Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

LÀNG MÍT


Đỗ Thành

Làng Mít không lớn hơn cái lỗ mũi mà sinh lắm chuyện. Nguyên do người thì bảo tại thổ địa bị động, long mạch chạy tứ tung, kẻ bảo tại cái giếng làng ai uống, tắm, lông bị rụng sạch, nên không sao ngóc đầu lên nổi.
Dẫu chẳng phải là thầy phong thuỷ, địa lý, nội cứ nhìn phong cách của làng, người ta cũng thấy ngay khó thể phát triển được. Ngay đầu làng áng ngự một cây cày to tầy dế, y hệt cái dao đâm vào cuống họng thôn, còn thở sao cho nổi. Cuối làng lại bị chẹn bởi cái mái cong cong của một ngôi chùa bỏ hoang, chẳng khác giữa đám lau nhau bỗng nhô lên một mặt quỉ lem luốc.
Làng hẹp tèo, so ra không rộng hơn cái thắt lưng nơi bụng các bà đi chợ. Chiều dài lại còn thảm não hơn nhiều, mới chập chững đi đã hết đất. Bởi thế nên dân làng bôn chôn chạy hết, trừ phi những ai không có thân thuộc nơi khác đành bám mà sống cho qua.
Đận nông trường trong Nam mở, bọn trai rủ rê nhau đi hết. Lắm anh chị vừa chớm yêu phải vội chia xa. Anh hứa hẹn đi tìm tí tiền rồi quay về, song chẳng thấy ai trở lại. Có một tay về khoe là Buôn Mê đẹp lắm, ba hoa chích choè dăm ba điều lại lỉnh ngay. Ấy nhưng cái cây cày thì lại có tên mới.
Anh này líu líu lo lo: trong ấy người ta gọi là cây kơ nia, chứ ai gọi cây cày nghe quê củ. Dân làng nghe lao xao như điệu múa lâm thôn cũng thuận đổi theo. Các cô gái phổng phao xem ra mình cũng lây vẻ " tỉnh" một tẹo.
Chả cần có con tàu nào chạy qua đánh thức người nửa đêm khuya khoắt, vậy mà con nít làng vẫn nhiều. Có nhà đầu năm cuối năm sinh, lại đua nhau sinh đôi mới ngán. Danh hiệu gia đình văn hoá xem ra rất hiếm ở đất này vì nơi khỉ ho cò gáy, có ai đến lập ban bệ thi đua đâu mà tranh với cử.
Cái ánh sáng văn minh của thế kỷ 21 đâu còn đang dạo lẩn khuất rất xa, dân làng chẳng tơ hào nghĩ mình thuộc thời đại nào cho mệt xác.Trẻ con chẳng hề biết đi học, bố mẹ chẳng hề nghĩ sau lớn chúng làm chi, cứ ì xèo sống đến đâu hay đến đó. Các cô, các chị mũm mĩm no tròn, sống cực khổ mà ai cũng nung núc ôm dừa lửa nơi ngực, lót thúng nơi mông. Khi đi nhúng nha nhúng nhính như đưa võng.
Của đáng tội, làng nghèo quá, các cô các chị lo ru rú trong nhà.Lâu lâu, bất đắc dĩ phải ló ra cửa thì hai tay bụm bụm che che vạt áo trước, nếu không sợ tù và sổng chạy rơi khắp ngõ. Đời sống chẳng có một thú vui gì, ăn xong chập choạng lo rủ nhau đi ngủ. Đêm nào mà chả có các cuộc đấu cờ người rổn rảng suốt khuya, nên mục sinh trẻ xem ra chẳng cần hô hào cũng lắm.
Năm ban điều tra dân số về làng, họ phải đấu tranh rất hăng mà vẫn không truy ra ngọn ngành đinh xuất.Con trẻ lẫn lộn đã đành, đến người nhớn cũng không ai nhớ rõ mình giờ bao tuổi. Hỏi, ai cũng bảo đâu tuổi ấy, tuổi nọ cho xong. Người có tí ti trí nhớ thì thêm thắt: nghe đâu mẹ em sinh năm Tỵ nhưng sang Ngọ mới khai. Hỏi thêm nữa: Ngọ nào thì thị chỉ cười toe toét. Đoàn kiểm tra làm việc nản cũng chuồn, về báo cáo dăm điều ba đỗi cho qua.
*****
Lão Dê không rõ mình là dân làng Mít từ khi nào.Đến hôm làng mở tiệc mọi người ớ ra là lão về sống ở thôn đã lâu lắm.Thế thành quen, chả ai rỗi hơi đi tra vấn người về ngụ ở cái làng thổ tả này.Giả như làng giàu còn sợ thiên hạ về cuỗm mang đi mất, đằng này thôn chỉ toàn dừa cùng thúng, ai phải nợ mà vác đi đâu.
Con người ta chết vì cái tên, cái tuổi. Dân gian đã ngắm đặt cho ai thì đố tránh né được. Lão Dê cũng chẳng ưa được ai gọi mình bằng tên khó ngửi này, lúc đầu lão còn chửi toáng lên nữa chứ. Nhưng bận các cụ tiên chỉ cho lão dự vào tiệc làng, khề khà câu chuyện, hỏi tuổi tác nhau, các cụ bô lão mới nhận ra phải đặt cho lão cái tên nào đó mới ổn.
Chả là lão cũng nghe hơi nồi chõ mang máng nhớ tuổi trời bằng cách so với cụ này cụ nọ. Xàng xê xẩy nẩy cuối cùng thì lão nhận tuổi thuộc giữa hai cụ làng nhàng. Một cụ là tuổi Ngọ, một cụ là tuổi Thân, vậy tuổi giữa đích thị là tuổi Mùi chứ còn gì nữa. Thế là cái tên dính cứng vào người.
Kẻ lớn gọi tên theo cách văn hoa, song bọn trẻ cứ nôm na tên dân gian mà gọi.Mùi là Dê, vả chúng chả nhiêu khê nên gọi quách Dê cho rồi. Đó là tên do tuổi, chớ chẳng phải do tính do nết. Lão nghe thủng ra nên từ giận đổi sang cười hề hề. Lão chống chế bằng lối nói khẳng khái: ai chẳng Dê kia chứ, nếu không Dê sao con trẻ quá đông.
Lão đã vỗ đét vào đùi khi phát hiện ra chân lý ấy. Các cụ khề khà : thế chứ, còn các bà, các chị rủa: nỡm, cũng thôi. Lão ưa kể ba hoa về cái thời chăn bò cho bọn buôn từ Lào về. Lão dẫn bò mãi đâu từ Paksé, có người tò mò hỏi Paksé là ở đâu, lão thở phào ê a : cứ biết Paksé là Lào, Lào là Paksé đủ rồi. Lâu cũng chẳng ai thắc mắc làm gì.
Một hôm người ta bắt gặp lão ngửa cổ trông trời, trông đất, trông mây.Hỏi, lão bảo đang xem thiên văn thời vận.Ai cũng hồi hộp chờ, ngầm khen lão có tài giờ mới lộ.Lão trầm ngâm bấm độn lung tung, gãi hết trán lại gãi gáy, ai cũng sốt ruột chờ " thầy " phán quẻ.
Mãi rồi lão bảo : làng sắp phát to.Các cụ, các bà, mũi phổng như quả nhót.Còn các cô thì láo nháo nôn nao, chẳng đoán được lão muốn phê phán chi đây.
Cuối cùng thì ai cũng bò lăn ra cười khi nghe lão bảo: làng ta phát vì có thằng bé sẽ làm nhớn. Các bà còn tủm tỉm, các chị thì thả sức cười tràn, bữa đó chả ai còn nghĩ đến việc khép nép nên cứ có sao mặc vậy, chả túm tó làm chi, mấy chị rung như cột nhà gặp bão, ngực khuấy đảo tự do, ai cũng tưởng dừa rụng khắp nơi lổm cổm. Lão Dê buồn lắm vì xem ra chẳng có ai tin lời "thầy".
Mà quả thế thật. Làm sao người ta đặt lòng tin vào cái sự mai sau khi mà nhìn đâu cũng thấy lẳng nhẳng mấy đứa trẻ chim dái lòng thòng chạy quanh xóm ngõ.Chả lẽ trong số ấy sẽ có một tay nổi cộm làm to, cứ nghĩ thế người ta phán ngay là lão Dê nói phét. Lão buồn thiu cả tuần, dật dờ lê la tìm chỗ vắng, lầu bầu như ỉa trịn.Lão tránh gặp mọi người, đối đế có chạm mặt thì lão cũng cun cút lỉnh ngay.Có chị nói kháy: này bác Dê ơi, khi nào thằng cu nhà em làm nhớn thì em nhờ bác làm quân sư cho nó nhé.Lão Dê chửi toáng lên: nỏ mồm nhà chị, có cặp dừa chả lo giữ, chọc tớ vặt rụng mẹ nó ra cạp ộp ộp đừng trách. Đang hí hửng trêu lão, không ngờ bị kê cái tủ đứng giập bố bàn chân, chị ngoe nguẩy mắng " đồ chó " rôi vung tay bỏ đi. Lão Dê nhìn theo đe " cho chừa ".
uy có một chị xem ra bênh và tin tưởng lão. Chị lân la chờ lúc trời tối vắng người đến gần lão thỏ thẻ: anh Dê để ý làm gì đến họ. Lão thấy mát cả lòng, hây hây như vừa có ngọn gió nam giữa ngày hè nóng hực. Lão nhìn bóng dáng chị, lờ mờ mà cũng nhận được vẻ khoẻ mạnh mắn con.Lão nghĩ: của này mà tương vào e sinh ba, sinh tư là ít. Nhưng lão chỉ dám tơ tưởng và phê phán trộm thế thôi, chứ bố báo cũng chẳng gồng mình lắp bắp kẻo lại bị chửi cho mục mả.
Lão cố tình lánh mặt mà chị trái lại bon chen.Lão Dê nhớ lại lần đầu gặp chị lúng túng cách gì. Chả là hôm đó lão vừa được đãi bữa thịt chó về, phần rựa mận, dồi trường còn mắc kín kẽ răng, phần lại có tí cay đưa hơi, nên lão ngất nga ngất ngưởng đi về.Chó trong làng sủa inh, người ta bảo mấy tay nhậu thịt cầy đi đâu đồng loại chúng cũng sủa chửi inh thiên địa.Lão thì lão cóc cần, có món đánh chén là chu, còn hậu sự hơi đâu lo cho mệt xác.
Lão từng nghe kể "sống trên đời không ăn miếng dồi chó, chết xuống âm phủ nhăn nhó suốt ngày ".Đời lão thì còn đâu " thiên đàng với địa ngục hai bên" nữa nên ai mời, lão sơi tất. Lão càng bò sâu vào thôn thì chó sủa càng kinh. Lão say bí tỉ, tưởng có đem vứt trôi sông cũng không biết, thế mà giữa những tràng tru tréo của bọn cẩu, lão vẫn phân biệt tiếng người khóc.
Giá cứ thút thít thì lão quả không nhận ra thật, đằng này tiếng khóc thảm thiết quá, nghe như cào như cấu, nghe như chọc vào tai, nghe như thài lài tọng vào họng.Lại là tiếng đàn bà, giữa hôm giữa khuya, nghe vừa thảm, vừa sợ. Lão hỉnh mũi như đánh hơi và phát giác ra tiếng gào từ nhà chị Mụn, tiếng the thé như vải xé, như bị chọc tiết, như bị hiếp dâm.
Lão tự hỏi: sao lại có giọng oán than thiểu não đến thế nhỉ. Lão đã định bỏ đi, chuyện thiên hạ hơi đâu vận vào mình, nhưng tiếng khóc thê lương giữa trời đêm nghe cô đơn và thảm thiết. Cả một làng hầu như chẳng ai chạy đến han hỏi, cho nên tiếng rống càng lẻ loi, vật vã.
Lão cố tỉnh lại và bước chân nam chân chiêu về căn chòi của người đang gào.Lão bước vào, thị đang bồng thằng bé oặt đờ mắt ra, xống áo tuềnh toàng, lão định quay ra, nhưng không nỡ.Chị Mụn bù lu bù loa kể, nước mắt chan hoà như suối không bao giờ cạn.Lòng lão rối như tơ vò, tay chân run tựa lên cơn sốt. Lão quính quáng phải gắt lên: khóc gì lắm thế, phải kể đầu đuôi người ta mới biết đường biết ngõ mà đỡ, khóc ngằn ngặt thế này bố ai đoán ra mà phụ.
Thị im tức khắc, có lẽ nghe thủng ra, hoặc có lẽ thấy cuối cùng có người đến đỡ hộ thì vững dạ nên ngậm. Lão chăm chú nghe khúc nhôi và hiểu ra thị đang cho thằng bé bú thì nó giãy lên và oặt ra cứng đờ. Chả thế mà vú vê gì còn để thõng như hai quả bầu nặng xệ rốn và vạt áo thì phất phơ chưa khép. Lão lại gắt lên: khơi đèn sáng một chút rồi gài cột áo lại tôi mới dám đến gần xem cho thằng bé. Thị lẳng lặng làm theo, lão đỡ thằng bé từ tay thị, lật lưng, lật vai xem xét.
Sau lão hối chị giã gừng và tìm rượu cho lão cất gió cho thằng bé. Chị chạy lăng xăng như vịt, hai cái vú vắt vẻo đu đưa. Lão không dám nhìn theo mà chỉ lo tập trung vào chạy chữa cho cháu nhỏ.Một lát thị về, thở còn hơn lợn chờ bị thọc tiết, ngực nhún tưng tưng, lão nghe hơi nóng phì phì mà ngán ngẩm. Thị bồng lấy thằng bé, lão chà mớ gừng chấm rượu vào da thịt đưa nhỏ rất mạnh, lắm khi va chạm cả vào người thị vì phải ôm cứng sợ bị tuột tay.
Mãi mãi, mới thấy thằng nhóc cựa quậy rồi búng người lên và khóc nhi nhoe.Thị mừng quá thốc luôn thằng bé, giứt tung vạt áo ra cho bú tiếp, mặc lão còn sờ sờ bên cạnh. Cái ánh đèn dầu nhoè nhoè vậy mà cũng đủ lão thấy dáng tròn vành vạnh của bộ ngực đàn bà và hơi thở rộn làm cho chúng phổng phao, núng nính như gõ nhịp.
Lão đâm tẩn ngẩn tần ngần, chân nặng chịch không sao cất lên nổi. Phải mấy lần lão mới hoàn hồn, nói bâng quơ: giờ tôi phải về, cháu nó tỉnh rồi chẳng phải lo nữa. Thị lí nhí cám ơn, định vác cả con tiễn chân lão ra cửa. Lão phải can thị mới nán lại, còn lão bước đi lòng bịn rịn khôn cùng.
Đêm ấy, lão trằn trọc vì say thì ít mà thao láo cặp mắt vì nhớ cái dáng bầu bĩnh của cặp trăng sáng vườn chè thì nhiều. Lão Dê nằm mãi thở dài sườn sượt, cứ thấy trính, rùi đánh võng trên đầu.