Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

CHỢ CHỒM HỔM,

BUỔI GIAO THỜI

 

PHẠM HỒNG ÂN

 

Trước đây, chợ chồm hổm chỉ là một khoảnh đất nhỏ xíu trước cửa giáo đường. Nơi cua quẹo của hương lộ mới đấp, còn lục cục đất mới, sình bùn và gốc rạ. Đầu tiên, con heo nái của mụ tư Nhớt chết dịch. Tiếc của, mụ đành phải xẻo thịt nó, gánh đi bán dạo. Lợi dụng chúa nhật, các con chiên ngoan đạo tấp nập vào ra giáo đường. Mụ cũng lợi dụng nơi cua quẹo của hương lộ mới mở - chỗ giao lưu độc nhất của các ấp. Cái gánh thịt heo bày ra, lớn tiếng mời mọc, mồm mép than vãn - thế là chẳng mấy chốc - cả con heo đã hết sạch.

Chị ba Lạng Quạng thấy vậy, liền đốn tre che một cái chòi. Buổi sáng, chị bán bánh mì thịt, rau cải, bột ngọt, tiêu, ớt...Buổi trưa, chị cân cá ở Mỹ Tho về bán. Những con cá linh bản, mùa nước đổ, trắng phau và nung núc mỡ. Thiên hạ thấy rẻ lại ngon, nhào vô giành giựt chí chóe. Một tuần lễ sau, có lẽ, người ta nghĩ đây là một cơ ngơi chắc chắn thương mãi được. Họ liền đổ xô ra buôn bán đầy đường, giựt giành từng tấc đất, che kín mít# cổng giáo đường. Đủ các mặt hàng bày ra. Từ gà vịt đến vải vóc, gạo nếp...Thậm chí có cả kim may, thun luồn quần, dao cạo, đá lửa..v..v...

Sáng 30 tết, cậu năm Nhậu ở ấp trong sửa soạn một bộ quần áo chỉnh tề đi chợ chồm hổm. Cậu năm vừa đúng tuổi lục tuần, lại thừa tiền dư của, nên rất thích hào hoa phóng đãng. Lúc đầu, nghe tên năm Nhậu, người ta tưởng cậu thuộc giới lưu linh, sáng xỉn chiều say, lai rai không nghỉ. Thực ra, cậu năm Nhậu chưa hề nhắp thử một ngụm bia hơi, chớ đừng nói chi đến rượu đế. Cậu chúa ghét những ai say sưa lảm nhảm, những ai mượn rượu làm nư - quậy, quầng...đủ kiểu. Cậu năm Nhậu không nhậu rượu, nhưng cậu nhậu cái khác. Cậu nhậu đàn bà góa, nhậu con gái lỡ thời. Quá khứ của cậu là một quá khứ sôi nổi, đầy tình ái lẩm cẩm. Vì sôi nổi, cậu đã đoạn tuyệt và cách ly con vợ già từ lâu. Một mình ra cất cái "chuồng cu" bên đường, sống trọn vẹn với những khát khao điên cuồng.. Cái "chuồng cu" thực ra chỉ là một cái chòi có gác. Trên gác, cậu bày biện như một phòng ngủ dã chiến, có rèm che, có nệm trắng và đôi gối thêu hình loan phượng.. Nơi đó, cậu đã "già nhân ngãi, non vợ chồng" với những đứa con gái lỡ thời, sau khi nhét vào tay họ những citizen, cà rá, tiền bạc...

Cậu năm Nhậu còn có biệt tài tự may lấy quần áo để mặc. Cậu thường chê các tiệm may bây giờ không hợp thời trang, chưa đúng "mốt", chỉ cóp đi cóp lại những kiểu cổ, lỗi thời. Cậu phải đứng ra may lấy cho hợp "gu", kể cả việc vẻ kiểu, cắt, thêu rô đê và vắt sổ.. Quần áo cậu may có hình thức rất kỳ quặc. Cậu thêu rô đê và viền chim cò đủ màu trên khắp các bâu áo, nắp túi, nẹp dọc, nẹp ngang...lung tung - y như trang phục của các cô bóng lên đồng. Đặc biệt, mỗi bên nách áo, cậu đều khoét một lỗ tròn thêu đỏ thêu xanh. Theo cậu, đó là lỗ chống nực, dùng vào mùa hè, để không khí bên ngoài thông vào, điều hòa cơ thể.

Gần tết, cậu năm Nhậu nghe đồn chợ chồm hổm bỗng dưng "sung" mấy ngày nay. Nhất là đám buôn bán, đa số toàn đàn bà con gái. Sáng này, sẵn cái áo mới may hôm qua, đêm rồi cậu đã thức tới khuya để kết lông trừu trên bâu áo, và thêu hai con chim cu trên miệng túi áo. Hai con chim cu, cậu để cho nó quay mỏ vào nhau, như có vẻ mớm mồi cho nhau, như có vẻ hôn hít lẫn nhau, chứng tỏ nó đang nuôi dưỡng với nhau một thứ tình riêng của loài vật. Cái áo mới này thuộc áo chống lạnh, dùng cho mùa đông sắp tới. Với lại, nhà vừa hết cám, không tranh thủ kịp, bầy heo nái lũ khũ của cậu sẽ biểu tình, sẽ la hét ầm ĩ, không ai chịu nổi.

Cậu năm vừa đến đầu chợ chồm hổm thì gặp Tám thuốc tây đang ngồi chồm hổm trước gánh bánh canh cua đồng. Hắn vừa thổi phù phù, vừa húp lia lịa. Cậu năm đưa bàn tay lên, chào một cách lịch sự, rồi chống nạnh ngó gian hàng thuốc tây của anh Tám. Nói gian hàng cho nó "xôm", thực ra đó chỉ là một tấm nylon, trải tạm xuống đất, phía trên bày những lọ thuốc tây nội-ngoại đủ thứ. Thấy cậu năm, Anh Tám lật đật trở về chỗ ngồi của mình, quảng cáo một hơi:

- Nhức đầu, sổ mũi, liệt dương, điều hòa kinh nguyệt..vừa rẻ vừa hay. Dạ, cậu cần chi?

- Có thuốc dưỡng heo không?

Tám thuốc tây hất tai lên, cho sát vào cậu năm một chút, nheo mắt hỏi:

- Dưỡng thai hay dưỡng...gì cậu?

- Dưỡng heo chứ dưỡng thai mần chi? Thời buổi này ai mà dưỡng thai, xưa quá rồi.

- Dạ, cậu dặn thì lần sau tôi lấy cho. Dạ, ba bốn ngày sau cậu đến, được không cậu?

Cậu năm gật đầu, rồi ngó tới ngó lui khu chợ chồm hổm. Từ trên xuống dưới - đều trân. Ai ai cũng có tấm nylon trải tạm xuống đất. Hàng hóa lĩnh kĩnh phía trên, tàm tạm - coi cũng đẹp mắt. Cậu năm chợt mỉm cười với ý nghĩ của cậu. Đúng là chợ chồm hổm. Người bán cũng chồm hổm bán. Người mua cũng chồm hổm mua. Trông tiếu lâm hết sức. Cậu liếc mắt ngó mụ Tư Nhớt. Mụ gầy như một que tăm, gió bay hổng chừng dám ngã. Tuy vậy, mụ cũng có chút nhan sắc đó chớ ! Cái đống thịt heo to tướng, bầy nhầy những mỡ - so với tấm thân " liễu yếu" của mụ tư, sao nó tương phản nhau một cách kỳ cục. Cậu năm Nhậu thầm trách mụ tư chọn nghề thịt heo chi cho mệt, phải thời về cái "chuồng cu" của cậu hợp tác nuôi heo nái, tối lửa tắt đèn có nhau, thiệt sướng biết bao! Cậu năm chậc chậc lưỡi, như tiếc tiếc một điều gì. Một điều gì thật gần lắm mà cũng thật xa lắm. Ví như cái áo mới của cậu năm chưa thêu rô-đê, chưa viền ren mỏõng, chưa khoét lỗ nách. Ví như hai con chim cu của cậu năm chưa quay mỏ vào nhau, chưa cảm thông được nỗi niềm riêng đơn độc.

Tám thuốc tây vừa húp xong tô bánh canh cua đồng, vội đưa tay quẹt mép, rồi chửi thề vài cái:

- Đù má, sáng giờ ngồi đồng. Lại thêm gặp cái thằng cha năm Nhậu, sùng ghê!

Trúc Sơn ngồi bên bán họng đèn, tim đèn, kim chỉ vá may...liền cười khì khì; sau khi vấn một điếu Xuân Lộc, nhẹ nhõm phà lên không trung những vòng khói chữ o trắng đục. Trúc Sơn là một thiếu niên vừa trưởng thành, đờn ca có hạng. Ngón đờn vọng cổ của y mùi tận mạng. Nhiều cô lỡ thời phải đứt ruột, cúi mặt khóc thầm, trách cho tình duyên của mình sao quá não nuột như tiếng đàn thê thảm đó. Nhờ biệt tài này, ai ai cũng biết danh, nên Trúc Sơn bán đắt khách hơn mọi người. Lợi dụng ưu điểm đấy, Trúc Sơn mặc tình "chặt" đẹp, mặc tình thao túng chợ chồm hổm. Y đã từng lếu láo với khách hàng:

- Ở đây Trúc Sơn bán : tình nghĩa là "chín" (y nhấn mạnh chữ "chín"), nhưng tiền bạc sẽ là mười.

Bộ quần áo mới đón xuân của cậu năm Nhậu làm chợ chồm hổm chợt nhốn nháo hẳn lên. Người ta đều đồng loạt lõ mắt ngó cậu năm một cách kỳ cục. Mấy mụ đàn bà thì lớn tiếng bàn tán, khen che đủ cỡ. Mấy đứa con gái cúi mặt xầm xì, má đỏ au như mận chín. Cậu năm đi đến đâu, mọi người đều mời mọc đến đấy. Cậu chỉ xã giao bằng cách dơ tay chào, miệng cười tỏn tẻn. Đi giáp chợ, cậu vẫn chưa tìm ra chỗ bán cám heo ăn. Quái lạ, mặt hàng này phổ biến phổ thông, vậy mà chưa có người nào biết để kinh doanh? Không lẽ, cậu năm lại ra cái "gian hàng" bán cám. Không lẽ, cậu năm ra chồm hổm với những mụ lỡ thời, để cho bầy heo nái của cậu buổi sáng đói meo, thét la inh ỏi. Cậu năm rề lại mụ tư Nhớt đang cầm miếng mỡ heo láng lẩy khứa ngang.

Cái nụ cười tủm tỉm của mụ tư sao nó giống nụ cười cố nhân của cậu năm quá đỗi. Chỉ khác một điều, nụ cười mụ tư hơi móm một chút, hàm răng mụ tư hơi bợn vàng một chút, và có những cái răng sâu đen xì nằm cùn mằn một cách hơi vô duyên trên hàm của mụ. Thây kệ, mụ tư vẫn là mộng tưởng đang thực hiện của cậu. Nó làm cậu khát khao, bức rức cả tháng nay, không đêm nào cậu dỗ giấc ngủ cho được.

- Chị tư này, sao chị không mua cám về bán? Lúc này người ta nuôi heo ghê lắm! Tha hồ lụm bạc.

- Để tôi nói với con Dìa ngày mai ra bán anh ạ! Cha, hôm nay anh diện quần áo bảnh quá ta!

- Tôi may lấy chị ạ! Mấy cha thợ may bây giờ dở quá, không biết mốt mung gì cả.Áo này là áo mùa đông, mặc ấm. Coi vậy chớ gió bấc thổi về cũng lạnh lẽo lắm!

- Anh lúc nào cũng lạnh lẽo, bộ hồi xuân chắc?

Cậu năm đỏ mặt ấp úng. Cậu giật mình với chữ "hồi xuân" của mụ tư Nhớt. Phải rồi. Ai không tránh khỏi giai đoạn hồi xuân của cuộc đời. Cậu cóc sợ. Cậu hồi xuân chớ có ăn cắp ăn trộm người ta mà mắc cỡ. Tình yêu nào cũng có một thời của nó. Thời cậu cũng vậy, tình yêu phải đến, đúng ngay cái tuổi sắp lụm khụm này.

Cậu năm nghĩ thế, nhưng trong bụng cũng thầm thèn thẹn, nên cậu mua bừa một ký thịt của mụ tư Nhớt, rồi ngoe ngoảy bỏ đi một nước. Mụ tư liếc theo cậu, miệng cười tủm tỉm. Cậu năm bước vội về nhà, để lại đằng sau những tiếng mời mọc vang rân của những mụ buôn bán. Tuy vậy, cậu không thể nào quên cái liếc mắt đưa tình và nụ cười sôi bỏng của mụ tư. Nó như một khối đá, một bầu tâm sự, nặng ấm ách trong lòng.

Năm mới, chợ chồm hổm lại có thêm những tay kinh doanh "cỡ nhỏ", như: con Dìa bán cám, chị Thẻo bán vải ...v...v...Cậu năm Nhậu vẫn mỗi ngày mỗi kiểu áo mới, mặc ra chợ chồm hổm mua cám đều đều. Con Dìa - con gái mụ tư Nhớt, bán cám đắt như tôm tươi, mặc dầu cám của nó đắng nghét và lờ lợ như mạt cưa. Đồng thời, thịt heo của mụ tư Nhớt, mỗi ngày, cậu năm đều mua dùm vài ký xã giao, nhen nhúm cho một cuộc tình. Thời gian này, để cho việc buôn bán được trôi chảy, mụ tư cũng hồng hồng đôi má, giả bộ làm lơ cho cậu năm cầm nhầm tay, thay vì cầm vào gói thịt. Trúc Sơn cũng được dịp bán xà bông thơm lia lịa. Cậu năm muốn thân thể và quần áo mới của cậu luôn được thơm tho, sạch sẽ - nên đã hào phóng mua cả mấy chục cục xà bông một lúc. Chị ba Lạng Quạng cũng có cơ hội bán dầu thơm, thứ dầu thơm ba số năm Chợ Lớn, nó vừa rẻ vừa có mùi y hệt như Tabu hồi trước. Mụ tư Nhớt quanh năm với mùi thịt heo thum thủm, với mùi hôi nách nồng nặc như mùi hành lá, cũng cần có chú thơm khử đi, khi cậu năm đến thỏ thẻ đôi điều. Con Dìa giống mẹ. Mẹ sao con vậy. Cũng tập xức dầu thơm, lẳng lơ đôi chút với khách hàng.

Từ lúc bán vải, chị Thẻo chả bán được thước vải nào thuộc loại đắt tiền. Ba bộ đồ Si đã chị mua rẻ ở Chợ Lớn, về chịu khó ngâm xà bông cho sạch lại, rồi lấy bàn ủi là qua cho thẳng nếp, xong đem ra chợ chồm hổm quảng cáo đồ mới giá bình dân, thiên hạ tin như điếu đổ. Con Dìa mua bộ "xoa" có viền kim tuyến và cái xì líp màu hường. Mụ tư Nhớt mua áo ka tê sọc đỏ. Trúc Sơn mua quần "din". Chị ba Lạng Quạng mua nịt vú. Cậu năm Nhậu mua vải canada....Chị Thẻo tha hồ đếm tiền, tha hồ đẩy đưa, ngọt lịm như kẹo dừa Bến Tre. Chỉ có Tám Thuốc Tây không thèm mua của chị. Chị tưn tức trong bụng, bữa chợ nào cũng liếc mắt sang Tám Thuốc Tây. Cái thằng cha này thiệt thấy ghét, mà...sao cũng thấy thương... thương.

Tám thuốc tây càng lúc cũng càng tiêu thụ được thuốc. Cậu năm Nhậu đăng ký thuốc bổ heo đều đặn. Mụ tư Nhớt gánh thịt trặc vai, mua thuốc dưỡng gân. Chị ba Lạng Quạng dầm mưa đón đò lấy bánh mì, trúng nước ớn lạnh, mua thuốc cảm mạo. Con Dìa hành kinh thất thường, mua điều hòa kinh nguyệt. Trúc Sơn đái nhiều ban đêm, mua thuốc trị suy thận. Chị Thẻo nổi lông ben, mua bánh xe lãng tử. Nhưng lúc đó, Tám Thuốc Tây vênh vênh cái mặt, ra vẻ đắc chí: " Thấy chưa, tụi bây cũng phải cần đến tao"...

Chợ chồm hổm diễn tiến được vài tháng, thì một hôm có vài chuyện chợt xảy ra. Con Dìa càng ngày cái bụng càng bự như trống chầu. Nó đã lỡ ăn ở với ai, chẳng ai biết được? Có người nghi cho những tên đực rựa ở chợ chồm hổm như: Trúc Sơn, Tám Thuốc Tây...Có người đã nghi cho cậu năm Nhậu, đêm hôm tối om, lộn mối tơ lòng...thòng.Con Dìa mang thai, mấy mụ tới lui chợ chồm hổm liền gợi ý: phải ra "gian hàng" bán than. Đây là "gian hàng" cần thiết cho thai phụ, nhất là ở chỗ xa phố cách phường này.

Chuyện thứ hai: chị Thẻo bỗng dưng mất khúc vải "xoa" đắt tiền, lúc có nhiều khách đến lựa hàng. Chị Thẻo lại ngồi kề Tám Thuốc Tây. Như vậy, người ta nghi Tám Thuốc Tây biết đầu mối câu chuyện. Tám Thuốc Tây chối bai bải. Hắn nói hắn chỉ có đôi mắt, không thể nào trông thấu được nhiều đôi mắt. Chị Thẻo tấm tức về rắc muối vào lò lửa đốt "phong long", rồi bỏ qua vụ đó. Nào ngờ sáng sau, mụ bảy câu-thòi-lòi ở xóm trên cứ đi vòng qua vòng lại chỗ Tám Thuốc Tây bán, vừa dậm chân lạch bạch, vừa chửi thề ỏm tỏi:

- Đù má, cái quân nào dám nói bà ăn cắp khúc vải "xoa" của con Thẻo đâu? Vỗ ngực xưng tên thử một tiếng coi? Bà quánh thấy mẹ!

Mụ bảy câu-thòi-lòi có tiếng "chằn ăn trăn quấn" ở khu chợ chồm hổm này. Mụ vừa chôm chỉa, vừa dữ dằn, vừa thiếu nợ dai như đỉa đói. Khi muốn vay mượn ai, mụ mềm mỏng, ngọt xớt như đường phèn. Đến chừng gây gổ ai, mụ hung dữ, tục tằn...cho đến lúc người ta phải xuống nước năn nỉ - mụ mới bỏ qua.

Bữa nay mụ lượn quanh Tám Thuốc Tây và dậm chân chửi bới lớn tiếng. Điều này, có nghĩa, mụ đã chọn Tám Thuốc Tây là đối tượng. Coi chừng! Quả vậy,, sau một lúc phóng thanh gần khàn cả tiếng, mụ oai vệ tiến đến chộp ngực Tám Thuốc Tây:

- Đù má, hôm qua mày nói ai lấy khúc "xoa" của con Thẻo? Mày dám nói lại lần nửa không? Thứ mê gái...rồi sinh tật nói bậy.

Tám Thuốc Tây run như tên ghiền sì ke vô ý té xuống nước. Hắn nhỏ nhẹ, năn nỉ mụ bảy, mặc dù hắn chẳng đời nào phát ra một chữ với chị Thẻo, chớ đừng nói chi đến vụ tình ái lăng nhăng hoặc trỏ mồm vào việc kẻ khác. Mụ bảy được nước, làm tới. Mụ tru tréo. Mụ xắn áo xắn quần, thượng tay hạ chân, muốn tấn công Tám Thuốc Tây. Bà con chợ chồm hổm phải bu lại can gián. Người ta ôm mụ bảy lại, vuốt ve, rồi phân trần khúc nôi cho mụ bảy rõ cớ sự. Lúc đó, mụ bảy mới nguôi giận, cửng cửng quay bước về nhà.

Chợ chồm hổm được sinh ra và diễn tiến như thế...trong thời kỳ đổi mới của chế độ cộng sản. Người ta cầu mong nó sẽ "sung"...để trong tương lai không còn cảnh ăn độn, chết đói, chết nghèo...Lúc đó, người ta sẽ không thể nào quên được, những nhân vật "kỳ cục", đã có công khai sinh ra nó.

*PHẠM HỒNG ÂN

(Tháng 11-năm 2003)