Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

TIẾNG GÀ TRƯA

BÊN CHÂN THÁP CỔ

 

HUỲNH THẠCH THẢO

 

Tháp cổ ấy có từ lâu, rất lâu, lúc từng đàn chim biến chiều chiều từ khơi xa bay về đậu rợp. Lúc ban mai, khi đàn nhạn biển xoải cánh ra hướng đông thì quanh núi tháp rậm rạp cây xanh có từng bầy khỉ choàng thức, cãi nhau chí chóe rồi lần hồi kéo nhau từng tốp xuôi về hẻm núi, nơi ấy là bẫy nương cửa các cư dân. Tháp cổ có thêm một dòng sông, như bất kỳ ngôi tháp nào nằm dọc theo dải đất đầy nắng cháy mưa dầm, mang mang gió. Năm lũ lớn, dòng sông ngầu ngầu bọt kia xuất hiện thêm nhánh rẽ cùng lượng phù sa tuôn về tạo thành doi cát lớn chạy dài theo triền tháp.

Dân cư nườm nượp kéo đến dựng nhà, lập đường, mở chợ với lũy tre xanh đâm chồi giữ đất. Từng đoàn người cứ chờ sập tối lại kéo nhau lên núi dể dựng bẫy bắt chim thú. Sáng sáng, họ gồng gánh lủng liểng từng xâu nhạn biển trắng toát và từng sọt khỉ loi choi hét váng với bình minh để xuống bến kịp giao thương buôn áp thuyền đợi sẵn. Ba tháng sau cổ tháp hết nhẵn chim biển, sạch bong bầy khỉ

lông vàng, chỉ còn từng mảng rêu phong năm này tháng nọ chất chồng từ đỉnh lan xuống tận chân gạch màu nâu sẫm. Bù lại, những mái ngói âm dương, tường vôi trắng xám chạy dọc theo con đường mới mở, thị tứ đã có, bến cảng đã xong, việc buôn bán nhộn nhịp theo con nước lên xuống để vào vùng đất mới.

Quán lão Năm Gà đối diện ngay ngã ba mặt hướng ra bến, khách nhộn nhịp khi bóng tháp cổ soi nghiêng về dòng sông và theo đúng tên gọi của chủ nhân, chỉ bán gà, toàn gà từ gà ác, gà ta, gà chân chì, chân vàng, mái cồ, tơ giò... với đủ món cơm cháo, rang chiên, gỏi nộm. Nhưng đặc biệt là gà cổ tháp, dành cho khách thương hồ giàu sụ. Loại gà ăn toàn củ tóc tiên, hoa đỗ trọng, hạt sâm nam mọc đầy trên núi, thân nhỏ, chân đen tuyền, mào đỏ rực, lông mốc xám thoắt ẩn thoắt hiện từng bầy dọc triền núi .

Vào mỗi sáng thường ngày, hừng đông mờ rạng chân biển, lúc phía đỉnh tháp cổ tiếng gà gáy vòng vọng từng hồi buông xuống khu xóm mới lẩn át tiếng gà nhà đang thi tiếng gáy thì lão Năm đã xua bầy con gần chục đứa ra sau vườn. Nơi ấy chất đầy các lồng gà, chảo nước to đùng sôi sùng sục, dao thớt thau chậu sắp ngay ngắn. Bên ngoài, khi dàn hợp xướng chào bình mình vang lên rộn rã thì nhà lão dàn hợp xướng của ẩm thực chẳng kém. Các đôi tay quặp lấy túm gọn từng con đang đập cánh xoành xoạch, gào rú tắt nghẹn khi lão cùng lũ con lạnh lùng tréo cánh, thêm nhát dao thật ngọt qua cố, máu tóe từng vòi, từng vòi nóng hôi hối vào thau đặt cạnh, xong vứt tất lên thềm giếng để vớ lẩy con khác mà tréo cánh, đẩy nhát dao bén rồi con nữa, con nữa. Thềm giếng loang máu tanh nồng, có con khật khừ bật dậy chạy nghiêng ngả bị đứa út chụp lấy, dang tay đập vào cạnh giếng rồi những cặp chân bốn móng co giật lần cuối từ từ duỗi thẳng. Lúc tiếng gà nơi tháp cổ im tiếng thì sau nhà lão đã chất đống xác gà đủ màu sắc. Mặt trời hắt tia sáng đầu tiên, các đôi tay đã xong khâu mổ, nhổ, phân loại và đứa con út lão Năm lặc lè khiêng từng thúng lông, ruột phèo đồ ụp xuống dòng sông chưa tan sương sớm, nó trôi dập dềnh dập dềnh từng mảng nhầy nhụa là lúc đàn cá ngạch lao đến quẫy nước rúc rỉa, xáo tung.

Ghe thuyền vào bến, quán đã mở, mùi xào nấu thơm lựng, nồi cháo gà cuộn lên chìm xuống từng chiếc đầu có đôi mỏ cong quặp như dấu hỏi ngơ ngác. Bên đĩa lòng bốc hơi, đùi cánh béo ngậy, tô cháo nóng rực đã làm tỉnh các khuôn mặt qua đêm buông lưới, một ngày lênh đênh sóng nước, nhưng hay hơn nữa là ly rượu sóng sánh màu vàng nghệ thì chân tay, lưng gối mỏi nhức đến đâu cũng từ từ nhẹ hẳn. Không ai biết rượu gì, chỉ có lão chủ quán đang cặm cụi trong buồng tối, chiết từ thẩu lớn thủy tinh qua từng chai nhỏ dòng nước vàng sánh ấy, ánh sáng luồn qua viên ngói hình vảy cá bị vỡ, rọi thẳng đến chiếc lọ ngoài cùng chứa những hạt đậu trắng, nhưng nhìn kỹ hơn lại là tinh hoàn của giống gà cổ tháp, loại gà sót lại thời Chiêm Thành hưng thịnh.

Có tiếng ồn ào từ cửa kèm câu hỏi oang oang:

- Năm Gà đâu, sáng bét rồi còn "chọi" hả?

Tiểng cười rộ lúc lão Năm ló đau ra ngoài.

- Làm cho tụi này món cũ, đem chai gia truyền để lên gân cốt cái coi.

Năm Gà xoa tay dạ ran mất hút. Lão ra sau vườn nơi cuối dải đất tủa vào vách núi có các tảng đá chồng, tán cây phủ xuống mát dịu. Lão vạch bụi chà gai, bên trong là chiếc chuồng tre nhiều ngăn tự đóng. Liếc thoáng ra ngoài và thật nhanh, lão luồn tay thộp cổ đôi gà lông mốc xám, chân đen tuyền. Tiếng "oác", tắt nghẹn, dòng máu đỏ sẫm tuôn vào cố chai chứa nước vàng óng. Lão giắt

vội con dao vào cạp quần, tay lắc lắc chiếc chai dần biến màu để đứng lên không quên xách theo đôi gà thõng thượt. Lão thoáng giật mình và trân trân nhìn phía tảng đá đen trước mặt. Trên đó, nơi đám rêu xanh mướt, con kê trống với chiếc mào đỏ rực trong nắng, cặp cựa dài cong vút đang đưa đôi mắt có viền vàng nhìn lão rồi đập cánh bay là là sang rặng trâm bầu, tiếng gáy của nó chợt cất lên lanh lảnh, vòng vọng xa dần trong đám lá xào xạc.

Lão đờ đẫn một lúc và chợt nhớ nhóm thực khách nên vội đi vào, miệng lẩm bẩm: "Kê chúa tháp cổ đây rồi, mẹ tiếng gáy của mày không lẫn đâu được".

Lão dọn thức ăn và rượu cho khách xong vội quay vô chỗ thường ngày của lão là chiếc bàn sau bức rèm trúc. Chỗ ấy lão có thể quan sát đám khách nhổn nháo, ồn ào xì xụp kia. Lão mơ đến việc giăng bẫy bắt con kê chúa kia, có được nó thì bầy gà cổ tháp sẽ tụ về chỗ lão, lao sẽ tạo giống, có loại thịt đặc biệt không phải tìm tòi đặt bẫy, không phải xách nỏ bò toại qua từng hốc núi rách tướp chân tay vì gai cào, đá cắt và lẽ nữa, hình như chúng đã hết dần. Mẹ kiếp, có con đầu đàn thì mấy thứ gà què

đồng bằng chỉ là đồ bỏ. Lão sẽ giàu, sẽ tậu nhà cho lũ con chuyên bán đặc sản mà đố ai theo được. Thịt sao mà săn, thơm lựng, xương cứ rùm rụm trong miệng, huyết pha rượu cứ hừng hực trong người. Có tiền mua đứt cả vùng cố tháp kia để gây giống đàn gà. Ôi! sao...

- Này, làm gì mất hết cả vía vậy cha? "Cối" cho lắm vào rồi há họng!

Lão Năm giật bắn mình há hốc miệng nhìn gã khách bất chợt đứng trước mặt nhưng vội cười cầu tài và đưa tay nhận xấp bạc, tiếng nói áp sát tai lão:

- Ngày kia bọn tôi ghé, ông chuẩn bị để tôi đãi khách. Gà thứ thiệt đó cha, lộn xộn nát quán nghe!

Lão đi dọc các mảnh ruộng kề triền núi tháp, lúc ban trưa mặt trời chiếu thẳng nóng hầm hập, tịnh không một tiếng động sột soạt, không lấy một tiếng vỗ cánh khi có bóng người. Lão vác nỏ lầm lủi đi mãi gần giáp đoạn rẽ dòng sông, càng không thấy cái vật đen đen nghểnh cổ dáo dác rồi vụt lên kéo theo cả bầy bay là là hoặc cun cút lủi biến đến các bờ bụi. Chúng lặn tăm không dấu vết, không sợi lông tơ rơi rụng. Lão rủa thầm khi gạt mồ hôi tuôn dầm lên trán rồi leo qua triền đá, đạp lên lối mòn ngược dần sang tháp cổ. Ngang qua hang âm phủ sâu hút , chợt tiếng động khe khẽ khiến lão nín thở khom người đi tới. Trước mắt là bầy gà con lông xám ríu rít đào xới đám cỏ mục, lão thở nhẹ nhón chân thì rắc, cành khô bục gãy và "tác tác", gà mẹ bất ngờ vụt lao vào hang cùng bầy con lặn tăm. Lão định lao theo thì chợt nghe tiếng gáy văng vẳng phía trước nên vội vòng qua gộp đá chui qua đám cỏ tranh đến trảng mọc đầy dây tóc tiên thì sững lại, cả bầy gà thản nhiên tìm mồi. Lão chọn con xa đàn nhất, chỉ cần "tách" mũi tên xạ gió âm thầm hất ngã nó rơi xuống gộp đá thì không thể đánh động cấ đàn được. Vừa giương nỏ để ngắm thì "roát roát", con trống kê mào đỏ rực, đuôi dài cong vòng phía đợt cây sim ngoác mỏ báo động và roạt roạt, không còn con nào ngoài bãi tóc tiên.

Lão gầm lên tức tối như ban trưa đến từng chiếc bẫy cài đặt bị bật tung, chỏng chơ vài hạt nếp hoa sót lại. Lão Năm thiu ngủ gác đầu lên nền gạch tháp cổ chính phía bờ tường không hắt nắng cùng gió mát lồng lộng bốn bề. Trước mắt lão, ngôi tháp thứ hai nhỏ hơn cứ mờ dần mờ dần mãi đến lúc tiếng gà chợt gáy vang khiển lão bật dậy luồn người vào cửa tháp. Bên phía ngôi tháp nhỏ, con kê trống mào đỏ đang đứng chễm chệ trên chóp ngà và dưới chân nó bầy gà hàng chục con đang cắm cúi mổ từng mảng rêu. Lão sướng rân người , tim nhảy thình thịch nhưng không giương nỏ, ngày mai vào giờ này lão sẽ xua lũ con trai lên nằm phục sẵn và "pựt... pựt" cả đám nhãi nhép kia rụng như sung. Riêng con kê mào đỏ kia phải để lão trị, chỉ cần xin nó một chân hoặc xoạc cánh để đem về thuần dưỡng thì ôi thôi tiền vào như nước, mà tài giương nỏ của lão đố ai qua.

Buổi sáng, lúc tiếng gà gáy vòng vọng từ tháp cổ trôi xuống thì sau vườn lão Năm, xác gà chất đổng như mọi lần. Xong việc, lão ra chuồng sát vách đá thì thiếu điều bổ ngửa, các cánh cửa bật tung và không còn con nào sót lại. Lão bừng bừng cơn nóng dù chưa được tí rượu tinh hoàn kê vào họng. Thế là nát quán tới nơi, bọn Chàm lai buôn hàng lậu không đùa với chúng được. Đành bấu lẩy hi vọng cuối cùng vào xế trưa nơi chân thấp cổ. Lũ con cùng lão dò dẫm vào hang âm phủ, cây nến leo lét cháy soi rọi hang đá ngầm chỉ toàn lá mục, bầy dơi ngủ ngày bị phá ngang đập cánh bay loạn xạ, mùi diêm sinh khét lẹt khiến bọn trẻ văng tục bỏ ra ngoài. Lão dẫn chúng bọc quanh ngôi cổ tháp từ xa nhích dần tí một qua các bụi rậm. Tiếng gà gáy chen trưa buồn buồn vẳng đến khiến lão nhổ toẹt, rủa:

"Mẹ, gà gáy trưa thì xui tận mạng, không tai nạn thì có đứa chửa hoang". Lão nhìn quanh quất, bầy con trùm mũ rơm, người quấn đầy lá rụng dán sát đất trườn nhẹ trong tia nắng xiên khoai ngả bóng về tây. Kia rồi như dự đoán, bầy gà đã trở lại đang cặm cụi bên những mảng rêu. Con trống kê đẹp mã nhất vẫn đứng trên chóp "linga" quẹt mỏ rồi nghiêng người xoạc cánh cong cổ gáy. Lão giương nỏ, liếc nhìn đám con trai đang sẵn sàng và "oác", con kê mồng đỏ bật khỏi chóp tháp , cả bầy cùng lặn biến vào các chỗ lõm lô nhô khi loạt tên phóng tới và sãi cánh bay xuống các chòm cây. Lão lắp vội mũi tên khác, ngước lên nhìn chiếc mào đỏ lấp ló trên đỉnh rồi lao vội đến khi con vật giãy giụa rơi nhẹ xuống tầng thấp hơn, thấp nữa, nằm im lìm ở lõm gạch bong vỡ.

Lão hối hả trèo , tay bám chặt từng gờ gạch, đạp chân rướn người từng đoạn. Kia rồi , đoạn lông đuôi màu tía bay phất phơ trong gió chiều tuôn về ào ạt . Lão nuốt nước bọt , cục yết hầu trôi nổi giật cục và lão trợn mắt kinh ngạc khi chiếc mào đỏ chói kia bật dậy , đập cánh , xỉa luôn đôi cựa bén vào chỗ yết hầu của lão rồi rơi xuống lúc lão cũng buông tay trước nhưng cặp mắt đờ dại của lũ con.

Đêm ẩy khi về đến nhà, lão vẫn mê man, thỉnh thoảng ú ớ vài tiếng hai vết lõm sâu ở cồ tuôn máu ồng ộc. Nửa đêm lão mở mắt trừng trừng, cất tiếng kêu chiêm chiếp, hai tay đập liếp giường xoành xoạch. Gần sáng, lão vùng dậy bò quanh giường rồi ngửa cổ gáy lên từng đoạn, máu bật tuôn tùng vòi, từng vòi bắn tóe vào chiếc thau đặt cạnh. Lão nghiêng đầu, mắt trợn ngược khò khè đờm dãi khiến bầy con cùng vợ chạy dạt vì khiếp hãi. Gã thầy cúng bên kia sông được mời sang nhìn một lúc rồi bảo thằng trai cả của lão mang con dao đặt ngang chiếc thau đầu giường. Lão trợn mắt nhìn, ú ớ một lúc rồi vụt ôm chặt cổ, gào lên như tiếng gáy, đôi chân cáu bẩn co giật từ từ duỗi thẳng khi tiếng gà bên ngoài đang gáy rộ báo hiệu bình minh dần rạng.

Duy kể câu chuyện trên lúc tôi và nó đang ngồi dưới chân ngôi tháp Nhạn, nắng đã lên cao gần đỉnh trụ linga chiếu xuống dòng sông bên dưới sáng lấp lánh, nắng trải qua cánh đồng xanh rì ruộng lúa và nắng xôn xao trên các dãy phố. Ngôi Tháp Nhạn đã được trùng tu vì bao năm tháng dãi dầu sương gió đã gần sụp đổ. Duy chỉ tay phía đồi cao trước mặt bảo:

- Những ngôi tháp cổ thường được xây từng đôi hoặc từng cụm. Phía trước là ngôi tháp nhỏ tiếc rằng đã hoàn toàn mất hẳn, chỉ còn câu chuyện được truyền tụng lại và tiêu bản của loại gà quí đang lưu giữ ở bảo tàng. Hôm qua, Duy đưa tôi xuống dãy phố gần ngã ba sông. Trong khu vườn mọc đầy cỏ dại, dưới tán cây sộp có từng búi rễ thòng bấu chặt miếu thờ đã sụp đổ và nơi vách đá còn dòng chữ

phạn khắc mờ bị rêu phong che kín. Nắng lên ngang đỉnh đầu chói gắt , tôi và Duy xuống núi , bỏ lại phía sau ngôi tháp Nhạn đã được trả lại tên cho nó mà trước kia từng có đàn nhạn biển mỗi lúc chiều đến lần lượt bay về. Bất chợt, tôi nghe trong gió thoáng tiếng gà trưa bên chân tháp cổ văng vẳng vọng đến từng hồi nghe sao buồn vời vợi...