Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

Ngôi nhà 6 thế hệ


Người Xứ Quảng

Bạn hãy nện gót trên những phiến đá xanh mòn nhẵn, hãy vịn tay vào vách rêu thẫm mát lạnh, bạn sẽ cảm nhận bâng khuâng về sự lắng đọng của thời gian trong một không gian thôn dã vùng trung du xứ Quảng. Lối ngõ nhiều tầng uốn khúc đưa bạn lên dần, trực chỉ đỉnh đồi cao nhất làng Lộc Yên, xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. Nơi ấy tọa lạc ngôi nhà cổ có giá trị độc đáo và số phận khá ly kỳ.Chủ nhân của ngôi nhà, cụ Nguyễn Huỳnh Anh, vừa mừng thượng thọ 90. Đôi mắt cụ đã giăng mây, và tai chỉ còn nghe quen tiếng sấm đì đùng. Nhưng chỉ còn những biến cố thăng trầm gắn với số phận kỳ lạ của ngôi nhà là cụ vẫn canh cánh bên lòng. Ngôi nhà không có niên biểu, nên chẳng biết đích xác là dựng vào năm nào - cụ kể bằng giọng Quảng chân chất vùng cao. Dưới mái rêu phong của ngôi cổ kính, dòng họ Nguyễn Đình ở Lộc Yên này truyền tông đến cụ đã là thế hệ thứ 4. Bắt đầu từ đời cụ cố Nguyễn Đình Hoàng, một đại phú gia làng Lộc Yên, thời ấy thuộc tổng Tiên Giang, huyện Tiên Phước.Cái sự giàu của cụ cố Hoàng cũng đáng kể ra để ngẫm: có bạc thước trong tay từ đời trước để lại, song cụ cố Hoàng không mua lấy chút quan tước làm vinh thân phì gia, cũng chẳng ham tậu ruộng cò bay thẳng cánh mà thành địa chủ theo thói thông thường thuở ấy. Chỉ khi năm người con trai thành gia lập thất ra ở riêng thì cụ cố Hoàng mới bỏ tiền ra dựng cho mỗi người một ngôi nhà gỗ thật khang trang để an cư lạc nghiệp. Mấy thế hệ con cháu tiếp theo đều được học đủ chữ nghĩa, nhưng không người nào đi thi để làm quan, mà chỉ bám đất làm ăn. Ngay như cụ Anh, thông thạo cả Hán văn lẫn quốc ngữ, nhưng suốt đời vẫn là một nông dân. Ngôi nhà này truyền đến đời cụ Anh đã ngót nghét 200 năm.Cháu nội cụ Anh, đứa nhỏ nhất cũng đã vào đại học, đã là thế hệ thứ 6 dựa vào gốc cột cái to gần một vòng tay người ôm mà lớn lên trong không khí yên ả u tịch của ngôi nhà cổ này. Những gốc cột cái trong ngôi nhà từng ấy năm cũng chưa một lần rời khỏi phiến đá tảng đặt chân. Cả ngôi nhà gần như vẫn nguyên trạng thuở ban đầu, chỉ có phần mái lợp chuyển từ tranh sang ngói vào năm 1941. Theo cụ Anh kể, nguyên mái nhà gồm hai lớp: lớp mái dưới bằng sườn tre đan đắp đất sét, lên khoảng 2 tấc tay là lớp mái trên, lợp tranh, để chống nắng nóng, nhất là sét đánh, hỏa hoạn, lỡ cháy lớp tranh thì thay, xứ này thiếu thứ gì khác chứ tranh tre thì bạt ngàn xanh tươi. Kiểu mái đôi ấy là đặc trưng của loại nhà Lá Mái.Ngôi nhà gồm ba gian và hai chái đầu hồi, kiến trúc theo một lối riêng hết sức độc đáo, gọi là nhà "tam đoạn", còn gọi là "kẻ chuyền": mỗi bộ vì kèo có ba phần kết cấu là kèo lòng nhất, kèo lòng nhì và kèo lòng ba gối đầu nối tiếp từ cột cái (nóc), qua cột quân, rồi xuống cột muống (hiên). Các trính (còn gọi là trến, quá giang) được đẽo khắc uốn lượn, cùng với trỏng quả (con đội) chạm nổi hình con dơi bay xuống, và gia thu (hai cánh trang trí hai bên trỏng quả) của kèo nóc khiến kết cấu gỗ ở chính thất hết sức sinh động, mỹ thuật. Con dơi là biểu tượng của chữ Phúc. Trên hai kèo đầu hồi còn trang trí bức cuốn chạm hình cuốn thư cách điệu, và ở mặt dưới kèo lòng ba chạm các cảnh thú rừng như nai, sóc... rất chi tiết, lộ rõ nét tài hoa của phường thợ chuyên nghiệp xứ Quảng tài hoa.Cụ Anh cho biết, ngôi nhà do phường thợ mộc nổi tiếng Vân Hà ở xã Tam Thành, Tam Kỳ, xuống Nam dựng nên. Mỗi một cây kèo trong ngôi nhà chạm khắc xong tốn chí ít một tháng công phu! Kiểu nhà rường, kết cấu "tam đoạn" và điêu khắc tinh xảo vẫn còn nguyên trạng khiến ngôi nhà cổ này có giá trị kiến trúc vô song. Ngôi nhà cổ đón gió theo "phương vua" – tức quay mặt hướng Nam – trên đỉnh đồi cao nhất làng Lộc Yên một thời nức tiếng đến nổi Tổng thống Ngô Đình Diệm hai lần hỏi mua. Nhưng cụ Anh đã nhất quyết từ chối.Cụ Anh kể: Lần đầu là vào năm 1939, ông Diệm vừa từ quan, về ở với anh ruột là ông Ngô Đình Khôi, đương chức Tổng Đốc xuống Nam. Ông Diệm cưỡi ngựa lên đây, có ông Tri huyện Tiên Phước cùng quan gia theo hầu đông lắm. Sau khi xem xong nhà, ông Diệm cứ nằng nặc đòi mua, ngã giá là một nghìn rưỡi đồng bạc Đông Dương. Thời đó 10 ang lúa (tương đương 45 ký) chỉ có 2 đồng. Cụ Anh không chịu bán. Ông Diệm nổi giận đùng đùng bỏ về.
"Chỉ ngày sau, tui có trát đòi xuống huyện, ông Tri huyện ra lệnh phải bán nhà cho Cụ Thượng- tức Ngô Đình Diệm, trước đó mang hàm Thượng thư. Tui vẫn nhất mực không nghe. Rứa là cứ năm bữa, nửa tháng, ông huyện lại gửi trát đòi tui xuống, dọa dụ đủ điều. Mấy lần sau đó tui không chịu xuống nữa. Rồi chuyện cũng êm đi, tưởng ông Diệm cũng đã quên, ai ngờ 20 năm sau, ông Diệm lại lần nữa đòi mua...". Cụ Anh bồi hồi kể tiếp: "Lần thứ hai này phải nhờ có chút may mắn mô đó, hay là nhờ ông bà phù hộ, chứ không thì ngôi nhà khó thoát số phận cột kèo phải rời nhau, bởi lần ấy ông Diệm không đích thân ra mặt về đây, mới ớn. Đó là vào năm 1960.
Chuyển lại ý muốn của cụ Diệm là một ông thiếu tá đi xe tới cùng lính tráng, súng ống. Ông ra giá, hễ trong vòng vài chục triệu bạc, tui muốn bao nhiêu cũng có, và còn hứa sẽ cắt thêm cho tui một khoảnh đất ở thị xã Tam Kỳ – tỉnh lỵ bấy giờ. Tui không chịu. Ông hạn cho tui suy nghĩ, ý là không muốn bán cũng phải bán, vì ông Diệm muốn mua cho bằng được. Run rủi làm sao, sau đó vùng này thành chiến địa tranh chấp dữ dội giữa hai bên Quốc gia với Cộng sản, nên việc tui không chịu bán nhà cũng được cho qua." Từ năm 1965, gia đình cụ Anh phải chuyển ra trung tâm huyện ở để tránh tên bay đạn lạc. Làng Lộc Yên ngày nào cũng hứng đại bác bắn phá, nhưng kỳ lạ sao ngôi nhà vẫn chẳng chút hề hấn gì.Cụ Anh bùi ngùi: "Mười năm, từ 1965 cho đến 1975, tui cứ ban ngày vào ở làm vườn, đêm trở ra trung tâm huyện ngủ, nhưng chẳng bao giờ tui nghĩ đến chuyện dời nhà hay bán nhà. Mươi năm lại đây, cả chục lần người ta đến gạ gẫm mua nhà, nhưng tui vẫn trả lời mười lần như chục là không bán. Nếu tui có ý định bán, thì làm chi còn cơ hội đến bây chừ để mấy người gùn ghe." Cái đầu bạc cụ Anh thoáng hơi đổ xuống mặt bàn gỗ vuông đen bóng cổ xưa, mường tượng như cụ đang lắng nghe tiếng vọng từ đâu đó xa xăm lắm, rồi giọng cụ trầm xuống theo hai câu đối hên bức liễn đặt ở bàn thờ gia tiên: "Bách tải triệu bằng bồi phúc trạch / Nhất sanh trì thủ trọng cương thường. Cụ cố tui lưu lại bức liễn đối ni, bên trong còn ẩn hàm ý muốn lớp con cháu kế thừa phải gìn giữ phúc trạch mà truyền đời. Nhưng tâm nguyện ấy của cụ cố tui đã không được làm toàn vẹn."
Có tiếng gió thổi dài bên ngoài gian nhà cổ, rạt rào âm hưởng từ những tán đại thụ hàng trăm năm tuổi trên đỉnh vườn đồi... "Cả năm ngôi nhà ngày ấy đều được cụ cố tui dựng ở làng Lộc Yên, nhưng đến bây chừ đã thất tán hết... ba cái rưỡi. Nhà cụ nội út bên kia đồi chỉ còn một gian." Chỉ có mỗi một ngôi nhà của cụ Anh vẫn giữ được nguyên vẹn nền móng và kiến trúc nguyên thủy, dẫu qua biết bao thăng trầm ly loạn chiến tranh, và cả những ham muốn đổi chác ở đời... Một chuyên gia nghiên cứu nhà cổ người Nhật Bản đến chiêm ngưỡng ngôi nhà cổ này có nói, đại ý, làm nhà không chỉ là kỹ thuật, mà còn là tâm linh, là bản sắc, gỗ cũng là bản sắc văn hóa... Đối với ngôi nhà cổ này, dâu bể thời gian đã lưu dấu trên những phiến đá mòn lối ngõ và lên nước gỗ đến mức như có thể nhìn thấy bóng dáng những con người ở đó một thuở xa xăm.

Đi chợ nhà cổ Quảng Nam
Ngôi nhà của cụ Anh còn may mắn, chứ hiện nay theo kết quả khảo sát ở 8 huyện của tỉnh Quảng Nam, có độ 350 nhà cổ ở Quảng Nam bị hư hỏng nặng, hầu hết có niên đại từ thế kỷ 18. Trong đó có ngôi nhà Lá Mái của ông Nguyễn Sắt ở thôn Mỹ An, xã Đại Quang, huyện Đại Lộc, đã có 6 đời ở, được xem là nhà rường lớn nhất còn lại ở Quảng Nam. Nhà dài 16 mét, cao hơn 5 mét, 3 gian chái hồi là chái đôi do thợ Kim Bồng dựng. Ngoài ra còn một số nhà cổ đáng chú ý như nhà ông Lê Văn Quán ở thôn Đại Đồng, Đại Lộc, và một gia đình ở Tam nghĩa, huyện Núi Thành có tới bốn ngôi nhà cổ cùng trong một khuôn viên. Phần lớn các ngôi nhà cổ trên đang trong tình trạng hư hỏng nặng và chủ nhân của nó không có tiền để tu sửa. Tính ra chỉ có 1/1.000 nhà cổ tỉnh Quảng Nam được tài trợ trùng tư.Số còn lại thì được dời ra để mua bán trên Quốc lộ 1 gần thị trấn Vĩnh Điện, Điện Bàn. Chợ nhà rường cổ Quảng Nam bày cả ra hai bên đường trên khoảng đất khá rộng. Chợ này hoạt động rầm rộ cách đây khoảng 3 năm. Ban đầu nhỏ lẻ, tự phát, sau phát triển thành Công ty Tư vấn Thiết kế nhà gỗ Quang Vĩnh. Đến đây, nếu sẵn tiền, bạn có thể mua bất cứ giờ nào một ngôi nhà rường cổ có tuổi 100 năm, 3 gian, 2 chái, hoặc 5 gian, 2 chái cùng những cấu trúc đi kèm như nhà cầu nhà lẫm- gian sau cùng dùng để chứa lúa, tràng kỷ, liễn, đối, tủ chè, sập, phản, hạc gỗ, cối xay bột, cối giã gạo bằng đá...Ông chủ của chợ nhà cổ này tên là Lê Văn Tăng, được ca ngợi như một nhà phục chế tận tâm, một doanh nhân năng động trong việc buôn bán nhà cổ. Nhờ nhà cổ mà ông Tăng đã trở thành tỷ phú. Lúc nào ở mặt tiền chợ nhà cổ này cũng có khoảng 7, 8 ngôi nhà cổ được trưng bày ngoài trời sát với lề đường.Hàng chục thợ mộc, thợ sơn đang đục đẽo, sơn phết lại mấy cái tủ thuốc bắc hay mấy gốc cột đã xuống nước. Phía trước chỉ là phần trưng bày cho khách coi chơi, còn đồ thật nằm ở phía sau. Vừa hỏi câu đầu tiên, ông chủ đã cho thợ dẫn vào ngay trung tâm chợ nằm khuất sau mặt đường. Mấy ngôi nhà dựng phía trước mặt tiền chẳng là gì cả so với những gì khách được thấy tại đây.
Trên một bãi đất hẹp chừng 500 mét la liệt những cây cột, những tấm xuyên, trính, vì kèo cũ kỹ, chạm trổ công phu đang được thợ tu bổ, gia cố lại.