Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

BÀ CHÚA XỨ

NÚI SAM CHÂU ĐỐC

 

HỒNG THI

 

Nhân nói tới đại lễ Vía Bà, chúng tôi xin trình bày vài nét về Núi Sam, nơi còn lưu giữ những di tích lịch sử đáng được bảo tồn. Chùa Tây An, Miếu Bà và lăng mộ Đức Thống Chế Thoại Ngọc Hầu.

Theo các tài liệu khảo cổ và địa lý, Núi Sam trước kỷ nguyên là một hòn đảo nằm trong vịnh Thái Lan tựa hình con Sam. Về sau, nhờ phù sa sông Cửu Long đắp bồi và nối vào vùng thủy chân Lạp: vị trí theo hướng Tây Bắc Đông Nam, cách tỉnh lỵ. Châu Đốc 5 cây số và biên giới Việt - Miên 3 cây số (tính theo đường chim bay). Núi cao 237 thước và chiếm diện tích ước độ 4,000 thước vuông. Dân cư đông đúc hầu hết sống nghề ruộng rẫy. Việc di chuyển quanh chân núi rất tiện lợi nhờ một con đường tráng nhựa chạy vòng.

Từ phía đông Kinh Vĩnh Tế nhìn lại, Núi Sam như vươn hẳn lên rặng cây xanh rì, và nằm cheo leo giữa vùng Thất Sơn. Trên núi và dưới triền có nhiều chùa, am xây cất dưới những vòm cây xanh tốt.

Đầu đời Minh Mạng (1820), Núi Sam được ngự tứ là Vĩnh Tế Sơn do Thoại Ngọc Hầu khai mở (Kinh Vĩnh Tế và Núi Sam được ngự tứ cùng lúc) Kinh Vĩnh Tế và Núi Sam được khắc vào cao đỉnh ở nhà Thái Miếu, Huế.

Miếu Bà được kiến tạo ngay chân núi hướng Đông Bắc nhìn ra chợ tỉnh Châu Đốc, lưng dựa vào chân núi và con đường vòng đai bao quanh Núi Sam.

Lễ Chánh Vía Bà được cử hành vào đêm 26 rạng 27 tháng 4 âm lịch, nhưng trước đó hai tuần, dân chúng khắp nơi đổ về đông như nước chảy, có những khách từ miền Trung phần đổ xô về. Trước năm 1975, dựa theo sự ước đoán của những cơ quan thông tin báo chí trong thập niên 65-75, hàng năm số người về dự Lễ Vía Bà có hàng đôi ba triệu người. (Đây là chưa kể số người đến chiêm bái quanh năm, những ngày rằm, mồng một, và Xuân nhựt).

 

 

Con đường từ Châu Đốc đến Miếu Bà suốt trong những ngày hành lễ thật là ngựa xe như nước, áo quần như nêm. Càng đến gần miếu, cảnh người càng chen lấn, dân chúng về dự lễ phải đi bộ trên đường xe chạy dài 5 cây số mới vào được chân núi. Cũng trong thời gian này, hàng đêm có vào khoảng 10,000 người nghỉ và túc trực quanh chân núi chờ bớt người để vào miếu chiêm bái Đức Bà.

Truy trong Long Vị thờ tại tôn miếu, Đức Bà có một sự tích rất huyền bí và mầu nhiệm như sau:

- Thánh tượng Đức Bà xưa ngự tọa trên đỉnh Núi Sam (nay còn di tích là một bệ đá xanh có hai vết lõm được bảo tồn trên đỉnh núi) một tượng cổ có từ thế kỷ thứ 6(?).

Núi Sam trước kia thuộc về phần đất Thủy Chân Lạp, bọn Xiêm tặc thường kéo sang quấy nhiễu; khi mục kích được Thánh tượng Bà, bọn chúng rắp tâm nghinh thỉnh về Xiêm quốc để phụng thờ. Nhưng lạ thay, Thánh tượng trở nên rất nặng (mặc dù trọng lượng khoảng hơn một tấn và bề cao Thánh tượng khoảng một thước năm mươi) và bọn giặc Xiêm không thể nào di chuyển nổi. Sau vùng này trở thành vùng đất Việt Nam, khi nhóm lưu dân Việt đầu tiên chiêm cẩn Thánh tượng Bà, họ bèn họp nhau định nghinh thỉnh Đức Bà xuống triền núi để lập miếu phụng thờ, nhưng tất cả không tài nào di chuyển nổi.

Thật là huyền bí, dân chúng bèn tập họp xung quanh Thánh tượng cầu khẩn đảo cáo và được Đức Bà giáng cơ cho biết (có truyền thuyết cho rằng Đức Bà nhập đồng vào một người đàn bà tu hành?)- Phải chọn một nhóm thanh nữ trai giới phụ trách việc di chuyển Thánh tượng Bà. Phụng hành theo Thành ý, thật là linh nghiệm, chỉ 9 thanh nữ khiêng tượng Bà xuống núi thật nhẹ nhàng. Đến chân núi nơi Đức Bà ngự tọa hiện nay, thì Thánh tượng Bà trở nên rất nặng không thể di chuyển được nữa. Các quan viên và kỳ lão cho rằng Bà đã chọn nơi kiết địa, do đó họ kiến tạo miếu thờ. Đây là ngày 26 tháng 4 âm lịch (không rõ năm?). Để kỷ niệm ngày an vị Thánh tượng Bà, quý quan viên và kỳ lão chọn ngày nói trên làm ngày cúng vía theo thông lệ hằng năm.

Cũng theo truyền thuyết, dưới triều Minh Mạng, quan Thống Chế Thoại Ngọc Hầu phụng chỉ trấn thủ tỉnh Vĩnh Thanh Trấn với trọng trách: Án Thủ Đốc Đồn, kiêm Quản Hà Tiên Trấn, lãnh Bảo Hộ Cao Miên quốc ấn. Trong thời gian bình định miền biên cương Miên - Việt, gặp nhiều lúc bọn giặc man di kéo sang quấy rối mạn biên thùy, chánh thất của quan Thống Chế (tên Bà được vua ngự tứ đặt tên Kinh Vĩnh Tế và Núi Sam), thường đến cầu khẩn Đức Bà gia hộ cho quan Thống Chế sớm dẹp yên giặc xâm lăng để tái lập cảnh an cư lạc nghiệp cho dân chúng. Lời cầu khẩn Đức Bà gia hộ cho quan Thống Chế sớm dẹp yên giặc xâm lăng để tái lập cảnh an cư lạc nghiệp cho dân chúng. Lời cầu khẩn được ứng nghiêm. Để tạ ơn Đức Bà, chánh thất của quan Thống Chế đã trùng tu miếu vỏ và thiết kế trọng thể trong ba ngày với một chầu hát bộ ba thứ cúng Bà. Cùng lúc quan Thống Chế trình sớ về triều xin phong tặng tôn hiệu và mỹ tự cho Đức Bà (nay Long Vị Tứ còn tôn thờ nơi nhà Tiên Tế).

Theo lời kể của các vị bô lão, Đức Bà từng linh ứng giúp nước, giúp dân. Điển hình là:

- Trừng phạt tại chỗ bọn giặc Xiêm khi bọn chúng có ý đồ di chuyển Thánh tượng về Xiêm quốc.

- Trừng phạt bọn trộm đạo, lẻn vào tôn miếu đánh cắp đồ từ khi thờ Bà.

- Phù hộ quan Thống Chế Thoại Ngọc Hầu dẹp tan giặc xâm lăng.

- Phù hộ xóm làng được mưa hòa gió thuận, mùa màng thịnh vượng.

- Giáng cơ chỉ bảo kiết hung, họa phước và trị bệnh nan y mà các Đông, Tây y đều bó tay (thúc thủ).

- Ứng vào Linh Xăm mỗi khi dân chúng đến cầu đảo, nếu ai chí thành, tất cả đều được ứng nghiệm.

Cũng do một số bô lão kể lại, trước kia Thánh tượng Đức Bà ngó qua triền núi và nhìn thẳng vào đường lộ (sau lưng miếu hiện nay), nhưng vì dân chúng đi sanh phương qua lại với nhiều uế trược hoặc có hành động sỗ sàng bất kính khi đi ngang miếu. Do đó, quan viên và dân chúng sở tại cầu khẩn với Đức Phật Thầy Tây An chủ xướng xoay Thánh tượng Đức Bà ngó về hướng Đông Bắc như hiện nay.

Đại lễ cúng viếng Đức Bà được trang trọng cử hành trong năm nay: 23, 24, 25, 26 và 27 tháng 4 âm lịch hàng năm được diễn tiến và tóm lược như sau:

 

 

Tối 23 rạng 24 tháng 4 âm lịch hành Lễ Mộc Dục (Tắm Bà). Sau khi Hội Quí Tế tuần tự nguyện hương linh nơi Đức Bà Ngự tọa được che lại bằng một màn đỏ. Đặc biệt, có số người đàn bà trai giới được phép vào lau tượng Bà bằng nước thơm (sau khi làm lễ xong, nước này được nhiều người tin tưởng là thiêng liêng nên tranh nhau xin cho được, dù vài giọt). Mão và y áo được thay mới, tất cả đồ quý kim của Bà cũng được đem ra đeo vào Thánh Tượng. Số vàng của Bà trước năm 1975 có trên 20 lượng và một số ngọc quý đáng giá.

Y áo cũ của Bà được cắt ra từng mảnh nhỏ phân phát cho dân chúng đến lễ lạy; vì số y áo cũ của Bà không đủ phân phát, Hội Quí Tế thay vào đó những miếng vải đỏ mà dân chúng đến lễ gọi là Bùa Bà.

Chiều 25 tháng 4 âm lịch, Lễ Thỉnh Sắc từ phủ thờ quan Thống Chế Thoại Ngọc Hầu gồm lư hương và Long Vị Đức Khổng Phu Tử, các bậc danh thần có công khai mở miền Nam nói chung và vùng Châu Thổ sông Cửu Long như:

- Quan Thống Suất Nguyễn Hữu Cảnh, Thượng Đảng Thần.

- Quan Thống Chế Thoại Ngọc Hầu và nhị vị Phu Nhân.

- Quan Kinh Lược Phan Thanh Giản.

Lễ này ngụ ý nghinh thỉnh liệt vị Thần minh tựu hội về Miếu Bà thọ hưởng sự chiêm bái của bá tánh trong những ngày Vía.

Khuya 25 rạng 26 tháng 4 âm lịch, thiết tế nghi túc yết để trình lên Đức Bà và liệt vị Thần minh, ngày hôm sau cử hành chánh lễ. Lễ vật gồm heo, xôi, bánh; thiết nghi tế và nhã nhạc, trong đó có chúc văn cáo yết.

Sau lễ này, là lễ xây chầu hát bộ, do một vị niên trưởng nhiều đức hạnh đứng ra hành lễ có chúc nhạc.

Sau khi vị chủ tế như phù, đọc chú, trấn yếm, ba hồi trống nổi lên để sau đó đào kép hát bộ khởi hát những lớp như: Khai Nhựt Nguyệt, Điểm Hương Hoa, Tam Tinh Chúc Thọ, Tây Vương Thánh Mẫu Hội Kiến Với Bát Tiên, Tứ Thiên Vương Dâng Liễn, Đại Bội...Sau đó, hát một lớp sơ cổ (luôn luôn hát tuồng tích có trung, hiếu, tiết, nghĩa, như tuồng San Hâu).

Khuya đêm 26 rạng 27 tháng 4 âm lịch cử hành Chánh Tế. Vì là phần Chánh Tế nên lễ này quan trọng hơn Nghi Túc Yết, rất đầy đủ nghi lễ cổ truyền như nhạc, xướng tế, chúc văn đào thay hát lễ...trong suốt thời gian 2 tiếng đồng hồ.

Trong suốt 5 ngày chánh lễ cúng vía, Ban Quản Trị của Hội Quí Tế có mời chư Tăng tụng kinh cầu an cho bá tánh; ngoài hát bộ có quý bà múa bóng, múa võ, ca xướng, nhạc ngũ âm của người Miên và nhiều trò bách hí để giúp vui cho quý khách đến chiêm bái.

Khách hành hương, ngoài việc đến chiêm bái cầu khẩn Đức Bà, còn giữ một tập quán cổ truyền là xin xăm, thỉnh bùa và mượn tiền mà người ta thường gọi là thỉnh Huệ Bà.

Tập quán xin xăm (miền Bắc gọi là xin thẻ), cũng giống như các đền miếu khác, khách hành hương sau khi khấn nguyện trước chánh điện Đức Bà lễ lạy rồi lắc xăm; sau khi một thẻ trong ống xăm rớt ra chiếu, tiếp tục khẩn xin keo âm dương; nếu Đức Bà ứng thì hai quẻ keo một sấp một ngửa. Xong đâu đó, đi đến chỗ phát lời giải xăm rồi sẽ nhờ người trong nhóm bàn xăm giải đoán theo lời giải, cộng với lời khấn nguyện của người xin. Trong những ngày chánh vía, Hội Quí Tế đã công cử một ban bàn giải xăm khoảng 50 người, thế mà không cung ứng đủ giải đáp cho khách hành hương. Ngôi chánh điện Đức Bà thạt rộng lớn nguy nga, và đồ sộ thế mà không đủ chỗ trống cho khách đến lễ bái và xin xăm; khách phải lạy từ ngoài sân khấu hát bộ cho đến nơi chánh điện. Tiếng lắc xăm, tiếng xin keo vang lên đều đều khắp nơi cùng với khói hương tỏa lên nghi ngút hòa lẫn tiếng khấn làm tăng thêm sự thiêng liêng ngôi tôn miếu của vị Thánh Mẫu "Oai chấn Cửu Thiên".

Thỉnh bùa là tập tục đặc biệt của ngày Vía Bà. Bùa là một miếng vải đỏ ngang khoảng một đầu ngón tay, dài 5 tấc. Do tích xưa là những y mão cũ sau khi tắm Bà đem phân phát ra cho khách hành hương; vì quá đông người đến lễ bái, Hội Quí Tế Phải mua thêm vải tây đỏ để phân phát, mới cung ứng để cho khách hành hương. Từ bến Bắc Vàm Cống hay Mỹ Thuận, nếu muốn nhận ra khách hành hương Núi Sam, chúng ta chỉ cần nhìn lên ngực, cổ áo hoặc trên đầu tóc có miếng vải đỏ nhỏ là chắc trăm phần trăm là họ đã đi Vía Bà.

Một tập tục khác đặc biệt của ngày Vía Bà là mượn hoặc xin tiền Bà để trong mình làm vật tùy thân, ngõ hầu làm ăn may mắn. Người ta tin tưởng tiền Bà, nếu xin hoặc mượn của Bà sẽ hưởng nhiều phước lành như ý; nên năm trước đến khấn lấy mượn, rồi năm sau đến bái tạ hoàn trả tiền cũ và thỉnh lại tiền cho năm kế tiếp. Tiền xin hoặc mượn chỉ tượng trưng một vài đồng, năm ba cắc bạc được đựng vào bao đỏ có đề tên hiệu của Bà với câu chúc "Thánh ý lợi sự"và dấu ấn của Hội Quí Tế. Tuy việc xin mượn không văn tự chính thức như những giấy nợ ngoài đời, nhưng hầu như không một ai dám sai trái. Người ta tin tưởng và sợ oai linh Đức Bà và nếu không trả sẽ bị bề trên quở phạt đau ốm hoặc thua lỗ. Tiền mượn và trả tùy tâm thành của khách hành hương. Theo sự kết toán của ban tài chánh Hội Quí Tế trong năm 1974, tiền cúng Bà lên tới 80 triệu đồng quốc gia, sau khi đã chi phí hơn 30 triệu. Phụng hành Thánh ý Đức Thánh Mẫu tất cả đều "Lợi lạc quần sanh"nên Hội Quí Tế đã sử dụng số ngân khoản vào những việc lợi ích xã hội nhơn quần, xây nhà tạm trú cho khách đến hành hương, xây chùa, tu bổ di tích lịch sử, xây trường học, bệnh xá, cứu trợ nạn nhân chiến tranh, bão lụt, trẻ mồ côi.

Núi Sam tuy là một nơi sầm uất, thôn dã, nhưng nhờ có ngày Hội Vía Bà, nên lúc nào cảnh núi non của xã Vĩnh Tế cũng náo nhiệt và tấp nập khách hành hương. Sau khi chiêm bái Đức Bà, khách hành hương không quên tới viếng Chùa Tây An lưu danh Đức Phật Thầy, một thiền sư có công đức cao dày trong cao trào chấn hưng Phật Giáo miền Nam ngót 150 năm nay. Lăng mộ Đức Thống Chế Thoại Ngọc Hầu nối gót quan Hổ Tướng Nguyễn Hữu Cảnh đã dầy công khai phá và bình định miền Châu Thổ sông Cửu Long.

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh.

Thủy bất tại thân hữu long tắc linh

Sơn thôn linh địa

Hay:

Non linh đất phước

(Noi theo lời truyền khẩu xưa, một nhóm đồng hương Châu Đốc soạn lại).

(Điện Chúa Xứ Thánh Mẫu Núi Sam Châu Đốc Sacramento sao lục)