Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

KHOAI LANG TIÊN ĐỎA

 

VÕ VĂN VIÊN

 

Tiên Đỏa quê tôi, một địa danh khá quen thuộc với người dân xứ Quảng. Khách thập phương mỗi khi đặt chân đến nơi này, thường nhắc đến khoai lang. khoai lang Tiên Đỏa gần như gắn liên với cuộc sống của người dân bản xứ. Khoai Tiên Đỏa không những ngọt, bùi, thơm ngon, còn là nơi sản xuất nhiều nhất. Nhiều nhất không những toàn huyện Thăng Bình, kể cả tỉnh Quảng Nam, chưa nơi nào lượng khoai sản xuất hàng năm nhiều như vùng đất Tiên Đỏa của chúng tôi.

Sở dĩ nơi đây sản xuất nhiều khoai lang, cũng có nguyên nhân của nó. Vùng Tiên Đỏa bao gồm 2 xã Bình Sa và Bình Triều thuộc huyện Thăng Bình Quảng Nam Đà Nẵng. Nơi đây, dân cư sống tập trung khá đông đúc, dọc theo hữu ngạn sông Trường Giang. Một số ít cư dân sống nghề ghe mành đánh bắt tôm cá. Còn phần lớn sống về nghề nông, trồng lúa và hoa màu phụ, trồng khoai lang là chính. Vì nơi đây, đất ruộng lúa rất ít, hàng năm mức thu hoạch lúa tính bình quân cho đầu người chưa đầy 40 ký lô lúa. Do đó, người dân nơi đây phải đem hết sức mình để khai thác, vỡ đất bạch sa, trồng thêm hoa màu phụ mới đủ sống. May thay trời cũng chìu lòng người. Bạch Sa lại là đất thích hợp với cây trồng khoai lang. Nhờ đất tính cần cù, siêng năng, người dân Tiên Đỏa tuy không sung túc, dư giả mấy, nhưng không bao giờ bị đói, đó cũng là một đặc điểm của người dân quê tôi.

Trong nhà dân quê luôn luôn dự trữ đầy bồ khoai lang khô và tươi để ăn đủ năm dài, tháng thiết. Khoai lang là phần độn chính trong bữa ăn thường ngày. Từ nhà khá giả đến nghèo khó, đều ghế khoai lang tươi hoặc khô, 2, 3 phần khoai chỉ 1 phần cơm, nên quê tôi thường có câu vừa khôi hài, vừa thực tế "khoai cõng cơm". Nhờ sản lượng khoai khá nhiều bán đi các nơi để mùa lại lúa gạo bị thiếu hụt.

Khoai lang được trồng theo từng thời vụ, trong năm, nhà nông chia thành 3 vụ chính, 2 vụ trồng nơi đất bạch sa, thường gọi là đất thổ. Còn 1 vụ trồng khoai đất rạ, là nơi đất trồng lúa, khi cắt lúa xong, bắt đầu vun vồng để trồng khoai, từ đầu tháng 3 đến cuối tháng 6 âm lịch là bới lấy củ. Vụ khoai lang trồng dự trù để xắt phơi khô, khởi đầu trồng từ đầu tháng 12 âm lịch cho đến nửa tháng giêng ta. Ngọn giống phải đi mua từ miền đất cát pha, thường gọi là vùng đất thịt, ngọn giống nơi đây rất thích hợp khi đem trồng đất bạch sa của quê tôi, mau bén rễ và nhiều củ hơn các ngọn giống nơi khác. Giống khoai này trồng nhiều ở các xã miền trên đường quốc lộ số 1, nằm dọc theo triền đồi núi Trường Sơn. Hằng năm, nó cũng trở thành thông lệ cho người mua và kẻ bán. Người dân xã trên cắt ngọn giống khoai dài độ 2 gang tay (4 hoặc 5 tấc) bó lại thành từng lộn vừa nắm tay người cầm, chất gọn vào gánh, đem bán ở hai chợ Kế Xuyên và Hà Lam thuộc huyện nhà. Từ 2,3 giờ sáng đã họp chợ, kẻ mua người bán. Quê tôi, từ Tiên Đỏa đến 2 chợ trên, khoảng cách 9, 10 cây số, kẻ đi bộ, người đi xe đạp thồ. Ngọn giống mua xong di chuyển về trong đêm, mát trời không bị héo úa. Ngọn mang về được đặt vào một nơi có bóng mát hoặc dưới mái hiên nhà, để độ vài ngày cho ngọn khoai hơi se lại và nứt rễ ở những đốt lá cuối - bây giờ ngọn khoai hơi mềm ra, dễ cuốn cong khi trồng xuống khỏi bị gãy lưng chừng. Trước khi đặt ngọn giống xuống, phải vun thành từng vồng, cao thấp tùy theo từng khu đất khô hay ướt, đây cũng là một kinh nghiệm của người nhà nông, để khi nắng hạn hay mưa nhiều, khoai vẫn phát triển đều đặn. Vồng đất phải để vài ngày cho ráo mặt, dùng cuốc chỉa năm răng bằng sắt xới thật mịn xởi đất, mới đặt ngọn khoai xuống - bằng đôi bàn tay khéo léo của người trồng, 1 tay bới đất, 1 tay cầm ngọn khoai uốn cong vùi sâu độ 1 tấc, khi uốn cong, phải nhẹ tay để khỏi bị gãy và mỗi ngọn được uốn cong 2 đoạn được vùi xuống, thật chặt, ngọn khoai trên mặt đất chưa đến 1 gang tay (1 tấc rưỡi). Trồng khoai xong, phải bắt tay vào việc lo phân bón, cuối mùa mưa, đất còn ẩm ướt, nên rất cần những loại bổi làm xởi đất mau ráo nước để khoai sớm phát triển. Bồi lá tre xanh, phần lớn nhu cầu không đủ, phải đi các vùng làng trên quốc lộ 1 để mua, được gọi là đi lấy bổi, rong khô hoặc tưới cùng các loại phân hữu cơ heo, bò, trâu - gọi là phân chuồng. Nhà nào trồng khoai nhiều, phải đi mua thêm phân bón các nơi. Thường lệ, sau Tết Nguyên Đán, có người thuê ghe trọng tải từ 2 đến 3 tấn trở lên dọc theo sông Trường Giang ra ngã Trà Nhiêu ngược lên Cẩm Nam, Kim Bồng gần Hội An, lùng vào các thôn xóm nơi chăn nuôi nhiều gia súc để mua phân, gọi là phân chuồng. Khi phân mang về được ủ với vôi bột, tro bếp. Ủ lại thành đống lớn, thời gian từ 10 đến 15 ngày, phân không còn chất hôi và nồng, phân rã rục thành bột bón cây mới tốt được. Xác bánh dầu đậu phụng rất cần thiết, được xay nhỏ thành bột để bón, nếu không có bột bánh dầu, khoai sẽ kém phát triển và lá không được xanh mướt. Vùng đất cát, cây giống trồng xuống nếu thiếu sự chăm sóc liên tục và phân bón ít sẽ không bao giờ đạt sản lượng. Nên khi bắt đầu vun vồng là đã có phân, bổi lót trước khi đặt ngọn khoai xuống. Ngọn khoai từ ngày trồng đến 15 hay 20 ngày sau, khoai đã bén ngọn, bắt đầu xới 1 lưỡi cuốc mỏng cách dây khoai 1 tấc, rồi dùng 5 ngón tay rà nhẹ bới sát gốc, thỉnh thoảng vài chiếc rễ bày ra, xong rồi người ta rắc một ít bột bánh dầu trộn lẫn phân ủ thật mịn và khô, dùng cuốc chỉa kéo nhẹ phủ đất lên như cũ, phần này nhà nông thường gọi là "vô nhử". Khoai phát triển đều, xanh tốt, ngã ngọn phủ vồng, đúng 40, 45 ngày (1 tháng rưỡi) bắt đầu vô mép một. Trước tiên phải giỡ nhẹ tay các ngọn khoai nằm sang một bên, kế đến vồng khoai được đánh sâu xuống 2 lưỡi cuốc (độ 2 tấc) cách gốc khoai 1 tấc. Một trong các loại bổi, lá tre, dây đậu khô, rong đặt xuống trước, phân được ủ với vôi tro đã rục, bỏ chồng lên, bột bánh dầu rải sát mé trong kề gốc khoai, trợ lực cho khoai nhanh bắt phân, bổi, vồng khoai được vun rộng ra để dây khoai phát triển mạnh. Cách 20 ngày sau khi vô mép một, lại tiếp tục vô mép hai, gần giống như lần vô mép 1 nhưng phải cuốc xa hơn lần đầu, vì khoai đã hơn 2 tháng phát triển mạnh, đã có củ rễ nhiều, đừng để bị phạm đến củ rễ bị mất sức. Nếu đất chưa được ráo, có nghĩa là còn ướt, phải bón thêm các loại bổi đã kể trên, bỏ phân hữu cơ đã ủ rục nhiều hơn lần vô mép 1 và cũng rải bột đánh dầu để khoai luôn tăng trưởng và nhờ chất bánh dầu khoai được giữ đượm lâu hơn. Sau 3 tháng, dây khoai đã bò phủ cả vồng lẫn dưới rãnh, một màu xanh đậm che kín từ luống nọ qua vồng kia, trông thật đẹp mắt. Đặc tính dây khoai thường nứt nhiều rễ phụ bám chặt vồng dưới rãnh, để làm thức ăn cho heo hay bò, trâu, hoặc mang ra chợ bán. Sau đó người ta lấy tay giở mạnh dây khoai bật ngược sang một bên, rồi dùng cuốc chỉa năm răng bằng sắt có cán dài, đứng bên kia vồng khoai cào sang, xốc mạnh, gọi là phá bớt rễ, để cây khoai tập trung sức nuôi củ thêm lớn. Cào xong mép thứ nhất, khoảng 1 tuần sau cào tiếp mép thứ hai, đây cũng là giai đoạn cuối chăm sóc khoai. Nên nhớ, phần phá rễ phụ và dọn cỏ lần cuối này, phải chờ khi trời thật nắng tốt, sau khi cào xới nhờ có nắng, đất ràm mặt đến xế chiều mới bỏ dây khoai trở lại như cũ. Khoai từ tháng tư trở lên, những lá gốc bắt đầu úa vàng, rụng dần, gọi là khoai đổ lá, sắp già, đến cuối tháng 5 kể từ ngày trồng là bắt đầu phá đất lấy củ. Khoai trồng ở vùng đất cát, trời tháng 5 nắng ráo lấy củ dễ dàng, người ngồi trên vồng khoai, 2 tay bới đất là lấy củ được ngay. Trái lại bới khoai vùng đất rạ, vì đất cát pha thịt, nên phải dùng cuốc ngạch sâu từng đường thẳng, đánh dần vào sát gốc cho bày củ ra mới lấy tay bẻ từng củ phủi sạch đất để di chuyển về nhà. Số lượng khoai đất ra không nhiều lắm, tuy nhiên, danh tiếng khoai lang Tiên Đỏa là nhờ ở khoai lang trông nơi đất rạ này, thuộc loại khoai quý hiếm, ngọn giống mua từ bên kia sông cạnh ven biển. Khoai này không xắt phơi khô, chỉ bán củ tươi theo ký lô, khoai đất rạ được nấu chín bay mùi thơm ngọt và kích thích - nhìn miếng khoai vừa nấu chín có màu trắng lẫn vàng lợt rất hấp dẫn. Khoai lang Tiên Đỏa nấu chín dùng với hến Kim Bồng Hội An thật hết sẩy, là món ăn điểm tâm cho người thành thị lẫn thôn quê.

Trở lại với khoai lang xắt phơi khô, mùa hè tháng 5 ở quê tôi, ít khi có mưa, nên rất thích hợp việc xắt và phơi khoai, chỉ cần 2 ngày nắng thật to là khoai khô dồn. Số lượng khoai phơi nhiều, nên chỉ cần trang bằng đất cát trắng là có một sân phơi tốt. Khoai được xắt thành 2 loại, củ nhỏ bằng nắm tay trẻ nít dùng xắt lát tròn, củ bằng nắm tay người lớn trở lên dùng xắt măng. Xắt măng phải qua 2 cung đoạn, đầu tiên khoai đặt vào bàn xắt thành từng lát, rồi sau đó lấy dao rọc dài theo từng mảnh như ngón tay, nên gọi là khoai xắt măng. Những nhà trồng khoai nhiều, đến mùa bới và xắt phơi, phải kêu thêm công nhờ người đến xắt và xắt trong đêm, để sáng ra mang đi phơi cho kịp nắng. Có nhà trồng nhiều thu hoạch khoai nhỏ hơn cả tấn (1,2 ngàn ký lô) khoai được bán đi khắp nơi trong tỉnh: An Tân, Tam Kỳ, Hội An, Đà Nẵng v.v... đến mùa bán khoai lang khô và tươi trên đường bộ cũng như đường thủy, xe cộ, ghe thuyền lớn nhỏ tấp nập, dọc theo sông Trường Giang ngày nào cũng có kẻ mua người bán rộn ràng. Khoai lang còn được chế biến qua nhiều thứ, như khoai chà - khoai được gọt sạch lớp vỏ mỏng bên ngoài, rửa sạch, nấu chín, để nguội, cho vào cối, giã nát nhuyễn, xong đem ra phơi độ nửa nắng (từ sáng đến trưa) bỏ khoai phơi vừa héo  vào một chiếc rổ được gọi là rổ sảo, rồi dùng tay chà nhẹ cho khoai từ từ rơi xuống và rời ra thành những viên nhỏ như hạt đậu xanh hoặc nhỏ hơn, tiếp tục phơi trong 2 ngày, khoai sẽ khô dần, bỏ vào lu đậy kín nắp, được gọi là khoai chà. Khi ăn chỉ cần bỏ thêm ít đường đem tán nhỏ trộn lẫn vào, nhà nông thường mang theo ra đồng để ăn dặm nửa buổi làm và xế chiều. Bánh tráng khoai - cũng được làm cách thức tương tự như khoai chà, sau khi cho vào cối giã nhuyễn, khoai đem ra đặt lên bàn đã có sẵn các dụng cụ để làm, như miếng lá chuối cỡ lớn thấm dầu để khi giỡ miếng được liền mặt và láng nhờ có dầu, một cái vành tròn như những chiếc vành nón lá, chiếc vành tròn mỏng được đặt trên miếng lá chuối, một nắm khoai giã nhuyễn đặt vào giữa, lấy bàn tay đè bẹp ra rồi lấy chiếc ống tre thật tròn dài cỡ 4, 5 tấc cán qua, cán lại cho mỏng theo ý người làm, là có được chiếc bánh tròn quay, đem phơi một hai nắng cho khô, khi ăn, nướng lên bằng lửa than, bánh vừa thơm vừa dòn, trẻ nhỏ rất thích loại bánh tráng khoai nướng này.

Tóm lại, khoai lang quê tôi gần như gắn liền với cuộc sống cần cù của người dân bản xứ. Mặc dù nơi đây đời sống lắm vất vả chẳng khác nào củ khoai làm ra phải bỏ nhiều công sức, dãi dầu mưa nắng với bao tháng ngày dài, nhọc nhằn trong lao khổ, mới mong cầu được cuộc sống thanh bần. Nhưng người dân quê tôi vẫn luôn gắn bó, bám chặt với mảnh đất cằn cỗi của cha ông, giữ trọn một niềm chung thủy của xứ khoai lang Tiên Đỏa đã có tự bao đời.