Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

MỸ THO QUÊ MẸ

Bình Phương An

Theo các người lớn tuổi, danh từ Mỹ Tho phát xuất từ tiếng Miên: Mỹ Tho là cô gái đẹp. Cũng giống như người Mễ từ đó là Muchacha Linda. (Người đẹp)
Mỹ Tho cách Sài Gòn 71km, tính theo tuyến đường xe lửa từ ga Bến Thành tới ga Mỹ Tho.
Lúc Pháp chiếm Nam Kỳ Lục Tỉnh, có lẽ họ thấy Mỹ Tho là một vị trí quan trọng để xây dựng phố phường trên bến dưới thuyền, sông ngòi thông thoáng, đất đai phì nhiêu. Vì vậy mà họ thiết lập đường xe lửa đầu tiên ở Đông Dương là thiết lộ Sài Gòn-Mỹ Tho.
Đường xe lửa này khởi công vào năm 1885 và hoàn tất, khánh thành năm 1900. Ga xe lửa nằm trên một công viên thoáng đẹp ở ngã ba sông của dòng Bảo Định. Trước kia, công viên này có tên là công viên Lạc Hồng và kế đó là Thủ Khoa Huân. Tên của địa danh thay đổi cũng không lấy gì làm lạ, cũng như Mỹ Tho có lúc được gọi là Định Tường và gần đây đổi thành Tiền Giang. Dù sao đi nữa dân bản xứ vẫn gọi quê mình là Mỹ Tho. Tên Mỹ Tho thể hiện một vùng đất trù phú màu mỡ, xinh đẹp, lại là một nơi từng có một chiến sử oai hùng: Anh em Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ đánh tan 20 ngàn quân Xiêm tại Rạch Gầm, Xoài Mút(Xoài Hột). Sau trận đánh đó, Bắc Bình Vương và Nam Quận Vương Nguyễn Lữ cho thyền đưa về Xiêm La một ngàn hai trăm handicapes theo diện nhân đạo và trên 18,000 quân Xiêm nằm xuống tại Mỹ Tho, hoặc trôi theo Mekong theo ngã Gò Công, Hàm Luông trôi ra biển.
Từ thuở xa xưa, phương diện giao thông còn trắc trở, Saigon đi Mỹ Tho cũng mất mấy ngày đường thủy. Nếu đi ngựa thì cũng phải qua đò qua giang lôi thôi lắm. Lúc đó thì rồng chầu xứ Huế, ngựa tế Đồng Nai chớ chưa có nghe ai nói ngựa tế Mỹ Tho bao giờ.
Pháp chiếm Nam kỳ, họ bắt đầu thực hiện lộ xe Saigon-Mỹ Tho. Mà muốn nối liền hai tỉnh lỵ quan trọng nay, họ phải xây cầu Bình Điền, Bình Chánh, Bến Lức, Tân An và một lô cầu cống nho nhỏ tới được Mỹ Tho.
Trước khi vào tỉnh lỵ Mỹ Tho, du khách ngồi xe qua một quận lỵ xinh đẹp: đó là Bến Tranh còn gọi là Tân Hiệp. Quận này trùng tên với Tân Hiệp, Cái Sắn của Rạch Giá. Tân Hiệp Mỹ Tho còn có Bảng Đề Tân Lý Tây. Chợ Tân Lý Tây có bắp nấu dẻo ngọt lịm, cạnh đó là gian hàng chuối khô to miếng cán mỏng gói thành gói đẹp mắt. Bến Tranh còn có bánh phồng mì nổi tiếng. Khách đi xe về Saigon thường mua mấy bành về phát cho bà con.
Qua khỏi Bến Tranh một đỗi là ngã ba Trung Lương. Chạy thẳng là vô chợ Mỹ Tho, theo bùng binh quẹo phải là đường đi lục tỉnh.
Ngã ba quốc tế này là nơi dừng chân của khách viễn du đi về. Hai bên hàng quán san sát, bán toàn là thực phẩm hảo hạng như heo sữa quay giòn, ếch chiên bơ, lươn um rau ngổ, cua đồng rau đay, cua đinh xé phai...lọt vào mê hồn trận đó rồi thì mặt trời mọc hừng trên mặt du khách. Người nào yếu lắm thì cũng một chai bia đầu gối hoặc vài chai 33 rồi mới chịu đi.
Ngã ba Trung Lương đi vào xã Đạo Thạnh cũng không xa mấy. Đạo Thạnh là quê hương của mận Hồng đào. Người ta đấp mô liếp cho cao rồi khai mương thẳng tắp để trồng mận. Mô cao là dự trù mưa dầm, nước rong, cây mận không bị chim (chìm). Lúc trái chín rộ, trái rụng xuống mương theo nước trôi ra sông, nhà vườn khỏi phải gom cho cực. Ở Little Saigon này, bốn trái 5 đô la chẵn. Nếu về xứ Đạo Thạnh mà bán được giá đó thì dân mình khỏi đi lấy chồng xứ lạ.
Chợ Mỹ Tho có dáng dấp hao hao chợ Huế. Nếu tính về phía mé sông cập theo chợ. Nhưng chợ Mỹ Tho hàng hóa tới tấp, tàu cập bến đỗ hàng phu vác không kịp. Chẳng biết đường thủy này ăn thông về đâu mà thủy sản khô cá từ biển hồ đùn về đây trước khi lên xe đi Saigon.
Cách đó không xa là nhà việc còn gọi là xã Điều Hòa. Xã Điều Hòa là nơi tích lũy lưu giữ hồ sơ, khai sanh của nhiều bậc cao nhơn tiền bối. Thí dụ như ta mở một tờ khai sanh ra, ta sẽ thấy: Cha làm nghề Cultivateur, Mẹ Cultivatrice, tên họ đứa con nít: Lê Văn Tỵ (thống tướng 5 sao). Đúng vậy, khai sanh từ Điều Hòa-Mỹ Tho, đứa con nít lớn lên học Enfant de Troupe ra hạ sĩ tới thập niên 30 thanh niên Lê Văn Tỵ mang lon ách (adjudant). Ách Tỵ nắm hết binh quyền lính săn đá trong tay. Đi đâu thiên hạ cũng lột nón bẩm ách đi chơi! Lần đầu đứa con nít đã quá thất thập cổ lai hy được vinh thăng thống tướng(General of Army) trong quân đội Quốc Gia Việt Nam; chẳng những Thống tướng làm rạng danh cho chợ Giồng Nhỏ, mà còn làm rạng danh cho Mỹ Tho và cả quân lực quốc gia.
Xã Điều Hòa không xa ga xe lửa cho lắm. Ga xe lửa ngó ra cửa sông Bảo Định, bên trái là Cù Lao Rồng. Sông lớn ngút ngàn là sông Tiền. Rừng dừa bát ngát là Bến Tre.
Cù Lao Rồng có một bệnh viện được thết lập chữa trị cho người phong cùi. Trên Cù Lao đó có một số cư dân mắc bệnh đang chữa trị; nhưng không hẳn ai ở đó cũng đều là người cùi. Ở cuối Cù Lao, có một thôn họ tộc những người này đều là người cùi. Ở cuối Cù Lao, có một thôn họ tộc những người này đều là bối. Bối là trộm, nhưng trộm thì lén lúc đào hầm khoét vách ở trên bờ còn bối là ăn trộm sông. Mà họ vừa lấy của vừa diễu cợt lường gạt công khai khiến cho người mất của vừa ấm ức vừa tức cười.
Người ta kể răng: có một bà chèo ghe bán mắm. Buổi chiều bà cắm sào nấu cơm. Bỗng có một người đàn ông choàng hầu khăn rằn cập xuống làm quen:
- Mèn ơi chị Hai này gan thiệt à ta ơi!
Bà già ngạc nhiên:
- Tui đi bán mắm chớ làm lính tráng gì mà gan với ruột.
- Áy tại chị hổng biết chớ ở đây đâu có ai dám nấu cơm bằng nồi đồng!
- Đồng, đất gì miễn chín cơm thôi chớ!
- Ấy, chị biết không tụi bối nó thấy mình nấu cơm bằng nồi đồng thì nó làm như vầy nè: Anh chàng vừa nói vừa lấy hai chiếc đũa xỏ vô quai nồi rồi rinh qua xuồng, y còn nói:
- Đó nó làm vậy đó!
Nói xong y bơi xuồng dông tuốt. Bà già ngồi lại chửi láp đáp như họ hát nhạc 'rap' không đờn.
Mỹ Tho còn có một đặc sản nổi tiếng đó là Hủ Tíu Mỹ Tho. Tiệm hủ tíu gia truyền nổi tiếng hàng thế kỷ nay là tiệm hủ tíu của ông chệt già nằm bên kia cầu Quây. Hai tiệm hủ tíu nối liền nhau, nhưng tiệm Chệt già là tiệm cũ sì, ghế cây bàn vuông, còn tiệm đầu tiên có treo tấm che xanh đỏ, ghế nylon, bàn tròn đó là á hậu chứ chưa được là tiệm nhất hạng. Chệt già nấu nước lèo (dùng) bằng xương heo đủ loại.
Hủ tíu loại dai hay bở đều thơm ngon rõ rệt. Tô hủ tíu có rắc đậu phộng rang, thịt phay hay thịt bằm đều là thịt mới ra lò. Tuyệt đối hủ tíu Mỹ Tho không có nước sốt đỏ chan lên. Sau này, người ta tăng cường trứng cút, cải tần ô, sốt đỏ, đồ biển, vò viên độn đầy và rinh về Little Saigon gọi là Hủ Tíu Mỹ Tho.
Ở Mỹ Tho còn có một đặc sản nữa: đó là bánh nghệ. Bánh nghệ là loại bún to sợi làm bằng bột nếp, có thoa ít dầu mỡ cho khỏi dính chùm. Bánh được khoanh rễ nhỏ bằng nửa bàn tay. Bánh nghệ thoa mỡ hành ăn với bì chan ít nước mắm ớt và côt dừa, phủ thêm dưa chuột bằm càng tốt.
Món ăn quê hương giản dị mộc mạc như vậy mà sao nó cứ quanh quẩn ám ảnh mỗi khi ai nhắc tới tên tỉnh nhà. Bánh nghệ còn bám trụ ở tỉnh nhà chớ chưa thấy xuất hiện ở Little Saigon.
Nhắc đến Rạch Giá Gầm quê mẹ, thì một dĩ vãng ngọt ngào thơ mộng bỗng chập chờn hiện qua trước mặt. Từ Mỹ Tho về Rạch Giá phải qua Xoài Hột bằng con đường trải đá xanh không tráng nhựa dài 14km. Đầu làng là một cửa sông có cây cầu ván rầm chân cầu làm bằng cột sắt vuông bê tông cốt sắt. Gặp lúc nước sông chảy mạnh thì cây cầu rung rinh như vậy. Không biết rồi đây ai là người làm một cuộc cải cách ngoạn mục để con đường được trải nhựa và cây cầu biến hình như Cầu Bình Triệu, Tân An...
Ở tại vườn nhà quê tôi có một di tích lịch sử chưa được khai thác: đó là ngôi mộ Đàn cựu.
Dân ở đó thường đến cúng tế cầu phúc cầu lợi, mặc dù ngôi mộ đó đã bị đập nát tan tành. Mấy chữ Nho linh vị cũng bị bể, cho nên khó có thể biết được vị nào yên nghỉ ở đây. Suy cho cùng thì nếu ngôi mộ này thuộc tướng quân của Triều Nguyễn Gia Long thì không thể bị phá.
Trước khi Pháp chiếm Nam Kỳ thì ngôi mộ đã bị phá như vậy rồi. Chỉ còn một điều có thể kết luận được là ngôi mộ đá kia là của một tướng quân của Tây Sơn, đã tử trận trong trận đánh Xiêm La tại Rạch Gầm. Người ta kính cẩn đem chôn ở đây về sau Gia Long phục quốc cho phá sạch tàn dư của Tây Sơn. Ngôi mộ cổ này cũng không ngoại lệ.
Từ Rạch Gầm qua Vĩnh Kim chỉ cách có 3 cây số. Vĩnh Kim là một trong những quận lỵ của Mỹ Tho(Bến Tranh, Châu Thành, Sầm Giang, Cái Bè, Cai Lậy, Chợ Gạo, Vĩnh Kim...sau này chắc cũng có thay đổi). Vĩnh Kim nằm trong sâu của vùng đất nên còn gọi là Chợ Giữa.
Chợ Giữa Vĩnh Kim có một trang sử đau buồn đó là cuộc oanh tạc đầu tiên của quân Pháp xuống làng mạc thị trấn nước ta. Cộng sản đã dậy lên đốt đuốc la ó hô hào bài phong đã thực vào năm 1930. Chẳng biết do lệnh lạc của ai mà vào một phiên chợ sớm 1930, chiếc oanh tạc cơ đậu phộng (loại nhỏ) của Pháp bỗng xuất hiện bỏ hai quả bom 25kg xuống Chợ đang nhóm. Kết quả gần 30 người chết, hơn 80 người bị thương. Đó là thảm nạn đầu tiên của nước mình mà Vĩnh Kim là thí điểm.
Tạm xếp qua chuyện đao binh khói lửa, Vĩnh Kim cũng như Rạch Gầm là nơi sản xuất trái cây nổi tiếng. Đặc biệt là vú sữa trắng. Vú sữa hột gà. Ngoài vú sữa còn có nhãn hột tiêu. Tức là nhãn dầy cơm, hạt nhỏ như hạt tiêu. Nhớ hồi còn con nít, tôi hay quậy phá sửa đổi danh từ ra vú sữa hạt tiêu, nhãn hột gà. Lúc đầu người lớn chưa nhận ra được câu nói trớ trêu nên cười híp mắt. Sau suy nghĩ kỹ ra họ xách roi rượt chạy thấy bà.. Họ vừa rượt vừa mắng thầy nầy nói trái vú sữa chai ngắt nhỏ như hạt tiêu, còn trái nhãn có hột như hột gà chớ gì?
Qua khỏi Vĩnh Kim là tới Bàng Long, Xã Bàng Long giáp với Sầm Giang, quê hương của quái kiệt Trần Văn Trạch. Anh Ba Trạch có 3 người anh em: Anh Hai Trần Văn Khê tiến sĩ âm nhạc, đống đô bên Pháp. Hai KHê danh tiếng lẫy lừng. Hễ nói tới âm nhạc thì từ khảo cứu, lý thuyết sử dụng âm nhạc, thầy Hai làm cho cả thế giới phải khâm phục. Kế đến là anh Ba Trạch, anh này thì đã là nghệ sĩ thượng thừa của thủ đô Saigon trước 75. Anh qua được Nam Cali sống một thời gian rồi về Pháp mất tại đó. Anh Ba hưởng thọ được 70 tuổi. Người em út trong gia đình là chị Tư Trần Ngọc Sương. Năm nay chị Tư cũng trên 80. Tôi có dò la khắp nơi nhưng chưa tìm lại được người chị khả kính này.
Đất Sầm Giang sản sinh ra được một gia đình nghệ sĩ lừng danh. Nghe nói Bác trai thân phụ của Anh hai, Anh Ba vào thuở xa xưa mà đã có bằng thành chung Pháp. Ông không làm quan mà chỉ chọn nghề dạy học. Thời gian sau ông cũng bỏ nghề dạy học. Ông có tài đặc biệt là nhái giọng hoặc tiếng động cơ của ca nô, tàu, đò...Có lần ca nô chạy ngang, trẻ nít túa ra dòm. Tới chừng ca nô chạy xa rồi thì lại có tiếng ca nô tới nữa. Sắp nhỏ lại túa ra nhìn, chuyến này là do ông giáo lấy tay bụm miệng giả tiếng ca nô khiến cho ai nấy đều lầm tưởng là ca nô tới nữa. Biệt tài và truyền thống gia đình khiến cho dân chúng ở đó ngưỡng mộ và cũng không mấy ngạc nhiên khi họ nghe Hai Khê, Ba Trạch nổi danh bốn bể.
Gia đình đó còn có một nhân vật đại tài nữa đó là cậu Năm Khương, cậu ruột của Trần Văn Trạch. Cậu Năm có cây ngọc tiêu cẩn vàng tây, cẩn xà cừ. Cậu từng ra tận Huế để trình diễn cho vua Khải Định là vua cha của đức vua Bảo Đại nghe và được Hoàng Đé Khải Định ban khen là đệ nhất danh tiêu.
Cậu Năm Khương có sáng tác bản nhạc thổi tiêu tựa như Lý Con Sáo. Trong đó có đoạn:...thằng Chanh à, thăng Chỏi à...tôi có dịp làm quen và nghe Cậu Năm thổi tiêu lúc cậu Năm lên Saigon đóng một vai trong phim Tình Hận(1955) do thầu khoán Kim đạo diễn Nguyễn Văn Hảo thực hiện.
Mấy tháng sau, nhân dịp Tổng Thống Lý Thửa Vãng, sang Việt Nam thăm cụ Ngô Đình Diệm, tôi có nghe người ta phát bản nhạc này trên loa phóng thanh đặt dọc theo đường Ngô Đình Khôi.
Năm 1955 tôi vừa tròn hai mươi tuổi mà Cậu Năm Khương đã 83 tuổi rồi. Tức là Cậu lớn hơn tôi tới 63 tuổi. Chênh lệch tuổi tác như vậy mà Cậu Năm vẫn thương vẫn thích kể chuyện cho tôi nghe. Cậu còn dạy tôi hò Mỹ Tho. Lúc cuối điệu hò phải xuống trầm cho mùi rồi uốn trở lên để ngâm nga cho đúng điệu.
Thuở thanh bình trước cơn lốc mùa thu, sông Tiền yên tỉnh đẹp vô cùng. Đêm đêm các ghe thương hồ đốt đèn lồng thả theo dòng nước để tiếp xúc buôn bán với thợ đáy, thợ đăng. Ghe thương hồ là tiệm hàng xén nổi, bán đủ đồ dùng, nồi niêu soon chảo, đèn cầy, đèn dầu, bánh kẹo, thuốc tán, thuốc tiêu, cù là, nhị thiên đường...mấy chị chèo ghe thường hò lanh lảnh. Hò là để giải trí tiêu khiển và cũng thay cho tiếng rao hàng.
Trên đây là một vài nét về Mỹ Tho quê mẹ vào thuở thanh bình xa xưa, chớ bây giờ thì mọi việc đều thay đổi, quê nghèo càng nghèo hơn. Nghèo đến độ mà con gái đẹp nổi tiếng ở xứ này cũng bỏ quê đi làm dâu xứ lạ. Họ ra đi bỏ cả vườn ổi xá lỵ Cai Lậy, vườn cam sành Cái Bè, bỏ cả vườn mận Hồng Đào, vườn cây vú sữa...
Người Pháp có trở về Mỹ Tho lập nên hãng rượu Bia Bình Đức, thâu dụng nhân công, nhưng chỉ có bấy nhiếu đó làm sao cứu vãng được một Mỹ Tho suy thoái điêu tàn?