Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

TẢN MẠN VỀ QUÊ HƯƠNG CẦN THƠ

Trong hoàn cảnh tha hương, bất cứ vào một dịp hàn huyên nào, khi biết được một người xa lạ đối diện mình là người đồng hương, tự nhiên một tình cảm thân thiết nảy sinh dành trọn cho người đồng hương đó. Hoặc giả thỉnh thoảng nhìn thấy một tấm hình giản đơn với cảnh sông nước và chiếc cầu tre ba nhịp bắt ngang sông, hay cảnh một thửa ruộng xanh rì với hàng cau thấp thoáng một mái tranh cũng đủ gây nên một cảm xúc lâng lâng gợi nhớ về quê hương. Do đâu mà niềm khát khao về quê hương xâm chiếm lòng mình như vậy? Phải chăng đó là tình tự quê hương đã một thời ấp ủ tâm tư tình cảm mình.
Tôi còn nhớ một người bạn đồng hương Cần Thơ đã nói với tôi là quê hương Cần Thơ mình không có những kỳ tích lịch sử như Hà Nội hay cố đô Huế…, không có những cảnh núi non hùng vĩ như SaPa, Lào Kay với những tầng ruộng ngập chìm trong làn sương buổi sớm, những bản làng mơ màng giữa làn mây trắng lưng đèo. Cần Thơ cũng không có những bãi biển thơ mộng hay những đồi cát trắng trùng trùng điệp điệp nổi tiếng của vùng đất Bình Thuận miền Trung. Thế nhưng Cần Thơ luôn là nỗi da diết nhớ thương kỳ lạ. Cảm nhận của người bạn tôi cũng chính là của tôi cũng như của hầu hết người dân Cần Thơ.
Một kỳ tích lịch sử tráng lệ hay một thắng cảnh danh lam nức tiếng bốn phương thật ra chỉ dành cho khách xa muôn dậm, chúng không hẳn là một yếu tố chánh để gợi nhớ gợi thương cho người dân vùng đó mà chính những hình ảnh mộc mạc, bình dị trong đời sống thường nhật mới chính là môi trường sinh động nuôi dưởng tình tự con người. Trong cái phong quang bình dị, mộc mạc đó, tự nó đã luân lưu một dòng chảy sống động của tình quê: những tia nắng ban mai nơi đầu sông, một cơn gió mát buổi trưa hè, một ngọn khói lam chiều tỏa lên từ mái nhà tranh, tiếng líu lo của bầy chim trao trảo hay chim se sẻ trên cây trứng cá trước nhà, tiếng mưa rơi đều trên mái lá, điệu ru con của người mẹ hay tiếng ê a học bài của trẻ con vẵng lên trong thôn xóm, giọng rao quà rong vang vang cuối ngõ, tiếng nỉ non của côn trùng như một điệp khúc đồng quê trong đêm tối dưới bờ mương, một làn gió thoảng quyện hương thơm ngọt ngào của nụ lúa trổ đồng đồng …v.v…
Những hình ảnh, âm thanh, màu sắc, mùi vị đó đâu có lộng lẩy, kiêu sa, khó tìm mà nó dịu dàng, êm ả và hiện hữu cùng khắp, từ sân nhà, góc phố đến đầu sông cuối hẻm. Chính nó mới là nụ non mầm sống của tâm hồn làm nảy sinh tình tự quê hương.
Xa quê hương đã hơn hai mươi lăm năm, càng lúc tôi càng thấy thắm thía hai câu thơ của Chế Lam Viên:
Khi ta ở, đất chỉ là đất ở
Khi ta đi, đất bổng hóa linh hồn.
Trong hoàn cảnh xa nhà ai mà không nhớ quê xưa, đất Cần Thơ bây giờ có thể nói là một phần linh hồn của tôi đó. Mỗi khi nhắc về quê hương Cần Thơ, tôi mơ nhớ về bến Ninh Kiều, về vườn Thầy Cầu, Đàn Tiên, về Bình Thủy, Cái Chanh, về cồn nổi Sáu Thanh, về Cái Răng, Mỹ Khánh, Phong Điền…v.v…không phải vì là những nơi lý tưởng hò hẹn gió trăng của thời mới lớn hay những nơi vui thú với bạn bè ngày xưa của tuổi học trò mà vì tôi cảm nhận được cái dịu vợi của ngọn gió mát từ vàm sông thổi về, len lách qua bụi cây ghế đá công viên làm tôi yêu đời, yêu người và yêu cảnh vật chung quanh. Tôi say sưa mùi hương thoang thoảng hoa cau, hoa bưởi, hoa ô môi…quyện với mùi bụi đường thân quen của vùng đất Rạch Ngỗng hữu tình. Tôi thích ngắm nhìn những lượn sóng lúa non vờn theo gió đồng nội trên những thửa ruộng ven đường ngoại ô Bình Thủy. Tôi thích nghe tiếng mưa rơi trên sông trong những lần vượt sông tấm cồn hay ngồi câu cá dưới chân cầu Cái Khế. Tôi yêu thương miền đất Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Phong Điền vì tôi yêu lời ru của mẹ ru tôi vào giấc ngủ trưa hè.
Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Phong Điền
Anh có thương em cho bạc cho tiền, đừng cho lúa gạo xóm giềng cười chê.
hoặc là:
Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Xà No
Anh có thương em, anh sắm một con đò, để em qua lại mua cò gửi thư.
Tôi có nhiều người quen vì nhớ quê hương mà về Việt Nam. Ngoài việc thăm viếng cha mẹ, gia đình và bạn bè cố cựu, không biết họ có tìm lại được chút gì tình tự quê hương hay không? Có thổn thức khi bước lại trên đường về Rạch Ngỗng? Có thoải mái ngồi mơ màng nơi bến vắng, nhìn ngắm dòng sông xưa với hàng dừa rủ bóng ven bờ hay hàng phượng đỏ vươn mình dưới nắng hạ? Có nghẹn ngào khi thấy người thân, bè bạn và người dân Cần Thơ khắc khổ kiếm ăn từng ngày, bửa đói bửa no? Có xót xa khi nhìn thấy cũng tia nắng ban mai mà ngày xưa đã lung linh chiếu rọi bước chân tung tăng của các cô nữ sinh ngây thơ cấp sách đến trường, mà nay thì họ bước những bước chân lạc loài để giả từ mẹ cha đến nơi trầm luân, làm dâu xứ lạ hay làm nô lệ tình dục như: Campuchia, Đại Hàn, Mã Lai, Đài Loan?
Có người đồng môn trường Phan đã một lần về Việt Nam, buồn bả nói với tôi là Cần Thơ cũng như nhiều nơi anh đi qua, giờ đây cuộc sống đói nghèo đã làm cho phong hóa suy đồi và xã hội đảo lộn. Càng lưu luyến nhớ quê nhiều càng thất vọng nhiều. Mặc dù sông nước vẫn còn đó, gió trăng mây trời vẫn còn đó, mưa vẫn rơi và nắng mai vẫn đầy nhưng người buồn cảnh có vui đâu bao giờ. Tất cả những gì đẹp đẻ ngày xưa trên quê hương thật sự đã mất. Chúng ta là những người tị nạn Việt Nam, đã một lần đánh mất thì nhất quyết phải một lần đòi lại.
Qua lời tâm tình của anh, tôi chợt nhớ tới bài ca Trả Ta Sông Núi" của Nguyệt Ánh và xin trích lại một đoạn:
. . . . . . . . . . . . . . . .
Trả ta mây nước, giòng sông cũ với con đò xưa.
Trả ta đất quê đã bao đời nắng sớm chiều mưa.
Trả ta mái lá yên vui, bát cơm tự do cho người,
Vòng khoai nương sắn tưới theo ngày mới.
Trả ta câu hát, từng câu hát ca dao Việt Nam.
Trả ta tiếng ru giữa trưa hè ru bé ngủ ngoan.
Trả ta tiếng gió êm êm, tiếng mưa nhẹ rơi bên thềm.
Trả ta khúc hát trên môi mẹ hiền.
. . . . . . . . . . . . . . . .
Muốn đòi lại những điều trên, chúng ta đừng đánh mất niềm tin.
Trương Thanh Việt