Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

THƯƠNG NHỚ TÂY NINH

 

NGƯỜI LONG HỒ

 

Về phía Bắc của Nam Kỳ Lục Tỉnh là vùng mà bây giờ chúng ta gọi là tỉnh Tây Ninh. Tây Ninh cách Sài Gòn chừng 100 cây số, Bắc giáp Kompong Cham (Cam Bốt), Nam giáp ba tỉnh Gia Định, Chợ Lớn và Tân An (nay là tỉnh Hậu Nghĩa vì thời đệ nhất Cộng Hòa, chính quyền cắt những vùng đất tiếp giáp với Tây Ninh của ba tỉnh này để thành lập tỉnh Hậu Nghĩa), Đông giáp sông Sài Gòn (về sau này chính quyền VNCH cắt đất bờ Tây sông Sài Gòn để thành lập 2 tỉnh Bình Dương và Bình Long), Tây và Tây Bắc giáp 2 tỉnh Prey-Veng và Sway Riêng của Cam Bốt. Vì nằm giữa Sài Gòn và Nam Vang nên Tây Ninh là trục lộ quan trọng giữa hai nơi này. Về địa thế, đất đai vùng Tây Ninh khá cao, trung bình là 15 mét trên mặt nước biển. Từ Bình Long theo quốc lộ 13 đến Chốn Thành, rẽ phải theo lộ liên tỉnh 728 đi Tây Ninh, đến Hồ Dầu Tiếng, trước mặt là núi Bà Đen thật hùng vĩ soi bóng xuống mặt hồ. Trên đường từ Dầu Tiếng về Tây Ninh, là chợ Ngã Ba Bàu Năng, một ngôi chợ rộn rịp với những cây trái, khoai, củ, bí, cà và các loại rau quả trong vùng. Tại Tây Ninh có ngôi chợ Long Hoa là lớn nhất, nơi đây tất cả các bạn hàng từ các chợ quận lên bán những đặc sản địa phương và bổ hàng về bán lại. Tây Ninh có đường biên giới dài 240 cây số chung với Cao Miên. Tây Ninh cũng chính là nơi phát sinh ra đạo Cao Đài với số tín đồ hiện nay lên đến hơn hai triệu ở khắp miền Nam và miền Trung. Ngoài ra, Tây Ninh còn nổi tiếng với lễ hội Vía Bà trên núi Bà Đen. Từ trên núi Bà Đen nhìn xuống, TâyNinh trông giống như một tấm thảm xanh bao la ngút ngàn. Trong thời các chúa Nguyễn với cuộc Nam Tiến thì Tây Ninh thuộc phủ Gia Định. Năm 1936, thực dân Pháp cho lấy hai quận Tân Ninh và Quang Hóa để thành lập phủ Tây Ninh, sau đổi thành tỉnh Tây Ninh. Về vị trí, tỉnh Tây Ninh Bắc giáp Cao Miên với đường biên giới dài trên 240 cây số, Đông Bắc giáp Bình Long, Đông Nam giáp Bình Dương, Tây giáp Cao Miên, và phía Nam giáp Sài Gòn và Long An. Tổng diện tích Tây Ninh khoảng 4.028 cây số vuông, và dân số trên 1.000.000 người, đa số là người Việt, một số ít là người Stiêng và người Khmer. Địa thế đất đai Tây Ninh tương đối cao so với các vùng khác ở miền Đông Nam Phần và phần lớn là đất đỏ và đất xám, tuy nhiên nhờ đất đai bằng phẳng và nhờ có ba con sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây và sông Sài Gòn chảy qua rồi lưu lượng nước được trữ lại trong hồ Dầu Tiếng, nên đất đai Tây Ninh tương đối khá trù phú. Về đường bộ, quốc lộ 22 chạy từ Sài Gòn lên Tây Ninh dài khoảng 100 cây số. Từ Sài Gòn đi Trảng Bàng, đến Gò Dần chia làm hai ngã, quốc lộ 22 A đi về hướng Tây đến biên giới Mộc Bài, quốc lộ 22B đi về phía Tây Bắc đến thị xã Tây Ninh, Tân Biên, và đến vùng biên giới Xa Mát. Về di tích lịch sử, năm 1886, hội Nghiên Cứu Đông Dương phát hiện tại xã Bình Thạnh, quận Trảng Bàng, một ngôi Tháp cổ, tháp được xây vào thế kỷ thứ 8, theo kiến trúc Ấn Độ với tên Khmer là Parasatongkong. Ngoài ra, cách thị xã Tây Ninh khoảng 4 cây số về phía Đông, Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh là một trong những công trình kiến trúc đặc sắc, được khởi công xây dựng vào năm 1926, được xây dựng trên một khu đất rộng trên 1 cây số vuông. Kiến trúc Tòa Thánh là sự kết hợp giữa Đông và Tây, thoạt nhìn thì đây là kiến trúc của một ngôi giáo đường, nhưng quan sát kỹ từ bên trong thì rõ ràng là kiến trúc Á Đông với những hàng cột hình rồng rực rỡ với các mái vòm và hoa văn trang trí rất khéo léo và tinh xảo. Tuy thờ "Thiên Nhãn" (Một Mắt), nhưng giáo lý Cao Đài rất hài hòa trong tinh thần Tam Giáo Đồng Nguyên. Lễ lớn nhất ở Tòa Thánh là lễ Vía Đức Chí Tôn vào ngày mồng 9 Tết âm lịch. Về thắng cảnh, Tây Ninh có hồ Dầu Tiếng và núi Bà Đen. Núi Bà Đen nằm cách thị xã Tây Ninh khoảng 11 cây số về phía Đông Bắc, với độ cao 986 mét. Trên đỉnh núi có chùa Vân Sơn, đường lên đỉnh quanh co với nhiều cảnh thiên nhiên. Kỳ thật, núi Bà Đen không phải là một ngọn duy nhất, mà khi lên cao có nhiều ngọn núi nhỏ như về phía Đông là núi Cậu, về phía Tây Bắc là núi Heo và núi Phụng. Trong các núi này có nhiều hang động thiêng nhiên rất đẹp. Cách thị xã Tây Ninh khoảng 22 cây số về phía Đông Bắc (giáp với hai tỉnh Bình Dương và Bình Long) có Họ Dầu Tiếng, có diện tích khoảng 27.000 mẫu tây. Hồ Dầu Tiếng bao la với rất nhiều ốc đảo thiên nhiên trông rất đẹp, không khí ở đây rất trong lành và mát mẻ. Đây là một trong những địa điểm du lịch và nghỉ mát rất tốt. Tây Ninh thuộc vùng đất phù sa cũ nên đất đai đã cằn cỗi, hết 10 phần trăm là đá đỏ (một loại nham thạch lâu đời). Ngoài lớp mỏng đất mùn trên Mặt, bên dưới là sạn sỏi, nếu có đất cũng chỉ là đất phèn. Núi Bà Đen ở Tây Ninh cao gần 1.000 mét, đây là đỉnh núi cao nhất của ông Nam Kỳ Lục Tỉnh. Tây Ninh có 2 con sông lớn là sông Sài Gòn chảy theo biên giới Tây Ninh và Bình Dương, rỏi chảy vào Tây Ninh qua ngã rạch Sanh Đôi. Sông Vàm Cỏ chảy ngang qua Tây Ninh và có lưu lượng lớn hơn sông Sài Gòn, chảy vào Tây Ninh bằng ngã rạch Cái Bác, rạch Sóc Om, rạch Tây Ninh và rạch Trảng Bàng, rất thuận tiện cho việc giao thông đường thủy. Nhờ vậy mà đường thủy của Tây Ninh chiếm địa vị trọng yếu trong giao thông vận chuyển. Tây Ninh có khí hậu nóng và ẩm hơn các nơi khác ở Nam kỳ, tuy nhiên cũng có 2 mùa mưa nắng như các nơi khác (mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa nắng từ tháng 12 đến tháng 4). Cũng như bao nhiêu vùng khác ở Nam kỳ trước đây đều thuộc vương quốc Phù Nam, sau khi vương quốc Phù Nam diệt vong thì Chân Lạp làm chủ. Vào thế kỷ thứ 17, lưu dân Việt Nam từ các tỉnh miền Trung di cư vào Nam lập nghiệp và lập thành dinh Phiên Trấn (Gia Định), từ đó lưu dân tản lên các vùng mạn Bắc Phiên Trấn như Trảng Bàng, Gò Dầu Hạ, đến tận núi Bà Đen. Lúc đó họ chung đụng với người Miên. Khi Nguyễn Ánh bôn tẩu trốn quân Tây Sơn, có lần ông đã kéo đoàn tùy tùng vượt qua Trảng Bàng rồi lên đến Tây Ninh, nơi đây ông đã họp quần thần lại để mưu tính khôi phục Phiên Trấn nên dân địa phong gọi đó là "Sân Chầu," địa danh mà người dân Tây Ninh vẫn còn nhắc đến. Thời Gia Long thì Tây Ninh là một phủ của Gia Định. Lúc bấy giờ tỉnh Gia Định rất rộng và bao gồm các tỉnh Tây Ninh, Gia Định, Tân An, Chợ Lớn, và Gò Công. Sau khi Pháp chiếm Nam kỳ chúng thành lập tỉnh Tây Ninh để dễ bề kiểm soát với 2 thị trấn là Tây Ninh và Gò Dầu Hạ và 2 quận Thái Bình và Trảng Bàng. Thời đệ nhút Cộng Hòa, Tây Ninh có 3 quận là Châu Thành, Gò Dầu Hạ và Trảng Bàng. Đến năm 1961, Tây Ninh có 4 quận là Phú Khương, Phước Ninh, Hiếu Thiện (Gò Dầu hạ) và Khiêm Hanh. Về giao thông đường thủy, nhờ hai con sông Sài Gòn và Vàm Cỏ cũng như rất nhiều rạch lớn trong tỉnh, nên sự lưu thông đường thủy trong địa phận cũng như từ Tây Ninh đến các tỉnh thành lân cận rất thuận tiện. Ngoài ra, từ năm 1958, nhờ công trình thủy lợi nên Tây Ninh còn có thêm những con kinh rất tiện cho việc dẫn thủy nhập điền và lưu thông như kinh số 1 dài 1,3 cây số; kinh số 2 dài 4,7 cây số; kinh số 3 dài 2,6 cây số; kinh số 4 dài 4,5 cây số; và kinh Séville. Về đường bộ nhờ thế đất cao ráo nên Tây Ninh có một hệ thống đường bộ phát triển ngay từ thời khai khẩn miền Nam của các chúa Nguyễn. Hiện nay, liên tỉnh lộ 22 (trước kia là liên tỉnh lộ 12) đi ngang qua quốc lộ số 1 nối liền Tây Ninh-Sài Gòn dài 99 cây số. Liên tỉnh lộ này đi từ Sài Gòn lên Trảng Bàng, qua Gò Dầu, rồi đi thẳng đến biên giới Việt Miên tại Mộc Bài (cách Sài Gòn khoảng 60 cây số). Con đường này tiếp tục chạy lên Soài Riêng, sau đó nối liền với quốc lộ 1 đi Nam Vang. Từ Gò Dầu đi thị xã Tây Ninh, liên tỉnh lộ này trở thành liên tỉnh lộ 22B lên Tân Biên rồi chạy đến biên giới Việt Miên ở Xa Mát. Tại biên giới liên tỉnh lộ này qua Soài Riêng rồi nối liền với quốc lộ 1 đi Nam Vang. Tỉnh lộ nối liền Tây Ninh-Katum dài 36 cây số. Ngoài ra Tây Ninh còn có tỉnh lộ 787 đi Thủ Dầu Một (con đường này chạy qua Chợ Lớn, Trảng Bàng, rồi từ Trảng Bàng đi Thủ Dầu Một). Từ Trảng Bàng có tỉnh lộ 784 đi Tây Ninh (ngang qua Tòa Thánh Tây Ninh). Từ thị xã Tây Ninh có tỉnh lộ 785 đi Tân Châu, tỉnh lộ 788 đi Tua Hai đến tận biên giới Việt Miên, tỉnh lộ 781 đi Phước Tân, tỉnh lộ 786 đi Bến Cầu và biên giới Mộc Bài. Từ Tân Biên qua Tân Châu có tỉnh lộ 795. Biên với Tây Ninh là vùng đất mà 2 dân tộc Việt Miên hãy còn tranh chấp cho đến bây giờ. Năm 1890, nhân danh là chủ nhân ông của Nam kỳ, thực dân Pháp đã cắt phần đất dọc theo rạch Ngã Bát nhượng cho Cao Miên. Đây là phần đất rất quan trọng cho nền kinh tế của Tây Ninh. Về di tích lịch sử thì Tây Ninh hãy còn rất nhiều dấu tích của người Miên, cách Gò Dầu Hạ chừng 10 cây số có tháp Prey Prasath Onkong (Ông Công), tại 2 xã Long Khánh và Long Thuận còn 4 ngôi tháp cổ, tại Hiệp Ninh có một nền tháp cổ, tại Phước Thành còn dấu vết của thành phố Miên. Ngoài ra, rãi rác khắp nơi trong tỉnh Tây Ninh hãy còn rất nhiều di tích khác. Tây Ninh còn là nơi chứng kiến cảnh hàng năm quan quân Cao Miên mang phẩm vật sang triều cống chúa Nguyễn, nên dân địa phương còn gọi con đường từ Soài Riêng qua Tây Ninh là "Con Đường Sứ." Hiện nay con đường này vẫn còn lại một vài đoạn đường đất với nhiều cây cổ thụ hai bên. Tại Châu Thành Tây Ninh bây giờ hãy còn ngôi chùa Ông Gia Ninh là nơi mà chúa Nguyễn phúc Thuần và cháu là Nguyễn Ánh đã từng bôn tẩu trốn lánh quân Tây Sơn. Trên núi Bà Đen trong xã Hiệp Ninh có một mạch giếng thiên nhiên, chảy mãi không cạn, dân trong vùng thường tới đây lấy nước vào mùa nắng hạn, khi các vùng khác đã cạn nguồn nước. Hiện nay tại rạch Sóc Om, cách Tây Ninh chừng 25 cây số, hây còn ngôi mộ của ông Huỳnh công Nghệ, người đã có công đánh Miên để bảo vệ dân địa phương. Cũng như đa số dân chúng Nam kỳ, dân Tây Ninh tính tình thuần lương hiền hòa, đa số theo đạo Phật, một số khác theo Thiên Chúa, Tin Lành, Hòa Hảo. Tuy nhiên, sau khi Đức hộ pháp Phạm Công Tắc khai sáng nền đạo Cao Đài thì rất nhiều dân địa phương ở đây theo đạo này. Hiện tại Tây Ninh hãy còn rất nhiều ngôi chùa cổ như Linh Sơn Thánh Mẫu (trên núi Bà Đen), Phước Lâm Cổ Tự ở châu thành Tây Ninh, Thiền Lâm Cổ Tự ở xóm Chùa, Cẩm Phong Tự (Quan Huế), Hiệp Long Cổ Tự, Cao Sơn Cổ Tự (Phước Trạch), Cổ Lâm Tự, Từ Lâm Tự, Chùa Ông Phước Kiến. Ngoài ra, Tây Ninh còn rất nhiều đình cổ, thường trên một trăm năm như đình Thái Bình, đình Hiệp Ninh, đình Thành Đức (quận Hiếu Thiện), đình Gia Lộc (quận Trảng Bàng). Tây Ninh còn là quê hương của họ đạo Tha La của Thiên Chúa giáo (đó cũng là nơi mang tựa đề của bài hát mang tên "Tha La Xóm Đạo"). Nói đến Tây Ninh mà không nói về tòa thánh Tây Ninh và kiến trúc thật đặc sắc của nơi này quả là điều thiếu sót. Tòa thánh được xây dựng vào năm 1926 khi đức hộ pháp Phạm công Tắc khai sáng nền đạo. Ngày nay tòa thánh uy nghi sừng sửng ngay tại trung tâm thành phố và hiện hữu qua nhiều thập kỷ và nhiều chế độ như một thách thức của sự tự do tín ngưỡng ngàn đời của dân tộc. Vào thời Pháp thuộc, khoảng đầu thế kỷ 20, dân số Tây Ninh thưa thớt, trong khắp tỉnh chỉ có khoảng chưa đầy 100.000 dân, đa số là người Việt, kế đến là người gốc Khmer, rồi đến người Việt gốc Hoa...Về kinh tế, dù có nhiều sông ngòi, Tây Ninh là vùng đất cao, nối tiếp với vùng đất đỏ Biên Hòa nên không thuận lợi cho việc trồng lúa nước. Ngược lại, đất đai Tây Ninh rất thích hợp cho việc trồng cây cao su, cà phê, trà. Ngoài ra, mãi đến hiện nay, rừng rậm Tây Ninh là quê hương của những cây danh mộc như cẩm lai, gõ, trắc... và những loại hoang thú như cọp, tê giác, voi và chim các loại. Tuy nhiên, những năm sau này vì bị người ta săn đuổi ráo riết nên hoang thú đã rút dần lên miền biên giới Miền Lào.

Người Long Hồ

(Một Thoáng Nam Kỳ Lục Tỉnh)