Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

CẦN THƠ

 

(Sưu tầm trên internet)

 

 

“Cần Thơ gạo trắng nước trong;

Ai đi đến đó thì không muốn về"

Câu ca dao lưu truyền từ bao đời đã làm lay động lòng người mỗi khi có dịp dừng chân ghé thăm vùng đất Tây Đô ở cực nam tổ quốc .

Xuất xứ từ tên “cầm thi giang” (sông thơ, đàn), Cần Thơ là vùng mang đậm dấu ấn văn hoá sông nước. Con sông gắn liền với mọi hoạt động kinh tế, văn hoá của cư dân nơi đây. Nét độc đáo của nền văn hoá sông nước Cần thơ chính là chợ nổi và đờn ca tài tử . Có thể nói nếu như chợ nổi là nơi buôn bán, kiếm ra của cải nuôi dưỡng thể xác, thì đờn ca tài tử, vọng cổ nuôi dưỡng tâm hồn của con người vùng miệt vườn sông nước này.

 

Một thoáng miệt vườn sông nước Cần Thơ

Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, trung tâm lỵ sở hành chính Cần Thơ chuyển tới nhiều nơi, từ Sa Đéc (1868), Trà Ôn(1872), Cái Răng (1873), sau đó tỉnh Cần Thơ chính thức được thành lập ngày 23-2-1876 với tung tâm tỉnh lỵ (dinh tham biện) đặt tại làng Tân An – tổng Định Bảo với 5 huyện lỵ nối nhau bằng hệ thống sông nước chằng chịt. Từ một vùng nê trạch, nhiều đĩa, muỗi, thú dữ, đất Cần Thơ từng bước được hình thành bằng mồ hôi xương máu của nhiều lớp lưu dân qua nhiều thời kỳ và các thế hệ con cháu của họ đã đến đây, gắn bó nhau trên tinh thần cởi mở, hòa hợp dân tộc trên cơ sở một nền “văn minh sông nước” mang màu sắc hết sức đặc trưng.

Nét độc đáo tự nhiên và kiến trúc đô thị của Cần Thơ là mạng lưới kênh rạch. Kênh rạch cũng là "đường phố", nó mang vẻ đẹp cho một đô thị lớn từng được mệnh danh là Tây Đô. Cần Thơ lại có vẻ đẹp bình dị nên thơ của làng quê sông nước, dân cư tập trung đông đúc, làng xóm trù phú núp dưới bóng dừa. Cần Thơ, ngoài những đặc sản nổi tiếng mang đậm hương vị quê nhà, ăn cơm sốt dẻo nấu bằng gạo Tài Nguyên thơm phức với mắm cá lóc, kèm bát canh cua đồng nấu với bông so đũa vàng ươm, còn có những nét đẹp văn hoá truyền thống ít nơi nào có được:

Đó là đi du thuyền nghe hát dân ca: Giữa không gian tĩnh mịch, sâu thẳm của miệt vườn sông nước bỗng một điệu hò man mác ngân lên ngay giữa khoang thuyền, kéo dài, quện lẫn âm thanh xao xuyến của cây đàn cò: "Hoa mua ai bán mà mua; mẹ không ngã giá cho vừa lòng con...". Những điệu dân ca ngọt ngào càng trở nên gần gũi, tha thiết bởi các nghệ sĩ biểu diễn là người dân lao động, khởi lên từ các phong trào văn nghệ quần chúng địa phương, lời ca mộc mạc, chân tình.

Đó là những tập quán cổ truyền như sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng, lễ hội: Quá trình sống chung của 3 dân tộc 3 dân tộc Việt Khơmer – Hoa đã tạo nên những phong tục tập quán cổ truyền vừa có những nét riêng vừa mang những nét đặc sắc chung. Song song với các sinh hoạt tôn giáo, hầu hết đồng bào có đạo cũng như không có đạo đều giữ tập quán thờ cúng tổ tiên, ông bà, một tín ngưỡng dân gian truyền thống; một bộ phận khá đông tham gia sinh hoạt lễ hội dân gian chứa đựng những yếu tố tín ngưỡng. Ngoài các lễ hội mang tính quốc gia như: Tết Nguyên đán, Tết Trung thu, Thanh minh…ở Cần thơ còn có rất nhiều các lễ hội riêng mang màu sắc của từng dân tộc như Lễ Cholchnam Thmay: Lễ vào năm mới còn gọi “Lễ chịu tuổi” tức là Tết của người Khmer Đồng bằng sông Cửu Long ở Cần Thơ. Lễ Cholchnam Thmay tính theo Phật lịch được kéo dài 3 ngày, thường xê dịch trong khoảng tháng 4 dương lịch hàng năm. Lễ Đôn ta: Lễ cúng ông bà tổ tiên của người Khmer được tổ chức mỗi năm 8 ngày, từ 29 tháng 8 đến 1 tháng 9 âm lịch hàng năm.

Đó là những ngôi đình làng: Người Việt ở Cần Thơ cũng như ở Nam Bộ rất coi trọng đình làng. Khi lưu dân đến khai phá đất đai, đã ổn định cuộc sống thì ngôi đình mọc lên để thờ các vị Tiền hiền, Hậu hiền là những ân nhân sinh tiền có công mở đất lập làng, ổn định cho cuộc sống dân cư ở địa phương. Đình là nơi thờ các vị thần linh phù hộ cho dân làng như thần “Thành Hoàng Bổn Cảnh”, các vị thần tín ngưỡng dân gian. Các ngôi đình ở Cần Thơ khác hơn các ngôi đình ở Nam bộ, còn thờ các vị có công với làng xã, đánh đuổi giặc ngoại xâm được thờ cùng với thần “Thành Hoàng Bổn Cảnh”, như đình Bình Thủy thờ các ông: Đinh Công Chánh, Trần Hưng Đạo, Bùi Hữu Nghĩa... Đình Thới Bình - Tân An thờ ông: Nguyễn Thành Trưng, đình Thường Thạnh thờ ông Nguyễn Trung Trực v.v... Ngoài ra, các ngôi đình ở Cần Thơ còn thờ các vị thần theo tín ngưỡng dân gian phổ biến là: thần Hổ, thần Nông, thần Bạch Mai, thần Thái Giám, thần Thổ Địa, Táo quân, thần Thanh Long, thần Bạch Hổ, thần Phong Thủy, thần Triệt lộ v.v... Riêng đình Thới Bình - Tân An còn thờ Ngũ Hành Nương Nương, Bà Chúa Xứ, Quan Công v.v... Hằng năm, các ngôi đình ở Cần Thơ thường có 2 kỳ lễ lớn: Thượng điền và Hạ điền và cứ 8 năm chọn ngày Thượng điền hoặc Hạ điền làm lễ Kỳ Yên. Lễ Kỳ Yên có các nghi lễ thỉnh sắc thần "Thành Hoàng Bổn Cảnh" về đình, lễ mở sắc thần, lễ Túc Yết, lễ Chánh Tế, lễ Tế Tiên Hiền, Hậu Hiền và các danh hữu công khác. Nếu lễ Kỳ Yên còn kiêm luôn lễ Thượng điền hoặc Hạ điền thì có nghi thức tế thần Nông và thần Hổ. Đình làng nói, chung và đình ở Cần Thơ nói riêng là trung tâm sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của cộng đồng dân cư làng xã, thể hiện sự phong phú trong đời sống tâm linh của người dân xứ này. Ngoài các lễ thức dân gian nói trên, người Việt ở Cần Thơ còn cúng đất nước ông bà (hay ông bà tổ tiên hoặc Tổ quốc), cúng làm nhà, cúng Tổ (mỗi ngành nghề có ngày cúng Tổ riêng), cúng cầu mưa, cúng tống ôn, cúng chiến sĩ trận vong (kèm với các đám cúng giỗ, Tết), thờ cúng ông Táo, Đất đai, Thổ địa, Thần Tài, Thần Hộ mạng v.v... Tùy theo nội dung sinh hoạt của mỗi chùa, thông thường trong năm có các ngày lễ, vía lớn như sau: Vía Quan Công (13 tháng giêng), vía Bà Thiên Hậu (23 tháng giêng âm lịch), vía ông Bổn (15 tháng 3 âm lịch), vía Ngọc Hoàng (9 tháng giêng âm lịch). Ngoài ra, rằm tháng Giêng, rằm tháng Bảy, rằm tháng Chạp, các ngày sóc, ngày vọng cũng là ngày lễ của các chùa, miếu. Ngày Tết Nguyên đán là một dịp sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo quan trọng của người Hoa.

 

Cần Thơ – vùng đất của đờn ca tài tử

Một lần đến với Cần Thơ, hẳn bạn sẽ không thể quên các giai thoại về tài tử giai nhân trong những câu ca, làn điệu vọng cổ. Có lẽ vì vùng đất này là nơi dừng chân của loại hình đờn ca tài tử nổi tiếng của Nam bộ.

Với những con người sinh ra và lớn lên nơi đây, khi hứng thì đờn ca, vui là chính, không chuyên nghiệp nhưng người chơi cũng phải bỏ ra lắm công phu, phải luyện cho tinh thần nhiều cảm xúc, luyện cho giọng ca ai oán u buồn hoà quyện với cảnh miệt vườn sông nước. Mục đích của các bạn đờn ca tài tử là phục vụ cho các lễ hội, đám cưới, đám giỗ, buổi tiễn đưa tân binh, đơn vị bộ đội lên đường đánh giặc... không vụ lợi, không cần thù lao, chỉ là góp vui mang tính cộng đồng sâu sắc, bình đẳng giữa mọi người. Ai biết đờn thì đờn, biết ca thì ca, một bài cũng được, chẳng ai chê cười mà còn động viên cố gắng. Những người không biết đờn ca, đủ cả trẻ già trai gái, cả người đi đường thích thì tham gia. Ban tài tử nào, ở ấp, xã nào cũng có đông đảo khán, thính giả trung thành. Cuộc chơi không hạn định giờ giấc. Ðến khuya, khi mọi người cảm thấy thỏa mãn thì chia tay ra về, hẹn lại vào buổi tối hôm sau. Cứ như vậy thành lệ. Không ai bảo ai, hằng ngày làm lụng vất vả trên đồng ruộng, hoặc có chuyện đi xa, đến chiều phải tranh thủ về để kịp có mặt tham gia hoặc thưởng thức buổi đờn ca tài tử. Năm này tháng nọ cũng lặp lại những bài bản cũ (lâu lâu mới có lời ca mới) nhưng người đờn lẫn người nghe vẫn không ai thấy chán, mà trái lại họ như bị nghiện, không có không được.

Thú chơi đờn ca tài tử còn vì phong cảnh hữu tình, gợi cảm, gần với thiên nhiên. Phần nhiều các ban ca nhạc tài tử thích chơi giữa cảnh trời trăng mây nước. Có thể dưới bóng mát gốc me, gốc xoài,gió lộng, trên gò đất cao cạnh ao làng được bao bọc bốn bề là đồng lúa xanh tươi, vàng rực. Hay trên chiếc thuyền trôi xuôi êm ả theo dòng nước lồng lộng trăng rằm, nên thơ tĩnh mịch, tiếng lá dừa nước hai bên bờ rì rào dịu êm như nền nhạc đệm làm tăng vẻ hữu tình cho buổi đờn ca tài tử trên sông.

Đờn ca tài tử có ma lực, sức hấp dẫn làm say mê lòng người, ai biết qua rồi khó lòng bỏ được. Vì nó là bản sắc văn hóa Nam bộ, văn hoá của một vùng miệt vườn sông nước, là đời sống tinh thần của con người đất Cần thơ.

 

Lênh đênh Chợ nổi Cần thơ

Về văn hóa sông nước, đặc trưng nhất vẫn là các chợ nổi miền Tây. Ở đó sông ngòi chằng chịt, nơi có những đứa trẻ chưa biết chạy đã lặn ngụp trên sông và thuyền bè thay xe cộ làm phương tiện di chuyển chủ yếu của người dân. Nơi mà chợ có khi không họp trên đất mà họp trên mặt nước, và người ta không bày hàng hóa trên sạp mà treo trên những cây sào dài vốn được người dân địa phương quen gọi là cây bẹo. Những cây bẹo vui mắt treo lủng lẳng đủ loại rau củ quả đầy mầu sắc đã làm tươi mới cả một vùng chợ nổi vốn đã rất tưng bừng và nhộn nhịp. Chợ họp trên sông nên buộc phải đi thuyền. Loại chợ này được gọi chung là chợ nổi. Nhiều chợ nổi lừng danh cả nước như Cái Bè (Tiền Giang), Cái Răng , Phong Điền (Cần Thơ)... nhưng sầm uất và nổi tiếng hơn cả phải kể đến chợ nổi Phụng Hiệp.

Chợ nổi Phụng Hiệp thuộc huyện Phụng Hiệp, nằm cạnh Quốc lộ 1A, cách thành phố Cần Thơ khoảng 30 km về phía Nam, còn gọi là chợ nổi Ngã Bảy bởi chợ họp ngay vùng hợp lưu của bảy con sông nhỏ là Xẻo Môn, Xẻo Đông, Bún Tàu, Lái Hiếu, Cái Còn, Mang Cá và kênh Xáng.

Từ sớm tinh mơ, hàng trăm chiếc thuyền của bà con nông dân (giống như sạp hàng của tiểu thương ở chợ trên bờ) khắp vùng đã rộn ràng như trẩy hội. Tiếng máy nổ, tiếng sóng vỗ, chày khua, tiếng í ới gọi nhau... tạo nên một vùng âm thanh thân quen và hối hả. Khác với chợ trên bờ là chợ tĩnh - chợ nổi là chợ động, bởi các "sạp" thuyền luôn di chuyển. Thay cho biển hiệu hay quảng cáo, trước mỗi thuyền ở chợ nổi có một cây sào cao, trên đó treo những hàng hóa cần bán, (dân địa phương gọi là bẹo). Chỉ cần nhìn dấu hiệu trên cây bẹo, những "bảng hiệu sống" là biết trên thuyền bán gì. Hàng hóa chợ nổi cũng cực kỳ phong phú, trên bờ có gì, dưới sông có nấy. Từ cây kim sợi chỉ đến thực phẩm, đồ gia dụng và các loại rau quả, cây trái - bán ký, bán mớ, bán chục (gọi là chục nhưng có loại tính tới 16, 18). Người đi chợ cũng dùng thuyền. Cảnh thuyền bè đông đúc cặp mạn mua bán nhộn nhịp vui mắt. Có thuyền bán sỉ, có thuyền bán lẻ. Cả màu sắc và âm thanh chợ nổi đều ăn đứt trên bờ. Thuyền bè trên chợ đi lại như mắc cửi nhưng không hề ùn tắc hay va quệt vào nhau. Lái thuyền đa phần là phụ nữ với trang phục bà ba, nón lá, nói năng chân chất, mộc mạc. Nhiều cô xinh xắn, da trắng ngọt như nước dừa, má hồng như mận chín, mắt tròn đen như nhãn đầu mùa cứ lúng liếng cười khi gặp những khách lạ lớ ngớ lần đầu đi chợ nổi. Mua bán ở đây không sợ nạn nói thách hay mua lầm như ở chợ phố. Hàng hóa chợ nổi cũng cực kỳ phong phú, trên bờ có gì, dưới sông có nấy. Từ cây kim sợi chỉ đến thực phẩm, đồ gia dụng và các loại rau quả, cây trái - bán ký, bán mớ, bán chục (gọi là chục nhưng có loại tính tới 16, 18). Người đi chợ cũng dùng thuyền. Cảnh thuyền bè đông đúc cặp mạn mua bán nhộn nhịp vui mắt. Có thuyền bán sỉ, có thuyền bán lẻ. Cả màu sắc và âm thanh chợ nổi đều ăn đứt trên bờ. Thuyền bè trên chợ đi lại như mắc cửi nhưng không hề ùn tắc hay va quệt vào nhau. Lái thuyền đa phần là phụ nữ với trang phục bà ba, nón lá, nói năng chân chất, mộc mạc. Nhiều cô xinh xắn, da trắng ngọt như nước dừa, má hồng như mận chín, mắt tròn đen như nhãn đầu mùa cứ lúng liếng cười khi gặp những khách lạ lớ ngớ lần đầu đi chợ nổi. Mua bán ở đây không sợ nạn nói thách hay mua lầm như ở chợ phố.

“Ai đến Cần Thơ mà chẳng thương/Ai xa Cần Thơ mà chẳng nhớ?”: Nhớ hạt gạo trắng trong, nhớ cái Ngã ba sông Cái Răng, nhớ cái chợ nổi là kia. Nỗi nhớ ấy tập trung thành sức mạnh vô biên, được truyền lại và tiếp tục nhân lên qua nhiều thế hệ kế tiếp nối nhau xây dựng nên một Cần thơ hôm nay và tương lai.