Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

PHONG VỊ

VÀ HƯƠNG VỊ HUẾ

 

HOÀNG BÌNH THI

 

 

HOA SEN MÙA HẠ

 

 

Dường như mỗi mùa ở Huế có một loài hoa riêng đặc trưng . Mùa thu, Huế mênh mang hoa cúc. Cánh dày, hoa nhỏ vàng rượi như nắng thu. Mùa đông Huế rất nhiều hoa mạt ly trăng trắng điểm bờ dậu thưa như những cánh bướm nhỏ. Mùa xuân, Huế rực rỡ hoa Mai. Từ khắp nơi hoa về phố mang theo sắc vàng làm một nỗi u hoài riêng. Mùa hạ, Huế nở đầy hoa sen, hoa phủ trắng Thành nội, hoa rãi hồng cả hồ Tịnh Tâm, nhìn xa xa như xác pháo còn sót lại của đám cưới nhà ai.

Không phải ngẫu nhiên mà vua Minh Mạng trong quá trình đúc Cửu Đỉnh đã ban lệnh khắc hình Liên hoa ( hoa Sen) vào chiếc đỉnh thứ hai có tên là Nhân đỉnh. Để từ đó hoa sen trở thành một trong 9 loài hoa lưu danh muôn thuở trên Cửu đỉnh. Dâng hiến trọn vẹn vẻ đẹp thanh khiết cho con người. Hoa sen là một thực thể thiên nhiên đầy ẩn dụ của Huế. Có thể nhận thấy trong từng cánh hoa những ý nghĩa phố quát của cuộc đời. Chẳng hạn, cớ làm sao từ bùn lại mọc lên lừng lững những đoá sen trắng yêu kiều đến vậy?

Chẳng hạn như hoa sen chỉ sống được trong bùn nhưng phải là thứ bùn sạch, bùn mà không phải là bùn? Riêng cái màu trắng như ngà ngọc của hoa sen Huế thì tao nhân mặc khách còn phải tốn kém rất nhiều giấy mực. Đó là một thứ lụa tập thể đa chiều với những đường gân nổi xao xuyến. Quy trình từ bùn đến hoá, từ sự tầm thường đến cái đẹp siêu thoát, quả đã vượt ra khỏi sự lý giải của con người. Nó không đơn thuần là sự tuân thủ của một quy luật sinh học nào đó mà chính là cái đẹp hiện thân như từ trong cổ tích hiện ra. Và chỉ có thể lý giải bằng cổ tích.

Từ tháng hai, trời bớt rét, nhiều người Huế đã bắt đầu trồng sen. Họ dọn đáy hồ để chỉ có một thứ bùn ròng. Hoa sen được trồng bằng choái ( thân sen) như cách người ta trồng sẵn. Người Huế gọi là "mặt sen". Cứ trung bình 1 hecta trồng cỡ 1 ngàn mặt sen là vừa. ở Huế thường trồng hai loại hoa sen: hoa sen hồng có gốc ở làng Phú Mộng - Kim Long và hoa sen Trắng " mặt trẹt" có gốc tận miền Nam. Trồng tháng hai, cỡ tháng sáu, tháng bảy là thu hoạch.

Một người bạn của tôi cho biết, người trống sen lâu nhất ở Huế bây giờ có lẽ là ông Lê Đại Vinh. Tuổi ngoài 70, ông Vinh trồng sen từ khi tóc còn để chỏm. Suốt mấy mươi năm ông đã gắn bó cuộc đời với sen hồ Tịnh Tâm, sướng khổ, vui buồn với hoa. Khi nắng, khi mưa chỉ một chiếc thuyền bé bằng bàn tay. Ông chăm chút những cụm sen như chăm chút một bầy con nhỏ. Lấy cái đẹp của hoa sen làm niềm yên uỷ cho tâm hồn. Có lẽ ít có ai trong đời đã gắn bó với hoa sen đến vậy!

Công dụng của hoa sen thì vô kể. Lá sen dùng để gói quà bánh. Lớp vỏ xenlulô tốt không kém gì lá chuối. Lá sen non gói xôi hoặc cốm giữ hương vị rất lâu. Củ sen làm mứt, đó là thứ mứt hảo hạng có thể chữa trị bệnh. Ngó sen ngâm dấm chua làm món nhậu vào loại bậc nhất. Rồi tim sen, hạt sen có thể dùng vào nhiều việc khác. Nhưng trên hết thảy mọi giá trị sử dụng đời thường, vẫn là cái đẹp của hoa sen. Một cái đẹp im lặnh, kín đáo và sâu thẳm.

Ngày Hạ chí, thảnh thơi đi tìm hoa sen. Bước chân vô tình đưa tôi đến tận Khiêm lăng. Bất chợt trời đổ mưa, từ hàng hiên nhà Thuỷ Tạ nhìn lên dãy núi Giã Sơn chỉ thấy sau màn mưa ngút ngàn một màu sen trắng. Chợt nhớ bài thơ nổi tiếng " Lạc hoa" của Chu Thục Trinh đời Đường, với hai câu thơ đầu:

Liên lý chi đầu hoa chính khai

Đố hoa phong vũ tiện tương thôi..

Tạm dịch:

Sen liền cành giữa độ hoa

Ghét ghen mưa gió chẳng tha dập vùi...

 

 

 

HÀNG NƯỚC

 

Sống ở Huế nhiều năm, nhẩn nha đi đây đó, thấy ở nhiều vùng quê vẫn có những gánh hàng nước bày ở các góc chợ. Gánh hàng nhỏ và khiêm tốn như chính chủ nhân của nó. Với một đôi quang gánh, vài chiếc đòn tre và cái chóng nhỏ mặt mây, nước lên bóng loáng thời gian. Ly dùng uống nước là những chiếc ly sành cũ, nước men đã tróc, nhìn kém màu, hoặc là những chiếc bát sứ ngã màu thời gian, bưng lên tay thấy râm ráp như khi gặt lúa. ở chợ Vinh Thanh, hàng nước có bán kèm với rượu, và bán hàng là một... người đàn ông đã luống tuổi. Nhưng thường cán đáng hàng nước vẫn là những cô gái còn son trẻ mà cái duyên của gánh hàng không theo kịp cái duyên của người bán hàng. Mấy ai còn nhớ gánh hàng nước cô Thao đã xưa lắm rồi bên bến đò Ca Cút. Người Tam Giang xa quê nhiều năm, chỉ cần về đến hàng nước cô Thao là biết được tin nhà. Đôi môi cắn chỉ, mắt lá dăm cô Thao đon đả mời khách. Chén nước nóng ấm như hơi thở con gái đưa lòng ai phút chốc như trẻ lại mấy mươi tuổi đời. Nhớ gánh hàng nước cô Thìn ở bến đò Cồn Gai, mà ai đó gọi là bến đò "Con gái". Nước chè cô Thìn xanh, trong và đậm hương gừng. Ngày nắng nóng, đi đường xa người nhọc mệt, chỉ cần bát nước chè cô Thìn là người tháo mồ hôi một lượt, khoẻ khoắn lại như thường. Hay như gánh hàng nước cô Mão nắm khuất lấp bên góc nhỏ bến đò chợ Đông Ba. Thợ thuyền uống nườm nượp. Nước ngon ở cái nhiều, rẻ và đặc điểm là cái tính đằm thằm, đa sắc của cô bán hàng. Chiếc áo lụa cánh cô mặc hàng ngày dùng đã lâu nhưng lúc nào cũng như mới và thơm mùi hương lài lý. Thoạt nhìn đã thấy lòng mát rượi, như được một bóng đa làng che chở trên đầu. Chính vì thế mà người rỗi việc, hay có một chút đa cảm với đời, yêu quá cuộc sống mà thường nhẩn nha ngồi ở những hàng nước. Ngồi để bàn chuyện phiếm tào lao như một người ở trọ vô tư, hoặc đơn giản là ngồi hàng nước để mà ngóng người khác nói chuyện. Mà chuyện từ nghiêm túc đến tầm phào thì người dân Huế " mặn" cũng chả kém nơi nào. Có người quen nếp sống công chức cảm thấy lạ khi người khác la cà hàng nước suốt ngày. Có cái gì ở đấy đâu mà khối người lại say mê đến vậy?. Cũng khó lý giải nhưng với nhiều người Huế, hàng nước là không gian sinh toả, cái nơi cần thiết như là không khí để có thể thở hàng ngày. Lê la ngồi ở hàng nước những tưởng là vô nghĩa, tự hoang phí cuộc sống mình, nhưng không hẳn là vậy. Ngồi hàng nước là một phần của nếp sống thị dân Huế. Chén nước có khi chỉ là cái cớ để mà gặp nhau hàn huyên tâm sự. Chén nước gỡ rối bao nhiêu là tơ lòng, những vui buồn vốn dĩ thường ở cuộc đời này.

Những sinh viên từng có thời đi học tại Huế khó mà quên những hàng nước trên sân ga. Ga Huế sống về đêm nên các hàng nước cũng thức theo. Một dãy hè phố đầy những ánh đèn hột vịt, mờ tỏ mà quyến rũ vô cùng. ở đây có bán trà Bắc, chuyên trong những chiếc ấm nhỏ và là nơi duy nhất ở Huế còn bán thuốc Lào hút tại chỗ. Khó mà diễn tả hợp âm giữa tiếng còi tàu với mưa Huế và tiếng reo vui từ ống điếu hút thuốc Lào. Nó là một cảm giác buồn vui lẫn lộn khiến người xa quê ngồi đợi tàu thấy lòng nửa như cười và nửa như muốn khóc... Mấy ai còn nhớ hàng nước cô Hiên không? Hàng thật nhỏ và nghèo, nằm dưới một tàn lá cây bồ đề đại thụ rễ chằng chịt. Hàng cô Hiên còn bán cả rượu Kim Long (Quảng Trị). Thứ rượu gạo nặng ngang với cuốc lũi làng Vân (Bắc Ninh) và Bàu Đá (Bình Định). Uống một chung rượu Kim Long, ngắm cô hàng nước thấy đầu váng vất và tai mơ hồ nghe như có tiếng ai gọi thầm trong sương mù. Hàng cô Hiên cũng thường cho bán chịu nên khách "áo vải" lúc nào cũng đông. Có người ra trường đến mười năm mới quay về chốn cũ để trả món nợ ngày xưa. Chốn cũ chừ đã khác. Ga Huế nhiều lần được tu sửa lại, vỉa hè cũng khác xưa, chỉ có dãy hàng nước là vẫn như cũ, rêu mốc như nỗi buồn.

Phố xá Huế chừ đô thị hoá. Những cô hàng nước mỗi ngày cứ bé dần trong những góc phố nhỏ. Muốn tìm một hàng nước để mà nhớ phải lặn lội ra tận ngoại thành, hay chờ đêm xuống, mưa lăng thăng, cùng với một người bạn lội bộ lên ga Huế, tìm cô hàng nước ngày xưa.