Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

Nét đẹp trang phục truyền thống của phụ nữ Khmer ở Kiên Giang

 

Người Khmer có kỹ thuật nhuộm truyền thống là"tkat" và "ba-tik" khiến vải vóc tơ, lụa bóng mà màu sắc không phai. Phụ nữ thường mặc váy, áo (tầm vông chor-phum) dệt bằng tơ tằm sợi bông, hay chỉ kim tuyến với các loại hoa văn khác nhau, Điểm nổi bật trên trang phục truyền thống của phụ nữ Khmer là bao giờ cũng được đính hạt cườm hay kim sa sáng lấp loáng kết hợp với hoa văn tinh xảo, thêm vào đó là gam màu khá sặc sở,… càng làm tăng thêm vẻ đẹp của trang phục...
Nhưng tuỳ vào khung cảnh: ở nhà, lên chùa lễ Phật hay về nhà chồng trang phục của họ cũng khác nhau. Đối với người Khmer tết vào năm mới của họ (Chôl-chhnăm-thmây) từ ngày 12 đến ngày 14 tháng Tư (DL). Còn vào dịp tết Nguyên Đán của người Việt, cũng là thời điểm các cô gái Khmer mặc những bộ váy áo với trang sức thật đẹp, rộn rã cùng nhau đi dự đám cưới, lên chùa lễ Phật, hay tập trung ở sân bãi nào đó trong phum, sóc hẹn hò, tìm hiểu:
"Anh quăng chlung tới
Chlung tung lên trời
Duyên em sáng ngời
Đón lấy chlung anh..."
Trang phục truyền thống ngày thường của phụ nữ Khmer là áo dài (tầm-vông, cũng có người gọi là áo cổ bồng) và vận xà-rông. Xà-rông là một mảnh thổ cẩm rực rỡ trang trí nhiều hoạ tiết hoa văn, nhưng trái chám là hoa văn chủ đạo, kích thước rộng khoảng 1m dài 3,5 m khi mặc thì cuốn lại che nửa người phía dưới…. Phụ nữ Khmer ở giáp vùng biên giới Việt Nam - Camphuchia như : Hòn Đất, Kiên Lương, Hà Tiên thường mua các loại váy áo tầm-vông vấn khăn (Krama) in hoa lá sặc sỡ mua từ Camphuchia để tiện mua bán, qua lại biên giới. Ngày nay, để giản tiện trong sinh hoạt nhiều phụ nữ Khmer ăn mặc giống như người Kinh trong ngày thường. Song, tất cả những điều này không có nghĩa là ý thức về bản sắc trang phục đã phai lạt trong suy nghĩ của họ.
Vào mỗi dịp lễ tết, lên chùa lễ Phật, vẻ đẹp của trang phục và đồ trang sức (tạm gọi là lễ phục) rực rỡ hơn. Họ mặc xà-rông có đính chuỗi hạt cườm ở cạp. Áo tầ-vông dệt bằng tơ tằm, sợi bông, hay chỉ kim tuyến với các loại hoa văn khác nhau màu trắng họăc vàng chủ đạo. Màu vàng được ưa dùng vì nó gợi không khí hội hè cũng là những sắc màu trong trang trí kiến trúc tôn giáo truyền thống thường gặp trong ngôi chùa Phật giáo. Để tôn thêm nét dịu dàng uyển chuyển đầy nữ tính trong bộ lễ phục này không thể thiếu "Sbay" - một loại khăn lụa xanh mềm mại, cuốn chéo từ vai trái xuống bên sườn phải.
Trong đám cưới, trang phục cô dâu Khmer thật đẹp. Cô dâu mặc áo dài màu vàng thêu kim tuyến và đính hạt cườm, hạt kim sa rực rỡ ở phía trước. Độc đáo hơn, trên đầu cô dâu còn đội chiếc mão "kha-ba-lòn-cốt" như một vương miện nhỏ xinh xắn được làm từ hạt cườm và hàng trăm chiếc cánh cứng màu xanh biếc của loài bọ cánh cam (người Khmer gọi là con Chil-vít). Nếu khăn "Sbay" trong bộ lễ phục màu xanh thì Sbay của cô dâu bằng vải dệt kim màu vàng và được đính hàng ngàn hạt kim sa nhỏ xíu sáng lấp lánh tạo nên nhiều mô-típ hoa văn vui mắt hình cánh Trang sức của người Khmer chủ yếu thể hiện vẻ đẹp thẩm mỹ và sự hài hoà với váy, áo đồng thời cũng mang ý nghĩa của tín ngưỡng truyền thống. Đồ trang sức cổ truyền của phụ nữ Khmer chủ yếu làm bằng hạt cườm, đồng,… Đặc biệt là hoa tai truyền thống của phụ nữ Khmer. Nó có hình cầu tròn, chế tác bằng đồng thau giống hình dáng của các loại trái cây. Những đồ trang sức này không thể tách rời khỏi trang phục mà nó luôn hài hoà với trang phục. Trong nền trời mây bàng bạc của sông nước Cửu Long và mái chùa cong vút, sắc màu tươi tắn của váy áo, trang sức hoà lẫn sắc màu của thiên nhiên thật gợi cảm. Nét đẹp và chiều sâu văn hoá ẩn chứa trong mỗi nụ cười của cô gái Khmer và trên mỗi trang sức mà họ mang trên người:
"Vì con bướm rừng sẽ đến với em
Vì có chàng trai tốt sẽ tới với em
Như nước về với giếng…"
Trang sức của các dân tộc thiểu số thường gắn liền với từng lễ nghi và phong tục, tập quán của mỗi dân tộc. Người Khmer cũng vậy, họ quan niệm để được khoẻ mạnh cần đeo vào cổ, tay hoặc thắt lưng một sợi dây bùa có gắn một mảnh xương hay nanh vuốt của thú dữ như hổ, cá sấu, heo rừng,... để ngăn trừ gió độc và tà ma. Có thể nói đối với cư dân Khmer, trang sức của họ ẩn chứa một khát vọng lớn lao về niềm vui và sức khoẻ. Nhìn những phụ nữ đeo bông tai to như những trái cây chín mọng thường có cảm giác họ là người chăm làm và khoẻ mạnh. Từ người già đến con trẻ đều có một loại trang sức nào đó trên người.
Người Khmer truyền nghề chế tác đồ trang sức theo tập quán gia truyền, trang sức là vật không thể thiếu trong đời sống của họ. Những món đồ trang sức là của hồi môn có thể truyền qua nhiều đời. Những chiếc vòng cổ, lắc tay có mô-típ đa dạng như hình trăng lưỡi liềm, hình thoi, trái cây, hình chim, thú vv….Ngày thường, phụ nữ Khmer đeo một đôi hoa tai, chiếc vòng cườm, nhưng ngày lễ tết họ thường đeo nhiều hơn thế. Trang sức Khmer cũng có một số nét tương đồng với các dân tộc khác.
Người Khmer quan niệm trang phục và đồ trang sức chỉ là một phần chứ chưa đủ làm nên vẻ đẹp của người con gái. Hình mẫu người con gái đẹp lý tưởng của các chàng trai Khmer được gửi gắm trong truyện cổ "Sa-tra-rương" là một ví dụ. Đó là nàng Vi-sa-kha, biểu tượng của sắc đẹp và đức hạnh: một là tóc nàng màu đen, dài tới gót chân và cong lên như đuôi con công. Hai, răng nàng phải trắng như ngà voi, đều đặn như hạt kim cương A-vi-va-ria. Ba, da thịt nàng phải mịn màng và mềm mại như trái pim-pak. Bốn, da nàng phải ửng một màu như hoa sen. Mang trên mình những bộ trang phục và trang sức như vậy các cô gái Khmer nghĩ rằng mình sẽ gần hơn với hình ảnh của nàng A-vi-va-ria kiều diễm.
Nếu những ngày tháng trong năm là công việc của đồng áng thì mùa xuân lại là thời gian giành cho những buổi họp mặt, vui chơi và đám cưới. Trong làn gió xuân mơn man của mùa xuân phương Nam, lòng người dường như được sưởi ấm và bừng lên niềm vui. Vào dịp này các cô gái Khmer như hồng lên nét mặt tươi xinh, xúng xính trong những bộ váy áo mới tạo nên bức tranh xuân tình tứ đầy màu sắc. Trang phục truyền thống của người phụ nữ Khmer e ấp luôn mang theo những bức thông điệp của mùa xuân.
Bùi Công Ba