Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

NƯỚC MẮM NAM Ô

 

LINH QUÂN LÊ BÁ NĂNG

 

 

Tôi sinh ra và lớn lên ở một ngôi làng nho nhỏ chạy dọc theo quốc lộ 1 từ Nam đến Bắc và quê tôi có một địa danh là “Ba Ổ”. Thời vua Minh Mang tên Ba Ổ có một huyền thoại:

Ba chữ Hán nghĩa là bông, Ổ có nghĩa là các xóm nhà chen chúc ngoài Thành gọi là thôn ổ. Làng tôi có 3 xóm. Xóm trong, xóm Giữa, xóm Đình, cả 3 xóm ấy đều có bông dại mọc đầy như bông ổi tàu, bông tứ quý, bông trang đỏ. Ba thứ bông này tôi đã thấy và đã từng hái từ khi mới lên sáu bảy tuổi.

Qua xứ Hoa Kỳ tôi thấy lại rất nhiều thứ bông ấy mà bông nào cũng đắt tiền cả. Giá như hồi xưa đất nước có cuộc sống như đất nước Hoa Kỳ biết chừng đâu tôi lại trở thành “nursery home” biết đâu được phải không các độc giả?

Địa danh Ba Ổ là ba nơi đều có bông đua nở. Làng tôi phải nói là sơn thủy hữu tình. Phía Đông giáp biển Nam Hải, phía Tây giáp dãy núi Trường Sơn, phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng, phía Bắc giáp đèo Hải Vân. Diện tích ước lượng 2km vuông. Làng tôi có cuộc sống ư là dồi dào về mọi mặt, từ Quan Nam, Trường Định, Thủy Tú xuôi thuyền chở về chợ, nào là cua đồng, sắn khoai, bắp, rau cải xanh tươi, đổi lấy cá mắm đem về ăn hoặc bán lại cho những người dân quê thiếu phương tiện di chuyển. Xóm Trong còn gọi là xóm Chợ, dân số sống về nghề buôn bán, xóm Giữa làm biển và buôn bán, xóm Đình làm biển.

Sau năm 1975 cả làng đều làm pháo, pháo nổ ở làng Nam Ô cũng nổi tiếng cả nước Việt Nam. Thời kỳ Pháp thuộc, làng Ba Ổ được đổi tên thành làng Nam Ô theo âm từ của người Pháp, kể từ đó làng tôi được mang tên Nam Ô trong các giấy tờ hành chánh và hộ tịch…Nam Ô có một hòn núi lá từ cuối xóm Đình chạy dài ra biển khoảng 1km nhìn theo chiều dọc là một con Hạc cỡi Quy.

Trước năm 1975 hòn núi là lá này là một rừng ái ân cho nam thanh nữ tú đến du ngoạn. Người dân địa phương không bỏ lỡ cơ hội đã dựng lên nhiều lều quán bán nước ngọt, bia rượu cùng với các món ăn khoái khẩu “Gỏi Cá”, quang cảnh thật là rộn ràng tấp nập, những buổi cuối tuần đông như mở hội. Dân số trong làng trước năm 1975 ước tính gấn 1000 nóc nhà, mỗi nóc gia gồm có ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cái có thể từ 5 đến 7 người. Xóm làng tôi sống chuyên nghề chài lưới, những câu thơ của thi sĩ Tế Hanh viết về xứ Quảng mà tôi chép ra đây cũng có thể dùng cho dân làng tôi được:

 

Làng tôi vốn chuyên nghề chài lưới

Nước bao vây cách trở nửa ngày sông

Khi trời trong mây sáng nắng mai hồng

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá

 

Từ thuở sơ khai ông bà chúng tôi làm nghề ‘mành cơm’ tức là sống bằng nghề đánh bắt cá cơm bằng lưới nhợ nylon, khi xưa ở trong thời kỳ phôi thai ghe mành chạy bằng buồm. Sau đó dần dần tân tiến đổi thành thuyền máy đuôi tôm, có 5, 6 mã lực. Cứ đầu tháng 3 âm lịch một đoàn ghe có thể năm sáu chục chiếc xuất phát từ bến theo chiều gió Tây Nam thuận buồm xuôi dòng, mỗi đôi mành gồm có 2 chiếc ghe, ghe lớn có 5 người, chở theo dụng cụ bắt cá đó là “mành”, ghe lui có 3 người. Cứ vào nửa đêm khoảng 1 hay 2 giờ sáng chủ nghề có bổn phận đi từng nhà của những người bạn (người bạn là người được giao kèo ký hợp đồng đi đánh cá cùng chủ nghề trong suốt thời gian 6 tháng từ tháng 3 âm lịch đến tháng 8 âm lịch, mỗi người bạn, chủ nghề phải cho ứng trước một số tiền cầm chân để giữ bạn không thì bạn sẽ nhảy qua chủ nghề khác). Có ai đã sống trong làng tôi mới biết cái nhộn nhịp lạ thường trong đêm khuya của người dân làng ven biển như tiếng gọi, tiếng hú đem ghe vào bở rước bạn cho kịp chuyến hải hành ra khơi bắt cá. Những ánh đèn gió, đèn bão thắp sáng trên ghe, những đóm lửa bập bùng thổi ăn cơm sáng, nồi cơm vừa chín với nồi cá cơm thang tươi rói kho với muối sống thôi cũng đủ là chắc bụng mà tôi xin cam đoan với quý vị là không có món ăn sáng nào vừa ngon vừa mát bao tử cho người ngư dân như cơm nóng và cá cơm kho mặn. Đoàn ghe theo chiều gió cứ lướt nhánh đến vị trí lúc nào cũng trước giờ rạng đông để cho kịp bữa mẻ lưới đầu trước khi trời hừng sáng, mà thường thường con cá nào cũng vậy giữa tranh tối và tranh sáng đều chạy lạng quạng cả, cho nên những mẻ lưới rạng đông thường hay trúng lớn đầu khoang là chuyện thường tình. Những địa danh Hòn Chổ(hòn đảo nhỏ nằm một mình), Sũng Bàn, Mũi Dứa, Giếng Nước…đó là những địa danh quanh hòn núi Chổ, có nước sâu, con cá cơm thang ẩn núp tốt, cơm thang là loại cá cơm có ruột màu đen.

Tại sao lại là tháng 3 mới có con cá cơm thang?

Tôi xin được trình bày cùng độc giả như vầy:

Theo truyền thuyết ông bà kể lại, con cá cơm thang di chuyển dọc theo bờ biển Việt Nam từ Nam đến Bắc. Từ tháng giêng âm lịch cá cơm thang đi từ miệt Cà Mau chạy theo dòng nước đến Phan Thiết, Mũi Né, thuộc tỉnh Bình Thuận, ở đây dân làng làm nghề biển cũng bắt được cá cơm thang đem về làm mắm gọi là nước mắm cá cơm Phan Thiết. Theo âm lịch thì đầu tháng 3 còn tiết xuân, con cá chưa bị nước chế (tức là chưa bị nước lụt từ thượng nguồn sông nước ngọt chảy ra biển), con cá theo đàn xuôi dọc theo hướng hạ lưu miền Trung trong vịnh Đà Nẵng ngoài khơi hòn đảo Chổ hoặc môm Bấc, Mũi Nghê, thuộc làng Tân Thái Mỹ Khê Đà Nẵng, hoặc có đàn lại vào trong Cửa Đại Hội An. Cá cơm thang ở trong vịnh Đà Nẵng kể từ tháng 3 âm lịch cho đến tháng 8 âm lịch. Những tháng ấy dân làng tôi đi bắt về để làm nước mắm, gọi là nước mắm Nam Ô hay nước mắm cá cơm tháng ba. Cuối tháng 5 âm lịch cá lại bắt đầu đổi hướng theo dòng nước lên tới miệt Huế, Thuận An, Tư Hiền sau đó đi ra tận miền Bắc, tôi không rõ địa danh của những làng đánh cá ở ngoài Bắc. Đến tháng 8 âm lịch cá cơm thang lại trở lại vịnh Đà Nẵng lần này có cả thảy 3 loại cá cơm lẫn lộn, cơm thang, cơm đỏ (ruột màu đỏ), cơm sùng (ruột tựa cá rầu), hai loại cá này hình như phát xuất sau cơm thang nên đến tháng 8 âm lịch là điểm gặp gỡ cho nên trong vịnh lại có cả 3 loại cá hỗn hợp. Dân làng tôi đã chờ chực sẵn đầu tháng 8 âm lịch là xuôi ghe ra bắt đem về làm mắm, đó là mắm cá cơm tháng 8, nước mắm này không ngon và ít mùi thơn hơn nước mắm các cơm tháng tháng 3.

Công thức và vật dụng để muối mắm:

Công thức: 10 cá + 4 muối

Vật thể đo lường: Một cái thúng tròn bề cao 2 feets, bề rộng độ 2 feets rưỡi, thúng đan bằng tre và trét lên một vài lớp dầu rái lâu ngày khô cứng để chứa đựng cá, đồng thời có sức chịu đựng lâu bền, một thúng cá cơm tươi chứa đựng được mười cảu cá. Cảu là đơn vị bằng 1/10 dùng để đong lường. Những cái kiệu sành mua từ các nơi lò gốm ở Vĩnh Điện thuộc quận Điện Bàn Quảng Nam dùng để chứa mắm rất tốt.

Cách muối cá cơm thang:

10 cảu cá và 4 cảu muối (muối trắng hột và thật mặn thật cứng mua ở các ghe bầu từ cửa Sa Quỳnh Quảng Ngãi đem ra bán vào đầu tháng 2 âm lịch). Cá cơm thang sau khi ngư dân bắt đem về khiêng từ dưới bến lên trên nhà đổ vào một cái thúng chai to bề rộng từ 6 đến 7 feets, thúng to này dùng để chứa cá bán cho khách hàng, mỗi thúng cá bán tùy theo mùa và tùy theo giá ấn định của chủ nghề. Con các cơm trước khi muối không có rửa, nói như vậy không có nghĩa là dơ bẩn, sự thật nếu cá ở nước mặn mà rửa lại thì mất mùi vị nguyên chất và mất hết phấn cá cho nên khi thành mắm mùi vị không thơm. Nếu dung tích của cái kiệu sành chứa được 2 thúng ca thì vị chi ta cá 20 cảu cá và 8 cảu muối trộn đều nhau rồi dùng tay vóc từng ngoạn to bỏ vào kiệu sành vừa đầy thiêm thiếm trên mặt kiệu sành, sau đó gài lên trên mặt một cái vỉ tre như vỉ ta nướng thịt vậy, xong để một thời gian từ 6 tháng đến một năm cho con cá chín nhừ mới được đem ra lọc. Khi con cá qua thời gian 6 tháng thì nó có màu đục xám (người ta thường gọi là mắm nêm). Thường thường dân làng tôi đem ra lọc vào đầu tháng 10 âm lịch để kịp bán tết vào cuối tháng chạp âm lịch. Như vậy, kể từ tháng 3 đến tháng 10, mắm đã được 8 tháng, con mắm đã thuần thục và có mùi thơm.

Dụng cụ để lọc mắm:

Người dân làng tôi đan những cái chuột bằng tre hình nón cao 2 feets rộng 2 feets rồi lại tròng thêm một cái bao vải trắng bao trùm lên cái chuột hình nón và sau đó làm 3 tao như cái tao nôi ru con nít, dưới cái chuột lại để một cái thau nhựa to để hứng mắm nhỏ từng giọt xuống rất chầm chậm, mắm nhỏ xuống từ màu vàng rồi đến màu đỏ đậm bay mùi thơm dìu dịu khắp xóm. Mắm sau khi lọc để càng lâu ngày càng thơm ngon, đặc biệt về mùa lạnh uống một ly nhỏ xíu ta sẽ thấy cơ thể bừng nóng ấm, rất công hiệu cho những người thợ lặn dưới biển. Một kiệu mắm có thể lọc mất 2 ngày 2 đêm mới xong. Sau khi lọc xong cho vào chai thủy tinh màu trắng trông rất đẹp mắt, sau cùng là khằn nút lại và dán lên nhãn hiệu các tên đại lý rồi đem ra bán ngoài thị trường.

Ở quê tôi tới mùa cá cơm thang ở trên bãi cát trắng phau phau, quán xá buôn bán, ăn uống đông chật ních người, ghe thuyền tấp nập, những năm được mùa, những đôi mành trúng cá chở đầy khoang, 2 ghe treo cờ chạy về bến như là một chiến thắng huy hoàng, những năm như thế người dân làng tôi làm ăn dư dả tậu nhà cửa khang trang, nếu du khách có dịp đi thăm cố đô Huế hoặc ngược lại qua khỏi cây cầu sắt Nam Ô sẽ thấy một thị trấn nhọ nhưng nhà gạch ngói xây san sát không kém gì khu làng đánh cá trù phú ở bãi biển Vũng Tàu.

Ở làng tôi có 2 đại lý bán nước mắm Nam Ô thơm nguyên chất, đó là “Thanh Hương” và “Ký Châu”. Du kháhc xuyên Nam, Bắc chạy dọc theo quốc lộ 1 sẽ thấy một bảng hiệu nước mắm Nam Ô Thanh Hương nguyên chất, du khách sẽ dừng lại và mua vài chai để làm quà cho bè bạn hay để dành chấm thịt heo 3 chỉ trong 3 ngày Tết Nguyên Đán thật là một món quà vô giá và độc đáo lắm. Có quý vị nào chưa dùng đến nước mắm Nam Ô thì chưa biết, chứ đã có lần dùng qua rồi thì chắc sẽ không quên, mùi vị của đặc sản này khác hẳn với mắm cá cơm Phan Thiết, có lẽ đây cũng là một bí quyết gia truyền hay do phong thổ tạo thành nên nước mắm Nam Ô thơm ngon có tiếng ở Việt Nam.

Nước mắm tháng ba sau khi lọc lấy nước thứ nhất còn lại cái xác màu đục, người ta lại bán cho con buôn đem về chế biến để đem lên các miền quê đổi lúa, khoai, bắp, đậu… Loại xác mắm này bỏ vào cà trắng, hoặc dưa gan, thành mắm cà, mắm dưa ăn với cơm gạo đỏ đầu mùa thì hết ý. Đặc biệt là nước mắm Nam Ô nguyên chất, thêm chút tỏi, ớt, ăn với bún tươi thì bao tử hết chỗ chê. Cho nên thi sĩ tiền chiến Tường Linh đã đưa đặc sản nước mắm Nam Ô vào văn học Việt Nam qua những câu thơ sau đây:

 

Đêm Đà Nẵng vọng về cơn gió biển

Bún chợ Chùa thương nước mắm Nam Ô

 

Kể từ sau năm 1975 con cá cơm thang ở vịnh Đà Nẵng ngày càng mất dần và mãi đến bây giờ vẫn chẳng thấy bóng dáng cá cơm thang xuất hiện trong vịnh Đà Nẵng nữa. Tôi xa quê hương sau cuộc đổi đời và hàng năng tôi thư hoặc điện về quê để biết thêm tin tức cuộc sống biển giả ở quê nhà, nhưng mẹ tôi nói: “Con ơi! Biển lại mất mùa nữa”. Tôi không biết bao giờ con các cơm thang xuất hiện trở lại để cuộc sống ngư dân làng tôi khá giả như xưa, hay hình như loại cá cơm thang này cũng buồn dùm cho thân phận của người ngư dân làng tôi sau một cuộc đổi đời vĩ đại. Những khi vợ tôi làm chén nước mắm ở nơi này, tôi thường nhắc đến hai câu thơ của Tường Linh:

 

Đêm Đà Nẵng vọng về cơn gió biển

Bún chợ Chùa thương nước mắm Nam Ô

 

Vợ tôi lại nói vào “Thôi hết rồi còn chi mô nữa anh ơi!!!”

 

Kỷ niệm những ngày cuối thế kỷ 20.