Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

Về Miền Tây


Vũ Thị Bích

Đón xe khách Miền Tây ở bến xe Chợ Lớn, tôi ngồi lặng lẽ ở hàng thứ ba, bên cửa sổ. Không chú ý đến những ồn ào chung quanh, tôi nhìn quang cảnh hai bên đường vùn vụt lướt qua. Gió phần phật làm tóc rối tung bay. Tôi để mặc gió vờn, mát lạnh, thấm vào hồn một cảm giác thích thú, như đã trút bỏ được bao nỗi ưu tư của cuộc đời thường.
Vượt qua những con đường đông đúc xe cộ, khói và tiếng còi, không gian bao la với những cánh đồng lúa màu lá mạ, với lớp lớp lũy tre làng bao quanh những ngôi nhà mái đỏ phía xa xa, với những cột dây điện thẳng tắp chạy dài về thôn xóm nhỏ.
Từng đoàn người đang cắm cúi trên những thửa ruộng, Vài con trâu đang chầm chậm kéo cầy. Quê hương tôi vẫn thế. Hình ảnh này đã in trong tâm trí tôi thuở còn là cô học trò bé bỏng. Sau bao biến đổi của lịch sử, thời gian đã trôi qua thật dài, đến hôm nay vẫn thế! Điều ấy mang lại cho tôi một cảm giác thân quen, đầm ấm, nhưng cũng gợi cho tôi nỗi ưu tư, về thân phận của người dân nghèo, mãi giãi dầu với nắng mưa.
Thỉnh thoảng xuất hiện những cơ xưởng, cấu trúc mới lạ, nổi bật giữa khoảng không gian tĩnh lặng của làng quê. Tôi tự hỏi, liệu đời sống người dân có tốt đẹp hơn với sự có mặt của nền công nghiệp mới này? Hy vọng là như thế!
Không còn tiếng rao inh ỏi, tiếng mời chào níu kéo, mỗi khi xe dừng lại ở ngã ba Cát Lái, Long An, ngã ba Trung Lương... Xe cứ chạy thẳng mãi. Tôi thẫn thờ nhớ những khúc mía ghim, những trái bưởi hồng, những quả mãng cầu xanh mướt, những hột vịt luộc, những miếng khóm vàng tươi, bên cạnh chén muối ớt nhuộm mầu hồng đỏ, những bịch trà đá, những bao nước mía... Tiếng ồn ào của ngày xưa không còn nữa, tôi bâng khuâng như đánh mất một quãng đời, Nhưng nếu sự mất mát này đổi lại một đời sống tốt đẹp hơn, người dân không còn phải chen chúc nắng mưa như ngày xưa, như thế cũng là niềm an ủi cho kẻ xa quê này, mỗi khi tìm về chốn cũ.
May mắn thay, xe dừng lại ở Trung Lương. Có lẽ để khách lên, khách xuống. Vẫn không có tiếng mời chào, nhưng ven đường bắt đầu thấy hàng quán nhỏ. Tôi nhớ lại ngày xưa, bánh tét Trung Lương thật tuyệt. Một thỏi mỡ trong, tròn thật tròn ở giữa những vòng đồng tâm, tiếp theo là vòng nếp cẩm màu tím, rồi vòng đậu màu vàng, ngoài cùng là vòng nếp màu xanh của lúa. Người dân đã nêm nếm thật tuyệt vời. Bánh tét đã đẹp mắt, lại rất ngon miệng!
Ngày xưa, tôi có những cô bạn miền Nam. Tôi đã từng theo bạn đi hái mận. Những hàng mận rậm rạp, với những con kiến đỏ thật to. Những mương nước chen giữa, như những vạch lằn. Những trái mận mầu đỏ thẫm, mầu hồng nhạt, hay mầu xanh của lá. Mỗi thứ mận đều có vị riêng. Mỗi vị đều cho ta cảm giác thích thú. Hái mận không phải dễ đâu nhé! Những chú kiến sẵn sàng ra tay, nếu không nhanh tay, nhanh mắt thì thế nào cũng bị cắn vài nốt, nhức nhối lắm đấy! Những trái mận ở trên cao, phải dùng vợt để khoèo, có khi mận rớt xuống mương, phải dùng vợt để vớt lên. Nhưng bù lại, vị thơm ngọt của trái mận chín cây, cùng với cảm giác tự mình hái được, trong không gian vắng vẻ cùng đám bạn thân, thì kỷ niệm đó khó phai nhòa được.
Các cô bạn miền Nam thật dễ thương, ân cần, chất phác, tha thiết, và rộng rãi. Tôi yêu các cô gái miền Nam, thật ngọt ngào như cây trái trù phú của miền Hậu Giang này. Tôi chợt nhớ đến bạn xưa, và khi xe qua ngã ba Trung Lương này, tôi không thể không nhìn về phía Mỹ Tho, nơi ấy bạn bè tôi đã cho tôi những cảm tình nồng ấm.
Xe vun vút chạy, tôi không chăm chú vào từng ngôi nhà hai bên đường, nhưng mắt tôi không thể rời khỏi những giòng sông nhỏ. Những con thuyền chở đầy ắp chum vại, và những con thuyền chở đầy cát vun cao. Còn có những con thuyền neo lênh đênh trên giòng nước đỏ phù sa với nồi niêu, chum vại ở cửa thuyến. Phải chăng đây là mái ấm của một gia đình nào đó? Tôi đã đọc những cuốn truyện nói về cuộc sống trên sông, với những mảnh đời luôn bị thu hẹp, cả giao tiếp với xã hội bên ngoài, cả mơ ước một mái ấm với người dân trên những miền đất họ đã đi qua. Rồi những ngôi chợ lồng, chỉ có mái, trống trên những cột gỗ lớn, không gian lồng lộng bao quanh. Những con đò tam bản cột ở bến sông, đầu chợ.
Tôi lại nghĩ đến ngày xưa, khi còn ở quê nhà. Lúc ấy, chỉ là một cô giáo với đồng lương ít ỏi. Nhưng may mắn tôi còn nhiều bạn bè và học trò. Thỉnh thoảng với sự góp nhặt, tôi đã có những chuyến đi thú vị. Như một thành viên của Cái Bang, tôi chất từng bao tải quần áo, mì gói, tôm khô, bột ngọt... lên xe đạp. Một bao lớn trên ghi đông, hai bao chồng chất phía sau. Tôi đạp xe đến xa cảng Miền Tây ở Phú Lâm. Sau khi mua được một vé chợ đen, tôi chuyển "hàng" và xe đạp lên nóc xe, rồi đứng bám ở cuối xe. Xe lắc lư và nhiều lúc muốn tuột ra ngoài vì sức ép của những người đứng phía trong, cũng đang đu đưa theo nhịp xe chạy. Xuống xe ở cầu Mỹ Đức Tây, rồi hì hục xách đồ xuống bến. Một người lái đò nhận chở đi và cho gửi xe đạp. Chiếc ghe tam bản, nhỏ hẹp và dài. Suốt năm tiếng đồng hồ, bập bềnh trên giòng nước trong xanh, hai bên bờ cây rũ, như một mái vòm. Thỉnh thoảng có một chiếc ghe nhỏ, ngược chiều. Họ chào hỏi nhau thân mật và rộn rã. Những căn nhà tranh nhỏ, những đứa trẻ cởi trần đang đùa giỡn ở bến nước, bên những chiếc cầu làm bằng mấy cột gỗ đơn sơ. Vài phụ nữ đang giặt áo quần trong những chiếc chậu bằng nhựa đã bạc mầu, cáu bẩn.
Tôi đến một khu kinh-tế-mới Đồng Tháp Mười. Nơi ấy, dòng điện của thành phố chưa chạy tới. Mọi người không có TV để xem, trẻ con không có đèn sáng để học. Chỉ một nhà duy nhất, có một cái radio "ấp-chiến-lược" nhỏ bé. Chiều chiều, người người từ những dãy nhà lân cận, kéo nhau đến đầy sân, để nghe tiếng ca cải-lương não nuột, hay những hài kịch dí dỏm và cùng cười vang thích thú. Niềm vui thật đơn giản. Niềm vui mộc mạc ấy gây xúc động trong tôi.
Mọi người vui mừng khi tôi đỗ bến. Với những quần áo cũ của người chốn phố thị, giờ đây trở thành niềm hân hoan của người dân kinh tế mới. Những gói mì nhỏ trở thành bữa ăn ngon miệng của những người cơm chẳng được no. Nơi đây, nước mặn, dân chúng không trồng được lúa, chỉ có những cây mít và cây bình bát khắp nơi. Thỉnh thoảng, có những bụi dứa cằn cỗi với những trái dứa tí teo. Mỗi khi nước mặn dâng cao, cây cối hư hại nặng nề, và người dân chẳng còn gì để trao đổi cả! Muốn kiếm sống, người dân phải chèo đò một ngày, mới tới được nhà máy xay lúa. Họ làm việc ở đó, và được trả công bằng lúa. Xay lúa ra, họ đem về nhà một thúng gạo, cho mỗi đợt trả công. Gạo vừa đến nhà, tiếng đồn đã vang xa. Nhiều người vác giổ chạy đến, mỗi người vay vài lon. Họ xoay vần như thế, nương tựa lẫn nhau, qua ngày! Với vài lon gạo, chắc chỉ đủ nấu cháo, ăn cho đỡ nhớ gạo mà thôi! Thường họ hái lá luộc thay rau. Có những loại lá tôi không hề biết tên, những chiếc lá nhỏ mọc ven sông.
Trong tuần, có một chiếc thuyền buôn đồ tạp hóa, ghé qua. Mỗi khi nghe tiếng chuông rung, từ mỗi nhà người người cầm giổ chạy xuống bến. Những khuôn mặt hớn hở, ôm đồ ăn mới mua được, chạy lên bờ, đám trẻ con quần áo tả tơi, cũng lăng xăng chạy bám theo chân bố mẹ. Thật ra, họ cũng chẳng mua được gì nhiều, chẳng có tiền để mua, và cũng chẳng có nhiều hàng bày bán. Nhìn họ, lòng tôi quay quắt, có ai thấy nỗi thiếu thốn này của người dân tôi không?
Các trẻ em ở đây, dù còn rất thơ dại, đã biết mưu sinh. Từ 9 giờ tối, các em đeo một đèn bão nhỏ trên trán, bằng một sợi vải quấn quanh đầu. Một tay cầm giáo, là một cây gỗ có gắn đầu sắt nhọn, một tay vén cỏ cây. Vai đeo hai giỏ tre. Các em lầm lũi lội bì bõm ở ven sông. Cả hai mùa mưa, nắng. Các em đâm cá, bắt cua như thế. Các em lùng sục cả đêm, cho mãi đến khi gà gáy sáng, các em mới trở về, để kịp đưa mẹ mang ra chợ bán. Nghỉ ngơi chút ít, các em lội bộ đến trường hằng bao cây số!
Lần nào tôi cũng ở lại qua đêm nhà người cháu. Nằm trong mùng xám cũ, trên chiếc giường tre, tôi thấy sao trời qua những kẻ hở trên mái lá dừa. Có những lần, chợt mưa kéo đến, mọi người gọi nhau mau chóng gom mùng lại, rồi co ro ở góc giường. Những chiếc chậu đặt vội vã khắp nơi, để hứng những giọt nước mưa đang phũ phàng rơi xuống, phá đi giấc ngủ mệt nhoài của người dân lao động.
Xa quê đã lâu rồi, tôi được tin đời sống của người dân nơi ấy đã khá hơn. Người dân đã biết chạy ra thành phố kiếm sống, và đem tiền về xây dựng lại căn nhà của mình. Chính phủ cũng đã làm những con đường, dẫn từ thị xã về, nên xe máy có thể chạy đến vùng đất hoang sơ ấy, đem theo nếp sống văn minh của người dân phố thị, dù chỉ nhỏ nhoi. Dù sao, tôi cũng mừng. Ít nhất, người dân được ngủ một giấc yên bình, sau một ngày lao động vất vả, và trẻ con không còn phải lặn lội theo con nước trong đêm đen.
Vượt qua cái cầu kỷ niệm, với chỉ riêng tôi, xe tiếp tục lăn bánh. Hai bên đường, nhà cửa đã nhiều hơn ngày xưa. Xe cộ nhiều hơn. Quần áo dân chúng mặc, nhiều mầu sắc hơn. Ở phía xa xa, không biết cuộc sống của người dân có thay đổi không? Có khởi sắc không? Tôi ước ao là cũng thế.
Xe không dừng lại ở Bắc Mỹ Thuận nữa. Một cây cầu mới xây thay bến bắc ngày xưa. Cây cầu gồm nhiều múi, song song, không tròn trịa như "sáu vài..." ở Huế, mà chụm nhau lại như những tia hội tụ ở đỉnh cao. Những chùm dây cable ấy sáng bóng dưới ánh nắng. Chiếc cầu này giống một cây cầu ở Tricities, tiểu bang Washington. Có lẽ nó giúp nhiều cho sự giao thông của dân chúng nói riêng, và nền kinh tế của địa phương nói chung. Nhưng từ nay, nơi đây, chúng ta không còn được hối hả xuống xe, vội vã theo phà qua bên kia sông, để kịp thưởng thức những món ăn bốc khói, những trái cây tươi, ngọt và thơm. Không còn được thả hồn theo giòng nước phù sa, bềnh bồng những cánh bèo xanh lục với hoa tím nhạt. Không còn được cảm thấy tâm hồn lắng xuống và thấy mình như đang nằm trong nôi ấm của quê hương.
Ở đoạn cuối của chuyến đi, trên con đường không mấy bằng phẳng, xe cứ chạy như lồng lên, đua nhau "vớt" khách. Nếu không phải là người quen đi lại, chắc cứ bám chặt thành ghế, chứ đừng nói đến mộng mơ gì! Tôi tiếc cái êm đềm của ngày xưa. Ồ, tại sao tôi cứ muốn đi ngược lại thời gian nhỉ?
Lần cuối tôi về, bến Bắc Cần Thơ vẫn còn hoạt động. Tiếng đàn, tiếng hát của ai đó, vẫn làm tôi xao xuyến. Những bài hát ngày xưa, đưa ta về dĩ vãng. Cuộc đời nổi trôi, liệu còn lại những gì, trong tôi; và cả trong anh, người nghệ sĩ đang trải nỗi niềm để đổi lấy chén cơm? Ngồi trên phà, lại được ngắm sông nước mênh mông, với "bèo giạt hoa trôi" trên giòng nước đỏ đục phù sa. Lần ấy, có lẽ là lần cuối tôi còn được thấy những quán ăn bốc khói, những gian hàng tràn ngập trái cây, và đoàn người vội vã tìm xe của mình trong đoàn xe đang nối đuôi nhau. Ngày xưa dần dần bỏ ta đi. Như những chuyến phà, đã bỏ rơi bến bắc, để bến bắc bơ vơ. Không còn âm thanh xôi động, không còn cảnh tấp nập người xe, chỉ còn rong rêu; và những con ốc, con sên tự do đi lại, hoang vắng như bến phà Bãi Cháy Hạ Long của hôm nay.
Cần Thơ có còn bến Ninh Kiều đông đúc ngày xưa, có còn hàng canh chua cá lóc, mà chỉ có ở đây, canh chua mới dậy mùi, dậy vị như thế! Có còn những cô gái ngọt ngào, duyên dáng của xứ Tây Đô? Và phía tả ngạn, dẫn về Sa Đéc, có còn những con sông nhỏ dẫn chúng ta về những vườn trồng hoa bát ngát, muôn sắc, muôn hương. Tôi chợt nhớ, có một lần tôi vào thăm bệnh viện Sa Đéc, và thấy cô y tá nào cũng xinh, cũng đẹp, như một vườn hoa đầy hương sắc.
Mỗi nơi trên quê hương bé bỏng đều để lại trong tôi nhưng xao động khó quên. Có lẽ tôi sẽ nhớ mãi miền đất của các cô gái ngọt ngào, của những con sông màu phù sa, của những bến bắc tấp nập, và của những mảng bèo bập bềnh trôi như thân phận của mỗi chúng ta.