mong cho trời sớm tạnh để còn lo xay bột, hong đường chuẩn bị làm bánh tết. Về mặt này, người Quảng không có ý định và có lẽ cũng không khéo tay lắm để làm ra những thứ bánh mứt cầu kỳ như cư dân các vùng khác. Tết nhứt ngày xưa, quanh đi quẩn lại những món “chủ lực” vẫn là bánh tổ, bánh nổ, bánh tét, bánh lăn… Nguyên liệu chính chỉ là nếp và đường, những thứ có thể tự mần lấy hoặc trao đổi ở chợ làng. Nhưng các loại bánh này có đặc điểm chung là rất “chắc nụi”, chiếc nào chiếc nấy to đùng và có thể tồn tại “vượt thời gian”. Lấy thí dụ như bánh lăn. Ngoài bột và đường, trong bánh lăn còn có nhiều thứ phụ liệu khác như mè, đậu, mứt bí đao, gừng già, dầu chuối…, đôi nơi còn có cả trứng gà. Ở một số địa phương khác, loại bánh này thường dẻo mềm, có thể dùng dao con để cắt thành từng lát mỏng. Nhưng với người Quảng, khi làm bánh lăn họ “thắng” đường cho thật “tới” rồi mới nhào với bột. Cho nên bánh vừa nguội đã cứng ngay đơ như cái… cẳng giường. Đến tết, muốn cắt bánh cúng ông bà phải dùng đến… dao phay và dùi cui. Nhưng cũng nhờ vậy mà bánh lăn có độ bền vô địch. Ra đến giêng hai, thậm chí cho đến cuối xuân, có nhà vẫn còn bánh chôn trong thạp gạo để đem ra đãi khách. Nhà có con đông thì phát cho mỗi đứa một khúc để chúng vừa chạy rông vừa  thi nhau “gặm” suốt ngày.

Có món ăn đã trở nên tuyệt tích hoặc cách chế biến không còn như xưa nhưng cái nết lo xa của người Quảng dường vẫn tồn tại đâu đó, như cái tâm lý dù cực khổ bao nhiêu cũng lo để dành chút ít cho tết