Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

THƯƠNG NHỚ HỘI AN

 

HOA HOÀNG LAN

 

 

Nếu có một quê-hương nào bắt tôi phải thương nhớ khôn nguôi. Nếu có một nơi chốn nào khiến tôi phải ngày đêm yêu mến khó quên. Và nếu có một địa-danh nào thôi thúc tôi phải trở về, thì nơi đó chính là Hội-An, miền đất đầy ắp tình-cảm và kỷ-niệm của tôi từ thuở ấu-thơ cho đến khi trưởng-thành. Cho dẫu ngày nay, tôi đã không còn trẻ nữa, nhưng với tôi, Hội-An vẫn không bao giờ già, vẫn là một cô gái xuân thì đầy sức thu hút lòng người và luôn thách-thức thời-gian. Vì đã có biết bao biến đổi, bao thăng-trầm, nhưng quê-hương Hội-An vẫn cất cao lời chào, vẫn đưa tay vẫy gọi những người con xa xứ phải luôn luôn ngóng về miền đất Mẹ mến yêu ấy để hoài-vọng, để thương nhớ, để trở về. Xa Hội-An, lạc lõng nơi quê người, sau mỗi đớn đau và sau mỗi thất-bại mà đời người phải có, một bóng cây cổ-thụ xum-xuê cành lá cho tâm-hồn tôi ngơi nghỉ, ấy là Hội-An. Một nơi chốn nương dựa cho tinh-thần vơi đi những khổ đau của kiếp người, ấy là Hội-An. Một chỗ để cho tình-cảm trôi đi, lãng-đãng và bồng bềnh thương nhớ, ấy là Hội-An. Xa Hội-An đã trên hai mươi năm, một thời-gian khá dài đủ để những kỷ-niệm nhạt nhòa, đủ để cho những thương nhớ vơi đi và cũng đủ để những dĩ-vãng phai mờ trong ký-ức. Nhưng không, với Hội-An, mọi chuyện như trái ngược. Càng xa lại càng thấy gần. Càng tưởng quên lại càng nhớ hơn. Và đã lỡ bỏ đi lại càng muốn trở về. Lòng người luôn ấm lại khi nghĩ đến quê hương Hội-An, niềm thương nhớ cố-quận dâng lên ngập tràn, khiến cho lòng ai luôn thổn-thức khi nhớ về Hội-An. Ôi, Hội-An sao mà nhớ! Ôi, Hội-An sao mà thương! Người Hội-An xa xứ bùi ngùi tấc dạ khi nhớ về Hội-An, lòng hẹn lòng sẽ trở về. Trở về để nối lại những nhịp cầu thương nhớ. Trở về để nhắc lại những kỷ-niệm khó quên. Trở về để đắm mình trong cái tĩnh lặng đáng yêu, cái duyên ngầm của phố Cổ Hội-An, mà ta đã đi khắp chốn mọi nơi đều không tìm thấy được. Trở về để trầm mình trong những con sóng vỗ bờ của bãi biển Cửa Đạị Trở về để ngâm mình trong dòng nước mát lạnh của nhánh sông Thu-Bồn, bên kia bãi cát vàng Cẩm-Kim. Trở về để ngắm nhìn những mái ngói dãi dầu mưa nắng, những bờ tường rêu phong ẩm mốc. Và trở về để thấy những con dơi vỗ cánh tung bay và những chú chim con ẩn mình đâu đó để tránh những cơn nắng Lào khắc-nghiệt của dẫy Trường-Sơn. Vâng, dẫu cho thế nào đi nữa, đã lìa xa Hội-An rồi, vẫn phải tìm cách quay về trước khi đã quá muộn cho một đời ngườị Dù chỉ là quay về để nằm trong lòng nghĩa-trang chùa Chúc-Thánh, chùa Long-Tuyền hay bên những mộ-chí nào đó của ngoại-ô thị-xã. Ngày nay, dù đã xa cách cả một đại-dương mênh mông, nhưng khi nhắc về Hội-An, tôi chỉ cần khép hờ đôi mắt, lim dim thả hồn về nơi chốn xưa để hồi tưởng lại con đường Bạch-Đằng với bờ sông nước khi cạn khi dâng, với những chiếc ghe nhỏ bé lẻ loi như những cánh nhạn lưng trời; với những ngôi nhà thông suốt qua đường bên, để buổi tối đi vào xem xi-nê ở rạp Hòa-Bình với cửa trên đường bờ sông Bạch-Đằng, khi cơn nước lụt đang dâng dần trong phố Cổ, bít mất lối ra, phải đi về bằng cửa thông qua con đường mang tên Nguyễn-Thái-Học, Đảng-Trưởng Việt-Nam Quốc-Dân-Đảng đã bị Pháp chém đầu cùng với mười hai đồng-chí tại pháp-trường Yên-Báy cách đây gần bẩy mươi năm. Với những hiệu buôn quanh năm sầm-uất như Quảng-Hòa-Lợi, Tuyết-Ánh, Phi-Anh, Phi-Yến, Hoàng-Hiệp, La-Ngọc-Anh. Cả một con đường dài này do những doanh-gia Trung-Hoa làm chủ và buôn bán đông vui như một con phố nhỏ của Bắc-Kinh, Thượng-Hải bên… Tầu! Con đường mang tên nhà chí-sĩ cách-mạng Cường-Để với ngã ba Tin-Lành, rồi Chùa Cầu xưa cũ với bốn tượng chó, khỉ ngồi chầu. Với Tòa-Án, Bưu-điện thành-phố cạnh bên quán nước dừa Thanh-Bình hấp dẫn nam thanh nữ tú. Với ngôi trường tiểu-học Cẩm-Hồ nhỏ bé, nơi chốn đã tạo hứng thú cho nhạc-sĩ Lê-Trọng-Nguyễn viết nên nhiều bài hát lừng danh; đến ngã tư Quốc-Tế nổi tiếng với các hàng bán rong những món ăn về đêm. Với ngôi trường Lễ-Nghĩa của người Trung-Hoa chỉ dạy chữ Hán. Với tiệm kem Thái-Sơn ngon có tiếng. Rồi quán ăn Hai Huế và Ba Huế với những món ăn ôdanh bất hư truyềnọ, rồi cao-lầu Ông Cảnh. Với Chùa Ông khói hương nghi ngút gần bên trường trung-học tư-thục Diên-Hồng. Với nhà máy điện chạy ì ầm suốt đêm ngày để cung cấp điện-năng cho cả Hội-An. Với chùa Âm-Bổn, kết thúc con đường dài xuyên suốt lòng phố Cổ Hội-An đã lưu danh mãi với câu: “Thượng Chùa Cầu, hạ Âm-Bổn”. Và những câu vè vui vui, khi đọc lên, người dân phố Cổ đã vội vã cảm thấy hương-vị của nơi chốn mình đang sống, bầu không khí mình đang hít thở như: “Ông Đại-Thành, Cái bụng chành-bành, Bước đi lạch-bạch”. hoặc: “Ở tỉnh Hội-An, Có nàng Bạch-Tuyết, Da đen nhự.. chì!”. Hình như nàng Bạch-Tuyết sau này nhờ thời-gian làm phai nhạt, nên nước da không còn đen nữa, nhưng nhiều người vẫn không quên một nàng Bạch-Tuyết của phố Cổ Hội-An với nước da đen như…chì! hoặc: “Bà Trần-thị-Nết, Ca-răng-sết ki-lô, (47 kilograms) Mập như cái bồ, Ai xô cũng không nổi!” Rồi con đường mang tên nhà cách-mạng của đất Quảng-Nam: Phan-Chu-Trinh, bên những ngôi biệt-thự xưa, rất…Tây cạnh bên Lao-xá. Với Chùa Phật-Học Tỉnh-Hội, bên con đường hàng dừa thơ mộng, “con đường mang tên em” hoặc “con đường tình-sử” của biết bao chàng trai phố Hộị Và cũng soi bóng bao cuộc hẹn hò tình tứ của biết bao thiếu-nữ mới lớn, mà nền luân-lý thời ấy đã không cho phép họ sánh vai sóng đôi với nhau, để rồi mỗi người một bên lề đường, cùng đi và cùng nghĩ về nhau, không nói gì cả, nhưng hai trái tim đã nói biết bao điều mà chỉ có hàng dừa lả bóng hai bên đường nghe được. Đi lên nữa là Hý-Viện Phi-Anh với những đoàn hát từ trong Nam ra, đem nguồn vui cho mọi người ở nơi chốn nghèo nàn phương-tiện giải-trí. Kìa, ngã ba giếng Bá Lễ, nước ngọt và trong, với từng đoàn các cô gái, đôi vai trĩu nặng hai thùng nước với dáng đi thoăn thoắt như chạỵ Khởi đi từ ngã ba Vĩnh-Điện qua Cẩm-Hà, con đường mang tên vị vua lừng danh Trần-Hưng-Đạo với chiến-thắng quân Nguyên trên sông Bạch-Đằng, kéo dài qua Tòa Hành-Chánh Tỉnh Đường với những dẫy Bệnh-viện và trường Trung-Học Công-lập Trần-Quý-Cáp với sân trường rợp bóng Phượng-Vĩ suốt những năm của thời trung-học vui chơi sung sướng. Rồi trường Nam Tiểu-Học của dân húi cua toàn một đám con nít phá phách nghịch ngợm. Con đường dài nhất này kéo dài mãi xuống Cửa Đại, vòng qua Non Nước, Sơn Chà và ra thẳng Đà-Nẵng mà không cần đi qua Vĩnh-Điện nữa Con đường Lê-Lợi với ngôi nhà tôi tọa lạc tại đó, dài nhất theo chiều ngang của thị-xã, kéo dài từ bờ sông ra mãi tận ngoài khu Trường-Lệ. Rồi chùa Chúc-Thánh đối diện với đài Liệt-sĩ Trung-Hoa Dân-Quốc. Trước chùa có một cây xoài to lớn, là con gái nhưng tôi trèo cây rất giỏi, không thua gì con trai, nên cây xoài ở Chùa cũng không thoát khỏi bàn tay trần-tục ưa hái trái nọ của tôi. Chấm muối ớt, ngon tuyệt! Vị sư trụ trì cũng biết đấy, nhưng đành làm ngơ vì vị nữ thí chủ đã chóp chép cái miệng khiến cho thầy cũng phải rệu nước bọt vì… xoài non chua ơi là chua! Đi tới một đoạn ngắn, chùa Phước-Lâm vẫn trơ cổ-độ với cây bàng to lớn, với những chú sâu róm to, đen đủi và đầy lông. Cũng may trái bàng không có gì hấp dẫn nên tôi đành… di-tản ra sau chùa để “chiếu-cố” đến cây xoài và cây nhãn bên những cây dừa xanh ngắt để trổ tài leo cây, ngồi vắt vẻo trên một cành cao nào đó, ném những trái xoài non xuống cho lũ bạn đứng dưới. Chùa Cây Cau ở gần đó nhưng không có gì hấp dẫn, nên tôi tha tội, không phá nữa. Hội-An còn có một thói quen rất đặc biệt, mới nghe qua thì cho là rất “xấc” khi muốn nói về một người, cứ phải nhắc tới phương danh các vị sinh thành của người ấỵ Nhưng đây cũng là một nét đặc-thù của phố Cổ Hội-An, vì nếu không nói đến cha mẹ của bạn thì mọi người sẽ không biết bạn là ai. Nhiều người cho rằng vì cha mẹ chúng ta nổi tiếng hơn chúng ta và được nhiều người biết đến hơn các thế-hệ con cái, nhưng tôi cho rằng đó tại vì là… Hội-An, rất… Hội-An thế thôi. Những Dũng Phi-Hùng, những Hòa Tiến-Hưng, những Đông Dương-Phương, những Hương Tấn Quẹo, những Hựu Ông Dần, những Bảo Ông Cầu, những Nguyệt Ông Thí, những Nhật Đức-Phú, những Nguyệt Giáo Trang, những Trung Tòa-Án, những Căn Tân-Tiến, những Cường Phi-Anh, những Loan Lệ-Ảnh, những Mùi Xâu Thìn và còn nhiều nhiều tên tuổi nữa đã được mọi người nhắc nhớ với… hai thế-hệ liền nhau, như một gắn liền với thời-gian ở một giai-đoạn nào đó của một đời người. Hội-An không còn ngái ngủ nữa với những ngày tựu-trường không chỉ gói tròn trong câu văn của Thanh-Tịnh: “Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không, có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ-niệm hoang-mang của buổi tựu trường. Tôi quên thế nào được những cảm-giác trong sáng ấy nẩy nở trong lòng tôi như những cành hoa tươi mỉm cười dưới bầu trời quang-đãng. Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi chưa biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết, nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ, lần đầu tiên đi đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp, con đường tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tôi tự nhiên cảm thấy lạ, cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học”, mà còn là những ngày đầu năm học, với những bộ đồng-phục mới lấy từ tiệm may về còn thơm mùi vải, với những cuốn vở xích-lô được bao bọc cẩn thận bằng những tờ giấy bóng, với những cuốn sách mới mua từ những tiệm sách lớn như Nhất-Tiếu, Bình-Minh, Rạng Đông và Châu-Trí. Sách Quốc-Văn của Trần-Ngọc-Trụ, Nguyễn-Quý-Bính và Hoàng-Đình-Tuất; sách Toán bậc trung-học của Đinh-Quy, Lê-Nguyên-Diệm, Bùi-Tấn; Vạn-Vật của Nguyễn-Cửu-Triệp; Hóa-Học của Bùi-Hữu-Sủng; Anh-Văn với cuốn L’ Anglais Vivant bên hình ảnh thầy giáo ngồi trên bình mực và phấn thì mầu đen mà bảng thì mầu trắng! Pháp Văn với Cours de Langue. Ôi, trí nhớ tôi cũng không đến nỗi nào. Đã hơn ba mươi năm rồi! Nhưng những gì về Hội-An thì tôi gần như không thể nào quên được. Ngày nay, đã xa Hội-An quá rồi. Xa như khác cả một bầu trời, nhưng trong tôi vẫn còn vang vọng dư-âm những tiếng rao quà của nhiều hàng quà cùng cất lên lảnh lót trong buổi sáng, xen lẫn những tiếng guốc kéo lê trên mặt đường. Và những tiếng gõ nhịp nhàng của hàng “xực-tắc” bên tiếng rao “Ại vịt lộn hông?” kéo dài cùng tiếng “quất ơ!” của người tẩm-quất! Hội-An còn trong tôi một trời thương nhớ!