Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

CHIẾC XUỒNG BA LÁ

TRONG ĐỜI SỐNG

CON NGƯỜI VÙNG

U MINH THƯỢNG

 

HY VỌNG

 

Xuồng là người bạn đồng hành, cũng có thể nói là người bạn đời thủy chung, son sắc gắn bó với con người nơi đây suốt lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất này.

Chiếc xuồng có mặt ở khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhưng ở vùng thuộc rừng U Minh xưa và U Minh Thượng của Kiên Giang ngày nay thì nó là phương tiện chiếm đại đa số.

Xưa kia, với một nơi địa hình bị kênh rạch chằng chịt chia cắt, rừng rú um tùm, giao thông đường bộ kém phát triển như vùng Rừng U Minh Thượng thì chiếc xuồng là loại phương tiện đắc dụng và phù hợp nhất. Nó thể được sử dụng để đi lại dễ dàng cà trên sông lớn lẫn kênh nhỏ. Nhưng chiếc xuồng ba lá càng tỏ ra có ưu điểm cao hơn các loại phương tiện giao thông thuỷ khác khi cần thiết phải di chuyển trên mương, rạch nhỏ. Ở vùng U Minh Thượng, người ta chọn xuồng làm phương tiện giao thông chủ yếu không hẳn do điểu kiện kinh tế, mà trước hết là vì tính linh hoạt, hữu hiệu của nó. Tính linh hoạt của xuồng ba lá đặc biệt có ý nghĩa khi được sử dụng ở trên ruộng hoặc chân rừng ngập nước, là những nơi mà hầu như các loại phương tiện khác phải bó tay.

 

 

Nhờ nhỏ, gọn, nhẹ nên xuồng có thể dễ dàng luồn lách trên những đoạn đường chật hẹp. Đồng thời, do diện tích mặt tiếp xúc với nước nhỏ làm hạn chế tối đa sức cản của nước nên nó có khả năng di chuyển nhanh ngay cả ở nơi nước nông. Người vùng U Minh Thượng khai thác triệt để những tính năng ưu việt của xuồng so với phương tiện khác để tạo riêng cho mình một lọai tiện nghi, hay nói chínhxác hơn là một lọai công cụ thích hợp cả cho sinh hoạt và sản xuất. Người ta dùng xuồng để đi lại cũng như trong lao động sản xuất. Chiếc xuồng dùng để đi thăm câu, giăng lưới, cũng được dùng để vận chuyển sản vật khai thác được ở rừng, chuyên chở thành quả lao động từ đồng ruộng về, dùng xuồng để đi buôn bán. Độc đáo hơn, xuồng đôi khi còn được sử dụng như một ngôi nhà lênh đênh trên nước, một mái ấm tâm linh chở che con người trước mưa nắng vô thường của đất trời Tây Nam bộ. Còn trong hai cuộc kháng chiến chống ngọai xâm vừa qua, chiếc xuồng ba lá trở thành thứ vũ khí lợi hại của quân và dân vùng căn cứ địa cách mạng U Minh Thượng.

Từ khởi thủy là chiếc xuồng độc mộc của tổ tiên đến chiếc xuồng làm bằng vật liệu mới composite đương đại, chiếc xuồng ở vùng U Minh Thượng đã qua một quá trình hơn 3 thế kỹ phát triển không ngừng. Suốt dòng lịch sử này, chiếc xuồng ba lá là cả một sự phát hiện đầy tính sáng tạo của con người vùng U Minh Thượng. Xuồng ba lá là tên gọi dựa trên cấu tạo của loại xuồng được ghép bởi ba tấm ván. Gồm có hai tấm ván be và một tấm ván đáy.

Để xuồng được cứng chắc, người ta dùng những chiếc “cong” tạo thành bộ khung mô phỏng bộ xương sườn của cá. Bộ cong này có nhiệm vụ cố định thân xuồng, chống đỡ sức ép của nước từ bên ngoài vào, đồng thời giữ chặt ván xuồng, giúp xuồng không bị biến dạng.

Dưới các thanh cong, người thợ đóng xuồng nghĩ ra cách khoét lõm hình bán nguyệt gọi là những "lổ lù". Chúng có nhiệm vụ thông nước giữa các khoang xuồng với nhau để giúp cho việc tát nước dễ dàng, không mất công tát theo từng khoang. Mũi và lái xuồng ba lá có hình dạng không khác gì nhau, khác chăng chỉ là ở kích cở bộ ván sạp mà thôi.

 

 

Nhờ mũi và lái xuồng ba lá giống nhau mà tính linh hoạt trong việc điểu khiển xuồng càng cao. Nếu như ở các loại ghe, thuyển khác cần phải quay mũi khi cần trở lại thì với một chiếc xuồng ba lá, người ta chỉ cần hoán đổi vị trị ngồi bơi, mũi rẽ thành lái và ngược lại. Đặc điểm này cũng chính là một trong những ưu điểm của xuồng ba lá, nó đặc biệt có ý nghĩa khi sử dụng xuồng ở nơi đường đi quá chật hẹp.

Trọng tải của xuồng ba lá được tính bằng kích cở của bộ ván be. Phổ biến ở vùng U Minh Thượng là xuồng các cở từ khoảng be sáu đến be mười. Xuồng có số đo be càng thấp thì càng nhỏ, càng nhẹ, khả năng di chuyển cao, nhưng sức chở thấp, thích hợp làm phương tiện đi lại. Xuồng lớn có thể chở nhiều, nhưng di chuyển chậm nên thường được dùng để vận chuyển hàng hóa. Cùng với quá trình hoàn thiện chiếc xuồng ba lá là quá trình sáng tạo ra các công cụ và phương pháp điều khiển nó như: cây sào nạng dùng để chống, dầm dùng để bơi và cuối cùng là cây chèo. Mỗi thứ có cách sử dụng riêng. Nhưng dù cho điều khiển xuồng bằng bất cứ cách nào, giữ thăng bằng cho xuồng khỏi tròng trành hoặc lật úp mới là điều quan trọng nhất. Để đạt được sự thăng bằng cần thiết là cả một nghệ thuật và nghệ thuật đó chỉ được thành hình qua một quá trình rèn luyện. Khi động cơ nổ thâm nhập vào vùng U Minh Thượng, nơi đây có thêm kiểu xuồng gắn máy. Hiện nay, phần đông nhân dân trong vùng, do đời sống ngày càng được cải thiện nên đã sắm được máy nổ thay cho dầm, chèo. Tuy nhiên, dù cho đã có máy móc, nhưng bất cứ chiếc xuồng máy nào cũng đều mang theo dầm, chèo để phòng khi máy móc trục trặc mà dùng.

Xuồng ba lá là sự lựa chọn tuyện vời của cả dân vùng U Minh Thượng để khắc phục hoàn cảnh, đối phó với môi trường tự nhiên. Sự gắn bó của nó đối với con người nơi đây được ví như một bộ phận không thể tách rời của cơ thể. Không có xuồng được người dân ở đây ví như là bị “cụt chân”.

Quá trình hoàn thiện chiếc xuồng ba lá, những công cụ đi kèm, cách thức điều khiển và những ứng dụng thực tiễn của nó đã tạo nên một sắc thái riêng cho diện mạo văn hóa của tiểu vùng U Minh Thượng. Đó là một nền văn hóa sông nước thật sự. Hiện nay những người khách du lịch đến với U Minh Thượng vẫn rất thích thuê xuồng ba lá để tự mình bơi trên những con kênh xuyên rừng để câu cá giải trí.