Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

ĐUA GHE NGO TRONG

NGÀY HỘI ÔK-ÔM-BOK

TẠI SÓC TRĂNG

 

Tỉnh Ba Xuyên hay Sóc Trăng trước tháng 5-1975 thuộc Vùng IV chiến thuật, nằm giữa Phong Dinh và An Xuyên, bên hữu ngạn sông Hậu, ruộng đất cò bay thẳng cánh nên ngoài lúa gạo còn có hai đặc sản rất được người cả nước ưa chuộng, đó là lạp xưởng và rượu đậu nành. Điều này cũng dễ hiểu, vì Sóc Trăng ngoài người Việt còn có nhiều người Khmer và Minh Hương gốc Triều Châu sinh sống. Hai sản phẩm trên là của người Tiều, thường sản xuất vào những ngày Tết Nguyên Đán. Ngoài ra vùng này cũng có nhiều Việt gốc Miên sinh sống lâu đời

Hằng năm người Khmer sống ở Châu Đốc, An Giang, Kiên Giang, An Xuyên và Ba Xuyên (trừ Vĩnh Bình) , đều có chung ngày lễ Ôk-Ôm-Bok hay Hội cúng trăng, tổ chức vào tháng 12 theo Phật lịch, rất long trọng và náo nhiệt. Dịp này có tổ chức đua ghe Ngo trong cộng đồng người Việt gốc Khmer sinh sống tại Nam phần.

Ghe Ngo có mũi cong, đóng bằng một thân cây lớn,có chiều dài từ 30-40m, khoét giữa làm chỗ ngồi cho khoảng 50 tay chèo. Đầu ghe chạm trổ hình rồng rắn, toàn thân ghe được sơn phết nhiều màu sắc, lại còn vẽ thêm nhiều hình kỷ hà học. Địa điểm xưa nay đều tổ chức tạiVàm Tho (Pomkentho), thuộc quận Mỹ Xuyên, gần tỉnh lỵ Khánh Hưng (Sóc Trăng). Đây là một vùng kênh rạch chằng chịt, nơi hội tụ của sông Cổ Cò, rồi từ đó mới chảy ra biển Đông tại cửa Tranh Đề. Do trên nơi này rất thuận tiện để các ghe Ngo tứ xứ kéo tới tham dự cuộc thi. Đoạn sông này lại thẳng tắp, dòng nước luôn chảy chậm, hai bên bờ có nhiều làng xóm chợ búa nên quang cảnh rất náo nhiệt đông vui. Trong ngày hội, ngoài dân bản địa còn có khách tứ xứ theo các ghe Cà Châu, Cà Chai, giống như đò dọc ở Tam Kỳ, Hội An hay miền trung châu Bắc Việt, ăn ở luôn dưới ghe suốt cuộc lễ, cho tới khi tan hội mới trở về xứ.

Từ khi VC chiếm miền Nam VN, hội đua ghe Ngo được dời về thị xã Sóc Trăng, để các tín đồ Phật giáo nguyên thủy (Theravada), đi lễ bái tại các chùa Mã Tộc, Kh’Leang, Đất Sét.. Mấy năm gần đây, mỗi lần đua ghe Ngo, thu hút vài trăm ngàn người Miên, lẫn Việt và Hoa kiều, khắp miền Nam, kể cả Thủ đô Sài Gòn về Sóc Trăng tham dự.

Đua thuyền và những sinh hoạt trên sông nước VN đã gắn liền với lịch sử Hồng Lạc từ buổi bình minh dựng nước cho tới nay, đã giúp cho thủy quân nước ta đầy hiển hách qua những chiến thắng vang lừng của Ngô Vương Quyền Đại Đế đánh tan giặc Nam Hán trên Bạch Đằng Giang năm Mậu Tuất 938. Tiếp theo là Đại Tướng Lý thường Kiệt đời Hậu Lý, tiêu diệt quân Tống trên sông Như Nguyệt. Nhưng lừng lẫy nhất vẫn là Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, Thượng Tướng Trần Quang Khải.. đã tiêu diệt quân Nguyên Mông tại Chương Dương, Vân Đồn, Bạch Đằng vào năm 1288. Gần 500 năm sau, Đại Đế Quang Trung Nguyễn Huệ cũng dùng thủy chiến và hỏa công đốt cháy 300 tháp thuyền của quân Xiêm La, tại Rạch Gầm, Xoài Mút, tỉnh Định Tường. năm 1785. Ngoài ra thủy quân Đàng Trong do Thế Tử Nguyễn Phúc Tần đã đốt cháy và đánh đắm nhiều tàu chiến của Tây Ban Nha, vào thế kỷ XVII tại bờ biển Hội An. Thời vua Gia Long, lần nữa thủy quân Nhà Nguyễn lại chiến thắng Hải Quân Anh Cát Lợi tại Phố Hiến, Hưng Yên (Bắc Việt). Khi thực dân Pháp xâm lăng nước ta, nghĩa quân đã đốt nhiều tàu Tây trên Lô Giang ở đất Bắc cũng như trận hỏa hồng do Nguyễn Trung Trực chỉ huy tại sông Vàm Cỏ, tỉnh Long An. Cuối cùng vào những ngày Tết 1974, Hải Quân VNCH dù bị Mỹ trói tay, nhưng cũng đã bắn cháy nhiều chiến hạm của Trung Cộng có VC đồng lõa, trong trận hải chiến Hoàng Sa.

Cuộc vui nào cũng tàn, những ngày Tết lại qua mau, đồng bào cả nước lại đầu tắt mặt tối lo chén cơm manh áo để nuôi thân và nuôi chủ nghĩa xã hội, hiện nay đang đứng đầu thế giới về tham nhũng, độc tài, chà đạp nhân quyền, đàn áp tín ngưỡng, hủy hoại nhân cách và tinh thần chiến đấu của dân tộc VN có tự ngàn đời. Riêng ta chốn quê người, sửa soạn đón thêm một tết tha hương buồn thảm, thương hận nhìn quê nhà lầm than tận tuyệt dưới chế độ Cọng Sản. Trong giây phút thầm lặng trước ngưỡng cửa đời, xót xa không biết đến bao giờ mới chấm dứt được thân phận không nhà cửa, thường môt mình khóc thầm bên mái hiên người, bên hè phố, trong bóng tối của đêm trừ tịch, để ngóng về Phan Thiết, không biết trong cái hạnh phúc gia đình đang sửa soạn đón năm mới, có ai còn nhắc tới người đang ngoài quan tái bơ vơ.

Cuối năm 2007

Xóm Cồn

MƯỜNG GIANG