Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

QUÊ TÔI, LÀNG SÌNH

 

NGUYỄN TÙNG

 

 

Đò từ Đông Ba, đò qua Đập Đá

Đò từ Vỹ Dạ, thẳng ngã ba Sình,

Lờ đờ bóng ngả trăng chênh,

Giọng hò xa vọng, nặng tình nước non...

 

Câu ca dao trữ tình lâu ngày biến thành câu hò mái nhì man mác, nỉ non tình quê hương đậm đà làm tôi nhớ về quê nội: làng Sình.

Từ hai nguồn Tả, Hữu trạch xuôi dòng chảy ra biển, sông Hương lặng lờ, đủng đỉnh để lại hai đoạn giao lưu gợi tình, gợi cảm: Ngã ba Bảng Lãng (Truồi) và Ngã ba Sình.

Ngã ba Bảng Lãng đẹp vì ở đây sông núi như liên tiếp nối liền, đồi cây xanh màu lục diệp ngút ngàn vi vu gió lộng. Cái đẹp vừa hùng vĩ vừa mơ màng. Đến ngã ba Sình, cảnh vật đổi khác. Sông nước trải dài toàn một màu xanh da trời thắm dịu, cái đẹp nên thơ dịu dàng chốn đồng quê. Hai bên bờ sông cánh đồng san sát, bát ngát màu xanh non, bên này huyện Phú Vang, bên kia bờ sông một phần huyện Hương Trà, qua các làng Thủy Tú, Thanh Phước, Kim Hai, Tiền Thành, trồi lên cao một chút, huyện Quảng Điền, rồi xa xa huyện Phong Điền với con sông Bồ Giang thoăn thoắt tuôn về phá Tam Giang.

 

Kim Long dảy dọc tòa ngang

Em chèo một chiếc đò ngang về Sình

Đôi lứa mình lỗi hẹn ba sinh

Có mần răng đi nữa cũng trọn tình với nhau

 

Cùng một câu hò mái nhì mái đẩy, giọng hò nghe từ ngã ba Sình trải rộng lan dài, âm thanh trầm lắng có lúc nghe như đứt khoảng vì hơi đưa mạnh hơn hòa nhịp với cỏ cây sông nước, với đồng xanh cần cù lao động.

"Hương giang nhất phiến nguyệt", mảnh trăng trên sông Hương của Tiên Điền Nguyễn Du phải chăng là đây, nơi ngã ba Sình, khi những tiếng hò... o... ơi kéo dài như bất tận rơi rớt trên khoảng "mênh mông trời rộng nhớ sông dài".

Trăng in hình lồng lộng trên bóng nước lăn tăn, trăng soi mình trên những thôn xóm mập mờ sau mấy hàng tre, trăng vời vợi trên cánh đồng thơm màu lúa vàng nuôi sống người "dân hiền cảnh lịch" Thừa Thiên - Huế.

Gọi ngã ba Sình, vì đến đây, bên mặt làng Sình, bên trái hai làng Thanh Phước - Thủy Tú đối diện; sông Hương chia làm hai nhánh, một thuận dòng chảy về Thuận Hóa, Thuận An, một hợp lưu với sông Thanh Phước - Kim Hai (1).

Ngược dòng lịch sử xa xăm, trước khi có Huế - Kim Long, Huế - Phú Xuân, ngã ba Sình "nặng tình nước non" hay ngã ba Sình "lỗi hẹn ba sinh" cũng là ngã ba cổ thành châu Hóa khi đọc lại Ô Châu Cận Lục:

"Ngôi đền Minh Uy đứng vững ở đầu nguồn, tòa nhà Châu Hóa khép chặt lấy cửa sông" (2).

Cổ thành châu Hóa nằm ở đâu?

Không làm công việc của nhà khảo cổ, xin tạm nói ngay rằng: một nơi nào đó phía bên kia ngã ba Sình, hướng về huyện Đan Điền, sau này đổi tên là huyện Quảng Điền. Cũng ở đâu đó, đoạn dài sông Hương chảy qua đây có khúc sông ngày xưa gọi là sông Đan Điền, có khúc gọi là sông Kim Trà.

Trước khi sáp nhập lãnh thổ Đại Việt với cổ thành châu Hóa, nhờ vị trí sông nước thuận lợi khi đường bộ đi lại còn khó khăn chưa mở mang nhiều, phần đất cực Bắc này của Chiêm Thành hẳn phải là vùng đất dân cư trù mật có từ lâu đời.

Tiếp thu vùng đất mới, hai triều đại nhà Trần, nhà Hồ kế tiếp khai phá, xây dựng thêm và ngã ba Sình đã trở thành vị trí chiến lược then chốt về phương diện quân sự cũng như kinh tế, nhờ đó hai châu Ô, Lý cũ ngày thêm phồn thịnh "mức tiến hóa có thể sánh ngang với thượng quốc" (3).

Dài dòng với ngã ba Sình như vậy để bạn đọc thấy rằng, trên dưới 350 năm trước khi có Huế - Kim Long (1636), Huế - Phú Xuân (1687), Huế sơ khai "tạo thiên lập địa" chính là đây, cổ thành Châu Hóa.

Và biết đâu, từ địa danh châu Hóa, một cách vắn tắt, giản dị trong ngôn ngữ hàng ngày, người dân đã biến Hóa thành Huế kể từ giai đoạn khai nguyên đó.

Nói có sách, mách có chứng. Chưa có chứng liệu rõ ràng, người viết không dám vội vàng kết luận như trên, mà chỉ làm một sự gợi ý, hi vọng rồi đây các nhà sử học sẽ khám phá đầy đủ hơn.

Trở lại với quê tôi, làng Sình. Tên chữ, tên theo đơn vị hành chánh là làng Lại Ân, một địa danh có từ lâu đời, ít nhất cùng một thời với Dương Văn An, tác giả Ô Châu Cận Lục (1554) như đã ghi rõ ràng trong tác phẩm: "Làng Lại Ân giàu có nhờ buôn một bán mười".

Tên chính thức, làng Lại Ân có đó, nhưng cũng từ lầu đời, dân chúng vẫn quen gọi làng Sình, đi về Sình thay vì nói Lại Ân, người đối thoại dù chưa biết làng Sình cũng sẽ dễ dàng nhận diện, mường tượng một nơi nào hay vùng nào đó, nhiều lần nghe nói tới.

Hỏi về nguồn gốc tại sao gọi làng Sình, trước này gần như một "thông lệ", nhiều người cho rằng Sình cũng như Sịa, gốc Chàm mà ra!

Đành rằng trong ngôn ngữ địa phương có một số từ mang âm hưởng Chàm hay Cổ Việt còn thông dụng đến ngày nay, nhưng không thể vì sự kiện ấy rồi tổng quát hóa cho rằng tất cả những từ nghe nôm na, lạ tai, kể cả địa danh, đều gốc Chàm cả. Tìm hiểu nguồn gốc làng Sình, tại sao không tìm về cội nguồn dân gian trước khi đi xa hơn vào lãnh vực sử học, ngôn ngữ học thông thái!

Trong các địa danh Thừa Thiên - Huế, nghe nôm na lạ tai không phải chỉ có hai tục danh làng Sình, làng Sịa. Chịu khó trở về ký ức không xa xôi lắm, còn nhiều làng xã, chợ búa, bến đò, núi, sông mang nhiều tục danh đơn âm, nghe còn "lạ tai" hơn như Sậy, Nậy, Nữu, Sam, Tuần, Truồi... Trong việc hình thành ngôn ngữ đời này qua đời khác, và nước nào cũng vậy, rất nhiều từ mới được đặt thêm sau. Ngoài cách cấu tạo bác học (formation savante), bình dân đại chúng đã góp phần không nhỏ làm giàu có thêm gia tài tiếng mẹ đẻ.

Đại chúng bình dân giản dị, thay vì dùng tên chữ, tên chính thức, họ coi mặt đặt tên, dễ hiểu, dễ nhớ. Tuy nôm na, nhưng cũng đầy đủ tượng thanh, tượng hình, và tượng ý. Một lô địa danh về các chợ rất quen thuộc ở Thừa Thiên như chợ Nọ, chợ Cát, chợ Hôm, chợ Mai, chợ Thông, chợ Nan, chợ Biện, chợ Gót, chợ Đình, chợ Đò... nhắc lại đây để nói thêm về nguồn gốc cấu tạo ngôn ngữ do dân chúng làm ra (formation populaire) như trường hợp làng Sình.

Chữ Sình, nếu không phải là tiếng Việt cổ, ít nhất cũng đã thông dụng trong dân chúng từ lâu, lâu đời lắm lắm, như các sách tự điển cổ xưa đã ghi. Cùng với cuộc Nam Tiến của người Việt, chữ Sình phổ biến khắp cùng miền Nam đến nay vẫn còn giữ nguyên định nghĩa ban đầu.

Trước năm 1945 khá lâu, lúc mới lên bậc trung học, tò mò về chữ nghĩa làng Sình, tôi hỏi ba tôi về nguồn gốc làng Sình và được giải thích đại khái còn nhớ như sau:

- Con thấy sở nhà "đoan" (Thương Chánh) và cầu xi-moong nơi ghe đò đâu không? Con thấy hàng hóa chất lên để xuống và mấy ông lái ghe hai chân lấm đầy bùn không? Con hay tắm sông bến "đoan", bến Đình phải không?

Thấy chi! Có phải bùn lầy, bùn sình không? Đạp lên bùn mà đi, trên cạn hay dưới sông cũng rứa, hai chân sình lên xọp xuống... phải không? Không phải bến nhà "đoan", bến chợ Đình, mà cả dãy bờ sông làng mình, dưới nước trên bờ ngày trước đều bùn lầy, sình lên xọp xuống. Sình là rứa đó, bến Sình, làng Sình do đó mà ra, chớ mô nữa... Thời ông nội còn nhỏ đã có tên làng Sình, bến đò Sình lâu rồi. Dãy nhà "đoan" to lớn nhất huyện mình mới từ hồi Tây qua, ngày xưa trước thời ông nội lâu lắm, làng mình có trạm thâu thuế ghe đò qua lại buôn bán ngã ba Sình...

Tóm lược lý lịch làng Sình: Tên chữ, làng Lại Ân có trước, cách đây ít nhất 400 năm; tục danh làng Sình có sau, không biết lúc nào. Muốn về Sình có thể đi bộ hay đi đò. Ra bến Tượng, lấy đò dọc sông Đông Ba chèo xuống Bao Vinh, qua bãi Thanh Tiên, Triều Sơn, tùy gió xuôi hay gió ngược độ một giờ là đến ngã ba Sình. Đi đường bộ đến chợ Bao Vinh, thẳng đường đến Triều Sơn rồi Thủy Tú có đò ngang qua bến Thanh Phước, từ đó thêm một chuyến đò ngang nữa đến bến Sình.

Tiện nhất, từ Bao Vinh dùng đò ngang qua Tiên Nộn, thẳng về Mậu Tài, Lại Ân. Có "xe điện" về Sình còn dễ hơn. Từ Đập Đá xuống huyện Phú Vang, qua khỏi cây cầu gỗ, xe phăng phăng theo dãy đồng vắng đến ngã ba Mậu Tài. Thấp thoáng xa xa, mái chuông nhà thờ, đến gần chút nữa một ngôi "nhà Tây" hiên ra bên khóm tre.

Làng Sình, xóm trên, bắt đầu từ đây, nhà ông "Mười Vạn", nói theo lối đặt tên của dân làng. Chủ nhân ngôi biệt thự, họ Hà, bỏ làng ra đi lập nghiệp, vô tận Sa Đéc hay Bạc Liêu gì đó. Lập gia đình nơi ruộng cò bay thẳng cánh, Hà chủ nhân trúng số mười vạn đồng. Một trăm ngàn đồng vào giữa thập niên 30 to lắm. Đã làm ăn khá giả lại trúng số độc đắc, ông Mười Vạn để ra một số tiền lớn vừa giúp đỡ bà còn làng xã, vừa xây một cái "nhà Tây" thay thế ngôi nhà cũ.

Cách nhà ông Mười Vạn không xa là nhà tôi, kế tiếp là một ngôi nhà khác, cũng "nhà Tây" thuộc gia tộc họ Hà, có người làm quan đầu tỉnh, nay thuyên chuyển nơi này, mai đổi qua địa phương khác nên ít khi về làng. Đi "ba bước" nữa là tới chợ, cạnh chợ là nhà thờ Lại Ân, một họ đạo lớn thuộc huyện Phú Vang. Nhà học giả thông thái hiểu biết rất nhiều về sử địa Việt Nam, Linh mục Cadière hồi mới qua Việt Nam đã một thời làm Cha Sở họ Sình.

Nối liền khu vực nhà thờ Lại Ân là một dòng nữ tu lo việc giáo dục con em trong đạo ngoài đời. Cũng lại đi "ba bước" nữa là sở Thương Chánh, kiến trúc to lớn đồ sộ. Sáu, bảy kho muối phía sau, dài... dài lắm, chỉ biết vậy thôi.

Thuở nhỏ nghịch ngợm, có dịp về làng là xông xáo lục lạo khắp nơi nhưng chưa bao giờ tôi được dịp "thanh tra" sở Thương Chánh, biết mặt ông Tây "đoan" và chiếc xe điện bảnh bao của ông. Làng Sình, xóm dưới là đây, tôi thuộc làu từng con đường đá, từng mô đất, từng bụi tre khóm trúc.

Từ chợ, rẽ tay trái dọc theo bờ sông trải rộng đến sát ranh giới làng Mậu Tài là xóm trên. Có chùa, có miếu, nhà cửa vườn tược cây trái xum sê, nhưng xóm trên không vui bằng xóm dưới, có đình, có chợ, có trường học.

Không kể trường "a,b,c" của mấy nữ tu, làng tôi có thêm hai trường học khác. Gần nhà ông Mười Vạn là ngôi trường làng, cấp Sơ Học Yếu Lược. Đứng trước sân trường, dưới hàng dương liễu phất phơ nhẹ nhàng, nhìn qua bên kia đường  là trường Dòng Thánh Francois. Trường xây trên một đám đất rộng, ba tôi tặng cho nhà Dòng, hồi tôi mới ra đời, để làm trường học sáu lớp, học đến lớp Nhất thi bằng Ri-me. Bên cạnh dãy lớp học cao ráo sáng sủa, đối diện với sân chơi là một cái hồ, không rộng lắm, nhưng xung quanh nhiều cây cao bóng mát. Mùa hè nghỉ học về làng, rủ thêm vài người bạn cũng như tôi, người làng đi học trên dinh, chúng tôi thường ra hồ câu cá. Hết làm ngư ông, chúng tôi lang thang qua ngả chợ, xuống bến Đình bơi lội.

Chợ làng tôi, ngoài tên chợ Lại Ân, chợ Sình, còn có tục danh chợ Đình vì chợ nằm sát cạnh đình. Chợ không to lắm, ba dãy nhà ngói nằm ba góc liền nhau là những cửa hàng tạp hóa bán đủ thứ sản phẩm "nhập cảng" từ chợ Bao Vinh, chợ Đông Ba. Ghé thăm chợ Đình qua ký ức tôi, tôi nhớ lại một truyền thống lầu đời ở quê tôi: Vật làng Sình (Vật khác võ, như võ Bình Định). Hội Vật, tổ chức tại đình làng, đều đều mỗi năm sau Tết, đúng ngày mồng mười tháng Giêng, Âm lịch. Không biết ngã ba Sình, cổ thành châu Hóa với những trận đánh lịch sử xảy ra tại đây, có liên hệ gì với môn vật làng Sình không?

Cả miền Trung, chạy dài đến Phan Thiết vô tận Nam Kỳ Lục Tỉnh, hình như chỉ có làng Sình còn giữ truyền thống môn vật này.

Có điều chắc chắn, theo lời các bậc cao niên trong làng kể lại, là môn vật xuất phát từ miền Bắc. Cùng với các đợt Nam Tiến, các đoàn di dân núi Nùng, sông Nhị đã đem môn vật vô Đàng Trong và ngã ba Sình tình cờ đã trở thành điểm tụ hội của các tay võ nghệ tài danh. Môn vật dừng lại tại đậy, lâu ngày trở thành truyền thống.

Hồi nhỏ, tôi mấy lần được về làng coi vật. Không biết nhiều về cách tổ chức trận đấu, về các lực sĩ tham dự, tôi nhớ rõ khung cảnh tấp nập, vui vẻ ngày 10 tháng Giêng như một ngày hội lớn tiếp nối những ngày Tết vui chơi còn chưa dứt hẳn. Không có thể lệ ghi tên tham dự, không có quảng cáo rùm beng như đấu quyền Anh, đúng ngày đúng tháng, lực sĩ các nơi tự động kéo về tranh giải.

Đấu trường hình vuông có lẽ, mỗi bề chừng 5 mét, đặt ngay tại sân đình, có ghế ngồi dành riêng cho các bô lão, chức sắc trong làng.

Mấy hồi trống chầu gọi là trống lệnh mở đầu hay kết thúc trận đấu. Các tay vật mình đồng da sắt, có đủ dân miền biển, miền núi thi nhau trổ tài. Muốn vật ngã đối phương không phải chỉ cần to con, tay chân rắn chắc, mà còn phải lanh lẹ, ít nhiều thông minh để khai thác sơ hở của đối thủ. Lực sĩ nào bị đối phương vật ngã, lưng dính đất coi như thua trận. Người thắng trận cuối cùng là người đã lần lượt hạ "đo đất" tất cả đối thủ từ sáng đến chiều.

Làng Sình tổ chức vật, dân làng Sình làm trọng tài, khán giả đa số dân địa phương, tuy vậy chẳng bao giờ có chuyện khiếu nại xảy ra.

Nhắc đến võ vật làng Sình, xóm dưới, không thể không nhắc thêm một kỷ niệm lâu đời khác của làng tôi: tranh Sình.

Gọi tranh Sình vì do làng Sình làm ra và gần như giữ độc quyền sản xuất từ lâu đời.

Tranh Sình là danh từ hiện đại hóa sau này. Dân làng tôi ngày xưa gọi giản dị, nôm na hơn, vẽ đồ thờ, đồ cúng... Đúng hơn là một loại tranh mộc bản, nhưng kỹ thuật thô sơ và phẩm chất kỹ thuật còn non kém. Đề tài tranh vẽ là hình ông Quan Công mặt đỏ, Đức Phật Bà hiền từ, hình Bát Tiên, bát bửu, tứ linh, voi, ngựa, cọp, heo. Giấy in hình vẽ là một loại giấy thấm nước ngày xưa sản xuất tại chỗ, gọi là giấy tinh, giấy bổi; màu hay phẩm mua ở chợ đem về dùng.

Hình vẽ theo mẫu khắc sẵn trên bản gỗ; đặt giấy lên khung, lấy tay vuốt nhẹ để mực in lên giấy. Hình in xong với những đường nét lờ mờ, người thợ chỉ cần tô màu lên theo mẫu cố định. Cũng có khi, thích màu nào tô màu ấy, miễn đẹp theo ý mình.

Không biết ngày xưa có bao nhiêu gia đình sinh sống bằng nghề thủ công nghệ này; có bao nhiêu người trong nghề đi lập nghiệp ở làng khác.

Còn nhỏ, chẳng bao giờ tôi quan tâm đến ngành thủ công nghệ này. Tôi nhớ mang máng rằng trước năm 1945, cả làng Sình hình như chỉ có hai, ba gia đình chi đó còn tiếp tục đeo đuổi cái nghề chẳng lấy gì làm khấm khá lắm.

Gia đình chú H. với người con trai, thằng Sáu, xóm giềng với O Khóa ở xóm dưới, là một. Có họ hàng xa với gia đình tôi, anh em tôi thường ghé lại "coi cho biết". Công việc vẽ đồ thờ, cũng như làm đồ mã, đói với chú H. chỉ là nghề phụ. Mỗi năm nhiều lắm 3 tháng. Làm xong là kịp bán Tết, còn lại ra giêng, hai bán lai rai. Là một nghề gia truyền, nên trước làm răng sau làm rứa, ít ai nghĩ đến việc cải tiến kỹ thuật và mỹ thuật.

Thật tình, dù có muốn cũng không làm được, vì chẳng bao giờ được ai hướng dẫn hay huấn luyện. Hồi xưa, kể cả người làng Sình có ngành thủ công nghệ này, còn nói chi đến việc khuyến khích nâng đỡ.

Riêng phần tôi cũng vậy, hồi còn ở Sài Gòn, lâu lâu về Huế, về thăm làng cũng như làm một chuyến "pélerinage de routine". Có mấy khi tôi nghĩ đến việc cùng góp công góp sức kiến thiết làng nước, duy trì những truyền thống tốt đẹp nơi quê cha đất tổ.

Tỵ nạn tha hương, xa lìa xứ sở thân yêu, mất Huế rồi mới cảm thấy thấm thía chốn quê hương đẹp hơn cả, mới biết rằng mình nợ quê hương, nợ Huế, nợ làng Sình rất nhiều.

Với tuổi đời sắp xế bóng trăng lu, biết còn làm gì được nữa không! Chỉ còn trông chờ nơi thế hệ con cái; ngày ngày khuyến khích, hướng dẫn con cái mình ráng học thành tài, nay mai đất nước giành lại tự do, dân chủ, cùng nhau trở về làm việc xây dựng lại quê hương mình.

Chỉ có hai chữ Việt Nam, uy nghi lẫm liệt, đó mới thật là quê hương mình, đời đời.

(Trích Tuyển Tập Nhớ Huế)

 

Chú Thích:

(1) "Làng Sình, có tên chữ Lại Ân, thuộc huyện Hương Phú, cách Huế không xa, ngay bên kia sông Bao Vinh (một đoạn sông Hương)": Huế, Ngàn Năm Văn Vật, Viện Văn Hóa Việt Nam, Sài Gòn, 1989, tr.79.

Rất tiếc, nếu tác giả Phương Anh chịu khó đến tận nơi hay mở bản đồ Huế ra coi lại sẽ thấy rằng, làng Sình ở ngã ba Sình, chớ không bao giờ ở "ngày bên kia sông Bao Vinh". Từ Bao Vinh về đến làng Sình còn xa, xa lắm mới tới nơi. Làng Sình, ở ngã ba Sình đối diện với xã Thanh Phước, nơi giao lưu của sông Hương với sông Kim Đôi - Thanh Phước.

Bến đò Bao Vinh, ở ngay chợ Bao Vinh, có đò ngang qua xã đối diện, xã Tiên Nộn.

(2) Ô Châu Cận Lục, Dương Văn An, Bùi Lương dịch, Saigon 1961.

(3) Ô Châu Cận Lục, sdd.

(4) Môn đấu vật phát xuất từ miền Bắc có lẽ từ lâu đời như nhiều câu tục ngữ, ca dao còn truyền tụng:

Ba Chạ trăm đô, An Cồ trăm tướng

Ba Chạ, tức làng Liễu Đôi, huyện Thanh Liêm (Hà Đông) ngày xưa nổi tiếng về môn võ vật. Hàng năm dân làng mở hội vật, có kiệu rước linh đình.

Ai ơi qua cánh Cửa Vua

Xem cầu làng Tháp, xem chùa Tam Thôi

Cánh Cửa Vua, tức cánh đồng làng Tháp (làng Liễu Đôi) ngày xưa là nơi diễn ra các trận đấu vật.