Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

CẦU HAI NGÀY CŨ


BS. Tôn Thất Đệ

Tết vừa rồi về Việt Nam, trên đường từ Huế vào Đà Nẵng, bác tài xe buýt có hảo ý dừng lại 10 phút ở Cầu-hai để tôi có dịp nhìn lại nơi chôn nhau cắt rốn. Cầu-hai bây giờ, nhà cửa san sát, người đi lại nhộn nhịp, cảnh tượng náo nhiệt, hỗn độn làm cho tôi ngậm ngùi nhớ lại quang cảnh hiền hòa, thanh tịnh của nơi tôi lớn lên hồi trước.
Ngày xưa đó, ba tôi đang làm việc ở Thanh Hóa thì một ông bạn đồng sự may mắn trúng số độc đắc mười vạn đồng - ông bèn về Huế vào Bộ vận động để đổi về Thừa Thiên vì lúc đó đi làm xa quê, nhất là xa chốn đế đô có sông Hương, núi Ngự là một chuyện bất đắc dĩ. Ông hỏi ba tôi có muốn cùng về không thì ông giúp cho và ba tôi ưng thuận. Thế là ít lâu sau, ông được chuyển về huyện Hương Thủy, còn ba tôi về huyện Phú Lộc, đóng ở Cầu Hai. Sở dĩ người ta chọn Cầu Hai làm huyện lỵ vì vị thế trung ương của nó đối với các tổng An Nông như Nong, Truồi... ở phía bắc, tổng An Cư gồm có Thừa Thiên, Lăng Cô... ở phía nam hoặc tổng Diêm Trường với các làng Mỹ Am, Mỹ Lợi, Diêm Trường... ở phía đông. Tôi là người con đầu tiên trong gia đình ra đời ở Cầu Hai và các anh chị tôi đều sinh trưởng ở Thanh Hóa. Tôi lớn lên ở Cầu Hai, nơi ghi lại biết bao nhiêu kỷ niệm êm đềm của ngày thơ ấu.
Cầu hai tên thật là Cao Đôi vì nằm trong địa phận Cao Đôi xã, tổng Lương Điền. Theo chữ Hán, hình như Cao Đôi có nghĩa là "đồi cao" nhưng vì chữ đôi trong tiếng Việt cung có nghĩa là hai nên có người gọi trại là Cao Hai, sau đó có người thêm dấu vào và trở thành Cầu Hai. Nếu hỏi dân địa phương vì sao có tên Cầu Hai thì có người biện bạch rằng để ghi nhận ở đây có hai cái cầu xe hơi và xe lửa chạy song song, chắc khách cũng không thắc mắc gì! Cầu Hai là một thung lũng nhỏ nằm giữa những núi đồi chùng chập, các Đá Bạc ở phía bắc bởi một cái đèo con gọi là Mũi Né, tách rời Nước Ngọt, Thừa Lưu ở phía nam bằng một đèo khác khá dài là đèo Phước Tương. Phía đông có phá Cầu Hai rộng lớn tiếp giáp với giải Duyên Hải Mỹ Lợi, Mỹ Am và thông ra biển tại cửa Tư Hiền, sát về hướng Tây là dãy núi Trường Sơn có ngọn Bạch Mã chỉ cách Quốc lộ 1 hơn 19 cây số là một nơi nghỉ mát của các nhà giàu có và bậc quyền quí ngày trước. Khung cảnh u tịch và thanh thoát của vùng sơn cước ấy với tiếng gió ngàn huyền bí, với những tầng mây bay phất phơ quanh quẩn đó đây làm cho ta có cảm tưởng mình là những tiên ông, tiên bà.
Chung quanh Cầu Hai có những làng mạc có tên thơ mộng như Đông Lưu (làm cho tôi nhớ đến một phim kháng Nhật của Trung Hoa có tên "Nhất giang sơn thủy hướng đông lưu") hay có tên hiền hòa như Tuần Lương nằm giữa các ruộng đồng hay Trung An nằm trên một ngọn đồi tĩnh mịch. Cũng có những thôn ấp gần ven núi có những tên mộc mạc như Xóm Mè, Xóm Mối, Xóm Làng... Vào gần núi, có những khe nước trong vắt, vào mùa hè khi tắm vẫn mát lạnh người như khe Mục Bài, khe Cơn Máu (tức là cây máu vì cây này lúc chặt ra, nhựa đỏ như máu). Khe Mục Bài có thời là nơi gặp gỡ của dân địa phương và khách lên về Bạch Mã:
"Xe lên Bạch Mã
Xe về Cầu Hai
Gặp nhau tại chốn Mục Bài"...
Một con sông nhỏ, nước chảy lững lờ, qua các làng mạc trước khi ra tới phá. Sông này tuy nhỏ nhưng quan trọng vì có ích lợi trong việc dẫn thủy nhập điền không thua gì sông Lợi Nông và sông An Cựu. Mùa hè, người ta đắp một con đập chắn ngang để cho nước đủ cao để dẫn vào ruộng, khi đó thuyền bè phải đậu ngoài phá. Đến mùa thu, đập xẻ nước ra thuyền bè có thể thông thương từ phá đến chợ huyện. Vì ruộng đất không có nhiều, nên dân địa phương cố gắng để thu hoạch tối đa. Trừ một ít ruộng đất ở vùng gọi là "đồng quan", dân chúng phải vào tận chân núi canh tác ở những đầm lầy hoặc đắp đê ở bờ phá để cấy lúa. Trên những đồi hoang, người ta vỡ đất để trồng sắn, trồng chè.
Dân số Cầu Hai hồi đó chỉ độ vài trăm người ở gần huyện lỵ mà người ta gọi là "ngoài chợ" phần nhiều là dân ngụ cư từ các nơi khác đến. Dân chúng ở "trong xóm" phần nhiều định cư đã lâu đời. Đa số đều từ các huyện Quảng Điền, Hương Trà đến. Một số đông gốc ở Quảng Trị phần nhiều theo Công giáo ở xúm xít quanh nhà thờ gần ga xe lửa. Có một ít người từ Quảng Nam ra, người ở xa nhất đến trú ngụ Cầu Hai là một vị danh y gốc Nghệ An. Về sau, có một người Đồng Châu của ông ta không biết vì lí do gì cũng tới Cầu Hai trú ngụ một thời gian. Hình như anh ta có một tâm sự u uất gì đó nên khi qua phà Cầu Hai đã làm một bài thơ để tỏ chí khí của mình, chỉ tiếc tôi chỉ nhớ được vài câu. Bài thơ bắt đầu như sau:
"Non nước xa đưa một quãng dài
Thuyền từ Mỹ Lợi đến Cầu Hai"
và ông kết luận:
"Chỉ ước gặp nhau năm bảy bận
Rồi ra mới biết kẻ anh tài".
Cầu Hai cũng có những người dân gốc địa phương là dân Chàm. Mặc dầu họ đã Việt hóa nhưng vẫn còn mang những họ "Cái", họ "Ma"... Một vài cụ xưa kể chuyện là ngày trước thỉnh thoảng có những nhóm người ăn mặc cùng một màu lâu lâu từ trong núi ra chợ một lần nhưng về sau không thấy bóng dáng họ nữa. Ở tại ranh giới của các xóm làng gần núi có một hòn đá vẽ phù phép gọi là "đá bùa", không biết có phải để trấn yểm những người này không? Các bà già ở Cầu Hai thường có thói cất dấu bã trầu, tóc rụng vì sợ bị ma Hời ăn phải làm cho họ đau yếu. Vào mùa thu, khi cúng đất, người ta lấy bẹ chuối xếp đôi lại làm như một cái gùi của người Chàm gọi là "xà lẹt" bỏ đồ ăn vào treo ở cửa ngõ để cho các ma Hời vui lòng khỏi quấy nhiễu họ. Vào ngày rằm, mồng một, những người theo đạo Phật vào ngôi chùa gần huyện tụng kinh niệm Phật để hồi tưởng và cầu an cho gia đình và bá tánh.
Dân chúng Cầu Hai phần nhiều ra đồng làm ruộng rẫy hoặc ra phá, ra sông đánh cá. Có người lên rừng làm củi hay đốn gỗ. Họ sống an phận và vô tư, ít khi mơ tưởng đến mục đích cao xa. Ai cũng hiền hòa, chăm chỉ làm ăn nên không có cờ bạc hay trộm cướp. Ra đường, gặp ai cũng chào hỏi thân mật và gần như ai cũng quen biết nhau cả. Ban đêm, có quên đóng cửa cũng chẳng can gì. Đến mùa gặt, các nhà có nhiều ruộng thức khuya để đạp lúa, tiếng hò hát réo rắt trầm bổng trong đêm vắng làm thao thức các thôn nữ nghĩ đến cảnh "rồi mùa tót rạ rơm khô" thỉnh thoảng có nhà tổ chức những phiên hò giã gạo đến gần sáng. Tiếng chày vồ gõ vào cối gạo, tiếng hát đối đáp có khi văn hoa, có khi hóc búa giữa các nam nữ làm cho không khí miền quê trở nên sống động và vui nhộn.
Cầu Hai cũng có vài người đẹp hồi đó gọi là "étoile" với vẻ người thanh tú, nét mặt tươi tắn, cặp mắt mơ màng và nước da trắng mịn làm cho một vài thanh niên từ Huế đến cũng cảm thấy "chân đi không rời".
Có hai nhân vật đặc biệt của Cầu Hai mà không kể đến thì thật là thiếu sót. Đó là cụ Kề, ở gần cầu Hà Rui nhưng người ta thường kêu "ở dưới cầu Hà Rui" mưa nắng gì cũng đội nón, mang tơi, giọng nói như con gái, người ta nghi là cụ đi bắt gà trộm. Ngoài ra, có một người điển hình cho phe thủ cựu là ông Mục Ngáo, luôn luôn mặc áo dài vải dù ú, quần vải quyến đầu bới búi tó và chân đi guốc quai mây hình chữ V như dép Nhật, dửng dưng trước những sự đổi mới quanh mình do Tây phương mang lại.
Khí hậu Cầu Hai rất dễ chịu, mùa nắng không nóng lắm, trời đông không lạnh lắm nhờ có hơi nước ngoài phá vào và có núi đồi che gió bão. Vì gần núi nên hay mưa nhưng không kéo dài. Nhờ nước sông chảy nhanh ra phá nên không có lụt lớn. Tuy nhiên, người ta sợ nhất là vượt phá Cầu Hai vào tháng Mười. Người ta thường nhắc nhở nhau:
"Thà đi Đồng Nai
Không thà đi phá Cầu Hai tháng Mười"
Về mùa đó, gió mùa trong Nam mang theo mây nồm u ám thổi vào cửa Tư Hiền làm cho phá Cầu Hai giống như một cái chậu bị lay động mạnh gây nên sóng gió lớn có thể lật úp thuyền như chơi. Vì thế có thành ngữ "tởn mây nồm" mà chúng ta đã nghe trong bài hát nhạo báng Tàu ô năm xưa:
"Ăn cho no, cho tởn mây nồm!"
Có một năm toàn thể gia đình của một chủ thuyền đều bị chết đắm vì gió nồm đó.
Nói đến Cầu Hai mà không nhắc đến thức ăn thì không đầy đủ vì ở đây, sơn hào, hải vị không thiếu gì. Trên núi thì có thú rừng, nhiều nhà săn bắn tìm đến để săn nai, săn voi. Ngày trước tại trường Phú Lộc có một cái sọ voi có lẽ do một tay thiện xạ nào đó thân tặng. Một đặc sản là khoai mài, vừa bổ, vừa bùi nấu chè với đường phèn ăn rất bổ hoặc nấu cháo với cua gạch lại càng ngon - sim, móc, bò bò thì không thiếu. Ngoài ra còn có dâu sặt, khi chín chỉ búng một cái là vỏ rời ra, ăn rất thanh vị, ngọt ngọt, chua chua. Có một thổ sản mà Đại Nam Nhất Thống Chí có nhắc đến là "trái thơm lang". Trái này nấu ăn không ngon lắm nhưng đỡ đói lòng những năm mất mùa. Dân miền biển, nhất là Mỹ Á vì không đủ nông sản để tiêu thị nên thường mua về ăn trộn với cơm.
Ngoài phá, có những hải sản làm Cầu Hai nổi tiếng như cá dìa, cua gạch, tôm sú, cá buôi (ở Huế gọi là cá đối). Mùi vị thơm ngon béo bổ. Thịt heo Cầu Hai cũng đặc sắc vì heo thường nuôi bằng cám với chuối cây và không lớn lắm nên thịt vừa thơm vừa ngon. Cách hành khách xe đò Huế - Đà Nẵng thường nóng lòng ghé lại các quán ăn gần bến xe để thưởng thức thịt heo ăn kẹp với tôm chua.
Đến mùa mưa, người ta đi bắt cò, triết, chim mỏ giác về để kho măng hay um với hành mỡ.
Tuy Cầu Hai không phải là quê hương tôi nhưng tôi sinh ra và lớn lên ở đó, uống nước giếng chùa, ăn gạo trắng Đồng quan, thưởng thức những sơn hài, hải vị địa phương thì làm sao không có những cảm tình nồng hậu, thắm thiết. Làm sao mà quên được những người hàng xóm chất phác, những bạn bè ngây thơ của những lớp Đồng ấu, Sơ đẳng... Tôi vẫn còn nhớ những chiều đi học về, mâm cơm nóng hổi đã chờ sẵn, cha mẹ, anh chị em cùng ngồi ăn uống, chuyện trò vui vẻ. Những buổi tối ngồi học dưới ngọn đèn dầu, "cha ngồi đọc báo, mẹ và chị thì vá may ở bên cạnh" nay có còn đâu. Nhà bây giờ đã bán cho người khác, anh chị em phân tán mỗi người một nơi, bàn bè láng giềng kẻ mất người còn lưu lạc khắp chốn, nhìn chung quanh bây giờ ai cũng xa lạ càng ngậm ngùi đau xót cho cảnh vật đổi, sao dời! Cầu Hai, Cầu Hai, khi trước sao mà quen thuộc, thân mật quá mà bây giờ xa lạ, bẽ bàng.
BS Tôn Thất Đệ